Tiết 156:Văn bản: CON CHÓ BẤC
(Trích:“Tiếng gọi nơi hoang dã” )
- Giắc Lân- đơn -
I.Mục tiêu cần đạt:
Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện của Giắc Lân- đơn về sự gắn bó sâu sắc , chân thành giữa Thóc-tơn và con chó Bấc và sự đáp lại của chó Bấc với Thóc-tơn
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật.
- Tình yêu thương,sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.
2. Kĩ năng:
-Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự
3. Thái độ:
- Qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc bồi dưỡng tình yêu thương loài vật.
III. Chuẩn bị
-GV: SGK, SGV, tư liệu tham khảo, giáo án.
-HS : Học bài cũ, chuẩn bị kĩ bài mới.
IV. Phương pháp:
- Vấn đáp, gợi tìm, phân tích, bình, diễn giảng, thảo luận nhóm.
V. Tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
- Gv: Nước Mỹ có nền văn học trẻ tuổi với nhiều nhà văn xuất sắc. Ở năm học lớp 8 chúng ta đã được làm quen với kiệt tác “Chiếc lược ngà” của Ô. Hen-ri. Hôm nay, chúng ta làm quen với “Tiếng gọi nơi hoang dã” của Lân-đơn qua đoạn trích “Con chó Bấc”.
Ngày soạn: 12.4.2011 Ngày giảng: 13.4.2011 Tiết 156:Văn bản: CON CHÓ BẤC (Trích:“Tiếng gọi nơi hoang dã” ) - Giắc Lân- đơn - I.Mục tiêu cần đạt: Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện của Giắc Lân- đơn về sự gắn bó sâu sắc , chân thành giữa Thóc-tơn và con chó Bấc và sự đáp lại của chó Bấc với Thóc-tơn II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức: - Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật. - Tình yêu thương,sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc. 2. Kĩ năng: -Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự 3. Thái độ: - Qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc bồi dưỡng tình yêu thương loài vật. III. Chuẩn bị -GV: SGK, SGV, tư liệu tham khảo, giáo án. -HS : Học bài cũ, chuẩn bị kĩ bài mới. IV. Phương pháp: - Vấn đáp, gợi tìm, phân tích, bình, diễn giảng, thảo luận nhóm. V. Tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: - Gv: Nước Mỹ có nền văn học trẻ tuổi với nhiều nhà văn xuất sắc. Ở năm học lớp 8 chúng ta đã được làm quen với kiệt tác “Chiếc lược ngà” của Ô. Hen-ri. Hôm nay, chúng ta làm quen với “Tiếng gọi nơi hoang dã” của Lân-đơn qua đoạn trích “Con chó Bấc”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT *Hoạt động I: Tìm hiểu chung ? Cho biết những nét chính về tác giả? -GV khái quát kênh hình SGK. ? Nêu xuất xứ của tác phẩm? - HS theo dõi một số từ khó trong SGK. - GV: Giọng đọc thể hiện tình cảm giữa người và con chó Bấc nồng nàn, yêu thương. - GV đọc mẫu, học sinh đọc, nhận xét. - HS tóm tắt nội dung chính. - GV nhận xét, tóm tắt lại. ? Hãy xác định bố cục của văn bản? ? Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, em xét xem ở đây nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào? - Đoạn 3 dài nhất: Lân- đơn chủ yếu muốn nói đến con Bấc và mọi biểu hiện tình cảm của nó đối với chủ. -> Nhưng trước đó, tác giả dùng một đoạn nói về tình cảm của chủ đối với Bấc. Đó là dụng ý nghệ thuật, vì đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình cảm đặc biệt của Bấc đối với chủ. *Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu VB. - HS chú ý đoạn 2 ? Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc? ? Qua các chi tiết trên cho thấy Thoóc-tơn là người chủ như thế nào? Có tình cảm gì đối với Bấc? ? Chi tiết nào cho thấy Thoóc-tơn là người hiểu biết Bấc và ngược lại? ?Nhận xét nghệ thuật miêu tả và cách sử dụng từ ngữ của tác giả? Qua những chi tiết trên chứng tỏ điều gì? I. Tìm hiểu chung 1.Chú thích a. Tác giả. Giắc Lân-đơn (1876- 1916) là nhà văn Mỹ có nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng. b. Tác phẩm. Văn bản được trích từ tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”(1903) 2. Đọc 3.Tóm tắt. 4. Từ khó (SGK). 5. Bố cục.Chia 3 phần. - P1: Từ đầu- lên được: Giới thiệu Bấc. - P2: Tiếp - Biết nói đấy: Tình cảm của Thoóc- tơn với Bấc. - P3: Còn lại: Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn. II.Tìm hiểu nội dung văn bản. 1,Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc. - Chăm sóc như con cái vậy. - Chào hỏi thân mật, nói lời vui vẻ, ngồi xuống chuyện trò. - Dùng hai tay tóm chặt lấy đầu Bấc, dựa đầu anh vào đầu nó, lắc nó, đẩy tới, đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa (nói nựng âu yếm) ->Thoóc-tơn là một ông chủ có tình yêu thương loài vật, đầy trách nhiệm, quí trọng, thân mật, gần gũi với Bấc. - Ông đã nhận thấy Bấc bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh... - Nói với Bấc: Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy. - Bấc tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất. ->Nghệ thuật miêu tả cụ thể chân thực, dùng từ ngữ nhân hoá côi Bấc như người bạn thân thể hiện Thoóc-tơn và Bấc rất yêu quí nhau, hiểu nhau. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT -HS chú ý đoạn 3 ? Trong những ngày đầu, tác giả có ý so sánh những ngày Bấc sống trong gia đình ông thẩm phán Mi-lơ để làm gì? - Làm nổi bật tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn. ? Tìm chi tiết thể hiện tình cảm của Bấc với chủ qua hành động? ? Những chi tiết thể hiện tình cảm. ? Để làm nổi bật tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn tác giả đã dùng nghệ thuật gì? - GV: Với Xơ-kít -> nũng nịu Còn Ních: mạnh mẽ =>đơn giản, đơn điệu có phần suồng sã. ? Em có nhận xét gì về tình cảm của Bấc đối với chủ ? ? Em thấy tác giả quan sát, kể chuyện, miêu tả về loài chó có đúng không? vì sao? -Lân-đơn có những nhận xét tinh tế, tỉ mỉ khi khác hoạ những biểu hiện tình cảm của những con chó. Mỗi một con có một nét riêng cho sinh động và làm nổi bật nét khác biệt của Bấc so với những con chó khác. *Hoạt động 3: HDHS Tổng kết: ? Qua truyện trên , em rút ra cách ứng xử với những con vật nuôi trong nhà như thế nào? ?Từ sự phân tích trên em cảm nhận gì về nội dung và nghệ thuật của văn bản? . -HS đọc ghi nhớ. -GV khái quát kiến thức. ? Em đã được học những tác phẩm nào nói về loài vật? -Bài học đường đời đầu tiên (lớp 6) -Chó sói và cừu non (lớp 9) -Lão Hạc- con chó Vàng (lớp 8). *Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập: 2, Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn. *Hành động: -Hay há miệng cắn bàn tay Thooc-tơn -Nằm phục ở chân Thoóc-tơn hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo ngước lên nhìn mặt chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi. -Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước. -Nó vùng dậy, không ngủ, đến tận mép lều lắng nghe tiếng đều đều của chủ. *Tình cảm -Tình cảm của Bấc ánh lên qua đôi mắt, toả rạng ra ngoài. -Nó sợ Thoóc-tơn biến mất khỏi cuộc đời nó như những chủ khác, trong giấc mơ nó luôn bị ám ảnh. ->Tác giả so sánh với cách thể hiện tình cảm của Xơ-kít, Ních... - Nghệ thuật nhân hoá: Con Bấc có tình cảm như con người. -> Tình cảm của Bấc rất phong phú và đặc biệt sâu sắc, vừa yêu thương vừa tôn thờ, biết ơn và thuần phục tuyệt đối. Bấc quả là có một tâm hồn hơn hẳn những con chó khác. III.Tổng kết: *Ghi nhớ. IV. Luyện tập Viết một đoạn văn ngắn miêu tả một con vật nuôi trong gia đình em mà em yêu quý. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: -GV khái quát lại nội dung chính của tiết học. -Học bài, chuẩn bị kiến thức để làm bài kiểm tra tiếng Việt (1 tiết) VI.RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... *************************************************
Tài liệu đính kèm: