Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 41 đếb 50

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 41 đếb 50

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

- Phần Văn -

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở Đồng Nai và các tác phẩm văn học viết về Đồng Nai từ sau 1975. Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.

- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở Đồng Nai. Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về Đồng Nai. Những biến chuyển của văn học Đồng Nai sau năm 1975.

- Sưu tầm, tuyển chọn về tài liệu văn thơ viết về Đồng Nai. Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về Đồng Nai. So sánh văn học địa phương giữa các giai đoạn.

- Hình thành sự quan tâm yêu mến đối với văn học địa phương.

 +Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường - Cảm nhận về môi trường thiên nhiên trong các tác phẩm:Trên mảnh đất này, Ông Bảy rừng Sác, Người ở miệt vườn, Mùa trái cây, Cây sầu riêng tứ thời Liên hệ :Cuộc sống của con người trong chiến tranh với sự hủy diệt do bom đạn của kẻ thù, cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của con người ở miệt vườn

II.CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên :

 - Giáo án, sưu tầm các t¸c gi¶, tác phẩm ở Đồng Nai từ sau 1975 đến nay.

 - Tuyển tập thơ văn Đồng Nai

 2. Học sinh :

 - Sưu tầm các tác giả , tác phẩm viết về Đồng Nai từ sau 1975 đến nay (theo hướng dẫn của GV).

 

doc 25 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 41 đếb 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 09	 	Ngày soạn : 10.10.2011
Tiết : 41	Ngày dạy : 17.10.2011
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
- Phần Văn -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở Đồng Nai và các tác phẩm văn học viết về Đồng Nai từ sau 1975. Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.
- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở Đồng Nai. Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về Đồng Nai. Những biến chuyển của văn học Đồng Nai sau năm 1975.
- Sưu tầm, tuyển chọn về tài liệu văn thơ viết về Đồng Nai. Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về Đồng Nai. So sánh văn học địa phương giữa các giai đoạn.
- Hình thành sự quan tâm yêu mến đối với văn học địa phương.
	+Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường - Cảm nhận về môi trường thiên nhiên trong các tác phẩm:Trên mảnh đất này, Ông Bảy rừng Sác, Người ở miệt vườn, Mùa trái cây, Cây sầu riêng tứ thờiLiên hệ :Cuộc sống của con người trong chiến tranh với sự hủy diệt do bom đạn của kẻ thù, cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của con người ở miệt vườn 
II.CHUẨN BỊ :
	1. Giáo viên :
 - Giáo án, sưu tầm các t¸c gi¶, tác phẩm ở Đồng Nai từ sau 1975 đến nay.
 - Tuyển tập thơ văn Đồng Nai
	2. Học sinh :
	- Sưu tầm các tác giả , tác phẩm viết về Đồng Nai từ sau 1975 đến nay (theo hướng dẫn của GV).
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
H - Đọc thuộc lòng 14 câu đầu của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” ? (4 đ), ( SGK trang 118 )
H – Đạo lí nhân nghĩa được thể hiện như thế nào ? (6 đ)
- Đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên được thể hiện qua hành động dũng cảm đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu khi cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh lại bọn cướp.
- Đạo lí nhân nghĩa còn được thể hiện qua lời nói của cô gái có học thức, khuê các, thuỳ mị, thủy chung, nết na. Kiều Nguyệt nga một lòng tri ân người đã cứu mình.
3. Bài mới
	* Giới thiệu bài: Để bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học Đồng Nai bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về Đồng Nai quê mình. Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu điều đó.
- Gv hướng dẫn học sinh lần lượt thực hiện các hoạt động
- Gv hình thành 1 bảng thống kê đầy đủ (dùa vào tư liệu và bản thống kê của H/s)
I.Học sinh tập hợp theo tổ bản thống kê mà mình đã sưu tầm được:
- Các thành viên trong tổ (nhóm) nộp bản thống kê
- Tổ trưởng (nhóm trưởng) tập hợp vào thành một bản
II.Các tổ đọc trước lớp bản thống kê của tổ mình (danh sách T/g, tác phẩm đã sưu tầm)
- Bổ sung vào bản thống kê của mình những tác phẩm , T/g còn thiếu
STT
TÊN TÁC GIẢ
NĂM SINH - QUÊ
TÁC PHẨM CHÍNH
1
LÝ VĂN SÂM
1921-2000, Bình Long
Vĩnh Cửu - Đồng Nai
Kòn Trô,Nắng bên kia làng, Bến xuân, Cà Ngá, Địa ngục vá ánh sáng, Chuyện ấy đã qua rồi
2
HÒANG VĂN BỔN
1930, Bình Long, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Trên mảnh đất này, Mẹ, Chứng nhận cuối đời, PrùmPrùm, Ông cháu người lính già
3
ĐÀM CHU VĂN
22/02/1958, xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình
44 bài thơ
4
TRẦN NGỌC TUẤN
29/10/1962, Bình Nguyên, Bình Sơn, Quãng Ngãi
40 bài thơ
5
NGUYỄN ĐỨC THỌ
1955-2001, xã Hưng Khánh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An
Miệt vườn, Bồi hồi nhớ má năm xưa, Ông Bảy rừng Sác, Người ở miệt vườn, Mùa trái cây, Cây sầu riêng tứ thời
6
KHÔI VŨ
03/8/1950
Biên Hòa, Đồng Nai
Ngọn lửa âm thầm, Thần Nông trên đồi, Hảo hớn, Trái dưa tây lép, Say nắng
-G.thiệu mục 2
+Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường - Cảm nhận về môi trường thiên nhiên trong các tác phẩm:Trên mảnh đất này, Ông Bảy rừng Sác, Người ở miệt vườn, Mùa trái cây, Cây sầu riêng tứ thời
 -Liên hệ :Cuộc sống của con người trong chiến tranh với sự hủy diệt do bom đạn của kẻ thù, cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của con người ở miệt vườn 
- H/s nhận xét
- GV đánh giá
GV đọc một truyện ngắn cho HS cùng nghe.
III. Đại diện từng tổ giới thiệu trước lớp về một nhà văn, nhà thơ người Đồng Nai sau năm 1975.
- Đọc diễn cảm một đoạn thơ, đoạn văn hay viết về Đồng Nai.
- Nhận xét về tác giả và tác phẩm văn học Đồng Nai trước và sau 1975.
4.Củng cố 
- Cho HS đọc một bài thơ về Đồng Nai mà các em tìm được. 
5. Hướng dẫn tự học
- Sưu tầm tranh ảnh, tác phẩm của nhà thơ, nhà văn Đồng Nai.
- Chuẩn bị : Tổng kết về từ vựng
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
=============================================================================
Tuần 09	 	Ngày soạn : 10.10.2011
Tiết : 42	 	 Ngày dạy : 17/18.10.11
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã hoc từ lớp 6 đến lớp 9. Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
- Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
- Gi¸o dôc cho häc sinh lßng tù hµo vÒ sù giµu ®Ñp cña TiÕng ViÖt
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh:
- Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trao dồi vốn từ và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt .
- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp .
II.CHUẨN BỊ :
	1. Giáo viên :
Giáo án, SGK.
Bảng phụ.
	2. Học sinh :
	- Soạn bài.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1. Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ : trong giờ
3. Bài mới : 
 * Giới thiệu bài : Để giúp các em nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9. tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành tổng kết từ vựng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Ôn tập từ đơn và từ phức
H - Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức? Căn cứ vào đâu để phân biệt từ phức? 
H - Trong từ phức có những loại nào ? 
 GV treo bảng phụ . GV cho HS đọc phần bài tập trong bảng phụ.
H - Phân biệt từ ghép từ láy ở các từ in nghiêng ?
 GV yêu cầu HS làm, GV cho HS khác nhận xét, đúc kết cho điểm thực hành.
Bài tập : - Gọi1 HS đọc bài tập : Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy : ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Thực hành luyện tập sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể .
* GV -> 2 nhóm cho 2 em lên bảng đại diện 2 nhóm ghi các từ thuộc 2 loại .
Bài 3 : GV tạo 2 câu trắc nghiệm sau . 
Câu 1 : Từ láy nào có sự giảm nhẹ nghĩa so với tiếng gốc ? 
( A - Trăng trắng ; B - Nhấp nhô ; C - Sạch sành sanh )
Câu 2 : Từ láy nào có nghĩa mạnh hơn so với từ gốc ? 
( A - Đèm đẹp ; B - Nhấp nhô ; C - Xôm xốp )
H – Ta có thể dùng từ láy nào để thay thế ? 
 ( HS đọc bài tập, GV cho phát hiện những chỗ sai trong câu, thay thế bằng những từ nào ? 
 GV khái quát về yêu cầu sử dụng từ láy . 
Hoạt động 2 : Thành ngữ
*GV cho HS đọc phần II trong SGK.
H - Em hiểu thế nào là thành ngữ ?
*GV cho HS đọc phần bài tập trong SGK. Yêu cầu HS làm, GV cho HS khác nhận xét, đúc kết cho điểm thực hành.
H - Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ
Tổ hợp từ
a) gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
b) đánh trống bỏ dùi
c) chó treo mèo đậy
d) được voi đòi tiên
e) nước mắt cá sấu
	Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó ?
H - Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được ?
- Chó chui gầm chạn. 
- Mỡ để miệng mèo .
- Cây cao bóng cả .
- Cây nhà lá vườn . 
H - Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương ?
Hoạt động 3 : Nghĩa của từ
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Động não, suy nghĩ, phân tích, hệ thống háo các vấn đề về từ vựng tiếng Việt.
H - Em hiểu thế nào là nghĩa của từ ?
*GV cho HS đọc phần bài tập trong SGK. Yêu cầu HS làm, GV cho hs khác nhận xét, đúc kết cho điểm thực hành.
H - Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau :
a) Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ có con, nói trong quan hệ với con”.
b) Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố ở phần nghĩa “người phụ nữ, có con”
c) Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu : Mẹ em rất hiền và Thất bại là mẹ thành công
d) Nghĩa của từ mẹ không có phần nào chung với nghĩa của từ bà.
H - Cách giải thích nào trong hai cách giải thích sau đây là đúng ? Vì sao ?
Độ lượng là:
a) đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
b) rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
Hoạt động 4 : Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Động não, suy nghĩ, phân tích, hệ thống háo các vấn đề về từ vựng tiếng Việt.
H - Em hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?
* GV cho HS đọc phần bài tập trong SGK. Yêu cầu HS làm, GV cho HS khác nhận xét, đúc kết cho điểm thực hành.
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Thực hành luyện tập sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể .
H - Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không ? Vì sao ?
	Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
 Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng !
I/ BÀI HỌC :
1. Từ đơn và từ phức
 a/ Khái niệm và cấu tạo.
Từ đơn : Là từ chỉ gồm một tiếng.
Từ phức : Là từ gồm hai hay nhiều tiếng.
 + Từ ghép : Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
 + Từ láy : Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
Từ đơn Từ phức 
 Từ láy từ ghép 
 b/Bài tập 1.
- Từ ghép : Tươi tốt, cỏ cây, mong muốn, bó buộc, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng . 
- Từ láy : Nho nhỏ , gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh . 
Bài 2 : 
a . Từ láy có nghĩa giảm nhẹ 
 Trăng trắng,đèm đẹp, lành lạnh, xôm xốp .
b . Từ láy có nghĩa tăng hơn . 
 Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
Bài 3 : Thay bằng từ láy . 
a . Cây cối -> chỉ cây nói chung 
b . Lạnh lùng . 
2. Thành ngữ
 a/ Khái niệm : Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh 
b/ Bài tập :
 - Bài 2 :
- Thành ngữ :
 + đánh trống bỏ dùi : làm không đến nơi đến chốn , bỏ dở .
 + được voi đòi tiên : được cái này lại đòi cái kia , tham lam.
 +nước mắt cá sấu : biểu thị sự thương xót giả dối để đánh lừa người khác .
 -Tục ngữ :
 + gần mực thì đen gần đèn thì sáng :môi trường , hoàn cảnh có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách , đạo đức , lối sống con người .
 + chó treo mèo đậy : cách giữ gìn thức ăn , với chó phải treo lên ,với mèo phải đậy lại .
- Hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật :
 + Chó treo mèo đậy.
 + Mỡ để miệng mèo.
- Hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật :
 + Cây cao bóng cả. ...  :
a) Từ Hán Việt chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt.
b) Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
c) Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của tiếng Việt.
d) Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.
Hoạt động 4 : Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
H - Thế nào là thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ?
H - Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay ?
- Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội .
Hoạt động 5 : Trau dồi vốn từ
- Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ.
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Thực hành: luyện tập sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể . 
H - Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau : bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh.
H - Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau :
a) Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ty lớn trên thế giới.
b) Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân.
c) Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam.
I/ BÀI HỌC :
1. Sự phát triển của từ vựng
 a . Các cách phát triển từ vựng dễ nhận thấy. 
- Biến đổi và phát triển nghĩa của từ.
Ví dụ : con chuột 
- Tạo từ ngữ mới: bằng cách ghép từ.
Ví dụ : rừng phòng hộ, sách đỏ
- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài . 
Ví dụ : in-ter-net, quota.
 b . Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ thì vốn từ không thể sản sinh nhanh, đáp ứng nhu cầu giao tiếp. 
2. Từ mượn 
a . Khái niệm .
- Là những từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ nước khác.
b . Bài tập : 
- Cách hiểu đúng về từ mượn là : (c)
 Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
3. Từ Hán Việt
a . Khái niệm .
- Là những từ được vay mượn từ ngôn ngữ tiếng Hán.
b . Bài tập : 
- Cách hiểu đúng là : (b)
 Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
4. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
 * Khái niệm .
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ.
- Biệt ngữ xã hội là lớp từ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
5. Trau dồi vốn từ
 a - Các hình thức trau dồi vốn từ :
+ Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ.
+ Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
 b - Giải thích nghĩa :
+ bách khoa toàn thư : từ diển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
+ bảo hộ mậu dịch : bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nước ngoài ngay trên thị trường nước mình.
+ dự thảo : văn bản mới ở dạng phác thảo, chưa chính thức được công nhận.
+ đại sứ quán : cơ quan đại diện chính thức cho một nhà nước đóng ở nước ngoài
+ hậu duệ : con cháu của người đã chết.
+ khẩu khí : khí phách toát ra từ lời nói.
+ môi sinh : môi trường sinh thái.
- Sửa lỗi dùng từ :
Câu
Từ sai
Sửa lại
a
béo bổ
béo bở
b
đạm bạc
tệ bạc
c
tấp nập
tới tấp
4/ Củng cố
	-Cho HS nhắc lại các bài tập.
	5. Hướng dẫn tự học
	- Học bài, chỉ ra các từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ trong một văn bản cụ thể. Giải thích được vì sao những từ đó lại được sử dụng (hay không được sử dụng) trong văn bản đó?
- Chuẩn bị : Tổng kết về từ vựng.
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
=============================================================================
Tuần lễ : 10	 	Ngày soạn : 17.10.2011
Tiết : 50	 	.Ngày dạy :28/29.10.11
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 	- Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về từ vựngvà một số phép tu từ từ vựng. Biết vận dụng những kiến thức đã học khi giao tiếp , đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
 	- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá , nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
	- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá , nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
 	- Nắm chắc kiến thức để học tập tiến bộ.
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh:
	- Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trao dồi vốn từ và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt .
- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp .
II.CHUẨN BỊ :
	1/ Giáo viên:
Giáo án, SGK.
Bảng phụ.
	2/ Học sinh::
	- Soạn bài.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ : trong giờ
3/ Bài mới 
* Giới thiệu bài: Để giúp các em nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tổng kết về từ vựng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu từ tượng thanh, từ tượng hình.
*GV cho HS đọc phần I trong SGK.
H- Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh ?
H- Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh ?
H- Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích sau:
	“Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay cuốn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức vách trắng toát.”
Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số phép tu từ từ vựng.
*GV cho HS đọc phần II trong SGK.
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Động não, suy nghĩ, phân tích, hệ thống háo các vấn đề về từ vựng tiếng Việt .
- Gọi HS nhớ lại, kể tên và nêu đặc điểm của 8 biện pháp tu từ từ vựng đã học.
 - HS đọc các ví dụ SGK.
H- Ôn lại các khái niệm so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ ?
Hoạt động 3 : Bài tập 
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Thực hành: luyện tập sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể . 
* GV nêu định hướng và yêu cầu của mỗi bài tập. Sau đó cho HS tiến hành làm bài, các HS khác nhận xét . GV đúc kết, cho điểm.
1. Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ:
	a. 	Thà rằng liều một thân con,
	 Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.
b.	Trong như tiếng hạc bay qua,
 Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
c. Làn thu thủy nét xuân sơn,
 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
 Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Gác kinh viện sách đôi nơi,
 Trong gang tấc lại gấp mười quan san.
e. 	Có tài mà cậy chi tài,
 Chữ tài liền với chữ tai một vần.
3/	Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ, đoạn thơ:
	a.	Còn trời còn nước còn non,
	 Còn cô bán rượu anh còn say sưa.
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
 Voi uống nước, nước sông phải cạn.
 c.	Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
	Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
	Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 d.	Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
	Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
 e. Mặït trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.	
I/ BÀI HỌC :
1. Từ tượng thanh và từ tượng hình
- Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
* Tìm tên những loài vật là từ tượng thanh:
VD: Tu hú, tắc kè, quốc...
- Xác định từ tượng hình : lốm đốm, lê thê, loáng hoáng, lồ lộ.
àTác dụng : Mô tả hình ảnh đám mây cụ thể và sống động.
2. Một số phép tu từ từ vựng.
* So sánh: Đối chiếu sự việc này, sự vật này, sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
* Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật ,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
* Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng mạnh, tăng sức biểu cảm
*Nhân hoá: Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật...bằng những từ ngữ vốn trước dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối trở nên gần gũi với con người
*Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm
*Nói giảm, nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
*Điệp ngữ: Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc một câu) để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ
*Chơi chữ: Lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước...làm câu văn hấp dẫn thú vị hơn
II/ BÀI TẬP :
1. Phân tích nghệ thuật :
a. Ẩn dụ :
- “Hoa” dù rã “ cánh”
[Thuý Kiều dù có phải chết ]
- “Lá” còn “xanh cây”
[Người nhà Kiều vẫn còn bình an ]
à Câu thơ diễn tả rất khéo léo cảm động về ý nguyện bán mình của Kiều.
b. Các phép tu từ :
- So sánh tiếng đàn Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió, tiếng mưa.
- Phép đối : trong-đục, khoan-mau.
- Điệp ngữ :”như, tiếng”
 à Tất cả nhằm nhấn mạnh sự tinh diệu, phong phú của ngón đàn Thúy Kiều.
c. Phép tu từ :
- Nói quá và nhân hóa.
à Nhấn mạnh tài sắc vẹn toàn của Thúy Kiều.
d. Phép tu từ : đối ngữ, nói quá
à Nhấn mạnh nỗi cách ngăn trớ trêu giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh lúc này.
e. Phép tu từ : chơi chữ : “tài, tai”
à Nhấn mạnh sự oái oăm của số phận tài năng.
3. Phân tích nghệ thuật :
a. Phép tu từ : điệp ngữ “còn”, từ đa nghĩa “say sưa”
à Nhấn mạnh tình cảm của chàng trai đối với cô hàng bán rượu, nhưng được thể hiện một cách khéo léo và kín đáo.
b. Phép tu từ : Nói quá, điệp ngữ
à Nhấn mạnh khí thế mạnh mẽ của nghĩa quân Lam Sơn.
c. Phép tu từ : So sánh, điệp ngữ
à Nhấn mạnh tấm lòng vì nước vì dân của một con người trước cảnh đẹp đêm trăng giữa rừng vắng.
d. Phép tu từ : Nhân hóa, phép đối.
à Nhấn mạnh tâm hồn bay bổng tự do của người tù.
e. Phép tu từ : Ẩn dụ.
à Nhấn mạnh em bé là nguồn sống, nguồn yêu thương và tin tưởng của mẹ.
	4.Củng cố
	- Cho HS nhắc lại vài bài tập quan trọng.
	5. Hướng dẫn tự học
	- Học bài, tập viết các đoạn văn có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình.
	- Tập viết các đoạn văn có sử dụng một số các phép tu từ so sánh, ấn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
	- Chuẩn bị: Đoàn thuyền đánh cá.
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
=============================================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_41_deb_50.doc