Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 151 đến 174

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 151 đến 174

Tiết 151, 152. Văn bản:

BỐ CỦA XI-MÔNG

 (Trích) G.đơ Mô-pa-xăng

A- PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu bài dạy

Giúp học sinh: Hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biếm tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục cho học sinh lòng thương yêu bạn bè và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.

II. Chuẩn bị

GV: Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, sách hướng dẫn tự học ngữ văn 9, soạn giáo án.

HS: Học bài cũ, SGK, vở ghi, vở soạn, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa trang 143, 144.

B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP

*) Ổn định tổ chức: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số học sinh

I. Kiểm tra bài cũ ( 5’):

H: Nội dung chính của văn bản “ Rôbinxơn ngoài đảo hoang ” là gì?

A- Kể về những ngày tháng trôi dạt ngoài đảo hoang của Rô- bin- xơn .

B- Kể về công việc hàng ngày của Rô- bin- xơn

C- Miêu tả bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn

Hỏi: Cách kể chuyện của Rô-bin-xơn cho ta thấy điều gì?

A- Cuộc sống gian khổ ở chốn đảo hoang

B- Ý chí vươn lên vượt qua gian khổ.

C- Gồm tất cả những ý trên

 

doc 72 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 151 đến 174", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 151, 152. Văn bản: 
BỐ CỦA XI-MÔNG
 (Trích) G.đơ Mô-pa-xăng
A- PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu bài dạy
Giúp học sinh: Hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biếm tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục cho học sinh lòng thương yêu bạn bè và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.
II. Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, sách hướng dẫn tự học ngữ văn 9, soạn giáo án.
HS: Học bài cũ, SGK, vở ghi, vở soạn, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa trang 143, 144.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
*) Ổn định tổ chức: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số học sinh
I. Kiểm tra bài cũ ( 5’):
H: Nội dung chính của văn bản “ Rôbinxơn ngoài đảo hoang ” là gì?
A- Kể về những ngày tháng trôi dạt ngoài đảo hoang của Rô- bin- xơn .
B- Kể về công việc hàng ngày của Rô- bin- xơn
C- Miêu tả bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn
Hỏi: Cách kể chuyện của Rô-bin-xơn cho ta thấy điều gì?
A- Cuộc sống gian khổ ở chốn đảo hoang
B- Ý chí vươn lên vượt qua gian khổ.
C- Gồm tất cả những ý trên
Yêu cầu trả lời
Câu 1- ý C ( 5điểm)
Câu 2- ý D ( 5 điểm)
II. Dạy bài mới
Giới thiệu bài: (1’) Trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 8 các em đã được tiếp xúc với nền văn học Pháp qua truyện ngắn “ Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ đô- đê; hài kịch “ Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục” của Mô- li-e; “ Đi bộ ngao du” của Ru-xô. Tiếp tục hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một nhà văn Pháp nữa là Mo-pa-xăng qua trích đoạn truyện ngắn “ Bố của Xi-mông”.
I) Đọc và tìm hiểu chung( 12’)
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Gọi học sinh đọc phần chú thích có dấu sao trong SGK trang 142, 143
H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả ? Tb
* Mô-pa-xăng sinh ra trong một gia đình cha thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Khi chiến tranh Pháp- Phổ ( 1870) bùng nổ, ông nhập ngũ. Sau chiến tranh, do hoàn cảnh gia đình sa sút, khó khăn ông lên Pa-ri kiếm ăn, làm việc ở bộ Hải quân và giáo dục. Ông mở đầu sự nghiệp sáng tác với truyện “Viên mỡ bò” (1880) nổi tiếng. Tiếp đó, khoảng thời gian mười năm ( từ 1881 đến 1890), ông viết tới trên ba trăm truyện ngắn, sáu tiểu thuyết và một số tác phẩm thuộc những thể loại khác nhau, có thể kể các tiểu thuyết: Một cuộc đời ( 1883), Ông bạn đẹp ( 1885). Ông nổi tiếng hơn với thể loại truyện ngắn. Ngoài “ Bố của Xi-mông”, còn có các truyện,: Mụ Xô-va, Lão Mi-lông, Món gia tài, bà Éc- mê...
Mô-pa-xăng tiếp tục truyền thống hiện thực trong văn học Pháp thế kỷ XIX. Ông nâng nghệ thuật truyện ngắn lên trình độ cao, nội dung cô đọng, sâu sắc; hình thức giản dị, trong sáng. Những năm cuối đời, ông có những dấu hiệu bị bệnh thần kinh. Ngày đầu năm 1892, ông dùng dao định tự sát, không chết, nhưng phát điên hẳn, phải đưa vào bệnh viện thần kinh và hơn một năm sau thì mất.
H: Cho biết xuất xứ của văn bản “ Bố của Xi-mông” ?TB
* Văn bản trích trong truyện ngắn cùng tên của Mô-pa-xăng, trong tác phẩm “ Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX”.
 GV: Văn bản dựa theo bản dịch của Lê Hồng Sâm in trong “ Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỉ XIX” của nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1986.
2. Đọc văn bản
- Yêu cầu đọc: Khi đọc chú ý phân biệt kể chuyện, lời tả cảnh, giọng nói, lời đối thoại của XI-mông, bác Phi-lip và chị Blăng-rốt.
GV và học sinh cùng đọc văn bản.
H: Hãy tóm tắt ngắn gọn đoạn trích. ? Khá
- Tóm tắt: Blăng-rốt là người phụ nữ tốt nhưng bị một người đàn ông lừa dối sinh ra Xi-mông, cậu bé không có bố và bị bạn bẻ trêu chọc, chế giễu. Cậu buồn bực ra bờ sông, muốn chết cho xong. Nhưng tại đây cậu gặp bác thợ rèn Phi-lip, bác đưa cậu về nhà và hứa sẽ cho cậu một ông bố. Ngày hôm sau đến trường Xi-mông đã quát vào mặt những đứa bạn trêu chọc cậu: “ Bố tao ấy à, bố tao tên là Philip”.
GV: tóm tắt phần cuối của truyện ngắn này cho học sinh nghe theo sách giáo viên trang 146, 147.
H: Hãy xác định bố cục của văn bản? Khá
- Phần 1: ( Từ đầu đến “ khóc hoài”): Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
- Phần 2 ( Từ “ Bỗng một bàn tay... một ông bố”): Xi-mông gặp bác Phi líp.
- Phần 3 ( Từ “ Hai bác cháu lên đường ... bỏ đi rất nhanh”): Bác Phi-Líp đưa Xi-mông về nhà.
- Phần 4( còn lại): Ngày hôm sau ở trường.
H: Em có nhận xét gì về cách kể chuyện và nhân vật trong truyện? khá
- Truyện được kể ở ngôi thứ ba theo trình tự thời gian. Trong văn bản có ba nhân vật đó là em bé Xi-mông, mẹ em bé là chị Blăng-rốt và bác thợ rèn Phi-Líp. Ngoài ra còn có những nhân vật nhà văn không đặt tên là các bạn cùng học của Xi-mông, thầy giáo.
GV: Để giúp các em cảm nhận được đoạn trích này ta sẽ phân tích theo từng nhân vật.
II. Phân tích
1. Nhân vật Xi-mông ( 17’)
GV: Trong văn bản này không có chi tiết nào nói về tuổi tác, dáng dấp của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác của truyện tác giả cho biết Xi-mông là đứa bé “ độ 7, 8 tuổi. Nó hơi xanh xao rất sạch sẽ, vè nhút nhát, gần như vụng dại... Nó không biết bố mình là ai... Mẹ nó chưa bao giờ nói với nó về chuyện này. Bạn bè trong trường học thường hay trêu chọc nó vì nó là đứa trẻ không có bố. Nó đau khổ lắm...”
- Đọc đoạn truyện từ đầu đến “ khóc hoài”.
H: Đoạn văn dùng phương thức biểu đạt nào là chính? TB
- Đoạn văn dùng phương thức kể, tả.
H: Tác giả kể, tả chuyện gì ở đây? TB
- Đoạn văn kể, tả lại chuyện Xi-mông đi ra sông định tự tử
H: Nhưng chi tiết nào cho thấy Xi-mông bỏ ý định nhảy xuống sông tự tử? TB
- Trời ấm áp trong ánh mặt trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ.Nước lấp lánh như gương trong em rất thèm được nằm ngủ ở đây, trên mặt cỏ, dưới nắng ấm.
- Một chú nhái con màu xanh lục nhảy dưới chân em.
H: Vì sao Xi-mông từ bỏ ý định tự tử? khá
- Xi-mông vẫn là một đứa trẻ mới 7, 8 tuổi cho nên tình cảm của em dễ bị phân tán và còn rất trẻ con cho nên trước cảnh đẹp: trời ấm áp , ánh mặt trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ, nước lấp lánh như gương, chú nhái con nhả dưới chân... đã cuốn hút em, đã khiến em không những quên đi chuyện đau khổ tinh thần mà còn muốn ngủ, rồi muốn chơi đùa, em nghĩ đến một thứ đồ chơi, khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ.
H: Nỗi đau đớn ấy của em được nhà văn khắc hoạ qua những chi tiết nào? TB
- Xi-mông (...) cái cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc.
- Em nhớ đến một thứ đồ chơi làm bằng những thanh gỗ hẹp đóng đinh chữ chi (...) thấy buồn vô cùng, em lại khóc, người em rung lên (...) nhưng cơn nức nở lại kéo đến dồn dập, xốn xang, choáng ngợp lấy em. Em chẳng nghĩ ngời gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài..
- Em trả lời, mặt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào.
- Xi-mông ôm lấy cổ mẹ, lại oà khóc.
H: Nêu suy nghĩ của em về chi tiết trên? khá
- Nỗi đau đớn của Xi-mông thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc. Nhà văn nhiều lần kể chuyện em khóc: “ Cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc...” và thấy buồn vô cùng “ em lại khóc”, “ người em rung lên”, “ những cơn nức nở lại kéo đến”, em “ chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài”, “ em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào”, “ ôm lấy cổ mẹ, lại oà khóc”.
Nỗi đau của Xi-mông được miêu tả bằng hình ảnh rất cụ thể, nhất là cảnh cậu bé khóc nhiều. Nỗi đau đớn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Nhà văn diễn tả em nói không lên lời, cứ bị ngắt quãng, thể hiện trong bài bằng những dấu chấm lửng “...” hoặc lặp đi lặp lại. Ví dụ: “ chúng nó đánh cháu ...vì...cháu...cháu...không có bố...không có bố” giọng nói nức nở nghẹn ngào.
H: ....để thấy được tâm trạng của Xi-Mông? G
- Xi-Mông có một nỗi đau quá lớn và bất ngờ, nó đến với em, một đứa tre yếu ớt, không có gì chống đỡ. Không những thế nó còn là nỗi nhục mà em đã ý thức được khi lần đầu tiên đến trường bị đám học trò chế giễu là không có bố. Mô-Pa-Xăng đã thấu hiểu nỗi đau ấy của em và đã khắc hoạ chân thực và cảm động đúng với tâm lí trẻ thơ. Nỗi đau ấy đã dẫn em đến một quyết định táo bạo, bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố. Nhưng thiên nhiên đẹp đã cuốn hút em. rồi chú nhái con làm em nghĩ tới một thứ đồ chơi..nghĩ đến mẹ và em .............Tác giả đặc tả tiếng khóc trẻ thơ và không có bố: “người em rung lên, em quỳ xuống...chỉ khóc hoài” nỗi buồn, nỗi đau đớn như một vực thẳm nuốt dần Xi-Mông vào đáy tối tăm của nó
H: Xi-Mông tỏ thái độ như thế nào khi bất ngờ gặp bác Phi-Líp ở bờ sông? khá
- Tình cờ gặp bác thợ rèn cao lớn, nhìn em với vẻ nhân hậu, Xi-Mông được dịp trút nỗi lòng đau khổ gây thơ của mình, Khi trả lời bác Phi-Líp thì “mắt em đẫm lệ, giọng nghẹn ngào” câu nói “cháu không có bố” được nhắc lại hai lần chính là lời khẳng định tuyệt vọng, bất lực của Xi-Mông
GV: Nối đau của Xi-Mông dẫn đến ước muốn “có một người bố” là điều tự nhiên và cũng rất thiêng liêng của trẻ thơ (bởi đứa trẻ nào cũng phải có bố và cũng cần có bố) vì thế khi nghe bác Phi-Líp nói: “người ta sẽ cho cháu...một ông bố” thì Xi-Mông tin ngay và theo bác Phi-Líp về nhà
H: Em hãy liệt kê những câu nói, câu hỏi, của Xi-Mông với bác Phi-Líp? TB
- Bác có muốn làm bố cháu không?
- Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông......
- Thế bác tên là gì.[...] để cháu trả lời chúng nó......nó muốn biết tên bác?
- Thế nhé! bác Phi-Líp, bác là bố cháu
H: Những câu nói, câu hỏi trên của Xi-Mông có lên điều gì? G
- Ý nghĩa, ước muốn cháy bỏng có một người bố đã thể hiện trông đầu Xi-Mông, với tất cả sự ngây thơ con trẻ của mình Xi-Mông đã hỏi bác Phi-Líp “Bác...cháu” câu nói xuất phát từ sự khao khát mãnh liệt, bằng bất cứ giá nào cũng phải có một người bố để rửa nỗi nhục trước bạn bè, dù câu hỏi bất ngờ vang lên nhưng nó hoàn toàn phù hợp với diễn biến tâm trạng và tâm lí của Xi-Mông. Câu “nếu bác không muốn...chết đuối” không phải là lời thách thức, đe doạ của trẻ con với người lớn trong sự dỗi hờn mà nó chỉ càng chứng tỏ khao khát có bố của Xi-Mông nhất định phải được thực hiện, lời hứa của bác Phi-Líp với cậu khi đưa cậu từ bờ sông trở về phải trở thành hiện thực. Và khi bác Phi-Líp đống ý, em liền hỏi tên bác, “rồi hết cả buổi, em vươn vai hai cánh tay nói: -thế nhé! Bá Phi-Líp, bác là Bố cháu”
H: Khi có bố tâm trạng của Xi-Mông thay đổi ra sao? thái độ của em đối với những kẻ chế giễu mình như thế nào?TB
- Tâm trạng của Xi-Mông hoàn toàn thay đổi em không còn buồn nữa và hoàn toàn tin tưởng, một niềm tin sắt đá, là mình đã có bố, có chỗ dựa, để em có thể hiên ngang quát vào mặt những đứa bé ác ý: “ bố tao ấy à, bố tao tên là Philip”.
H: Qua phân tích, em nhận định như thế nào về nhân vật Xi-mông? khá
*) Xi-mông là hiện thân của nỗi đau đớn, bất hạnh vì không có bố và khao khát mãnh liệt có bố.
H: Theo em tác giả muốn nhắn gửi điền gì qua nhân vật Xi-mông? khá
- Hình ảnh Xi-mông tự nó là 1 tiếng kêu thống thiết đối với những ai còn có chút tình thương và sự hiểu biết. Nhân vật Xi-mông còn ẩn chứa tình yêu thương và lòng trắc ẩn sâu xa của nhà văn đối với thế hệ măng non, đối với những người nghèo hèn, bé nhỏ. Nó cũng là tiếng kêu khẩn thiết của nhà văn đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc c ... gì? Kh
- Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống. Nhìn trên tổng thể sáng tác văn học thuộc ba loại (hay loại hình) là tự sự, trữ tình và kịch ngoài ra còn có loại nghị luận, chủ yếu sử dụng các phương thức lập luận
I. Một số thể loại văn học dân gian (15’)
H: Thế nào là ca dao, dân ca? TB
- Ca dao dân ca là những khái niệm tương đương chỉ các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lơi và nhạc,, diễn tả đời sống nội tâm của con người
- Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong ......
- Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao là thơ dân gian truyền thống
H: Truyền thuyết là gì? TB
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể
H: Trình bày khái niệm về truyện cổ tích? Kh
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
+ Nhân vật bất hạnh (như người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí)
+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ
+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch
+ Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, có tính cách như con người)
- Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân vào chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công
H: Nêu hiểu biết của em về truyện ngụ ngôn? Kh
- Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
H: Thế nào là tục ngữ? TB
- Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn ngọn, ổn đinh, có nhịp, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ về lời ăn tiếng nói hàng ngày
H: Truyện cười là thế nào? TB
- Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo tra tiếng cười vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội
H: Em hiểu gì về chèo?g
- Sân khấu (chèo) là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu (diễn ở sân đình gọi là chèo sân đình) phổ biến là ở Bắc Bộ
II. Một số thể loại văn học trung đại
H: Trình bày hệ thống thể loại của văn trung đại? Kh
1. Các thể thơ:
- Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc Quốc thể thơ cổ phong, thể thơ Đường luật
- Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: Thể thơ lục bát, thể thơ song thất lục bát,
2. Các thể truyện, kí,thơ Nôm, một số thể nghị luận
- Truyện dài thường được viết theo lối chương hồi
- Truyện thơ có thể xem là một loại tiểu thuyết bằng thơ, kết hợp cả tự sự và trữ tình
Ngoài ra còn có những thể loại chủ yếu mang chức năng hành chính như : chiếu, biểu, hịch, cáo... các thể loại này thuộc loại nghị luận
III. Một số thể loại văn học hiện đại (12’)
H: Em có nhận xét gì về thể loại của văn học hiện đại? Kh
- Thể loại trong văn học hiện đại hết sức đa dạng, lại biến đổi nhanh chóng vì tính chất dân chỉ, không bị ràng buộc quá chặt vào các quy tắc, đề cao sự tìm tòi, sáng tạo của nhà văn trong nên văn học hiện đại
- Các thể loại có nhiều biến đổi sâu sắc. Một số thể loại mới xuất hiện như kịch nói, phóng sự
* Ghi nhớ: SGK T201
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK (T201)
III. Hướng dẫn học và làm bài (2’): Ôn tập lại toàn bộ các kiến thức đã tổng kết để làm tốt bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
Ngày soạn: Ngày kiểm tra
Tiết 169 -170
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
Ngày soạn : Ngày dạy:
Tiết 171-172: tập làm văn
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu bài dạy
Giúp học sinh trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Giáo dục học sinh có ý thức viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi phù hợp
II. Chuẩn bị
GV: - Nghiên cứu SGK, sách giáo viên, soạn giáo án
HS: Sách giáo khoa, vở ghi, suy nghĩ trước bài mới
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định tổ chức: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số học sinh
I. Kiểm tra bài cũ
Giáo viên kết hợp khi học bài mới
II. Dạy bài mới
Giới thiệu bài: (1’) Trong cuộc sống hiện nay, vì nhiều lí do ta có thể không bố trí được thời gian đến thăm hỏi, hoặc chúc mừng những người thân hoặc bạn bè, khi đó ta cần phải sử dụng tới loại hình thư điện. Vậy cách viết một bức thư, hay bức điện để chúc mừng, thăm hỏi như thế nào? tiết học hôm nay ta sẽ tìm hiểu điều đó
I. Những trường hợp nào cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi (27’)
H: Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng? Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) thăm hỏi? tại sao? KH
- Trường hợp cần gửi thư (điện) chúc mừng là a và b
- Trường hợp cần gửi thư (điện) thăm hỏi là c, d
Vì người viết và người nhận có nhu cầu trao đổi thông tin và bảy tỏ tình cảm với nhau có những khó khăn trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận
H: Hãy kể thêm một số trường hợp cụ thể cần gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thư (điện) thăm hỏi? Kh
- Học sinh kể một số trường hợp
VD: Nhân dịp kỉ niệm lần thứ 60 quốc khánh nước ta (2-9-1945/2-9-2005) các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội nước ta đã nhận được điện mừng của các vị lãnh đạo các nước: Cu Ba, Trung Quốc..
+ Tổng bí thư Nông Đức Mạnh gửi điện thăm hỏi đến nhân dân và Đảng cách mạng In-đô-nê-xi a sau động đất
H: Gửi thư (điện) chúc mừng trong hoàn cảnh nào và để làm gì? TB
- Khi người nhận có những sự kiện vui mừng phấn khởi thực sự mang ý nghĩa như được tặng huân chương, huy chương, hoặc danh hiệu vẻ vang, được nhận các học hàm học vị cao, đạt thành tích mới trong khoa học-công nghệ...
H: Gửi thư (điện) thăm hỏi trong hoàn cảnh nào và để làm gì? TB
- Trong tình huống người nhận gặp rủi những rủi ro, những điều không mong muốn như đau ốm, người thân qua đời, tổn thất do mưa gió, bão lụt, động đất...
H: Khi có điều kiện đến tận nơi để chúc mừng hoặc thăm hỏi thì có nên gửi thư hoặc điện không? tại sao? Kh
- Không vì đến tận nơi trực tiếp để bày tỏ tình cảm với nhau, chúc mừng hoặc thăm hỏi sẽ có ý nghĩa hơn. Người nhận cảm thấy niềm vui được tăng lên hoặc vơi bớt nỗi lo lắng, đau buồn và có thêm nghị lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách
H: Cho biết mục đích và tác động của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi khác nhau như thế nào? Kh
- Mục đích của thư (điện) chúc mừng, chia vui. Tác dụng là để tôn vinh, khích lệ, biểu dương... thành tích, sự thành đạt, làm tăng thêm niềm vui sự phấn khởi cho người nhận
- Thư ( điện) thăm hỏi: Mục đích là để chia buồn. Tác dụng nhằm động viên, an ủi người nhận giúp họ vơi bớt sự lo lắng, nỗi buồn và có thêm nghị lực, quyết tâm vượt qua thử thách
H: Qua ví dụ, em hiểu thế nào là thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi? TB
2. Bài học
- Thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận
II. Cách viết thư (điện) thăm hỏi và chúc mừng
1. Ví dụ (SGK) T 202-203
- Gọi học sinh đọc ba văn bản SGK (202-203)
H: Nội dung thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi giống nhau và khác nhau như thế nào? Kh
- Giống nhau: 
+ Đều ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận và họ tên, địa chỉ người gửi
+ Đều nêu lí do
+ Có lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi
+ Thể hiện rõ tình cảm của người viết với người nhận
- khác nhau: Hai bức điện đều có nội dung là chúc mừng, bức điện cuối có nội dung là thăm hỏi
H: Em có nhận xét gì về độ dài của các bức thư (điện) trên? Tb
- Các bức thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi thưởng ngắn (chỉ gồm 1, 2 hoặc 3 câu
GV: Đây là loại văn bản tiết kiệm lời đến tối đa, nhưng vẫn đảm bảo biểu thị được đầy đủ trọn vẹn nội dung chúc mừng và thăm hỏi
H: trong thư điện chúc mừng, thăm hỏi, tình cảm được thể hiện như thế nào? TB
- Tình cảm được thể hiện chân thành
H: Trong thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi có điểm nào giống nhau? TB
- Lời văn ngắn gọn, súc tích
GV- Phần ghi họ tên, địa chỉ người gửi không chuyển đi nên không tính cước phí, nhưng người gửi cần phải ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn, Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu không ghi đầy đủ nội dung theo yêu cầu
H: thử cụ thể hoá các nội dung sau bằng những cách diễn đạt khác nhau
- Có bốn nội dung, giáo viên cho học sinh thảo luận theo 4 nhóm, sau 5 phút cho các nhóm học sinh trình bày thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhân xé, bổ sung giáo viên kết luận
H: Từ hai bài tập trên hãy rút ra kết luận và cách viết thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi? Kh
2. Bài học
- Nội dung thư (điện) cần phải nêu được lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành
- Thư (điện) còn được viết gắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK (T204)
III. Luyện tập
1. Bài tập 1 (T204)
H: Hoàn thành lần lượt ba bức điện ở mục II.1 theo mẫu?
- Gv: chia lớp làm 3 nhóm, phát triển học tập cho các nhóm, mỗi nhóm hoàn chỉnh ba bức điện, bằng cách kẻ mẫu và điền các thông tin cần thiết vào mẫu. thời gian thảo luận 15’ sau đó trình bày kết quả
2. Bài tập 2 (T205)
H: Đọc nội dung bài tập 2 (T205)? TB
H: Hãy chỉ ra các tình huống cân viết thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e
- Các tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi: c
III. Hướng dẫn học và làm bài (2’)
- Học bài, thuộc phần ghi nhớ
- Làm bài tập 3 (T205)
- Xem lại các nội dung đã kiểm tra ở hai tiết văn, tiết tiếng việt và bài học kì II để tiết sau trả bài
Ngày soạn Ngày dạy
Tiết 734-174 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu bài dạy
Giúp học sinh: Nhận thấy đựơc những ưu nhược điểm trong hai bài kiểm tra vă và bài kiểm tra tiếng việt, từ đó vừa củng cố lại kiến thức về văn, về tiếng việt cho các em, vừa giúp các em có hướng khắc phục, sửa chữa những thiếu sót còn mắc phải trong các bài kiểm tra
- Giáo dục các em có ý thức tự giác, nghiêm túc sửa lỗi trong bài kiểm tra
II. Chuẩn bị
Gv: Nghiên cứu kĩ đáp án, biểu điểm, chấm bài chính xác, chu đáo, công bằng, soạn giáo án
HS: Xem lại các kiến thức đã học về phần thơ, truyện, tiếng việt
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sí số học sinh
I. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong tiết trả bài
II. Dạy bài mới
giới thiệu bài (1’) Ở học kì II các em đã đã được làm bài kiểm tra văn về phần (thơ) phần truyện và bài tập tiếng việt. Hai tiết trả bài này cô sẽ giúp các em nhận rõ được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình để khắc phục: khi các em làm bài dự thi vào trung học phổ thông
I. Trả bải kiểm tra văn
A. phần trắc nghiệm
B. Phần tự luận

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_151_den_174.doc