Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 165, 166: Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) Lưu Quang Vũ - GV:Nguyễn Thị Bích Nhi

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 165, 166: Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) Lưu Quang Vũ - GV:Nguyễn Thị Bích Nhi

GV:Nguyễn Thị Bích Nhi

Tuần: 34 Ngày soạn: 15/04/09

Tiết: 165 Ngày dạy:

Văn bản : TÔI VÀ CHÚNG TA

 (Trích cảnh ba) Lưu Quang Vũ

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

 - Cảm nhận được tính cách của các nhân vật, tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính. Từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.

 - Hiểu thêm đặc điểm thể loại kịch như cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẩn, cách miêu tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.

 2.kĩ năng;RKN đọc và phân tích kịch.

 3.Thái độ:Giáo dục tư tưởng dám nghĩ ,dám làm với những việc phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.

 II. Phương tiện:

-HS: chuẩn bị theo yêu cầu.

-GV:

+Phương pháp:gợi mở, phân tích, bình giảng.

+Phương tiện: g.án, sgk, bảng phụ.

+Yêu cầu đối với HS:Soạn bài

+Tài liệu tham khảo:SGV

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1010Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 165, 166: Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) Lưu Quang Vũ - GV:Nguyễn Thị Bích Nhi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV:Nguyễn Thị Bích Nhi	
Tuần: 34 Ngày soạn: 15/04/09
Tiết: 165 Ngày dạy:
Văn bản : TÔI VÀ CHÚNG TA
 (Trích cảnh ba) Lưu Quang Vũ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 - Cảm nhận được tính cách của các nhân vật, tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính. Từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.
 - Hiểu thêm đặc điểm thể loại kịch như cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẩn, cách miêu tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
 2.kĩ năng;RKN đọc và phân tích kịch.
 3.Thái độ:Giáo dục tư tưởng dám nghĩ ,dám làm với những việc phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.
 II. Phương tiện:
-HS: chuẩn bị theo yêu cầu.
-GV:
+Phương pháp:gợi mở, phân tích, bình giảng.
+Phương tiện: g.án, sgk, bảng phụ.
+Yêu cầu đối với HS:Soạn bài
+Tài liệu tham khảo:SGV
 III. Tiến trình lên lớp:
Bước 1.Ổn định lớp (1 phút)Kiểm tra SS
Bước 2.Kiểm tra bài cũ. (3p)
-Qua VB “Con chó Bấc”với nhân vật Thoóc-Tơn và Bấc gợi cho em có suy nghĩ gì?
Gợi ý:Có lòng nhân từ, xem con vật như con cái, bạn bè
Bước 3.Bài mới:(36)
 * Lời vào bài: (2p)Lưu Quang Vũ (1948-1988) nhà thơ - nhà viết kịch nổi tiếng của văn học Việt Nam những năm 70 – 80 thế kỉ XX. Là chồng của nữ thi sĩ tài hoa Xuân Quỳnh, cha của người dẫn nhiều chương trình VTV3 Lưu Minh Vũ, đồng tác giả của tập thơ Hương cây - Bếp lửa và nhiều truyện ngắn hay, Lưu Quang Vũ được biết đến với hơn 50 vở kịch đề cập đến những vấn đề nóng bỏng và gai góc của xã hội Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Bệnh sĩ, Vụ án 2000 ngày; trong đó Tôi và chúng ta là một vở từng làm sôi động kịch trường khi ấy.
 * Nội dung (34p)
 Hoạt động I.Tìm hiểu tác giả-tác phẩm. (5p)
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
 Kiến thức cần đạt
-Gọi HS đọc chú thích dấu *
?Nêu những hiểu biết về tác giả?
-Tác phẩm đượcxuất xứ từ đâu?
-Vị trí lớp kịch.
GV chốt:
- HS đọc SGK và rút ra những điểm chính về tác giả
- HS dựa vào SGK để trả lời
.
I.Tìm hiểu tác giả-tác phẩm.
1.Tác giả:
-Lưu Quang Vũ (1948 -1988) quê Phú Thọ. Là nhà thơ, nhà viết kịch. Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ.
- Đạt nhiều thành công trong đời sống sân khấu Việt Nam những năm 1980. Gồm 50 kịch bản.
-Là ngòi bút nhạy bén, sắc sảo, mang tính thời sự nóng hổi.
2.Tác phẩm:
-Trích từ tuyển tập kịch,NSB Sân khấu,Hà Nội 1994.
-Vị trí:Cảnh 3 (trong 9 cảnh của vở kịch.
 Hoạt động 2: Đọc - tìm hiểu chung (10P)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của giáo viên
 Kiến thức cần đạt
- GV hướng dẫn HS cách đọc: chú ý lời đối thoại của Hoàng Việt: tự tin, bình tĩnh, cương quyết; Lê Sơn: giọng rụt rè, lúng túng, sau bắt đầu chắc chắn, tự tin hơn; Nguyễn Chính: ngọt nhạt, thủ đoạn, vừa tỏ ra thông cảm vừa có vẻ đe doạ: giọng quản đốc Trương ngạc nhiên, hốt hoảng và sợ hãi
- GV cho HS đọc phân vai.
- Yêu cầu HS đọc giải thích thêm từ khó.: Quản đốc phân xưởng, phòng tài vụ
- Yêu cầu HS so sánh với bố cục đoạn trích kịch Bắc Sơn:
?. Văn bản thuộc thể loại gì?
?. Theo SGK, qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đặt ra 2 vấn đề xã hội, buộc chúng ta phải suy nghĩ. Đó là những vấn đề nào?
 -HS chú ý 
-Đọc phân vai-nhận xét
-Quản đốc phân xưởng: người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình sản xuất của 1 phân xưởng trước Ban giám đốc.
- Phòng tài vụ: cơ quan chuyên lo việc tài chính, tiền nong.
-Trong Bắc Sơn: gồm 2 lớp II , III của hồi bốn (trên năm hồi);
- Trong Tôi và chúng ta: gồm ba cảnh ( trên chín cảnh; không chia hồi, lớp; ở đây cảnh tương đương với lớp).
- Kịch nói – chính kịch
-Không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp của thời cũ trước sự biến chuyển sinh động của cuộc sống.
- Quan tâm đến quyền lợi, hạnh phúc con người.
II.Đọc – tìm hiểu chung.
1.Đọc.
2.Từ khó(SGK)
2.Bố cục
3.Thể loại:Kịch nói –chính kịch.
4. Vấn đề cơ bản của vở kịch
- Phải thay đổi những nguyên tắc, cơ chế lạc hậu, cứng nhắc để sản xuất.
- Phải quan tâm đến quyền lợi và hạnh phúc cá nhân. 
 HĐ3.Đọc-tìm hiểu văn bản. (19p )
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của giáo viên
 Kiến thức cần đạt
GV hướng dẫn HS phân tích tình huống kịch – Mâu thuẫn cơ bản.
?. Ở cảnh này, tác giả dựng tả sự việc gì? Sự việc đó xảy ra ở đâu?
->Như ta thấy ở ban đầu, trong “Tôi và chúng ta”, Lưu Quang Vũ đặt ra 2 vấn đề bức xúc của xí nghiệp Thắng Lợi nói riêng , của cả xã hội nói chung là: phải thay đổi những nguyên tắc, cơ chế lạc hậu, cứng nhắc để thúc đẩy sản xuất; phải quan tâm đến quyền lợi, hạnh phúc của con người. Và bây giờ, 2 vấn đề đó được đặt lên bàn giám đốc Hoàng Việt - người vừa nhậm chức được 1 năm. Chúng ta theo dõi xem người ta giải quyết 2 vấn đề đó như thế nào?
?. Kể tên , chức vụ các nhân vật có mặt trong cảnh 3?
?. Qua lời thoại của các nhân vật, ta có thấy được hiện trạng của xí nghiệp Thắng Lợi ra sao?
?. Trước hiện trạng của xí nghiệp do mình tiếp nhận quản lý, giám đốc Hoàng Việt đặt ra vấn đề gì trong buổi họp này?
?. Phải thay đổi là yêu cầu cấp bách của xí nghiệp Thắng Lợi trong lúc này. Cụ thể là thay đổi gì , bắt đầu từ đâu?
?. Khi giám đốc Hoàng Việt quyết định thực hiện sự thay đổi mạnh mẽ , đồng bộ trong xí nghiệp của mình, cũng có nghĩa là nhân vật này được đặc trong tình huống khá căng thẳng. Đó là tình huống nào?
- Những người phản đối kế hoạch của Hoàng Việt là ai? Phản ứng của họ như thế nào? Chúng ta sang tiết sau tìm hiểu tiếp.
-Cuộc đối đầu gay gắt công khai đầu tiên giữa phái khát khao đổi mới và phái bảo thủ tại cuộc họp ở phòng giám đốc Hoàng Việt.
- HS có thể nêu không đầy đủ, GV bổ sung và ghi bảng.
- HS nêu hiện trạng của xí nghiệp.
- Phải thay đổi, không để hiện trạng này kéo dài.
- Phải thay đổi hiện trạng ấy.
- Mở rộng quy mô sản xuất.
- Nhân lực, vật lực, tài lực.
=> Giám đốc Hoàng Việt vấp phải sự chống đối khá quyết liệt của một số người trong xí nghiệp
III.Đọc-tìm hiểu văn bản.
1.Cuộc đối đầu công khai đầu tiên:
a. Hiện trạng xí nghiệp Thắng Lợi:
- Máy móc cũ kĩ, lạc hậu, quy mô sản xuất bị thu nhỏ, tổ chức phân công lao động không hợp lí.
- Cơ chế quản lí nguyên tắc, cứng nhắc.
- Đời sống công nhân khó khăn.
=> Phải thay đổi không để hiện trạng này kéo dài.
 Bước 4. Củng cố-tổng kết:(4phút)
 -Hiện trạng của xí nghiệp Thắng Lợi ra sao?
 -Để giải quyết hiện trạng đó giám đốc Hoàng Việt đã đưa ra yêu cầu gì?
 Bước 5.Hướng dẫn HS về nhà. ( 1 phút)
Xem các phần còn lại tiết sau học tiếp: Chú ý vào các nhân vật trong lớp kịch để thấy được cuộc đối đầu và tính cách của từng nhân vật.
IV.Rút kinh nghiệm.
GV: Nguyễn Thị Bích Nhi
Tuần : 35 Ngày soạn:
Tiết : 166 Ngày dạy:
Bài dạy: TÔI VÀ CHÚNG TA
Mục tiêu: } như tiết 165
Phương tiện}
Tiết trình lên lớp
Ổn định lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
 ?. Hãy nêu hiện trạng xí nghiệp Thắng Lợi.? Từ hiện trạng đó giám đốc đã đặt ra vấn đề gì trong cuộc họp?
 ?. Khi đưa ra vấn đề đó giám đốc đã rơi vào tình huống căng thẳng nào?
Bài mới:
* Đặt vấn đề: Mời các em đọc lại lời thoại và chú ý cuộc đối thoại giữa giám đốc Hoàng Việt với các nhân vật liên quan để thấy những đề nghị của anh đều bị phản đối dù anh ở cương vị giám đốc.
* Nội dung:
 Hoạt động 2: Đọc -Hiểu văn bản ( tiếp theo)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Kiến thức cần đạt
?. Phản ứng của phó giám đốc Nguyễn Chính khi giám đốc đề nghị tuyển dụng thêm nhân công?
b. Cuộc đối đầu công khai:
- Kế hoạch sẽ tăng lên ít nhất 5 lần

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_165_166_toi_va_chung_ta_trich_canh_ba.doc