Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến tiết 40

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến tiết 40

MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

 (Nguyễn Du)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được bản chất buôn thịt bán người ghê tởm của Mã Giám Sinh, qua đó thấy được bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội cũ. Thấy được niềm thông cảm sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ bất hạnh.

2. Kĩ năng: Phân tích tính cách của nhân vật.

3. Thái độ: Biết nhận rỏ,phê phán cái xấu xa trong xã hội và biết thông cảm chia sẻ với nhưng người bất hạnh.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân . Nhận xét về bức tranh thên nhiên của mùa xuân, qua miêu tả cảnh thiên nhiên, tác giả đã thể hiện tâm trạng gì của nhân vật.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu vị trí của đoạn trích và dẫn vào bài.

2. Triển khai bài:

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến tiết 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 36 	 Ngày soạn:......../......./.......
	Ngày dạy:......./......./..........
Mã giám sinh mua kiều
	(Nguyễn Du)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được bản chất buôn thịt bán người ghê tởm của Mã Giám Sinh, qua đó thấy được bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội cũ. Thấy được niềm thông cảm sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ bất hạnh.
2. Kĩ năng: Phân tích tính cách của nhân vật.
3. Thái độ: Biết nhận rỏ,phê phán cái xấu xa trong xã hội và biết thông cảm chia sẻ với nhưng người bất hạnh.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân . Nhận xét về bức tranh thên nhiên của mùa xuân, qua miêu tả cảnh thiên nhiên, tác giả đã thể hiện tâm trạng gì của nhân vật.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu vị trí của đoạn trích và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Hướng dẫn hs đọc, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2:
* Mã Giám Sinh xuất hiện cùng với người mối với tư cách là một viễn khách, Em có nhận xét gì về cách trả lời của Mã Giám Sinh?
* Qua đó cho ta thấy Mã Giám Sinh là người như thế nào?
* Nhận xét về cách ăn mặc, vóc dáng bên ngoài của MGS?
* Nhận xét cách tả hành động vào nhà của MGS?
* Tác giả đặc tả hành động của nhân vật qua từ ngữ cụ thể nào? Nhận xét về hành động đó?
* Qua các chi tiết đó cho ta thấy rỏ nhân vật là một người như thế nào?
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc bài:
2. Chú thích:
II. Phân tích:
1. Mã Giám Sinh đến nhà Kiều:
* Cách trả lời nhát gừng, cộc lốc, không rỏ ràng. 
ề Một con người kém văn hoá, thô tục, không có tư cách.
* Cách ăn mặc chải chuốt, điệu đà ề không phù hợp với cái tuổi tứ tuần, thể hiện một con người thiếi tư cách, khôn đàng hoàng.
* Đi lại ồn ào, lộn xộn không có quy cách.
* Hành động ngồi tót sổ sàng ề thô lổ, thiếu lịch sự.
ằ Người đàn ông thô lổ, thiếu văn hoá, thiếu lịch sư.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức về bản chất của nhân vật MGS.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, tiếp tục phân tích các nội dung tiếp theo.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 37 	 Ngày soạn:......../......./.....
	Ngày dạy:......./......./......
Mã giám sinh mua kiều
	(Nguyễn Du)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được bản chất buôn thịt bán người ghê tởm của Mã Giám Sinh, qua đó thấy được bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội cũ. Thấy được niềm thông cảm sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ bất hạnh.
2. Kĩ năng: Phân tích tính cách của nhân vật.
3. Thái độ: Biết nhận rỏ,phê phán cái xấu xa trong xã hội và biết thông cảm chia sẻ với nhưng người bất hạnh.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều . Nhận xét về nhân vật Mã GiamSinh?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Phân tích câu nói của nhân vật: Mua ngọc đến Lam Kiều, Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường.
* Nhận xét cách sữ dụng từ sính nghi?
* Bản chất gì của nhân vật được thể hiện rỏ qua hành động kiểm tra tài sắc của Kiều và trả giá của MGS?
* Em có nhận xét gì về nhân vật? 
* Qua đó tác giả thể hiện thái độ gì?
* Tâm trạng của Thuý Kiều được thể hiện rỏ qua nhữngchi tiết nào?
* Qua những chi tiết đó cho thấy tâm trạng của Thuý Kiều như thế nào?
* Theo em Kiều đau buồn về những điều gì? Qua đâu mà em biết được điều đó?
* Tác giả thể hiện tâm trạng gì đối với nhân vật Thuý Kiều?
Hoạt động 2:
Hs: Khái quát lại nội dung bài học.
Gv: Nhân xét, bổ sung, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
II. Phân tích:
2.Hành động mua bán và chân tướng lái buôn:
* Mã Giám Sinh nói thẳng mục đích của mình là đến để mua người ề nổi rỏ bản chất của kẻ buôn người.
* Cách sữ dụng từ Sính nghi cho thấy bản chất giả dối, lố bịch của nhân vật. 
* Đắn đo cân sắc cân tài, cò kè bớt một thêm hai ề Xem Thuý Kiều như một mặt hàng buôn bán, không quan tâm đến thái độ của Kiều.
ằ MGS là một tên buôn thịt bán người vô nhân đạo, tiêu biểu cho một xã hội vô nhân đạo, chà đạp lên nhân phẩm của con người một cách tàn bạo.
ề Tác giả lên án gay gắt chế độ xã hội không còn tình người, một xã hội đầy rẩy bất công, ác độc, chà đạp lên nhân phẩm của con người.
3. Tâm trạng của Thuý Kiều:
* Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng, Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai.ề Tâm trạng buồn đau,xót xa, sợ hải.
* Thuý Kiều buồn đau cho số phận đau đớn của mình và buồn đau cho gia đình, cha mẹ.( Nổi mình thêm tức nổi nhà).
ề Thái độ thông cảm của tác giả đối với Thuý kiều cũng như thân phận của những người phụ nữ trong xã hội tàn bạo đó.
II. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, học thuộc lòng đoạn trích.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 38 	 Ngày soạn:......../......./......
	Ngày dạy:......./......./......
Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga
	(Nguyễn Đình Chiểu)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được cốt truyện và những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm. Nám được nội dungchính của đoạn trích.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản, phân tích nhân vật qua hành động.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, chân dung Nguyễn Đình Chiểu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv cho hs quan sát chân dung Nguyễn Đình Chiểu và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc phần tóm tắt tác phẩm, tóm tắt lại theo lời văn của mình.
Gv: Nhận xét, khái quát.
* Nội dung của truyện và cuộc đời của tác giả có liên quan gì với nhau?
* ở phần cuối truyện có sự khác biệt với cuộc đời của tác giả, điều đó thể hiện tư tưởng gì của tác giả? 
Hoạt động 3:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
HS: Tóm tắt nội dung của đoạn trích.
Gv: Nhận xét, khái quát.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Nguyễn Đình Chiểu – Nhà thơ Nam bộ có nghị lực chiến đấu để sống và cống hiến cho đời. Có lòng yêu nước bất khuất.
* Lục Vân Tiên ra đời năm 1854 trước khi TD Pháp sang xâm lược. Truyện có kết cấu chương hồi. Đây là một thiên tự truyện.
2. Tóm tắt tác phẩm:
- Lục Vân Tiên đánh cướp,cứu Kiều Nguyệt Nga.
- Lục vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp.
- Kiều Nguyệt Nga gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thuỷ.
- Lục Vân Tiên và kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.
ề Cuộc đời của nhân vật Lục Vân Tiên có nét giống với cuộc đời của tác giả.
- Phần cuối khác với đời thực của tác giảthể hiện ước mơ, khát vọng cháy bỏng của tác giả.
3. Đọc bài:
* Nội dung: Lục Vân Tiên trên đường đi thi gặp bọn cướp, chàng đánh tan và cứu được hai cô gái. Nguyệt Nga cảm kích tấm lòng muốn trả ơn như ng chàng từ chối.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cơ bản về nội dung chính, nét chính về tác giả và tác phẩm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, tóm tắt lại nội dung của truyện. Phân tích nội dung đoạn trích.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 39 	 Ngày soạn:......../......./.....
	Ngày dạy:......./......./........
Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga
	(Nguyễn Đình Chiểu)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu giúp người đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật.
2. Kĩ năng: Phân tích tích cách, phẩm chất của nhân vật qua hành động, lời nói.
3. Thái độ: Trân trọng tấm lòng nghĩa hiệp của con người.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu một số nét chính về tác giả, tóm tắt nội dung của đoạn trích?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Em hiểu gì về LVT qua lời giới thiệu của tác giả?
Hs: Thảo luận, trìng bày.
* Khi Kiều Nguyệt nga bị nạn, LVT có những hành động nào?
* Nhận xét về hành động một mình đánh tan bọn cướp củaLVT?
* Sau khi đánh tan bọn cướp, LVT đã có những lời nói như thế nào đối với Kiều Nguyệt Nga?
* Khi Kiều Nguyệt Nga tỏ ý muốn tạ ơn thì hành động của LVT như thế nào? Điều đó cho thấy LVT là người như thế nào?
* Em có nhận xét gì về hình ảnh LVT?
Hoạt động 2:
* Nguyệt Nga được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh nào? Nhận xét?
* Cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga?
Hoạt động 3:
Hs: Khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
II. Phân tích:
1. Nhân vật Lục Vân Tiên:
a. Khi Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:
- Nổi trận lôi đình, tả đột hữu xông.
ề hành động nghĩa hiệp, dũng cảm, quên mình.
b. Khi nói chuyện với Kiều Nguyệt Nga:
- Động viên, an ũi ề Sự hào hiệp nhân hậu.
- Từ chối sự trả ơn, cảm tạ của Nguyệt Nga. ề Hành động vì nghĩa không vụ lợi.ề Con người không màng danh lợi, không tính toán, luôn hành động vì người khác.
ằ Lục vân Tiên là hình ảnh lý tưởng của người anh hùng nghĩa hiệp.
2. Hình ảnh của Kiều Nguyệt Nga:
- Cách xưng hô: Quân tử, tiện thiếpề thể hiện sự khiêm nhường.
- Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước.
- Cách trình bày rỏ ràng, khúc chiết.
ằ Nguyệt Nga là người con gái thuỳ mị, nết na, biết trọng tình nghĩa ề chinh phục tình cảm mọi người.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại giá trị nội dung của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, tóm tắt đoạn trích, chuẩn bị bài Lục Vân Tiên gặp nạn.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 40 	 Ngày soạn:......../......./......
	Ngày dạy:......./......./......
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Sự hoà hợp giữa nội tâm và ngoại hình trong khi thể hiện nhân vật.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong bài văn tự sự.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
* Chỉ ra những câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên?
* Chỉ ra những câu thơ miêu tả tâm trạng của nhân vật?
* Miêu tả nội tâm, tâm trạng của nhân vật có tác dụng ntn đối vôi việc khắc họa nhân vật trong văn tự sự.
Hs: Đọc ví dụ 2 nhận xét cách miêu tả nội tâm?
Gv: Đánh giá bổ sung: qua nét mặt, cử chỉ ềtâm trạng đau khổ ân hận.
Hoạt động 2:
* Thế nào là miêu nội tâm, tác dụng của miêu tả nội tâm?
* Có thể miêu tả nội tâm bằng những cách nào?
Hoạt động 3:
Bài tập 1: Hs hoạt động nhóm, đại diện trình bày.
Bài tập 3: Hs hoạt động tương tự bài tập 1.
I. Tìm hiểu bài:
1. Ví dụ:
* Tả cảnh 8 câu đầu.
* Tả nội tâm 8 câu cuối.
2. Nhận xét:
Thấy được những suy nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách ề Nhân vât được thể hiện một cách sinh động.
II. Bài học:
* Miêu tả nội tâm là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc,tình cảm của nhân vật ề xây dựng nhân vật sinh động.
* Có hai cách miêu tả nội tâm:
- Miêu tả trực tiếp diễn tả ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm.
- Miêu tả gián tiếp: Miêu tả cảnh vật, cữ chỉ, nét mặt, trang phục.
III. luyện tập:
Bài tập 1:
 Bài tập 2:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cơ bản về khái niệm, vai trò của miêu tả nội tâm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chẩu bị cho bài trả bài tập làm văn.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct36-t40.doc