Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 136: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê Nguyễn Minh Châu

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 136: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê Nguyễn Minh Châu

Tiết 136

Hướng dẫn đọc thêm: BẾN QUÊ

 Nguyễn Minh Châu

A. Mức độ cần đạt:

Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1. Kiến thức

- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện

- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta

2. Kỹ năng :

- Đọc – hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc

- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng trong truyện

3. Thái độ :

Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, biết trân trọng những vẻ đẹp bình dị gần gũi của gia đình, quê hương.

C. Phương pháp : Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận, phân tích

D. Tiến trình bài dạy :

 1. ổn định : 9a2 .

2. Kiểm tra : phân tích nghệ thuật của bài thơ “ Mây và sóng” của Ta- go

9ª2 .

 3. Bài mới : Bờ đê, bến nước, con đò luân là những hình ảnh quen thuộc của mỗi người dân Việt Nam và đó là những hình ảnh gần gũi yêu thương gắn bó với mỗi người trong suốt cuộc đời. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đến với Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 136: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/3/2011	
Ngày dạy: 14/3/2011
Tiết 136 
Hướng dẫn đọc thêm:	BẾN QUÊ	
	Nguyễn Minh Châu
A. Mức độ cần đạt: 
Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức 
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta
2. Kỹ năng : 
- Đọc – hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượngtrong truyện
3. Thái độ :
Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, biết trân trọng những vẻ đẹp bình dị gần gũi của gia đình, quê hương.
C. Phương pháp : Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận, phân tích
D. Tiến trình bài dạy :
	1. ổn định : 9a2 ...................................................................................................................
2. Kiểm tra : phân tích nghệ thuật của bài thơ “ Mây và sóng” của Ta- go
9ª2 .....................................................................................................................................
	3. Bài mới : Bờ đê, bến nước, con đò luân là những hình ảnh quen thuộc của mỗi người dân Việt Nam và đó là những hình ảnh gần gũi yêu thương gắn bó với mỗi người trong suốt cuộc đời. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đến với Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Giới thiệu chung
- HS đọc tiểu dẫn, tóm tắt ý chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
- HS đọc bà: Giọng đọc chậm. GV đọc đoạn cuối.
- Giới thiệu truyện ngắn Bến quê ?
 + Truyện chứa đựng những chiêm nghiệm, triết lý về đời người cũng với những cảm xúc tinh nhạy được thể hiện bằng lời văn tinh tế, có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
? Bài có bố cục mấy phần? Nội dung từng phần? 
? Nêu tình huống truyện Bến quê ?
? Tạo ra một chuỗi những nghịch lý như vậy tác giả muốn lưu ý người đọc cần nhận thức điều gì ?
- Hoạt động nhóm: Đại diện nhóm trả lời, GV khái quát
? Vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng được Nhĩ cảm nhận như thế nào, bắt đầu từ đâu ?
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả đó? Tại sao tác giả đặt nhân vật vào hoàn cảnh như vậy?
- Từ hoàn cảnh của mình Nhĩ phát hiện ra quy luật giống như nghịch lý của đời người. Đầu tiên là cảm nhận của anh về Liên 
 - HS đọc đoạn tiếp " người cha."
? Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời Nhĩ mong ước điều gì?
? Tại sao Nhĩ có niềm khao khát đó? Có ý nghĩa như thế nào?
? Nhĩ nhận ra vẻ đẹp bình dị đó khi nào?
? Nhĩ thực hiện ước mơ của mình bằng cách nào?
? Mơ ước đó có thực hiện được không?
- HS trả lời
- Hình ảnh cuối truyện tác giả tập trung miêu tả cử chỉ nhân vật Nhĩ với vẻ khác thường điều đó có ý nghĩa gì?
+ Đò ngang chạm mũi đất Nhĩ đu mình giơ cánh tay gầy guộc khoát khoát -> Biểu hiện sự nôn nóng thúc giục cậu con trai mau lên kẻo lỡ chuyến đò, càng tô đậm niềm khao khát của anh.
- Thành công về nghệ thuật của truyện ngắn Bến quê ?
- Nêu các hình ảnh có nghĩa biểu tượng trong tác phẩm ?
. Hoạt động nhóm
. Đại diện nhóm trả lời
. Nhóm khác nhận xét, bổ xung-> GV chốt lại.
*Tổng kết 
- Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu đã chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm gì của nhà văn ?
- Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm và nêu chủ đề của truyện 
- Nêu những thành công NT truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả : 
- Nguyễn Minh Châu ( 1930 – 1989)
- Quê : Quỳnh Lưu – Nghệ An
- Một cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại
- Mệnh danh  « mở đường tinh anh và tài năng đã đi được xa nhất » ( Nguyên Ngọc » trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học
2. Tác phẩm : sáng tác sau 1975
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc – hiểu chú thích
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục:
b. Phân tích : 
b. 1. Tình huống truyện
- Hoàn cảnh éo le của Nhĩ : Bệnh nặng, đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời
- Nhờ con thì con lại mải chơi.
 b.2. Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trên giường bệnh 
* Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên
- Màu hoa bằng lăng
- màu nước sông
- Sắc màu bờ bãi dưới nắng thu
-> Tầm nhìn từ gần đến xa, tạo thành không gian có chiều rộng, sâu.
=> Cảm nhận bằng cảm xúc tinh tế.
* Cảm nhận về gia đình:
- Cảm nhận về Liên 
+ Người vợ giàu tình yêu thương, tần tảo và đức hy sinh.
+ Nơi nương tựa chính là gia đình
* Cảm xúc, tâm trạng và những chiêm nghiệm về cuộc đời và con người:
- Niềm khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông :
+ Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống.
+ Quy luật phổ biến của đời người : “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”
=> Thức tỉnh mọi người hướng về cái giá trị đích thực giản dị mà gần gũi.
3. Tổng kết :
a. Nghệ thuật:
- Lựa chọn người kể ngôi thứ ba
- Sáng tạo tình huống truyện nghịch lí
- Xây dựng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng :
b. Ý nghĩa: Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lí, vượt ra ngoài những dự định toan tính của chúng ta
- Trên đường đời, con người ta khó tránh khỏi những vòng vèo hoặc chùng chình, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống
- Thức tỉnh sự trân trọng giá trị cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương
III. Hướng dẫn tự học: 
- Tóm tắt truyện, nắm dduocj tình huống và ý nghĩa của truyện
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật.
- Chuẩn bị bài Ôn tập Tiếng Việt lớp 9
E. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_136_huong_dan_doc_them_ben_que_nguyen.doc