Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 44, 45 - Bài 10: Văn bản Đồng chí - Chính Hữu

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 44, 45 - Bài 10: Văn bản Đồng chí - Chính Hữu

Tiết 44, 45 - Bài 10 – Văn bản

ĐỒNG CHÍ

 _Chính Hữu_

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Hs cảm nhận đượchiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ND ta

 Vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

Hiểu được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc giàu ý nghĩa biểu tượng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại

Bao quát toàn bộ TP ,thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.

 Cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh thơ giàu chất hiện thực mà ko thiếu chất bay bổng.

3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào đối với truyền thống vẻ vang của dân tộc, lòng yêu mến kính trọng, lòng biết ơn các thế hệ cha anh.

B/ CHUẨN BỊ:

1. GV: Tham khảo tài liệu, tích hợp văn biểu cảm. -> soạn giáo án.

2. HS: học và chuẩn bị bài trước ở nhà.

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 44, 45 - Bài 10: Văn bản Đồng chí - Chính Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 44, 45 - Bài 10 – Văn bản 
Đồng chí
 _Chính Hữu_
A/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Hs cảm nhận đượchiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ND ta
 Vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
Hiểu được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc giàu ý nghĩa biểu tượng. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại
Bao quát toàn bộ TP ,thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
 Cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh thơ giàu chất hiện thực mà ko thiếu chất bay bổng.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào đối với truyền thống vẻ vang của dân tộc, lòng yêu mến kính trọng, lòng biết ơn các thế hệ cha anh. 
b/ chuẩn bị:
1. GV: Tham khảo tài liệu, tích hợp văn biểu cảm... -> soạn giáo án.
2. HS: học và chuẩn bị bài trước ở nhà.
c/ hoạt động dạy và học:
 1. Ôn định lớp
 2. Kiểm tra
? Đọc thuộc lòng đoạn đầu văn bản: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của t/g Nguyễn Đình Chiểu? Em có nhận xét gì về nhân vật Lục Vân Tiên? 
3. Giới thiệu bài:
 Từ sau cách mạng tháng Tám, trong văn học hiện đại Việt Nam xuất hiện một đề tài mới, tình đồng chí, tình đồng đội của người chiến sĩ cách mạng, anh bộ đội cụ Hồ. Chính Hữu là một trong những nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc “Đồng chí”.
4. Dạy bài mới:
Hđ của gv
Hđ của hs
Nội dung
? Nêu những nét chính về tác giả Chính Hữu?
? Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?
-GV: Bài thơ được đăng đầu tiên trên báo của đại đội, sau đó đăng trên báo Sự thật (Báo nhân dân ngày nay).
-Phát hiện cách đọc, gọi hs đọc
-Giải nghĩa từ khó trong sgk
? Bài thơ chia làm mấy phần, nội dung từng phần?
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Chủ đề bài thơ?
-Đọc 6 câu thơ đầu
? Mở đầu bài thơ t/g giới thiệu về quê hương của các anh ntn? 
? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu của t/g?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong hai câu thơ?
? Thành ngữ đó gợi lên điều gì?
? Qua hai câu thơ trên gợi cho em biết điều gì về hoàn cảnh xuất thân của các anh?
-GV: Từ những người xa lạ họ trở thành quen nhau và thân thiết.
? Vì sao mỗi người một miền quê họ lại trở thành quen và thân thiết như vậy?
? Câu thơ nào thể hiện rõ điều đó?
? Em hiểu câu thơ ntn?
? Điều gì khiến họ trở thành tri kỉ?
GV: Đây là một câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm của thời gian khổ cực nơi chiến ttường.
? Câu thơ thứ 7 đặc biệt ở chỗ nào?
? Câu thơ 7 diễn tả điều gì?
-GV: Với các từ làm vị ngữ “bên, sát, chung, thành” thể hiện sự gắn bó thiết tha, tri kỉ của tình đồng chí đồng đội.
-HS quan sát tranh trong sgk
-Đọc 10 câu thơ tiếp
? Những người lính ra trận nhớ gì?
GV: 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
-GV: Gian nhà, giếng nước, gốc đa ... được nhân hóa đang đêm ngày dõi theo bóng hình anh trai cày ra trận, còn anh líh thì đêm ngày ôm ấp hình bóng quê hương.
Tình yêu quê hương góp phần hình thành tình đồng chí, làm nên sức mạnh tinh thần để họ vượt qua gian lao.
? Những lời thơ: 
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi.
 cho em biết hiện thực nào lúc bấy giờ?
? Gian lao của người lính còn được nói đến qua những chi tiết nào?
-GV: Gian khổ ngày một nhiều: áo rách vai, quần vá, chân không giày.... đây là những chi tiết có thực về những năm đầu của cuộc kháng chiến, quân và dân ta đã trải qua muôn vàn khó khăn: thiếu vũ khí, quân trang, lương thực, thuốc men...
? Nhưng tinh thần của họ ntn?
- Những câu thơ trên cho ta biết điều gì về tình đồng chí ?
-Đọc 3 câu thơ cuối
? Ba câu thơ cuối ghi lại cảnh gì? hãy diễn tả cảnh đó bằng văn xuôi?
-Sinh 1926, tên khai sinh Trần Đinh Đắc, quê ở Hà Tĩnh..
-là người lính, nhà thơ quân đội trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ.
-Thơ ông hầu hết viết về người lính.
-Được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 2000.
trả lời
đọc, nhận xét
giải nghĩa từ
3 phần
-6 câu thơ đầu: cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội.
-10 câu tiếp: Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí đồng đội.
-3 câu cuối: Biểu tượng của tình đồng chí.
-tự do
đọc
-Quê hương anh nước mặn, đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
-Giới thiệu như một lời trò chuyện tâm tình.
-Thành ngữ: nước mặn, đồng chua.
-Đây là vùng chiêm trũng (Nam Hà-Thái Bình) 
-đất cày lên sỏi đá ->gợi lên sự đói ghèo của vùng núi trung du đất bạc màu, khô cằn sỏi đá.
-Các anh xuất thân từ những vùng quê khác nhau, đều là những người dân lao động nghèo khổ 
->cùng giai cấp.
-Súng bên súng đầu sát bên đầu.
-Họ cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ quê hương đất nước, vì độc lập tư do của dân tộc. Hình ảnh “đầu sát bên đầu” cho thấy sự tâm đầu ý hợp của đôi bạn.
->Đây là cách nói đầy hình tượng.
-Cùng chia ngọt, sẻ bùi.
“Đêm đắp chung chăn thành đôi tri kỉ”
-Đột ngột rút ngắn lại còn hai từ.
-Diễn tả niềm tự hào, xúc động ngân nga mãi trong lòng về tình đồng chí cao cả, thiêng liêng cùng chung lí tưởng chiến đấu.
quan sát tranh
đọc
-Nhớ ruộng nương, nhớ bạn thân cày, nhớ gian nhà, giếng nước, gốc đa 
->nhớ quê hương.
-Hiện thực gian khổ, khắc nghiệt của người lính được khắc họa chân thực: bệnh sốt rét rừng hành hạ họ.
-áo rách, quần vá, chân đất
-Tinh thần lạc quan, được thể hiện bằng cử chỉ thân thiết yêu thương “nắm lấy bàn tay” để động viên nhau, truyền cho nhau sức mạnh vượt qua mọi thử thách.
nghe
-Ghi lại cảnh hai người chiến sĩ cùng “đứng bên nhau chờ giặc tới”, cảnh chiến trường là rừng hoang sương muối. Một đêm đông vô cùng lạnh lẽo và hoang vu giữa núi rừng chiến khu, trong gian khổ, trong căng thẳng “chờ giặc tới” hai chiến sĩ vẫn đứng cạnh nhau, vào sinh ra tử có nhau. Đó là vào một đêm trăng ở chiến khu “đầu súng trăng treo” cảnh vừa thực vừa thơ mộng, về khuya trăng tà, lơ lửng trên không như treo vào đầu súng.
I/ Đọc, tìm hiểu chung
1/ Tác giả, tác phẩm
a/ Tác giả
 (Sgk)
b/ Tác phẩm
 -Sáng tác đầu năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu ở chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
 -Là tác phẩm tiêu biểu viết về người lính.
2/ Đọc, giải nghĩa từ khó
3/ Bố cục : 3 phần
4/ Thể thơ : tự do
5/ Chủ đề:
 Tình đồng chí đồng đội thắm thiết của người lính cách mạng.
II/ Tìm hiểu văn bản
1/ Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính.
-Các anh xuất thân từ những vùng quê khác nhau, đều là những người dân lao động nghèo khổ.
-Cùng chung lí tưởng chiến đấu,
- Họ cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ quê hương đất nước, vì độc lập tư do của dân tộc. Hình ảnh “đầu sát bên đầu” cho thấy sự tâm đầu ý hợp của đôi bạn.
--Cùng chia ngọt, sẻ bùi.
->Sự gắn bó thiết tha của tình đồng chí, đồng đội.
2/ Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội.
-Cùng chung nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ quê hương.
-Cùng chia sẻ những đớn đau về bệnh tật.
-Họ cùng trải qua những gian khổ của cuộc khág chiến.
-Họ truyền cho nhau sức mạnh để vượt qua mọi thử thách.với tinh thần lạc quan và tràn đầy nghị lực.
->Tình đồng chí gắn bó keo sơn.
3/ Biểu tượng của tình đồng chí.
 Ba câu thơ cuối là bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
GV : Giảng bình : Vầng trăng là biểu tượng của vẻ đẹp đất nước thanh bình( ánh trăng - Nguyễn Duy ); súng là biểu tượng cho cuộc chiến đấu gian khổ hi sinh. "Đầu súng trăng treo " là 1 hình ảnh thơ mộng nói lên trong chiến đấu gian khổ anh bộ đội vẫn lạc quan, yêu đời ,vẫn thấy và cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của ánh trăng trên quê hương đất nước. Tình đồng chí càng thêm gắn bó khi các anh cùng mơ ước về 1 ngày thanh bình . "Đầu súng trăng treo ",là 1 sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến .Mượn trăng để tả cái vắng lặng của chiến trường ác liệt mọi gian nan căng thẳng sẽ vơi đi nhường chỗ cho vẻ đẹp thơ mộng của vầng trăng và cũng chính là vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội .
- Nhận xét về ngôn ngữ thơ ?
- Nêu ý nghĩa của VB ?
Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ .
III. Tổng kết - ghi nhớ
1. Nghệ thuật
- SD ngôn ngữ bình dị ,thấm đượm chất dân gian,thể hiện tình cảm chân thành
- SD bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hoà ,tạo nên hình ảnh thơ đẹp ,mang ý nghĩa biểu tượng .
2. Nội dung
3. Y nghĩa
Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ .
IV. Luyện tập
Đọc diễn cảm
 Củng cố :
Khái quát lại bài
Dặn dò
- Học bài 
- Chuẩn bị bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính "

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_44_45_bai_10_van_ban_dong_chi_chinh_h.doc