Giáo án Tự chọn Văn 9 - Chủ đề 4: Văn bản thuyết minh

Giáo án Tự chọn Văn 9 - Chủ đề 4: Văn bản thuyết minh

CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN MÔN NGỮ VĂN 9

CHỦ ĐỀ BÁM SÁT

VĂN BẢN THUYẾT MINH

ĐẶC ĐIỂM VAI TRÒ VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý.

 Phần I:

 A. Mục tiêu: Qua bài học này, học sinh sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng.

 - Hiểu được vai trò, đặc điểm của văn thuyết minh trong đời sống con người.

 - Rèn luyện kĩ năng trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học, nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh.

 B. Thời gian: 6 tiết.

 C. Tài liệu:

 - Bài đọc: Văn bản thuyết minh: Đặc điểm, vai trò và nhữg điểm cần lưu ý.

 - Các bài tập:

 - Bài đọc: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh (SGK lớp 8)

 Các phương pháp thuyết minh lớp 8 (SGK)

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Văn 9 - Chủ đề 4: Văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN MÔN NGỮ VĂN 9
CHỦ ĐỀ BÁM SÁT
VĂN BẢN THUYẾT MINH
ĐẶC ĐIỂM VAI TRÒ VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý.
	Phần I:
	A. Mục tiêu: Qua bài học này, học sinh sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng.
	- Hiểu được vai trò, đặc điểm của văn thuyết minh trong đời sống con người.
	- Rèn luyện kĩ năng trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học, nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh.
	B. Thời gian: 6 tiết.
	C. Tài liệu: 
	- Bài đọc: Văn bản thuyết minh: Đặc điểm, vai trò và nhữg điểm cần lưu ý.
	- Các bài tập: 
	- Bài đọc: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh (SGK lớp 8) 
	 Các phương pháp thuyết minh lớp 8 (SGK)
 Phần II: 	 GỢI Ý THỰC HIỆN
	* Bước 1: Ôn tập về văn thuyết minh.
	1. Em đã được học văn thuyết minh ở lớp 8, em hãy liệt kê các văn bản đã học .
	2. Kể ra một số văn bản thuyết minh mà em đã học trong đời sống hằng ngày.
	3. Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng? 
	4. Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào? 
	5. các văn bản trên có đặc điểm gì? (HS cần xem lại các bài 11, 12, 13, 14, 15, 19, 20 của sách ngữ văn 8 tập 1 và tập 2).
	* Bước 2: Học sinh làm các bài tập để hiểu và có kĩ năng làm văn thuyết minh. Rèn các thao tác thuyết minh để tiến tới thành thạotrong các bước chính tạo lập văn bản.
	Bài tập 1: Cho các văn bản sau.
	a. Ở nước ta, tiền giấy được phát hành lần đầu tiên dưới thời nhà Hồ (1400 – 1407) nhưng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Sau khi Pháp xâm lược Việt Nam, ngân hàng Đông Dương ra đời năm 1875 và tiền giấy bắt đầu phát hành ở Nam Kỳ và Hải Phòng vào khoảng những năm 1859 – 1892. Sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời ngày 3/ 1/ 1946 chính phủ đã kí nghị định phát hành tiền giấy Việt Nam và đến ngày 31/ 11/ 1946 tờ giấy bạc đầu tiên ở nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã ra đời. Ngày 5/ 6 /1951 ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và phát hành loại tiền giấy mới. Từ đó đến nay, nước ta đã trải qua bao lần đổi tiền (1959 – 1985) và một lần thống nhất tiền tệ hai miền Nam - Bắc theo loại tiền giấy mới (năm 1978).
 (Theo báo Nhi đồng chăm học số 32/ 2003)
	b. Tính hiện đại của lý luận văn học và phê bình văn học là một đề tài rất phong phú. Tính hiện đại đó tất yếu gắn liền với tính khoa học, tính nhân văn, tính chủ thể và nhu cầu tự do dân chủ, bình đẳng, công bằng, văn minh. Phê bình văn học trong ý nghĩa hiện đại không hề có nghĩa là "đánh người" mà là sống, là cùng chung sống và sáng tạo trong xã hội văn học, cùng làm giàu cho nền văn học dân tộc Việt nam ta.
 ( Trích tính hiện đại của tư duy lý luận, 
 phê bình văn học của Trần Đình Sỏi,
 báo văn nghệ số 34 ra ngày 23/ 8/ 2003)
	* Hỏi: Hai văn bản trên có phải là hai văn bản chứng minh không? Vì sao?
	Bài tập 2:
	a. Hãy đặt tên cho các văn bản ở bài tập 1?
	b. Trong văn bản thuyết minh ở BT1, đã cung cấp tri thức gì cho bạn đọc (về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội) Nêu tính cụ thể?
	c. Hãy chứng minh van bản thuyết minh ở BT1: Ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
	Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn để thuyết minh một trong các đề tài sau:
	a. Quyển vở soạn văn.
	b. Quyển nhật kí của em.
	c. Sổ tay văn học của học sinh THCS.
	 (Mỗi đoạn từ 12 – 15 câu)
	Bài tập 4: Đọc các văn bản thuyết minh sau và cho biết người viết đã phải huy động kiến thức gì và sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? 
	a. Dơi là động vật ngủ đông. Vì thế ta thường bắt gặp chúng vào mùa hè. "Nhà" của dơi là những nơi tối và ẩm như vách đá, hang động, đặc biệt là những thân cây đã chết. Ở nơi có dân cư dơi thường trú trên mái nhà, vách tường ẩm và không có ánh sáng...
	 (Theo Thanh Huyền báo, hoạ mi)
	b. Hiện nay, cứ 8 người Mỹ có 1 người ở độ tuổi 65 hoặc cao hơn. Tới năm 2005 con số đó là 4 người. Nhóm người ở độ tuổi 75 trở lên ngày càng đông. Điều đó chứng tỏ người Mỹ ngày càng sống lâu hơn, có tuổi thọ cao hơn.
 (Theo 365 lời khuyên về sức khoẻ)
	c. Những cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy cơ thể người cao tuổi (bố mẹ của chúng ta) thường thiếu vi ta min B đặc biệt là B6, B12 và C. Để bù đắp vào phần thiếu đó, thường xuyên nhắc bố mẹ chúng ta nên ăn: 
	- Bánh làm từ các nguyên liệu hạt và ngủ cốc, các cơ quan nội tạng của gia súc như tim, gan, óc... Những thứ đó đều chứa nhiều vi ta min B6 
	- Sữa, trứng và thịt là những nguồn cung cấp B12. 
	- Cà rốt, cải củ, cải bắp và các loại rau tươi đều giàu vi ta min.
	- Chanh, cà chua, dưa đỏ, dâu rất giàu vi ta min C.
	d. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắt các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa, tắt nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm ...gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.
 (Theo thông tin ngày trái đất năm 2000)
	e. Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua.
	"Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu".
	Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu.
 (Trích ôn dịch thuốc lá)
g. Huế là một trong những trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam. Huế là một trong những thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ, Huế đẹp của những con người sáng tạo anh dũng.
 (Ngữ văn 8 tập 1 trang 122)
h. Cờ vua và cờ tướng đều dùng quân tướng đứng đầu, chia hai phe đối mặt nhau, tướng và vua khi đã bị chiếu tướng thì đều là thua. Nhưng cờ vua khác cờ tướng là con vua có uy lực mạnh mẽ, khi cờ tàn nó có thể một mình ra trận giết đối phương. còn tướng trong cờ tướng thì chỉ được đi loanh quanh trong cung cấm.
 (theo sách giáo viên ngữ văn 8)
Bài tập 5: Hãy sưu tầm các kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho đề bài: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
Bài tập 6: Hãy sưu tầm các kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho đề bài: Thuyết minh một món ăn dân dã ở quê em . 
Bài tập 7: Hãy sưu tầm các kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho đề bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (di tích lịch sử ở quê em). 
Bài tập 8:
a. Chép chính xác bài thơ Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan.
b. Quan sát kĩ và miêu tả đặc điểm của thể thơ mà bài Qua đèo ngang đã thể hiện. Tên gọi của thể thơ ấy là gì? 
c. Ghi lại các đặc điểm kiến thức của thể thơ, lập thành dàn ý sau đó viết thành văn bản thuyết minh. 
* Bước 3: Sau khi học sinh làm các bài tập về văn thuyết minh, học sinh tự rút ra: 
a. Vai trò của văn thuyết minh.
b. Đặc điểm của văn thuyết minh
c. Một số điểm cần lưu ý của văn thuyết minh.
* Bước 4: Luyện tập
- Thuyết minh một dụng cụ học tập.
- Thuyết minh một con vật nuôi
- Thuyết minh ngôi trường em.
- Thuyết minh cách làm một trò chơi dân gian.
- Thuyết minh về một thể loại thơ mà em đang học.
Phần III. BÀI ĐỌC
Vai trò - đặc điểm và một số lưu ý trong văn thuyết minh.
I. Vai trò - đặc điểm: 
- Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bày, giối thiệu, giải thích. Văn thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng là loại văn bản có khảt năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người. Ngôn ngữ xử dụng trong văn bản thuyết minh: Chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
* Ví dụ: đọc văn bản a (BT 1):
+ Văn bản cung cấp tri thức về vấn đề tiền giấy Việt Nam.
+ Văn bản có tính chất khách quan thực dụng, cung cấp tri thức xác thực hữu ích cho con người về vấn đề tiền giấy Việt Nam.
+ Văn bản trình bày rõ ràng, chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
II. Một số lưu ý khi viết văn thuyết minh:
1. Yêu cầu: 
Người viết phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm được bản chất đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày những biểu hiện không phải tiêu biểu, không quan trọng.
- Người viết có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh đối chiếu, phân tích, phân loại...
2. Phương pháp:
a. Phương pháp thuyết minh là vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh. 
Nắm được phương pháp chúng ta sẽ biết ghi nhận thông tin, lựa chọn số liệu nào để thuyết minh một sự vật hiện tượng.
Nếu hiểu cấu tạo của sự vật thì phải trình bày sự vật theo quá trình hình thành của nó từ trước đến sau. Nếu sự vật có nhiều phương diện thì trình bày từng phương diện 1 cho đến hết. Như thế là trình bày sự việc theo đặc trưng của sự việc.
b. Có 6 phương pháp hay dùng trong văn bản thuyết minh:
Nêu định nghĩa, l;iệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh đối chiếu, phân tích phân loại.
* Ví dụ: HS xem bài tập 4 (Ở bước 2).
Người viết phải huy động kiến thức: 
a. Kiến thức sinh học và sử dụng phương pháp nêu định nghĩa.
b. Kiến thức về sức khoẻ đời sống và sử dụng phương pháp nêu số liệu.
c. Kiến thức về sức khoẻ người cao tuổi, sử dụng phương pháp liệt kê .
d. Kiến thức về môi trường. Phương pháp phân tích phân loại.
đ. Kiến thức về bảo vệ sức khoẻ, phương pháp so sánh.
e. Kiến thức về danh lam thắng cảnh, phương pháp nêu định nghĩa.
g. Kiến thức về cờ vua cờ tương, phương pháp phân tích phân loại.
c. Cách làm văn thuyết minh:
- Để làm văn thuyết minh trước hết phải tìm hiểu đề bài nhằm xác định đối tượng thuyết minh.
- Tìm các tri thức khách quan khoa học về đối tượng thuyết minh.( có thể đến tận nơi quan sát, tìm hiểu, ghi chép hoặc tìm đọc ở sách báo...).
- Sau khi có kiến thức rồi cần tìm một phương pháp trình bày theo trình tự thích hợp với đối tượng cần thuyết minh.
- Khi làm bài văn thuyết minh chú ý sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng mạch lạc. Chú ý chất văn phù hợp với văn thuyết minh.
* Ví dụ: 
- Nếu thuyết minh một chiếc xe đạp có thể đi từ bộ phận quan trọng đến không quan trọng đến tác dụng của xe đạp đối với người sử dụng.
- Nếu thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam cần đi theo trình tự từ nguồn gốc cách làm nón, cái kiểu dáng nón, tác dụng của nón đối với người sử dụng.
d. Phương pháp thuyết minh đặc điểm một thể thơ, một thể loại văn học, hay một văn bản cụ thể:
- Trước hết phải quan sát, nhận xét sau đó khái quát thành những đặc điểm .
- Khi nêu các đặc điểm cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏc các đặc điểm ấy.
* Ví dụ: Bài tập 8 (Ở bước 2).
đ. Phương pháp thuyết minh đặc điểm đồ dùng trong cuộc sống: 
- Quan sát tìm hiểu kĩ cấu tạo, tính năng, tác dụng, cơ chế hoạt động của đồ dùng đó.
- Khi trình bày cần tiến hành giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành, nói rõ tác dụng và cách sử dụng, bảo quản của nó sao cho người đọc hiểu ( Bố cục: 3 phần)
* Ví dụ: Bài tập 5 (Ở bước 2).
e. Phương pháp thuyết minhgiới thiệu một phương pháp cách làm:
- Người viết phải tìm hiểu nắm chắc ( phương pháp )cách làm đó.
- Khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự để thực hiện và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm.
(Trả lời câu hỏi: Phải làm thế nào? Cái nào làm trước? cái nào làm sau?)
- Lời văn ngắn gọn rõ ràng. 
* Ví dụ: Bài tập 6 (Ở bước 2).
g. Phương pháp thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh:
- Người viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh thì phải đến nơi thăm, quan sát, tra cứu sách vở, hỏi han, để có những kiến thức đáng tin cậy.
- Bài giới thiệu nên có đủ bố cục 3 phần, lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn. Tuy nhiên bài viết phải dựa trên cơ sở đáng tin cậy về nơi được giới thiệu.
- Lời văn chính xác, biểu cảm. 
Ví dụ: Bài tập 7.
Phần IV: ĐỀ KIỂM TRA.
Đề 1: Cho câu đố: " Cũng gọi là quả.
 Chẳng ở trên cây.
 Có vảy có vây.
 Suốt ngày bơi lội"
a. Là con gì?
b. Hãy đoán theo yêu cầu của câu đố. Điều thú vị của câu đố chính là chi tiết nghệ thuật nào?
c. Hãy viết một đoạn văn thuyết minh giới thiệu con vật vừa đoán và những món ăn pha chế từ những con vật đó mà em yêu thích.
Đề 2: Năm lớp 7 em đã được học bài thơ: "Qua đèo ngang" của bà Huyện Thanh Quan.
a. Hãy chép chính xác bài thơ ấy? Cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết luật bằng trắc trong bài thơ? 
b. Trong một bài thơ thất ngôn bát cú, hai cặp câu 3, 4 và 5, 6 đối nhau. Hãy chỉ ra những từ ngữ đối nhau trong bài thơ. Nêu ý nghĩa tu từ của nghệ thuật đối trong bài thơ.
c. Hãy viết một đoạn văn thuyết minh những hiểu biết của em về thể thơ thất ngôn bát cú.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_van_9_chu_de_4_van_ban_thuyet_minh.doc