Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích truyện Lục Vân Tiên) - Trường THCS Nam Đà

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích truyện Lục Vân Tiên) - Trường THCS Nam Đà

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

(Trích truyện Lục Vân Tiên)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga,.

 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ.

- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.

3. Thái độ: HS biết quý trọng nhân nghĩa và biết làm việc thiện.

B. CHUẨN BỊ:

1. Thầy: Nghiên cứu SGK, bảng phụ.

 -Đọc thêm những thông tin về t/g,ảnh chân dung t/g

2. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 -Vẽ tranh minh hoạ theo sgk

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích truyện Lục Vân Tiên) - Trường THCS Nam Đà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8 Ngày soạn :1/10/2011
Tiết : 36 Ngày dạy :3/10/2011
 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích truyện Lục Vân Tiên) 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga,.
 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.
3. Thái độ: HS biết quý trọng nhân nghĩa và biết làm việc thiện..
B. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Nghiên cứu SGK, bảng phụ.
 -Đọc thêm những thông tin về t/g,ảnh chân dung t/g
2. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 -Vẽ tranh minh hoạ theo sgk
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1.Ô.Đ.T.C.
 2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra việc soạn bài của hs
 3. Bài mới.
(Gtb) Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “Trên trời có những vì sao khác thường thoạt đầu mới nhìn chưa thấy sáng.Nguyễn Đình Chiểu-nhà thơ yêu nước Nam Bộ TK XIX là một ngôi sao như thế,ngoài văn thơ yêu nước ông nổi tiếng với truyện thơ “Truyện Lục Vân Tiên”chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tác phẩm này
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
 Hoạt động 1 
 Hs nắm được vị trí,các chú thích,
thể lọai,PTBĐ và bố cục của đoạn trích
H:Đoạn trích nằm ở phần nào của truyện?
- Yêu cầu hs đọc chú thích Sgk.
-Gv hướng dẫn đọc:Ngôn ngữ phần nói về bọn cướp và miêu tả trận đánh linh hoạt, nhanh, dồn dập, phần kể về cuộc gặp gỡ 2 người đọc thong thả
-GV đọc mẫu-> Hướng dẫn cách đọc , gọi HS đọc đoạn trích .
H: Đoạn trích được chia thành mấy phần? Nội dung chính từng phần?
H:Văn bản thuộc thể loại nào?
H: Phương thức biểu đạt của văn bản?
Hoạt động 2
Tìm hiểu nội dung văn bản.
H: Lục Vân Tiên đánh cướp trong hoàn cảnh nào? 
H: Hình ảnh bọn cướp được miêu tả như thế nào?So với Vân Tiên và rút ra nhận xét.
H: Trước hành động hung hãn của bọn cướp như vậy Lục Vân Tiên đã làm gì?Từ loại nào đã được sử dụng khi tác giả miêu tả hành động của Vân Tiên?
H: Nghệ thuật gì được sử dụng trong hai câu thơ:
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Giang
H: Qua đó tính cách và tài năng nào của nhân vật được bộc lộ rõ?
H:Theo em chi tiết nào diễn tả rõ nhất khí phách của LVT?
H: CHTL:Theo em,NĐC có dụng ‎ gì khi sáng tạo nhân vật Lục Vân Tiên?
* GV :Trước đảng giặc vây bủa bịt bùng,dũng sĩ Vân Tiên múa gậy như h/ả Thánh Gióng vươn mình đứng dậy đầy sức mạnh,như Triệu Tử Long cứu Ấu chúa A Đẩu.Hành động của họ Lục được miêu tả như một thánh nhân.
H: Động cơ nào khiến Vân Tiên có sức mạnh như vậy?
H:Theo em cuộc chiến đấu này giống chi tiết nào trong truyện cổ tích Thạch Sanh?
Bình: LVT chiến đấu vì người dân gặp nạn diệt trừ cái ác xuất phát từ lòng nhân hậu,giản dị vô tư trong sáng cao đẹp biết bao,sức mạnh của chàng là sức mạnh của nhân dân ,của cái thiện, do đó nó là vô địch
H:Hãy xem sau khi đánh cướp xong VT có cách xử xự ntn với KNN?
- Gọi hs đọc đoạn thơ :”Khoan khoan... phận trai”
H:Tại sao VT lại nói như vậy?Điều đó cho thấy chàng là con người ntn?
Gv: chàng vẫn tuân thủ theo quan niệm pk:nam nữ thụ thụ bất thân
H:Khi nghe KNN bày tỏ ý muốn trả ơn VT đã có lời nói nào?phân tích nội dung?Cái cười của VT thể hiện điều gì?
H:Nhận xét cách dùng từ trong đoạn này?
H:Vân Tiên đã bày tỏ quan niệm sống của mình ntn?
H:Trình bày ý hiểu của em về câu nói này? “Nào ai tính thiệt so hơn làm gì” “Nhớ câu kiến ngãi...”
Gv: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng .
Đây là lẽ sống của hiền nhân quân tử xưa và người chân chính nay.
H:Em có đồng ý với quan điểm của LVT không?
H: Qua những lời nói và hành động đó em thấy thái độ của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga là gì ?
H: Qua việc tìm hiểu về Lục Vân Tiên , giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tính cách Vân Tiên ?
H:Nhận xét cách dùng từ trong đoạn này?
H: Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga 
được hiện lên qua đâu?
H: Đọc những lời nói của NN và phân tích? Nhận xét cách xưng hô?
 H:Những phẩm chất gì được bộc lộ?
H: Em đánh giá ntn về vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga ?
Bình:Ta thấy Nguyệt Nga là người chịu ơn,một cái ơn trọng,không những là ơn cứu mạng mà còn là cứu cả một đời con gái của nàng,nàng tìm mọi cách để trả ơn cũng không đủ nên cuối cùng nguyện gắn bó cuộc đời với Vân Tiên để giữ trọn ân tình.Qua đó ta thấynàng là một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, nói năng dịu dàng, mực thước, khúc triết, rõ ràng. Đặc biệt Kiều Nguyệt Nga còn là người ân nghĩa thuỷ chung -> nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho nàng chinh phục được tình cảm yêu mến của ND, những con người bao giờ cũng xem trọng ơn nghĩa “ơn ai một chút chẳng quên”.
Hoạt động 3
-Hướng dẫn hs rút ra được nội dung và nghệ thuật của văn bản
H: Theo em các nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ?
H: Truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào mà em đã học?
H: Nhận xét về ngôn ngữ của tác giả sử dụng trong đoạn trích?
H: Qua những biện pháp nghệ thuật đó tác giả đã thể hiện thành công nội dung nào ?
Gv hướng dẫn hs tổng kết bằng Bản đồ tư duy
Liên hệ thực tế giáo dục:
Qua văn bản em học tập được điều gì ở nhân vật LVT? Từ đó trong thực tế cuộc sống có những hành động ,việc làm nào tương tự
Sau phần giới thiệu về gia đình Vân Tiên, Vân Tiên đi thi.
-Đọc chú thích.
- Bố cục: 2 phần
P1: 14 câu đầu: LVT đánh tan bọn cướp cứu KNN.
P2: còn lại:Cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN
- Hs nêu cá nhân.
-tự sự xen với miêu tả.
- Phát hiện
-> Gặp bọn cướp bất ngờ trên đường đi lên kinh ứng thi ; LVT là một thư sinh chỉ có một mình không có vũ khí.
- Phát hiện.
-Giặc:4 phía bủa vây.
-Hành động:1 mình
bẻ gậy,xông vô,tả đột hữu xông=> động từ mạnh
- Lời nói: tuyên chiến với bọn cướp
-So sánh
-Tính cách:anh hùng
-Tài năng: 1 mình với chiếc gậy mà thắng được bon cướp có hung khí.
- vị nghĩa quên thân.
-Là h/ả đẹp,lí tưởng,
tác giả gửi gắm niềm tin,khát vọng về trang anh hùng dẹp loạn cứu đời.
- HS nghe 
-hs nêu
Đó là lòng căm ghét cái ác trọng nghĩa thương người của LVT (cũng là của NĐC)
-Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa
- HS nghe
- Đánh giá.
- hs đọc 2 câu thơ
-Chàng hỏi han ân cần giữa đúng phép tắc Nho giáo
- hs phân tích
+Từ chối mọi sự đền đáp của KNN
- “Vân Tiên nghe nói liền cười
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
- Phân tích
- Khước từ mọi sự đền đáp:giúp người là vì nghĩa chứ không phải để lấy công
- hs tự bộc lộ
* Phân tích:
- Thái độ từ tâm, nhân hậu -> chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài.
- Đánh giá -> nhận xét.
- Lời nói 
- Xưng hô
quân tử - tiện thiếp 
-Thái độ
- Đánh giá.
Hs tự đánh giá.
- HS nghe
* Suy nghĩ -> tổng kết.
- Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói.
-> “Truyện Lục Vân Tiên” là truyện kể mang nhiều tính chất dân gian.
* HS nhận xét.
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị.
- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết.
I. Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích : nằm ở phần đầu của truyện.
2. Chú thích / Sgk
3. Bố cục: 2 phần
4. Thể loại: truyện thơ
5. Phương thức biểu đạt: tự sự 
II. Tìm hiểu văn bản.
1.Nhân vật Lục Vân Tiên.
a. Hành động đánh cướp.
- Hoàn cảnh: trên đường đi thi ,không có vũ khí,giặc đông.
- Hành động:nhanh,dứt khoát.
-Lời nói: đầy thách thức.
-Tính cách:anh hùng.
-Tài năng:1 mình mà thắng được bon cướp có hung khí.
=> Tác giả dùng những động từ mạnh,nghệ thuật so sánh,
hình ảnh đối lập để diễn tả hành động,qua đó bộc lộ tính cách anh hùng ,tài năng và tấm lòng vị nghĩa của nhân vật.
b.Cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga.
- Qua cách cư xử ta thấy Vân Tiên là người chính trực,hào hiệp,trọng nghĩa khinh tài,từ tâm,nhân hậu.
-> H/ả LVT là hình ảnh đẹp, lí tưởng mà NĐC gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình : 
người ngay thẳng trong sáng, nghĩa hiệp.
-Lời thơ chân chất, thô mộc mang đậm màu sắc Nam Bộ.
2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga.
- Xưng hô khiêm nhường.
- Lời nói:văn vẻ,dịu dàng,mực thước.
- Thái độ đối với ân nhân:băn khoan,áy náy tìm mọi cách để đền ơn.
=>Nguyệt Nga là người thùy mị nết na, hiếu thảo,trọng đạo làm người.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói.
- Ngôn ngữ mộc mạc,bình dị,mang đậm chất nam Bộ.
-Nghệ thuật so sánh,các h/ả đối lập,các động từ mạnh.
2. Nội dung: Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
 D.Củng cố - Dặn dò
 -Hình ảnh LVT khi đánh bọn cướp cứu Nguyệt Nga?
 -Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga hiện lên như thế nào?
 -Học thuộc đoạn trích
 - Soạn bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_36_luc_van_tien_cuu_kieu_nguyet_nga_t.doc