Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 31, 32: Tìm hiểu sơ lược giá trị truyện Kiều của Nguyễn Du

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 31, 32: Tìm hiểu sơ lược giá trị truyện Kiều của Nguyễn Du

TIẾT 32

TÌM HIỂU SƠ LƯỢC GIÁ TRỊ TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức:Khái quát lại giá trị về nội dung Truyện Kiều của Nguyễn Du qua các đoạn trích đã học(Chú trọng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua các đoạn trích học)

 2/Kỹ năng: So sánh,phân tích,cảm nhận,khái quát giá trị về nội dung,của tác phẩm VH.

3/Thái độ: Trân trọng tài năng, tấm lòng của đaị thi hào Nguyễn Du.

*Trọng tâm:cảm nhận,khái quát giá trị về nội dungTruyện Kiều của Nguyễn Du .

1.Chuẩn bị của thầy:+ Đọc SGV, Sách tham khảo, soạn giáo án

 + Bảng phụ , phiếu học tập.

2.Chuẩn bị của trò: + Học thuộc lòng, nắm được các giá trị về nội dung, nghệ thuật các đoạn trích Truyện Kiều đã học.

 + Đọc và thuộc lòng các đoạn trích truyện Kiều trong SGK.

 +Sưu tầm tìm đọc toàn bộ tác phẩm “Truyện Kiều”,các bài phê bình,đánh giá.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số h/s.

2.Kiểm tra bài cũ:

a/Đọc thuộc lòng đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”và ”Cảnh ngày xuân”

b/Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả nhân vật và tả cảnh ngụ tình của N/Du .

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 31, 32: Tìm hiểu sơ lược giá trị truyện Kiều của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:30/9/2011
Ngày dạy:1/10/2011 TIẾT 32
TÌM HIỂU SƠ LƯỢC GIÁ TRỊ TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1/Kiến thức:Khái quát lại giá trị về nội dung Truyện Kiều của Nguyễn Du qua các đoạn trích đã học(Chú trọng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua các đoạn trích học)
 2/Kỹ năng: So sánh,phân tích,cảm nhận,khái quát giá trị về nội dung,của tác phẩm VH.
3/Thái độ: Trân trọng tài năng, tấm lòng của đaị thi hào Nguyễn Du. 
*Trọng tâm:cảm nhận,khái quát giá trị về nội dungTruyện Kiều của Nguyễn Du .
1.Chuẩn bị của thầy:+ Đọc SGV, Sách tham khảo, soạn giáo án
 + Bảng phụ , phiếu học tập.
2.Chuẩn bị của trò: + Học thuộc lòng, nắm được các giá trị về nội dung, nghệ thuật các đoạn trích Truyện Kiều đã học.
 + Đọc và thuộc lòng các đoạn trích truyện Kiều trong SGK.
 +Sưu tầm tìm đọc toàn bộ tác phẩm “Truyện Kiều”,các bài phê bình,đánh giá.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số h/s.
2.Kiểm tra bài cũ:
a/Đọc thuộc lòng đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”và ”Cảnh ngày xuân”
b/Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả nhân vật và tả cảnh ngụ tình của N/Du .
* Dự kiến trả lời:
a/ HS đọc thuộc lòng 2 đoạn trích học.
b/HS nêu được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong từng cặp câu lục bát:
3. Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài: (1’):
	Các em đã được tìm hiểu chung về tác phẩm Truyện Kiều, đọc và tìm hiểu một số đoạn trích tiểu biểu của Truyện Kiều ,hôm nay chúng ta sẽ khái quát lại một lần nữa các giá trị về nội dung, nghệ thuật Truyện Kiều qua các đoạn trích đã học.
b/Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu giá trị nội dung của Truyện Kiều qua các đoạn trích đã học 
? Em hãy nêu những giá trị về nội dung của Truyện Kiều.
? Nêu những nội dung cụ thể về giá trị hiện thực của Truyện Kiều.
* Gv củng cố :Trong Truyện Kiều , Nguyễn Du phản ánh đồng tiền nằm trong tay kẻ xấu đã thành một thế lực vạn năng chi phối mọi hoạt động , làm băng hoại lương tâm, nhân phẩm của con người. Vì thế nhà phê bình Hoài Thanh đã viết: “ Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí, sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương ông, Tú bà, mã Giám Sinh vì tiền làm nghề mua thịt bán người, Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm , Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác, cả một xã hội chạy theo đồng tiền”
? Qua các đoạn trích đã học em hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của Truyện Kiều 
* GV bổ sung: 
Ngoài những giá trị nhân đạo được thể hiện qua một số đoạn trích tiêu biểu trên, Truyện Kiều còn ca ngợi tình yêu tự do, chân chính của Kim Trọng và Thúy Kiều, tình yêu của Từ Hải và Thúy Kiều , Kiều được báo ân báo oán  thể hiện khát vọng về một về một cuộc sống tự do và công lí .
Hoạt động 2: Củng cố, luyện tập
Cho Hs thi tìm các câu thơ trực tiếp thể hiện giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.
GV nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời :
+ Giá trị hiện thực
+ Giá trị nhân đạo
-Hs trả lời:
 Giá trị hiện thực : Phơi by bộ mặt tn bạo của cc tầng lớp thống trị trong XH đương thời, số phận đau khổ của con người.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
(Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều qua các đoạn trích đã học
- Trân trọng đề cao con người từ ngoại hình , phẩm chất, tài năng 
+ Vẻ đẹp đoan trang , quý phái, phúc hậu của Thúy Vân; vẻ đẹp sắc- tài- tình nổi trội của Thúy Kiều ( Chị em Thúy Kiều).
+ Vẻ đẹp của tâm hồn Kiều -một người con hiếu thảo, giàu đức hy sinh, một người tình chung thủy . Nàng đã hi sinh tình riêng của mình để làm tròn chữ hiếu, đã gác lại nỗi đau của bản thân để lo nghĩ cho người thân, lúc nào nàng cũng thương nhớ và lo lắng cho Kim Trọng( Kiều ở lầu Ngưng Bích)
- Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người. Một Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn nhưng lại bị bọn buôn thịt bán người giam lỏng ở lầu Ngưng Bích , đợi thực hiện âm mưu mới.
- Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những nỗi khổ đau của con người, đặc biệt là người phụ nữ ( Tâm trạng cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng, lo sợ, hãi hùng của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích)
- Các nhóm thi tìm các câu thơ trực tiếp thể hiện giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.
I/ Giá trị về nội dung của Truyện Kiều qua các đoạn trích đã học 
1/ Giá trị hiện thực :
- Phản ánh bộ mặt tàn bạo của gia cấp thống trị đương thời.
- Sức mạnh của đồng tiền và số phận của những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ.
2/ Giá trị nhân đạo:
+ Trân trọng những vẻ đẹp chân chính của con người: về hình thức, tâm hồn, tài năng , về lòng thủy chung, hiếu thảo.
( Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích).
+ Lên án những thế lực tàn bạo( Kiều ở lầu Ngưng Bích)
+ Dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh ( Chị em Thúy Kiều) .Söï thöông caûm tröôùc cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của con người( Kiều ở lầu Ngưng Bích)
5/n dò về nhà:
*Học thuộc lòng lại các đoạn trích.
*Tự khái quát tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du qua các đoạn trích.
Ngày soạn:30/9/2011
Ngày dạy:3/10/2011 TIẾT 32
TÌM HIỂU SƠ LƯỢC GIÁ TRỊ TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU (Tiếp)
I .MỤC TIÊU:Giúp HS :
1/Kiến thức: Khái quát lại giá trị nghệ thuật Truyện Kiều của Nguyễn Du qua các đoạn trích đã học ( Chú trọng nghệ thuật tả người, tả cảnh và tả cảnh ngụ tình)
2/Kỹ năng: So sánh, phân tích, cảm nhận, khái quát giá trị về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học.
3/Thái độ: Trân trọng tài năng, tấm lòng của đại thi hào Nguyễn Du. 
*Trọng tâm:Cảm nhận,khái quát giá trị về nghệ thuật Truyện Kiều của Nguyễn Du.
II- CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:
+ Bảng phụ , phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS : +Học thuộc lòng các đoạn trích,tìm hiểu nét đặcsắc về nghệ thuật
 + Làm các bài tập SGK,sưu tầm tìm đọc toàn bộ tác phẩm “Truyện Kiều”,các bài phê bình,đánh giá.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp :KTra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nêu giá trị về nội dung của Truyện Kiều qua các đoạn trích đã học.
* Dự kiến trả lời:
1/ Giá trị hiện thực :
- Phản ánh bộ mặt tàn bạo của gia cấp thống trị đương thời.
- Sức mạnh của đồng tiền và số phận của những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ.
2/ Giá trị nhân đạo
+ Trân trọng những vẻ đẹp chân chính của con người( Chị em Thúy Kiều).
+ Lên án những thế lực tàn bạo( Kiều ở lầu Ngưng Bích)
+ Sự thương cảm trước đau khổ của con người( Kiều ở lầu Ngưng Bích)
( HS phải nêu được các chi tiết cụ thể)
3/Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều qua các đoạn trích đã học
? Nêu khái quát những thành công về nghệ thuật của Truyện Kiều -Nguyễn Du qua sự cảm nhận của em?
? Những nét đặc sắc vế nghệ thuật Truyện Kiều qua các đoạn trích?
? Đoạn trích nào thể hiện rõ nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên điêu luyện của Nguyễn Du?
? Hãy chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh mà tác giả sử dụng để miêu tả trong đoạn trích.
? Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả lễ hội ngày xuân có gì đặc biệt?
? Hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều 
? Những đoạn thơ nào thể hiện thành công của tác giả về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật với bút pháp tả cảnh ngụ tình? 
?Em có nhận xét gì khi tác giả sắp xếp nỗi nhớ của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích ?
-HS tự bộc lộ:
Nguyễn Du thành công rực rỡ về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt đạt đến độ giàu và đẹp;về nghệ thuật tự sự : ngôn ngữ kể truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả .
 -HS trả lời
 -HS trả lời
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 
+Nghệ thuật tả người ( Chị em Thúy Kiều), tả cảnh ( Cảnh ngày xuân, tả cảnh ngụ tình ( Kiều ở lầu Ngưng Bích)
- HS trả lời : Đoạn trích Cảnh ngày xuân.
- HS tìm chi tiết
Miêu tả cảnh ngày xuân bằng những từ ngữ gợi hình, gợi tả, theo trình tự thời gian không gian tạo nên bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống( cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo( xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết( trắng điểm một vài bông hoa), sống động, có hồn ( điểm)
- HS phát biểu 
Sử dụng hàng loạt các từ ghép gợi hình, gợi cảm
-DT:yến anh, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần .
-ĐT:sắm sửa, dập dìu .
-TT:gần xa, nô nức.
-Những từ láy gợi tả ,gợi hình :dập dìu, nô nức, ngổn ngang .
-Hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh”.
- Hình ảnh so sánh “ngựa xe như nước ,áo quần như nêm” 
à khung cảnh lễ hội đông vui, náo nhiệt, tấp nập 
- HS phân tích
- Tả bề ngoài của con người nhưng ngầm dự báo về số phận của họ
+ Thúy Vân đoan trang, phúc hậu, quý phái, hòa hợp với thiên nhiên nên dự báo số phận nàng sẽ êm đềm, suôn sẻ.
+ Kiều sắc sảo mặn mà về hình thức, tâm hồn lẫn tài năng khiến cho tạo hóa phải đố kị, ghen ghét, dự báo số phận nàng đầy trắc trở, sóng gió.
- Tả nhân vật theo bút pháp ước lệ tượng trưng, họ đều đẹp toàn vẹn nhưng lại có những nét riêng.
- Sử dụng lối miêu tả bắc cầu :Tả nhân vật phụ trước làm nền(miêu tả cụ thể, chi tiết) để là nổi bật nhân vật chính ( đặc tả đôi mắt, tài năng, tâm hồn).
- HS trả lời 
+ 6 câu cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân.
+ 6 câu đầu và 8 câu cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
-HS tự bộc lộ: Kiều nhớ về Kim Trọng trước, cha mẹ sau điều đó cho thấy Ng/Du khá tinh tế và am hiểu sâu sắc tâm lí nhân vật phải hi sinh mối tình đầu để báo hiếu cho cha mẹ .
II/ Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều qua các đoạn trích đã học:
1/ Nghệ thuật sử dụng từ ngữ:
 Chọn lọc từ ngữ tinh tế thể hiện được đặc trưng của cảnh, của tâm trạng con người ( các từ láy tượng thanh, tượng hình, điển tích, điển cố , điệp ngữ)
2/ Nghệ thuật tả cảnh:
a/ Cảnh thiên nhiên:
Miêu tả cảnh ngày xuân bằng những từ ngữ gợi hình, gợi tả, theo trình tự thời gian không gian , bút pháp gợi tả có tính chất điểm xuyến, chấm phá.
b/ Cảnh lễ hội truyền thống:
 Sử dụng hàng loạt các từ ghép gợi hình, gợi cảm để khắc họa không khí vui tươi, nhộn nhịp của lễ hội trong tiết Thanh Minh.
3/ Nghệ thuật tả người
a/ Miêu tả chân dung – tính cách- số phận nhân vật
- Tả bề ngoài của con người nhưng ngầm dự báo về số phận của họ
- Tả nhân vật theo bút pháp ước lệ tượng trưng, họ đều đẹp toàn vẹn nhưng lại có những nét riêng.
- Sử dụng lối miêu tả bắc cầu 
b. Miêu tả nội tâm nhân vật
-Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình : Miêu tả cảnh vật góp phần diễn tả hoàn cảnh và nội tâm của nhân vật , miêu tả cảnh vật qua tâm trạng nhân vật
- Am hiểu sâu sắc tâm lí của nhân vật .
4/Luyện tập, củng cố:
- Thi đọc thuộc lòng, diễm cảm các đoạn trích đã học.( Các nhóm cử đại diện thực hiện)
( GV có thể cho HS đọc một đoạn ngắn sau đó yêu cầu HS nhóm khác đọc nối cho đến hết)
5/ Dặn dò -Về nhà:
* Bài cũ : HS về nhà học thuộc lòng các đoạn trích trong SGK.
*Đọc+trả lời câu hỏi chuẩn bị:Miêu tả trong văn bản tự sự
* Đọc đoạn trích và chuẩn bị theo câu hỏi chuẩn bị SGK: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
và“Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:
+Xem trước phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
+Phân tích hình tượng hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
+Tư tưởng nào của tác giả được gởi gắm qua hai nhân vật ấy?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_31_32_tim_hieu_so_luoc_gia_tri_truyen.doc