Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 26 đến 32 - Giáo viên: Cao Thúy Phượng - Trường THCS Bàu Năng

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 26 đến 32 - Giáo viên: Cao Thúy Phượng - Trường THCS Bàu Năng

TUẦN:6

TIẾT:26

“ TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

NGÀY DẠY:

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức:

 -Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

 -Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.

 -Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.

 -Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

2.Kĩ năng:

 -Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.

 -Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.

 3. Thái độ:

 Giáo dục HS có lòng thương yêu đối với số phận con người nhất là phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

II/CHUẨN BỊ:

GV: Tranh, giấy Ao

HS:Vở BT, dụng cụ học tập.

 

doc 69 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 26 đến 32 - Giáo viên: Cao Thúy Phượng - Trường THCS Bàu Năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“ TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
TUẦN:6
TIẾT:26
NGÀY DẠY:
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức:
 -Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
 -Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.
 -Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.
 -Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
2.Kĩ năng: 
 -Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
 -Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại. 
 3. Thái độ:
 Giáo dục HS có lòng thương yêu đối với số phận con người nhất là phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
II/CHUẨN BỊ:
GV: Tranh, giấy Ao
HS:Vở BT, dụng cụ học tập.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
- Đọc sáng tạo,
- Diễn giảng, 
- Câu hỏi nêu và giải quyết vấn đề, 
- Hợp tác nhóm.
IV/TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 1. Nêu hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ? Bọn quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống? (7đ) 
 Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ:
 - Là vị vua anh minh, tự mình cầm quân đánh giặc.
 - Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, nhanh gọn.
 - Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
 - Ý chí quyết thắng và có tầm nhìn xa trông rộng.
 - Tài dùng binh như thần, bố trí , dàn trận hợp lí.
 - Oai phong lẫm liệt, mưu trí, bí mật, bất ngờ.
 _ Trí dũng song toàn, người anh hùng dân tộc- trong vòng 5 ngày chiếm được thành Thăng Long. 
 Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
 - Tôn Sĩ Nghị là tên tướng bất tài, vô dụng, kiêu căng tự mãn chủ quan, khinh địch, không đề phòng, lo ăn chơi, không có kế hoạch gì cả.
 Khi lâm trận bọn tướng tá sợ hãi, chạy trốn, quân lính xin hàng, bỏ chạy về nước, giẫm đạp lên nhau mà chết.
 Sầm Nghi Đống tự vẫn.
 - Bọn vua tôi Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh, phản nước hại dân. Vua tôi trốn chạy, tình cảnh thảm thương, nhìn nhau than thở chảy cả nước mắt.
 2. Ngoài việc ca ngợi Nguyễn Huệ, đoạn trích trên còn nói đến? (3đ)
 a. Nỗi nhục nhã của bọn xâm lược bán nước.
 b. Sự thất bại thảm hại của bọn xâm lược bán nước.
 c. Sự trốn chạy của quân Thanh và bọn bán nước.
 d. Thái độ thương cảm của tác giả đối với triều Lê.
 - Kiểm tra vở BT 
3/ Giảng bài mới:
 GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1:Đọc – hiểu tác giả
- GV gọi học sinh đọc SGK/77,78
- GV nhận xét.
? Em hãy tĩm tắt những nét chính về cuộc đời, con người Nguyễn Du cĩ ảnh hưởng đến sáng tác văn học của ơng? 
(-ND sinh trưởng trong bối cảnh XHPK khủng hoảng trầm trọng, phong trào nơng dân khởi nghĩa, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn- chế độ PK triều Nguyễn được thiết lập.
- Gia đình ND là gia đình đại quí tộc, cha là tể tướng, anh là thượng thư, cĩ truyền thống văn học, nhà thơ sớm mồ cơi.
- Sống nhiều năm lưu lạc, cĩ hiểu biết rộng, vốn sống phong phú từng trãi.
- Nhà thơ cĩ trái tim giàu lịng yêu thương.
- Là một thiên tài văn học cả chữ Hán và chữ Nơm. Kiệt tác số một là Truyện Kiều)
HĐ2: Giới thiệu tác phẩm
-GV gọi HS đọc phần tĩm tắt truyện.
-HS kể lại một cách ngắn gọn.
? Em biết gì về nguồn gốc Truyện Kiều?
( Dựa vào cốt truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân người Trung Quốc nhưng đã sáng tạo bằng thể thơ dân tộc, đến xây dựng nhân vật, miêu tả cảnh, miêu tả nội tâm)
? Nguyễn Du viết vào lúc nào?
(Viết trước khi đi sứ sang Trung Quốc khoảng 1805- 1809)
? Về giá trị nội dung của Truyện Kiều đã phản ánh hiện thực XH ra sao? 
? Thể hiện tính chất nhân đạo sâu sắc như thế nào?
? Giá trị nghệ thuật của truyện?
- GV chốt ý, HS đọc ghi nhớ SGK/80
HĐ3: Luyện tập
-GV hướng dẫn HS làm
-Các câu thơ tiêu biểu :
 + Phận hồng nhan cĩ mong manh
Nửa chừng xuân thốt gãy cành thiên hương.
 + Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
 + Trai anh hùng, gái thuyền quyên 
Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng
I/ NGUYỄN DU: (1765-1820)
 - Tên tự Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
 - Ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh là con một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thi đỗ tam trường.
 - Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng ông sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc. Làm quan nhà Nguyễn (1802-1820). Sau đó mất tại Huế.
 - Ông đã hiểu thấu hoàn cảnh cơ cực của người dân " ảnh hưởng đến sáng tác.
 - Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm.
 + Thơ chữ Nơm: kiệt tác Truyện Kiều, Văn Chiêu Hồn
 + Thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi Tập; Nam Trung Tạp Ngâm; Bắc Hành Tạp Lục.
II/ TRUYỆN KIỀU
1. Tóm tắt tác phẩm:
 - Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
 - Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
 - Phần thứ ba: Đoàn tụ.
Tác phẩm sáng tác bằng chữ Nôm dài 3254 câu thơ lục bát.
 2. Giá trị của truyện: 
 a/ Giá trị nội dung:
 - Giá trị hiện thực: Tố cáo chế độ phong kiến bất công, tàn bạo, chà đạp lên quyền sống con người, nhất là người phụ nữ.
 - Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm thương cảm đối với số phận con người.
 - Đề cao phẩm chất người phụ nữ, tôn trọng tình yêu tự do, khát vọng công lí.
b/Giá trị nghệ thuật: 
 -Ngôn ngữ bác học, giàu cảm xúc, mang tính dân tộc rõ nét.
 - Ngôn ngữ kể chuyện.
 - Miêu tả nhân vật, miêu tả cảnh.
 - Ước lệ, cổ điển.
GHI NHỚ: SGK/ 80
III/ LUYỆN TẬP
4/ Củng cố và luyện tập:
 Thực hiện ở HĐ3
5/ Hướng dẫnHS tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung phần ghi nhớ SGK/80
- Đọc và tĩm tắt truyện
 - Đọc và trả lời các câu hỏi của văn bản “ CHỊ EM THÚY KIỀU” SGK/81 
V/RÚT KINH NGHIỆM:
 -Nội dung:.	
 -Phương pháp:...................................................................................................
 -Hình thức tổ chức:
 -Học sinh:..................................................................................................................
TIẾT: 27
NGÀY DẠY: VĂN BẢN
CHỊ EM THÚY KIỀU
 (Trích Truyện Kiều –Nguyễn Du )
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức:
 -Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật. 
 -Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong truyện Kiều: ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể .
2.Kĩ năng: 
 -Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
 -Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
 -Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
 -Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản.
 3. Thái độ:
 Giáo dục HS biết yêu quí trân trọng vẻ đẹp của con người, cả hình thức lẫn phẩm chất.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Tranh.
 HS: Vở BT, dụng cụ học tập.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
 - Đọc sáng tạo,
 -Phương pháp trực quan, 
 -Câu hỏi nêu và giải quyết vấn đề,
 - Hợp tác nhóm,
 -Quy nạp kiến thức.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
2/ Kiểm tra bài cũ:
 ? Em hãy nêu nét chính về tác giả Nguyễn Du , nghệ thuật của Truyện Kiều?(10đ)
( Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hĩa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, cĩ đĩng gĩp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam.
 Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.)
-Kiểm tra vở BT
3/ Giảng bài mới:
 GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1:Đọc và tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn HS đọc giọng vui tươi, trong sáng, ngắt nhịp đều, đúng.
- Giải từ khĩ: ả = cơ ( tiếng miền Trung)
? Vị trí đoạn trích?
?Tìm hiểu kết cấu của đoạn trích?
(+4 câu đầu giới thiệu vẻ đẹp chung của hai chị em.
+4 câu tiếp theo giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Vân.
+12 câu tiếp theo giới thiệu vẻ đẹp Thúy Kiều.
+4câu cuối miêu tả cuộc sống hai chị em.)
HĐ2: Tìm hiểu văn bản
? Hai chị em Thúy Kiều được tác giả giới thiệu như thế nào?
( Vẻ đẹp “cốt cách” dáng vẻ mảnh mai, “tuyết tinh thần” tâm hồn trong trắng như tuyết " ước lệ, cổ điển.)
? Nội dung chủ yếu của 4 câu tiếp tả ai ?
?Thúy Vân được tác giả miêu tả như thế nào?
(+ Trang trọng, khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
+ Da trắng hơn tuyết, tóc óng ả hơn mây.)
_ Vẻ đẹp quí phái trang trọng.
I/ ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
1. Đọc
2. Giải từ khĩ
3. Vị trí đoạn thơ
 Phần đầu tác phẩm
4. Bố cục
II/ ĐỌC-TÌM HIỂU VĂN BẢN
 1.Vẻ đẹp của hai chị emThúy Kiều
 - Mai cốt cách, tuyết tinh thần: Cốt cách, dáng vẻ mảnh mai, tâm hồn trong trắng, thanh tao, mỗi người mỗi vẻ, đẹp toàn diện.
 - Tính ước lệ cổ điển, tượng trưng
 2. Vẻ đẹp của Thuý Vân:
 - Đẹp một cách trang trọng, khuôn mặt, nét người tròn trịa, đầy đặn, sáng sủa như ánh trăng rằm.
 - Tóc mây, da tuyết.
 - Cười tươi như hoa, giọng nói trong trẻo.
" Vẻ đẹp thùy mị, đoan trang phúc hậu “hoa nhường, nguyệt thẹn”
_ Cuộc đời bình lặn, suông sẽ.
4/ Củng cố và luyện tập:
 -HS đọc lại v ăn bản.
 -GV chốt ý, chuyển tiết.
5/ Hướng dẫnHS tự học ở nhà:
 -Học thuộc lịng đoạn thơ và nội dung bài học
 -Đọc và trả lời câu hỏi 3,4,5,6 của văn bản “ CHỊ EM THÚY KIỀU” SGK/83(tt)
 Chú ý miêu tả tài sắc của Thúy Kiều
V/RÚT KINH NGHIỆM:
 -Nội dung:.	
 -Phương pháp:...................................................................................................
 -Hình thức tổ chức:
 -Học sinh:..................................................................................................................
TIẾT: 28
NGÀY DẠY: VĂN BẢN
CHỊ EM THÚY KIỀU
(tt)
 (Trích Truyện Kiều –Nguyễn Du )
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức:
 -Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật. 
 -Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong truyện Kiều: ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể .
2.Kĩ năng: 
 -Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
 -Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
 -Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
 -Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản. ... Yếu tố nghị luận có vai trò như thế nào trong văn tự sự?
?Yếu tố nghị luận có tác dụng như thế nào đối với đoạn văn?
( Chặt chẽ, thêm tính triết lí).
- GV chốt ý gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ2: Luyện tập
-HS làm BT 2,3,4 vở BT/66,67
-Tập trung ở BT4- tổ chức cho HS buộc tội và biện minh như phiên tịa.
BT4 là tổng hợp BT 2,3
-GV nhận xét cách trình bày lập luận của HS.
I/TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:
1. Đọc các đoạn trích và thực hiện:
Đoạn a: Lão Hạc
+ Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ  không bao giờ ta thương.
+ Dẫn chứng: Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.
+ Lập luận để chứng minh cho vợ mình.
" Ông Giáo đã đưa ra luận điểm và đưa ra dẫn chứng lập luận lôgich.
 + Nêu vấn đề.
 + Phát triển vấn đề.
 + Kết thúc vấn đề.
- Dùng các cặp từ hô ứng chặt chẽ: Nếu thì; khi  thì; vậy  nên.
 Đoạn b: Truyện Kiều.
- Kiều lập luận để buộc tội Hoạn Thư.
 + Đàn bà dễ có mấy tay càng cay càng oan trái nhiều.
 + Hoạn Thư đưa ra lí lẽ để gỡ tội: gồm 4 luận điểm.
Là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình.
Đối xử tốt với Kiều: Cho ở Quan Aâm Các, không đuổi bắt khi chạy trốn.
Hoạn Thư rất “kính yêu” Thuý Kiều nhưng chồng chung thì chưa dễ ai nhường cho ai.
Đã trót có tội nhờ tấm lòng độ lượng của Thuý Kiều mà tha cho.
 + Kiều tha cho Hoạn Thư bằng lập luận:
Khen Hoạn Thư khôn ngoan nói năng phải lời.
Tha thì là may đời cho Hoạn Thư.
Nếu bắt tội thì Kiều trở thành con người nhỏ nhen, ích kỉ.
- Từ ngữ: càng  càng.
- Kiểu câu: khẳng định, câu ghép có từ hô ứng, phủ định.
2. Trong văn bản tự sự người viết, nhân vật, thường nêu lên những nhận xét, đánh giá, dùng lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe về một quan điểm, về một vấn đề, tư tưởng nào đó.
GHI NHỚ: SGK/138 
II/ LUYỆN TẬP:
4/ Củng cố và luyện tập:
 Thực hiện ở HĐ2
5/ Hướng dẫnHS tự học ở nhà:
 -Tiếp tục hồn chỉnh phần luyện tập.
 -Học thuộc lịng phần ghi nhớ SGK/138
 -Đọc và chuẩn bị trả lời câu hỏi cho văn bản “ĐỒN THUYỀN ĐÁNH CÁ” SGK/139.
V/RÚT KINH NGHIỆM:
 -Nội dung:.	
 -Phương pháp:...................................................................................................
 -Hình thức tổ chức:
 -Học sinh:..................................................................................................................
TUẦN : 7 VĂN BẢN
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du
 TIẾT :31 
NGÀY DẠY:
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1.Kiến thức:
 - Thái độ khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn cuả kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con ngời bị hạ thấp, bị chà đạp.
 - Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua diện mạo, cử chỉ. 
2.Kĩ năng: 
 -Đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
 -Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện(diện mạo,hành động, lời nói, bản chất) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích.
 -Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích.
3. Thái độ: 
 Giáo dục HS lòng cảm thông sâu sắc trước sốâ phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: tranh.
 HS: Vở BT, dụng cụ học tập.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
 - Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo, - Diễn giảng, 
 - Câu hỏi nêu và giải quyết vấn đề, - Hợp tác nhóm, -Tái hiện, phân tích.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
2/ Kiểm tra bài cũ:
?Đọc thuộc lòng, diễn cảm và nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ “ Cảnh ngày xuân”( 10đ)
 ( HS đọc thuộc lòng và diễn cảm.
 Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của ND)
 ? Khung cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu của đoạn trích? (5 đ)
 ( Thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống.)
 ? So sánh cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu thơ câu thơ cuối với 4 câu thơ đầu của đoạn trích? (5 đ)
 ( Thiên nhiên tươi đẹp nhưng đượm buồn- tả cảnh qua tâm trạng.)
 -Kiểm tra vở BT.
3/ Giảng bài mới:
 GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1:Đọc- tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn HS đọc:phân biệt được giọng người kể chuyện và nhân vật.
-GV gọi HS đọc. GV nhận xét.
? Vị trí đoạn trích trong tác phẩm?
- HS đọc vị trí đoạn trích SGK/98
-GV lưu ý thêm cho HS: sự việc ở đoạn này xảy ra trước đọan “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
-GV và HS tìm hiểu từ khó.
HĐ2:Phân tích chi tiết
? Nhân vật MGS được miêu tả như thế nào?
(+Về diện mạo: Chải chuốt, không phù hợp với tuổi tác.
+Aên nói cộc lốc, thôlỗ,vô lễ “ Hỏi tên” thái độ bất lịch sự, trơ trẻn“ngồi tót”.
+ Về bản chất là con buôn, lưu manh giả dối, bất nhân vì tiền.
+Xuất thân:Không rõràng, xa 1 gần, tên cũng giả dối,tuổi đã lớn nhưng ra vẻ thư sinh,đi đứng thầy tớ “lao xao”.)
? Cảnh mua bán được miêu tả như thế nào?
(+ Cảnh mua bán trơ trẻn, ngã giá mặc cả, xem Kiều như một món hàng, cân đo, đong , đếm về tài sắc của Kiều.
+Vô cảm trước cảnh tình đáng thương của người khác.
+“Cò kè bớt một thêm hai” làm rõ bản chất con buôn, vô học của MGS.)
] Ngòi bút của tác giả miêu tả về hiện thực cả về diện mạo lẫn tính cách là người giả dối, vô học, bất nhân.
I/ ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
 1. Đọc:
2. Vị trí đoạn trích:
Đầu phần II: Gia biến và lưu lạc.
 3. Giải từ khó:
II/ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN
 1. Nhân vật Mã Giám Sinh:
 - Tên tuổi, quê quán không rõràng “ xa bảo là gần”.
 - Tuổi tác, ăn mặc cầu kì, chải chuốt thái quá. Già cố làm ra trẻ “mày râu nhẵn nhụi”.
 - Đi đứng “thầy tớ lao xao” như chờ chực bắt người.
 - Hành động: thô lỗ, bất lịch sự “ghế trên ngồi tót”.
 2. Cảnh mua bán:
 - MGS cân đo, đong đếm tài sắc của TK.
 - Mặc cả, ngã giá “Cò kè bớt một thêm hai” xem Kiều như một món hàng không hơn không kém.
 - Vô cảm trước nỗi đau của người khác.
 - Nghệ thuật: Miêu tả hiện thực, cả về diện mạo lẫn tính cách, hành động, thái độ cử chỉ của MGS.
 ð Hắn lộ rõ là con buôn vô học, giả dối, bất nhân
4/ Củng cố và luyện tập:
 GV chốt ý, HS đọc đoạn trích thơ.
5/ Hướng dẫnHS tự học ở nhà:
 - Học thuộc nội dung bài.
 - Chuẩn bị phần còn lại của văn bản “MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU”(TT-đọc,trả lời câu hỏi 2,3 SGK/99).
V/RÚT KINH NGHIỆM:
 -Nội dung:.	
 -Phương pháp:...................................................................................................
 -Hình thức tổ chức:
 -Học sinh:..................................................................................................................
TIẾT :32 VĂN BẢN
NGÀY DẠY:
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du
(TT)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1.Kiến thức:
 - Thái độ khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn cuả kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con ngời bị hạ thấp, bị chà đạp.
 - Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua diện mạo, cử chỉ. 
2.Kĩ năng: 
 -Đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
 -Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện(diện mạo,hành động, lời nói, bản chất) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích.
 -Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích.
3. Thái độ: 
Giáo dục HS lòng cảm thông sâu sắc trước sốâ phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: tranh.
HS: Vở BT, dụng cụ học tập.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
- Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo,
- Diễn giảng, 
- Câu hỏi nêu và giải quyết vấn đề,
- Phân tích,
- Hợp tác nhóm, 
- Quy nạp kiến thức.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
2/ Kiểm tra bài cũ:
 GV giới thiệu chuyển tiết
3/ Giảng bài mới:
 GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1:GV thống kê lại các mục
HĐ2: Tìm hiểu văn bản (tt)
? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh của TK?
? Tình cảnh của Thuý Kiều?
? Nỗi lòng của Thuý Kiều?
-HS thảo luận nhóm câu hỏi 3/99.
?Thái độ của tác giả đối với MGS và TK?
(+ Khinh bỉ bọn buôn người. Tác giả miêu tả MGS với thái độ mỉa mai châm biếm từ hình thức đến nội dung. 
+ Lên án thế lực đồng tiền làm đổi trắng thay đen, làm tan nát gia đình của TKiều.
+ Thương cảm cho thân phận của Kiều.)
- GV chốt ý gọi HS đọc ghi nhớ.
Lưu ý:Bút pháp khác nhau của tác giả khi tả nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
HĐ3: Luyện tập
Đọc diễn cảm đoạn thơ
I/ ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
II/ ĐỌC-TÌM HIỂU VĂN BẢN
 1. Nhân vật Mã Giám Sinh:
 2. Cảnh mua bán:
3. Hình ảnh Thuý Kiều:
 - Nàng đau đớn xót xa cho thân phận, tình cảnh trớ trêu của mình.
 - Nàng ý thức được nhân phẩm của mình bị chà đạp, tình duyên dang dở, bị vu oan giá hoạ.
 - Nàng buồn rầu xấu hổ, ngại ngùng vì bị xem như một món hàng.
 4. Tấm lòng nhân đạo của tác giả:
 - Tác giả tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đồng thời tố cáo, lên án hành vi, bản chất xấu xa của những kẻ buôn người, thế lực đồng tiền chà đạp lên con người.
 - Tác giả thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước thực trạng con người bị chà đạp.
GHI NHỚ :SGK/99
III/ LUYỆN TẬP
4/ Củng cố và luyện tập:
 -Thực hiện ở HĐ3
 -HS đọc diễn cảm lại đoạn trích.
5/ Hướng dẫnHS tự học ở nhà:
 - Học thuộc nội dung bài và ghi nhớ SGK/99 .
 - Chuẩn bị bài “MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ”( đọc, trả lời các câu hỏi theo SGK/117).
V/RÚT KINH NGHIỆM:
 -Nội dung:.	
 -Phương pháp:...................................................................................................
 -Hình thức tổ chức:
 -Học sinh:..................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_26_den_32_giao_vien_cao_thuy_phuong_t.doc