Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 36 đến tiết 91

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 36 đến tiết 91

 Tiết 36 - LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

 (trích: Truyện Lục Vân Tiên)

I- Mục đích yêu cầu:

 1. Kiến thức:

 - Giúp học sinh nắm được Những hiểu biết về tác giả Nguyễn Đinh Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 - Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ.

 - Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục cho học sinh chủ nghĩa anh hùng diệt ác, cứu nạn, lòng biết ơn.4.

II- Chuẩn bị:

 GV: - Tìm hiểu toàn bộ truyện: “ Lục Vân Tiên” và soạn giáo án.

 - Tranh ảnh về Nguyễn Đình Chiểu và Truyện Lục Vân Tiên .

 HS: - Đọc và soạn bài trước ở nhà. Tìm đọc cả tác phẩm

III- Lên lớp

 1. Tổ chức

 2. Kiểm tra ( 15')

 ? Chép thuộc lòng tám câu thơ cuối trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích" trích Truyện Kiều của Nguyễn Du?

 ? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong các câu thơ? Tác dụng của cácbiện pháp tu từ đó?

 * Yêu cầu cần đạt:

 - Chép chính xác 8 câu thơ, không sai lỗi chính tả

 - Các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng: Câu hỏi tu từ, từ láym đảo ngữ " ầm ầm tiếng sóng" và điệp ngữ “buồn trông xuất hiện 4 lần, đứng ở vị trí đầu câu lục của mỗi cặp lục bát.

 - Tác dụng: Đoạn thơ 8 câu trên đây trích trong phần cuối “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du. Để thể hiện tâm trạng của nàng Kiều: buồn cơ đơn, lo lắng, hoảng sợ, ám ảnh về thân phận số phận tàn tạ đau khổ, khi đang bị Tú Bà “nhốt” trong lầu Ngưng Bích

 3. Bài mới (1')

 

doc 223 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 36 đến tiết 91", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9 - 10 - 2012
Ngày dạy: ( 9a ) 15-10-2012
 ( 9c ) 16-10-2012
 Tiết 36 - Lục vân tiên cứu Kiều nguyệt nga
 (trích: Truyện Lục Vân Tiên)
I- Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức: 
 - Giúp học sinh nắm được Những hiểu biết về tác giả Nguyễn Đinh Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ.
 - Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục cho học sinh chủ nghĩa anh hùng diệt ác, cứu nạn, lòng biết ơn.4.
II- Chuẩn bị:
	GV: - Tìm hiểu toàn bộ truyện: “ Lục Vân Tiên” và soạn giáo án.
 - Tranh ảnh về Nguyễn Đình Chiểu và Truyện Lục Vân Tiên .
 HS: - Đọc và soạn bài trước ở nhà. Tìm đọc cả tác phẩm 
III- Lên lớp
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra ( 15')
 ? Chép thuộc lòng tám câu thơ cuối trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích" trích Truyện Kiều của Nguyễn Du?
 ? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong các câu thơ? Tác dụng của cácbiện pháp tu từ đó? 
 * Yêu cầu cần đạt: 
 - Chép chính xác 8 câu thơ, không sai lỗi chính tả
 - Các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng: Câu hỏi tu từ, từ láym đảo ngữ " ầm ầm tiếng sóng" và điệp ngữ “buồn trông’ xuất hiện 4 lần, đứng ở vị trí đầu câu lục của mỗi cặp lục bát.
 - Tác dụng: Đoạn thơ 8 câu trên đây trích trong phần cuối “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du. Để thể hiện tâm trạng của nàng Kiều: buồn cơ đơn, lo lắng, hoảng sợ, ám ảnh về thân phận số phận tàn tạ đau khổ, khi đang bị Tú Bà “nhốt” trong lầu Ngưng Bích 
 3. Bài mới (1')
 Chia tay với một kiệt tác của văn chương trung đại, chúng ta lại được học một truyện của Phương Nam cũng là tác phẩm truyện thơ đặc sắc của văn chương trung đại Việt Nam. Đó chính là tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trích: Truyện Lục Vân Tiên
 Hoạt động của GV và HS 
 Nội dung ghi bảng
H? Em hãy trình bày hiểu biết của mình về nhà thơ 
Nguyễn Đình Chiểu? 
- HS trả lời - Gv nhấn mạnh, cho HS ghi các ý chính
- GV chốt, mở rộng. ( Nếu cần )
* Là con người có nghị lực sống và cống hiến cho đời: Bước vào đời hăm hở và đầy khát vọng như chàng trai Lục Vân Tiên. Bất hạnh ập đến khắc nghiệt: mới 27 tuổi mà đã tàn tật (bị mù), đường công danh nghẽn lối, đường tình duyên trắc trở về quê nhà gặp buổi loạn ly Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không gục ngã trước số phận. vẫn ngẩng cao đầu sống, sống có ích đến tận hơi thở cuối cùng. Ông can đảm gánh vác trên vai 1 lúc cả ba trọng trách: làm một thầy giáo, một thầy thuốc và một nhà thơ. ở cương vị nào ông cũng làm việc hết mình và nêu một tấm gương sáng cho đời. Là thầy giáo danh tiếng khắp 3 miền lục tỉnh (khi ông mất cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò).ở cương vị thầy thuốc, hết lòng cứu dân độ thế
- Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm thể hiện qua việc kiên quyết giữ vững lập trường kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc đánh giặc, viết văn thơ khích lệ tinh thần kháng chiến của nhân dân ( Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế đọ) 
 + Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, vẫn nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù “thua cuộc rồi lưng vẫn thẳng, đầu vẫn ngẩng cao, ngay kẻ thù cũng phải kính nể”,giữ trọn lòng trung thành với Tổ quóc, với nhân dân cho tới lúc mất . .
H? Nêu hiểu biết của em về truyện Lục Vân Tiên? 
- HS trả lời - Gv nhấn mạnh 
H? Xác định vị trí đoạn trích? 
GV:Truyện có 2082 câu thơ lục bát, được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt vă hoá dân gian, có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn quóc.
- Truyện được kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyên phương đông theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến của các nhân vật chính. Không những thế,
Truyện Lục Võn Tiờn” của Nguyễn Đỡnh Chiểu là một tỏc phẩm cú sức sống mạnh mẽ và lõu bền trong lũng nhõn dõn, nhất là nhõn dõn Nam Bộ. Ngay từ năm 1864, tức là chỉ mười năm sau khi tỏc phẩm ra đời, 1 người Phỏp đó dịch tỏc phẩm này ra tiếng Phỏp, mà điều thụi thỳc ụng ta chớnh là hiện tượng đặc biệt “ở Nam Kỡ Lục tỉnh, cú lẽ khụng cú một người chài lưới hay người lỏi đũ nào lại khụng ngõm nga vài ba cõu Lục Võn Tiờn, trong khi đưa đẩy mỏi chốo”. ễng xem Truyện Lục Võn Tiờn “như là một trong những sản phẩm hiếm cú của trớ tuệ con người cú cỏi ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tỡnh cảm, đạo lớ của cả một dõn tộc” 
? Truyện được viêt ra nhằm mục đích gì?
HS: - Mục đích trực tiếp truyền dạy đạo lý làm người
- Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội : tình cha mẹ, con cái, vợ chồng, tình yêu
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khó phò nguy.
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. 
? Nhận xét gì về thể loại của truyện?
HS: - Thể loại mang tính chất kể: chú trọng đến hành động của nhân vật nhiều hơn là tả nội tâm- tính chất của nhân vật cũng thường bộc lộ qua việc làm, lời nói, cử chỉ của họ . 
H? Dựa vào sgk kể tóm tắt truyện? 
Hs kể tóm tắt – GV nhận xét
GV: Yêu cầu đọc: Chú ý đoạn tả cảnh cướp, nhấn 
mạnh hành động anh hùng của LVT. Giọng LVT sảng khoái, giọng tướng cướp dữ tợn. Đoạn tả cảnh KNN đọc giọng khiêm nhường, cảm kích.
GV đọc sau đó gọi học sinh đọc và nhận xét.
H? Giải nghĩa từ “ hung đồ, lẫy lừng, phừng phừng” ? 
- HS giải thích 
GV: Cách dùng những từ có phần chưa chuẩn
H? Theo em đoạn trích này có thể chia làm mấy phần, 
nêu nội dung giới hạn từng phần?
HS: - 2 phần
Phần 1: (14 câu đầu) LVT đánh tan bọn cướp, tiêu 
diệt tên cầm đầu Phong Lai.
Phần 2: (Còn lại) Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân
Tiên và KNN sau khi đánh cướp.
 GV: Vậy nội dung cụ thể của đoạn trích như thế nào, giờ sau chúng ta tìm hiểu tiếp
I Giới thiệu tác giả, tác phẩm ( 15')
 1 Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tục gọi là Đồ Chiểu .
- Sinh ra tại quê mẹ: Làng Tân Thới – Tỉnh Gia Định
- Năm 1843 thi đỗ tú tài (21tuổi)
- Ông là người có nghị lực sống và cống hién cho đời, có lòng yeu nước thiết tha,có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm
 - Có nhiều tác phẩm có giá trị
2, Tác phẩm Lục Vân Tiên
- Là truyện nôm, một loại tiểu thuyết cổ viết bằng thơ nôm lục bát 
- Hoàn cảnh sáng tác : Đầu năm 50 của thề kỷ 19 
- Đoạn trích ở phần tác phẩm từ câu123-180
II-Đọc và tìm hiểu bố cục: (10') 
 4 – Củng cố : ( 3')
 ? Nhắc lại những nét chính về tác giả, tác phẩm?
 5 - Dặn dò (2')
 - Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm
 - Tìm đọc toàn tác phẩm
 - Soạn tiép bài.
 6 - Rút kinh nghiệm ................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ****************************************
Ngày soạn: 9 -10 - 2012
Ngày dạy: ( 9a ) 16 -10-2012
 ( 9c ) 18- 10-2012
 Tiết 37 - Lục vân tiên cứu Kiều nguyệt nga
 ( Tiếp )
I- Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức: 
 - Giúp học sinh nắm được: Những hiểu biết về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Khát vọng cứu người, giúp đỡ đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
 2. Kĩ năng: 
 - Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
 - Qua đoạn trích giúp HS cảm nhận được vể đẹp của hình tượng nhân vật lý tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
 3. Thái độ: 
- Giáo dục cho học sinh chủ nghĩa anh hùng diệt ác, cứu nạn, lòng biết ơn với những người giúp đỡ mình.
II- Chuẩn bị:
	GV: Tìm hiểu toàn bộ truyện: “ Lục Vân Tiên” và soạn giáo án.
	HS: Làm bài tập theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu.
III- Lên lớp
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5')
 H? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên? 
 3. Giảng bài mới ( 1')
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung ghi bảng
H? Đoạn trích gồm những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính?
HS: - Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
GV: Khi tìm hiểu đoạn trích này chúng ta sẽ đi tìm hiểu nét tính cách, bản chất từng nhân vật.
H? Cho biết nhân vật LVT xuất hiện ở mấy cảnh? Đó là những cảnh nào?
HS: Hai cảnh: Cảnh Vân Tiên đánh cướp
 Cảnh Vân Tiên gặp người bị nạn.
H? Qua tìm hiểu tóm tắt truyện và chú thích, em biết Vân Tiên gặp bọn cướp trong hoàn cảnh nào?
HS: VT đang trên đường đi thi bất ngờ gặp .
GV: Trên đường đi thi bất ngờ gặp bọn cướp đang hãm hại dân lành. Chàng dừng lại hỏi han biết đó là bọn cướp chàng lập tức quyết định: “ Tôi xin ra sức anh hào
 Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”.
H? Đối mặt, giao chiến với bọn cướp Vân Tiên đã làm gì?
HS: - Ghé bên đàng
Bẻ cây làm gậy, xông tới- kêu.
H? Em có nhận xét gì về hành động đó của Vân Tiên? 
- HS trả lời, GV chốt, cho ghi
H? Trước hành động đó của VT bọn cướp có thái độ gì 
HS: - Phong Lai mặt đỏ phừng phừng, quát lớn, truyền quân phủ vây 4 phía.
GV: Phong Lai là tên cầm đầu bọn cướp, hắn và đồng bọn của hắn có tiếng là dữ tợn, chưa có ai dám đương đầu với chúng.
H? Trước mặt VT, em hãy tưởng tượng xem bọn cướp hiện ra như thế nào?
 HS: - Bọn chúng có đội quân đông đảo đang vây kín VT, tên nào cũng đằng đằng sát khí, gươm giáo đủ đầy như muốn nuốt chửng LVT.
H? Em hãy so sánh sự tương quan lực lượng giữa LVT và bọn cướp?
 Một bên là LVT 
 Một bên là bọn cướp
- Chỉ có một mình với vũ khí thô sơ là cây gậy trong tay. 
Hung hăng dữ tợn, lực lượng 
đông đảo có gươm giáo đầy đủ
 H? Em có cảm nhận gì nếu được chứng kiến cảnh đó?
 HS:- Cảm thấy hồi hộp, lo lắng cho số phận tính mạng của LVT.
GV: Ta thấy rõ ràng lực lượng hai bên quá chênh lệch- thật là một tình huống hết sức nguy hiểm đáng sợ.
H? Trước tình hình đó, VT đã hành động như thế nào?
HS: “ Vân Tiên tả xung 
H? Em thấy “ Đánh tả đột, hữu xông” là đánh như thế nào?
 HS: - -Đánh trái, đánh phải, đánh tứ phía 
GV: Ta có thể hình dung thầy giữa bọn cướp đông đảo như lũ kiến chòm ong, VT đã dùng cây gậy tung hoành 4 phía để chống trả chúng một cách quyết liệt.
H?Em hãy tưởng tượng và miêu tả lại?
- HS miêu tả lại
H?ở đây tác giả đã so sánh hành động đánh cướp ấy với hành động của ai?
- So sánh với dũng tướng Triệu Tử Long trong Tam quốc một mình phá vòng vây Tào Tháo để cứu con Lưu Bị.
H? Tác giả so sánh như vậy nhằm mục đích gì?
HS: - Ca ngợi lòng quả cảm, bất chấp kẻ thù của LVT.
GV: Đúng, hành động đánh cướp của LVT thật xứng đáng được ca ngợi bởi vì chàng xông vào trận có một mình chỉ với cây gậy thô sơ làm vũ khí mà dám đươngđầu với cả một lũ cướp đông đảo như một ... của con người nhất là trẻ em => tấm lòng nhân đạo cao cả.
H- Đọc ghi nhớ : ( SGK). 
	*Củng cố, dặn dò: Học bài, ôn tập
 ___________________________________________
Ngày soạn : tiết 86 
 Trả bài kiểm tra tiếng việt
A- Mục tiêu cần đạt: 
	- Giúp học sinh một lần nữa ôn lại những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, củng cố thêm kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận, thấy rõ ưu nhược điểm của học sinh.
	- Rèn luyện kỹ năng làm bài.
B. Chuẩn bị: 	- Thầy chấm bài.
	- Trò: Tự nhận xét bài làm so với đáp án
C- Lên lớp :	
	1.ổn định.
	2. Trả bài
 I- Kiểm tra nhận thức của học sinh về đáp án và biểu điểm.
 GV- Gọi một vài học sinh trả lời câu hỏi.
	- Học sinh trả lời.
	- GV Nhận xét và đánh giá.
II- Nhận xét chung.
III- Chữa lỗi sai.
	Những em có lỗi sai GV đã phê cụ thể trong bài từng em một - Yêu cầu tất cả những em đó lên bảng đọc trước lớp và tự sửa- cả lớp nhận xét.
	* Dặn dò- hướng dẫn.
	Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học
 ______________________________________________
Ngày soạn : tiết 87
Trả bài kiểm tra văn
 Phần thơ và phần truyện hiện đại
A- Mục tiêu cần đạt: 
	- Giúp học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản và hệ thống về chùm thơ, truyện Việt Nam đã học trong chương trình SGK văn lớp 9 tập I.
	- Củng cố thêm các kỹ năng làm bài và thấy rõ ưu điểm , nhược điểm của bài làm để có hướng khắc phục.
B. Chuẩn bị: 	- Giáo viên chấm bài.
	- Trò sửa những lỗi sai	
C- Lên lớp 	1.ổn định.
	 2. Trả bài
 I- Kiểm tra nhận thức của học sinh về đáp án và biểu điểm.
GV- Gọi một vài học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
	Ví dụ: ở câu 2. em chọn ý nào? vì sao?.
	=> Giáo viên kiểm tra luôn được việc nắm kiến thức của học sinh
II- Nhận xét chung về bài làm của học sinh.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
III- Sửa những lỗi trên biểu .
	 - Những lỗi trong bài làm của từng học sinh giáo viên đã phê và gạch trong bài .
	 - Yêu cầu từng học sinh xem kỹ bài của mình và tự sửa chữa.
	- Giáo viên gọi một số em lên sửa lỗi của mình.
	* Củng cố.
	+ Ôn tập lại kiến thức.
 	+Chuẩn bị bài học sau
 Ngày soạn : tiết 88-89
 Tập làm thơ tám chữ
A.Mục tiêu cần đạt :
	-Tiếp tục tìm hiểu những tập thơ tám chữ hay của các nhà thơ 
	-Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ hoặc bài thơ cho sẵn.
B.Tiến trình : 	1.ổn định 
	 2.Kiểm tra : Trong chương trình ngữ văn lớp 8, lớp 9 em đã được học những bài thơ nào viết theo thể thơ 8 chữ ?
	 3.Bài mới 
I-Tìm hiểu 1 số đoạn thơ 8 chữ :
	Giáo viên chép 1 số đoạn thơ lên bảng phụ 
	1. Thế Lữ:
	Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
	Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy 
	Thú sán lạn mơ hồ trong ảo mộng 
	Chớ hăng hái ganh đua đời náo động 
	Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.
	(Cây đàn muôn điệu )
	Đã biết bao phen những buổi chiều thu 
	Ta bâng khuâng tìm cảnh mộng bên hồ 
	Nhưng chỉ tiếc khi ngồi lặng ngắm 
	Đôi mắt cô em như say như đắm 
	Như buồn in hình ảnh giấc mơ xa 
	(Nhan sắc )
	2. Xuân Diệu.
	Cây bên đường trụi lá đứng tần ngần 
	Khắp xương nhánh chỉ một luồng tê tái 
	Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi 
	Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời 
	(Tiếng gió )
	3. Nhà thơ Hàn Mạc Tử 
	Cứ để ta ngất ngủ trong vũng huyết 
	Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh 
	Đừng nắm lại, nguồn thơ ta đang siết 
	Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh.
	(Trăng)
Nhận xét?
	- Thơ 8 chữ thường có sử dụng phần chân 1 cách linh hoạt, có vần trực tiếp tạo thành cặp ở 2 câu thơ đi liền nhau: ngắm, đắm, có vần gián cách: huyết ...siết...
	- Thơ 8 chữ rất gần với văn xuôi do đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt.
II- Viết thêm 1 câu thơ để hoàn thiện khổ thơ 
	Yêu cầu: 	- Câu mới viết phải đủ 8 chữ 
	- Phải đảm bảo sự lôgic về ý nghĩa với những câu đã cho 
	- Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 1 câu )
	a. Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc 
	Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bên sông 
	Tôi cũng khác tôi sau lần gặp .
	(Đỗ Bạch Mai -Trước dòng sông )
	Câu thơ nguyên tác: Mà sông bình yên nước chảy theo dòng 
	Gợi ý: 	Mà sông xưa vẫn chảy ....
	Bởi đời tôi cũng đang chảy ...
	Sao thời gian cũng đang chảy ...
	b. Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ 
	Nhưng người yêu khác hẳn với tình nhân 
	Biển dù nhỏ không phải là ao rộng 
	(Phạm Công Trứ - Vô đề )
	Câu thơ nguyên tác: Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân 
	Gợi ý: Có thể chọn 1 trong các câu gần đủ 8 chữ sau:
	Chợt quen nhau chưa thể gọi ....(là thân) 
	Một cành hoa đâu đã gọi .... mùa xuân
	c.
Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ 
	Phố hàng ngang dâu da xoan nở trắng 
	Và mưa rơi thật dịu dàng êm lặng
	(Bế Kiến Quốc -Dâu da xoan)
	Câu nguyên tác: Cho 1 người nào đó ngạc nhiên hoa 
	Gợi ý: Có thể chọn 1 trong những câu thơ gần đủ 8 chữ sau.
	Sao bâng khuâng trên những cánh hoa (bay)
	Cho một người thơ thẩn ngắm (cánh hoa )
	d.
	Có lẽ nào để tuột khỏi tay em 
	Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ 
	Những trái chín vẫn buồn vui tuổi trẻ 
	(Hoàng Thế Sinh - Có 1 đêm như thế )
	Câu thơ nguyên tác: Tôi nắm chặt hỏi cành táo nhọn gai 
	Gợi ý: 	-Những trái chín có từ ngày còn trẻ 
	-Ai hái tặng ai để nhớ (những ngày )
	-Tôi thẫn thờ nắm cành táo (đầy gai, nhọn gai )
III- Tập làm thơ 8 chữ theo đề tài 
	Gợi ý: 
	1. Nhớ trường : 
	VD : 	Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế 
	Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông 
	Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng 
	Xa bạn bè sao bỗng thấy bâng khuâng?
	Học sinh tự làm ị Giáo viên gọi đọc bài ị Nhận xét cho điểm 
	2. Nhớ bạn 
	 	VD :	Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời 
	Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui 
	Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời 
	Quây quần bên nhau bài nỗi đầy vơi
	Hoặc: đề tài vê quê hương 
	Giáo viên hướng dẫn, học sinh viết có thể ngắn, có thể khổ 4 câu.
	Học sinh trên lớp - các bạn nhận xét cho điểm 
	*Hướng dẫn ôn tập toàn bộ kiến thức.
Ngày soạn : tiết 90-91
Trả bài kiểm tra tổng hợp học kỳ I
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
	- Củng cố ôn tập lại các kiến thức về văn, tập làm văn, ngữ pháp 
	- Rèn kỹ năng làm bài trắc nghiêm và tự luận 
	- Rèn ý thức tự giác làm bài 
B.Chuẩn bị:
	- Giáo viên chấm bài -ghi tư liệu 
	- Học sinh tự giác sửa lỗi sai 
C.Lên lớp:
	1.ổn định 
	2.Kiểm tra: Trả bài 
I- Kiểm tra nhận thức của học sinh về đáp án và biểu điểm 
	Giáo viên gọi một vài học sinh:	- Kiểm tra phần trắc nghiệm 
 	- Tự luận.
	VD Câu 2 (TN) Người bà đã vi phạm phương châm về chất 
	Vì: - Những năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, làng xóm dựng lại 
	- Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.
	ị Ca ngợi đức hy sinh, sự chịu đựng gian khổ của người bà để người bố yên lòng ở nơi xa công tác.
H- Cảm nhận về 3 câu thơ ị Hs cảm nhận những ý nào? phát triển từ ngữ ra sao?
II- Nhận xét chung :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
III- Sửa chửa các lỗi tiêu biểu.
	-Những thiếu sót của học sinh - Giáo viên nhận xét ở các bài của học sinh 
	-Yêu cầu học sinh xem lại bài và tự sửa -Trình bày 
	*.Củng cố 
	Ôn tập - soạn bài: Bàn về đọc sách 
Câu 1: Thế nào là phép tu từ ẩn dụ, phép tu từ so sánh? Lấy ví dụ?
Câu 2: Phân tích tác dụng của từ láy trong đoạn thơ sau:
“ Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
 (Nguyễn Duy- ánh trăng)
.Câu 3: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ đó.
 Ông Trời nổi lửa đằng đông
 Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay !
 (Trần Đăng Khoa)
Câu 4: Câu thơ: “ Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh 
 Hỏi quê rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần”
Trong câu trả lời trên của MGS vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao? Tác giả sử dụng cách dẫn nào?
 II - Yêu cầu và đáp án.
Câu 1: (2 đ)
- ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. .(0,5 điểm)
VD: Con cò ăn bãi rau răm
Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai? .(0,5 điểm)
- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự vệc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. .(0,5 điểm)
VD: Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng. .(0,5 điểm)
Câu 2(3đ)
- Các từ láy: vành vạnh- thể hiện trăng tròn đầy, nguyên vẹn.(0,5 điểm)
- Phăng phắc- im lặng tuyệt đối (0,5 điểm)
Tác dụng: Trăng vẫn tròn đầy nguyên vẹn không thay đổi sau thời gian gặp lại thế mà cứ vô tình, trăng càng im lặng bao nhiêu thì làm cho con người tự trách vấn mình bấy nhiêu. (2 điểm)
Câu 3 (3đ)
-Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa (1 điểm ).
-Biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ đã tạo nên hình ảnh sinh động của sự vật khi trời chuyển mưa. Những sự vật tởng như vô tri vô giác nhưng trở nên cụ thể , sống động, mang đầy hình ảnh và màu sắc trong cảm nhận của ngời đọc. (2 điểm )
Câu 4: (2đ)
- Câu trả lời của MGS đã vi phạm phương châm hội thoại lịch sự vì khi đến nhà gái được hỏi thăm lai lịch sự thì trả lời cộc lốc thiếu sự tôn trọng (1điểm)
 - Sử dụng cách dẫn trực tiếp lời nhân vật MGS được để trong ngoặc kép. (1điểm)
1. Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm.(3đ)
Câu 1: Truyện “ Người con gái Nam Xương” “Truyện Kiều” “Truyện Lục Vân Tiên” thuộc thể loại truyện viết thời kì nào?
 A. Truyện cổ.
 B. Truyện trung đại
 C. Truyện hiện đại.
Câu 2: Truyện “ Lục Vân Tiên” viết bằng chữ gì?
 A. Chữ Hán
 B. Chữ Nôm
 C. Chữ quốc ngữ.
Câu 4-Nhận định nào nói đầy đủ nhất giá trị nội dung truyện Kiều?
 A-Có giá trị nhân đạo 
 B-Có giá trị hiện thực 
 C-Có tinh thần yêu nước
 D- Có giá trị nhân đạo và giá trị hiện
Câu 5 : Sắp xếp cỏc văn bản sau cho đỳng thể loại (1 đ)
Tờn tỏc phẩm
Thể loại
1- Quang Trung đại phỏ quõn Thanh 
2- Chuyện cũ trong phủ chỳa Trịnh
3- Truyện Kiều
4- Người con gỏi Nam Xương 
a - Truyện truyền kỡ
b - Truyện cổ tớch
c - Tuỳ bỳt 
d - Tiểu thuyết lich sử chương hồi 
e- Truyện thơ nụm 

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9 QUYEN 2.doc