Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 50 đến tiết 87

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 50 đến tiết 87

A. Mục tiêu cần đạt:

 -Tiếp tục hệ thống hoá nhưng kiên thức về từ vựng đã học.

-Rèn luyện kĩ năng về sử dụng tư và chữa lỗi dùng từ.

-Vận dụng những kiến thức từ vựng đã học đẻ tạo lập văn bản.

B. Chuẩn bị:

- GV: SGK+SGV+giáo án

- HS: học bài cũ , soạn bài mới.

C. Các bước lên lớp:

I.Ôn định tổ chức:

II.Kiểm tra đầu giờ: (5’)

- Câu hỏi: Nêu từ đồng nghĩa ,từ trái nghĩa,cho VD.

III.Tổ chức các hoạt động

 

doc 122 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 50 đến tiết 87", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:02.11.08	 
Ngày giảng: 9A1:04.11.08. Tiết 50:TỔNG KẾT TỪ VỰNG. 
 9B: 04.11.08
A. Mục tiêu cần đạt:
 -Tiếp tục hệ thống hoá nhưng kiên thức về từ vựng đã học.
-Rèn luyện kĩ năng về sử dụng tư và chữa lỗi dùng từ.
-Vận dụng những kiến thức từ vựng đã học đẻ tạo lập văn bản. 
B. Chuẩn bị:
- GV: SGK+SGV+giáo án
- HS: học bài cũ , soạn bài mới.
C. Các bước lên lớp:
I.Ôn định tổ chức:
II.Kiểm tra đầu giờ: (5’)
- Câu hỏi: Nêu từ đồng nghĩa ,từ trái nghĩa,cho VD.
III.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T.g
ND chính
Hoạt động I. Khởi động. 
GV nhắc lại những nội dung ôn tập ở giờ trước dẫn vào bài.
Hoạt động II. Hướng dẫn ôn tập.
-nêu yêu cầu bài tập 1,2.
-HS thảo luận N.6em-5’.
-Báo cáo kết quả.
-HS đọc yêu cầu.
-HS làm bài cá nhân,trả lời.
GV: nhắc lại khái niêm từ mượn?
GV:Chọn nhận định đúng?
-HS đọc ,nêu yêu cầu ,làm bài tập. 
GV:Nêu khái niệm về từ hán việt?
-HS nêu yêu cầu,làm bài tập.
GV:giải thích vì sao lại không chọn a,b,d?
GV:nhặc lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội? VD? 
-HS lấy VD
-HS đọc và xác định yêu cầu.
-TL NN.3’-báo cáo kết quả.
GV:Nêu các hình thức trau dồi vôn từ?
GV: giải nghĩa những từ sau?
-HS trả lời, nhận xét.
-GV kết luận.
-HS xác định yêu cầu, làm bài tập cá nhân.
1’
8’
8’
7’
6’
8’
I. Sự phát triển của từ vựng.
1. Bài tập 1,2.
Các cách phát triển từ vựng 
Phát triển số lượng của từ ngữ
Phát triển nghĩa của từ ngữ
mượm tiếng nước ngoài.
-VD: rửa chân,rửa 
tiền,dưa chuột,con chuột.
tạo từ ngữ mới
-Rừng phòng hộ, sách -VD:In-tơ-nét
đỏ,thị trường tiền tệ. a-xít,AIDS
2. Bài tập 3.
Nêu không có sự phát triển thì mỗi từ chỉ có 1 nghĩa, để đáp ứng nhu cầu giao tiếp thì số lượng các từ sẽ tăng lên gấp nhiêu lần. Đó chỉ là giả định không xảy ra đối với bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới.
-Moi ngôn ngữ nhân loại đều phát triển 
theo tất cả các cách thức đã nêu ở sơ đồ trên.
II. Từ mượn.
1.Khái niệm.
-Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra chúng ta còn vay mượn những từ củ tiêng nước ngoài để biểu thị những sự vật ,hiện tượng mà TV còn chưa có thích hợp để biểu thị .Đó là từ mượn.
2.Bài tập 2.
-Chọn C vì: 
+Không chọn a vì có ngôn ngữ nào trên thế giới là không vay mượn từ ngữ.
+ Không chọn b vì : việc vay mượn từ ngữ là xuất phát từ nhu cầu giao tiếp dưới sự tác động của sự phát triển về kinh tế,chính trị ,xã hội
+ Không chọn d vì: Nhu cầu giao tiếp của người Việt cũng như các dân tộc khác trên thế giới phát triển không ngừng.
3. Bài tập 3.
-Các từ :xăm, lốp ,bếp ga ,xăng ,phanhtuy là từ mượn nhưng đã được Việt hoá hoàn toàn.
-Cac từ ;a-xit, ti- vi, ra-đi-ôlà những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn ,mỗi từ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết,mỗi âm tiết trong từ có vỏ âm thanh mà không có nghĩa.
III. Từ Hán việt .
1.Bài tập 1.
-Trong TV có một khối lượng từ Hán việt, để cấu tạo từ Hán việt cần có yếu tố hán việt.
-phần lớn các yếu tố Hán việt không được dùng độc lập như từ mà dùng để tạo tứ ghép.
-Một số yếu tố Hán việt ( hoa, quả,
bảng) có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như từ.
2.Bài tập 2.
-Chọn nhận định c.
-Không chọn a vì: từ Hán việt chiếm một tỉ lệ rất lớn(có sách nói chiêm 60% vốn từ Tiếng việt).
-Không chon b vì:sử dụng từ Hán việt trong những trường hợp giao tiếp là raat cần thiết.
-Không chọn d vì:tuy có nguồn gốc từ ngữ khác nhưng từ Hán việt đã trở thành một bộ phận quan trọng trong vốn từ Tiêng việt.
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. 
1.Bài tập 1.
-Thuật ngữ: là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ và thường dung trong các văn bản khoa học công nghệ.
-Khác với từ toàn dân ,biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
-VD:gây(1điểm),ngỗng(2 điểm)
2.Bài tập 2.
-Thời đại ngày nay là thời đại của kĩ thuật và công nghệ , sự phát triển của KH-CN ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của đời sống con người .Trình độ dân trí của người VN không ngừng được nâng lên trong đó có việc nhận thức những vấn đề của KH-CN .Mặt khác, nhu cầu về giao tiếp về các ngành khoa học cũng được nâng cao trong thời đại mới.
V. Trau dồi vốn từ.
1.Bài tập 1.
-Rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
-Rèn luyện để biết thêm những từ mà mình chưa biết, làm tăng vốn từ về số lượng là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vôn từ.
2.Bài tập 2.
-Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa ghi đầy đủ các tri thức của các ngành.
-Dự thảo: bản thảo đưa ra để thông qua.
-Hậu duệ: con cháu của người đã chết.
3.Bài tập 3.
a, Dùng sai từ “béo bổ”- thay bằng từ “béo bở”.
b,Dùng sai từ “đảy mạnh”- thay “mở rộng”.
c,Dùng sai từ “đạm bạc” –thay “tệ bạc”. 
IV. Củng cố:(1’)
- GV củng cố ND toàn bài.
V. Hướng dẫn học bài: (1’)
- Ôn kỹ nội dung đã học,hoàn thiện các bài tập.
-Soạn bài :Nghị luận trong văn bản tự sự.
Ngày soạn:02.11.08	 
Ngày giảng: 9A1:04.11.08. Tiết 51:NGHỊ LUẬN TRONG 
 9B: 04.11.08 VĂN BẢN TỰ SỰ.
A. Mục tiêu cần đạt:
 -HS hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự ,vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
-Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. 
B. Chuẩn bị:
- GV: SGK+SGV+giáo án
- HS: học bài cũ , soạn bài mới.
C. Các bước lên lớp:
I.Ôn định tổ chức:
II.Kiểm tra đầu giờ: (5’)
- Câu hỏi.Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Người ta có thể miêu tả nội tâm bằng những cách nào?
III.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T.g
ND chính
Hoạt động I. Khởi động.
Trong văn bản tự sự hầu như có tất cả các phương thức biểu đạt. Vậy yếu tố nghị luận có tác dụng gì trong văn bản tự sự chung ta học bài hôm nay. 
Hoạt động II. Hình thành kiến thức mới.
-HS đọc đoạn trích a,b (Sgk).
-TL NL.5’.
+Nhóm 1,2,3 làm bài tập đoạn a.
+Nhóm 4,5,6 làm đoạn b.
-Đại diện báo cáo k.quả.
-GV kết luận: Nội dung và hình thức và cách lập luận đều rất phù hợp với t.cách của ông giáo trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao.-một con người có học,hiểu biết,luôn suy nghĩ trăn trở,dằn vặt về cách sống ,cách nhìn người,nhìn đời
-GV yêu cầu báo cáo kết quả thảo luận 
-GV: xác đinh lí lẽ lập luận của Kiều?
GV bổ sung:Với lập luận đó Kiều đã phải công nhận tài của Hoạn Thư là:”khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”.Hoạn Thư đặt Kiều vào thế khó xử: “Tha ra thì cũngngười nhỏ nhen”.
-GV:Từ việc tìm hiểu hai đoạn trích trên hãy cho biết ND và vai trò của yếu tố nghị luận ttrong văn bản tự sự?
-GV:Yếu tố nghị luận được thể hiện trong văn nghị luận ntn?
-HS đọc ghi nhớ,GV chốt kiến thức.
Hoạt động III: Hướng dẫn luyện tập
-HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 1.
-HS làm bài cá nhân.
-HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
1’
20’
15’
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
1.Bài tập.
a,Đoạn trích a.
-Về nội dung: Ông giáo đưa ra các luận điểm và lập luận sau:
+Nêu vấn đề :Nếu ta không cố tìm hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.
+ Phát triển vấn đề: vợ tôi không ác nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ ,tàn nhẫn là vì thị khổ quá, vì sao vậy?
.Khi người ta đau chân thì 
.Khi người ta khổ quá
.Vì cái bản chất tốt đẹp của người ta bị che lấp 
+Kết thúc vấn đề: “tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận
-Về hình thức: Đoạn văn chứa nhiều từ, nhiều câu mang tính chất nghị luận. Đó là những câu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng nếuthì,vì thếcho nênĐó là những câu ngắn gọn, khúc triết diễn đạt những chân lí. 
b,Đoạn văn b.
-Lập luận:
+Xưa nay đàn bà có mấy người ghen cay nghiệt như mụ.Và xưa nay càng cay nghiệt thì thì càng chuốc lấy điều ác.
-Lí lẽ của Hoạn Thư.
+Tôi với cô đều là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình.
+Ngoài ra tôi đã đối xử tốt với cô cho ra gác viết kinh, khi trốn đi tôi chẳng đuổi theo(kể công).
+Tôi với cô đều là chồng chung.
+Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây tội nên bây giờ nhờ vào sự khoan dung của cô
2.Nhận xét.
-Yếu tố nghị luận trong văn tự sự thường là những ý kiến thể hiện quan điểm nào đó nhằm khắc hoạ kiểu nhân vật hay triết lí ,hay suy nghĩ ,trăn trở 
-Vai trò:có yếu tố quan trọng nhưng chỉ là yếu tố đan xen để làm nổi bật sự việc và con người mang tính triết lí sâu xa.
-Yếu tô nghị luận được thể hiên trong văn bản bằng hình thức lập luận.
3. Ghi nhớ(Sgk)
II.Luyện tập.
1.Bài tập 1.
Đây là suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện “Lão Hạc”.Như một cuộc đối thoại ngầm, ông giáo tự nói với chính mình rằng: “vợ mình không ác” để rồi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
2.Bài tập 2.Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của Kiều: “khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”.
IV. Củng cố:(1’)
- GV củng cố ND toàn bài.
V. Hướng dẫn học bài: (1’)
- Ôn kỹ nội dung đã học,hoàn thiện các bài tập.
-Soạn bài :Đoàn thuyền đánh cá.
-Học bài cũ: Bài thơ vềkính.
Ngày soạn: 02.11.08	 
Ngày giảng: 9A1:05.11.08. Tiết 52: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
 9B: 06.11.08 
 Huy Cận.
A. Mục tiêu cần đạt:
 -HS cảm nhận được vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên hài hoà với vẻ đẹp của cuộc sống lao động, khoẻ khoắn, hăng say trên biển.
-Thấy được niêm vui và niềm tin yêu của nhà thơ trước đất nước và con người đang xây dựng cuộc sống mới.
- Đan xen miêu tả với biểu cảm, các hình ảnh thơ lạ, mới được xây dựng bằng trí tưởng tượng phong phú.
-Rèn kỹ năng đọc và phân tích thơ. 
-B. Chuẩn bị:
- GV: SGK+SGV+giáo án,tranh ảnh về bình minh.
- HS: học bài cũ , soạn bài mới.
C. Các bước lên lớp:
I.Ôn định tổ chức:
II.Kiểm tra đầu giờ: (5’)
- Câu hỏi. Hãy phân tích hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ “Bài thơ về tiểukính” của Phạm Tiến Duật.
III.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T.g
ND chính
Hoạt động I. Khởi động.
-“Đoàn thuyền đánh cá”
là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận. Hôm nay chúng ta cùng học bài hôm nay. 
Hoạt động II. Đọc hiểu văn bản.
GV:giọng vui tươi phấn chấn,nhịp vừa phải.Ở khổ thơ 2,3,7 giọng cao hơn một chút và cần nhanh hơn.
-GV đọc,HS đọc.
-HS,GV nhận xét.
-GV: Dựa vào chú thích Sgk nêu những nét chính về tác giả?
-GV:Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
-GV hướng dẫn tìm một số từ khó.
-GV: Bài thơ được sáng tác theo thể loại nào?
-GV:Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
-GV:Tìm bố cục của văn bản?ND của từng phần?
+P1:khổ thơ đầu- Cảnh lên đường. 
+P2: 5 khổ tiếp -Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển. 
+P3: khổ cuối -cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
-GV:Nêu thời điểm đoàn thuyền ra khơi?
-GV:Chỉ ra biện pháp NT được sử dụng ở hai câu thơ?
-GV: Hãy phân tích biện pháp NT trên?
+Vũ trụ là ngôi nhà lớn đã tắt lửa, sập cửa, cài then. Ở đây biển, sóng đã được nhân hoá.
-GV: Qua đó em nhận xét gì về cảnh biển lúc về đêm?
-GV: Vũ trụ nghỉ ngơi còn đoàn thuyền thì: “Lại ra khơi ,câu hatcùng gió khơi”
-GV: Theo em, 2 câu thơ đầu và 2 câu thơ cuối ở khổ thơ này tác giả đã sử dụng NT gì? T. Dụng của NT đó?
-G ... 23-12-08 Tiết 88+ 89+90
 9B : 23-12-08 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 ( Phần Văn)
A. Mục tiêu cần đạt:
 -HS bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được một số tác giả và tác phẩm từ năm 1975 viết về địa phương mình.
-Rèn kĩ năng sưu tầm tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương, sưu tầm tư liệu văn học theo chủ đề.
-Bồi dưỡng tình cảm yêu quí, tự hào về quê hương.
B. Chuẩn bị:
- GV: SGK+SGV + sưu tầm và giới thiệu tạp chí, sách báo của địa phương mình 
-HS:+ Học bài cũ, soạn bài mới: sưu tầm và diiền vào bảng hệ thống( GV đã cho).
 + Chép một tác phẩm mà em yêu thích.
C. Các bước lên lớp:
I.Ôn định tổ chức:
II.Kiểm tra đầu giờ: (2’)
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 III.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T.g
 ND chính
 Hoạt động I:Khởi động
Để có thể hiểu và nắm bắt được các tác phẩm văn học địa phương và tìm hiểu một số tác phẩm văn học địa phương từ sau 1975 đến nay. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động II: HD hình thành kiến thức mới.
-Dựa vào phần kiến thức đã chuẩn bị ở nhà, GV cùng HS lập bảng thống kê theo mẫu.
1’
20’
A. Lập bảng thống kê các tác phẩm, tác giả tiêu biểu.
stt
Họ và tên
bút danh
Những tác phẩm chính
Thể loại
1
Lò Ngân Sủn , sinh 26-4-1945 tại Bản Qua, Bát Xát, Lào cai. Dân tộc: Giáy. Là tác giả có những sáng tác giá trị nhất về quê hương Lào cai.
-Chiều Biên giới(1989)
 -Những người con của núi(1990)
-Đường dốc(1993)
-Dòng sông mây(1995)
-Chợ tình(1995)
- Suối Pí Lè(1996) 
-Thơ
-Thơ
2
Ma Văn Kháng, sinh 1941(Tên thật là Đinh Trọng Đoàn,dạy học ở Lào cai, hiểu phong tục, tập quán bà con Lào cai)
Ma Văn Kháng
-Đồng bạc trắng hoa xoè(1979)
-Vùng biên ải(1983)
-Trăng non(1984)
- Mưa mùa hạ (1982)
 -Mùa lá rụng trong vườn (1985)
- Đám cưới không có giấy giá thú(1989)
 -Côi cút giữa cảnh đời(1989)
 -Chó Bi, đời lưu lạc(1992)
-Tiểu thuyết
-Tiểu thuyết
3
Pờ Sảo Mìn sinh 1946
-Cây hai ngàn lá
- Mất lửa,
 -Con trai người Pa Rí
4
Mã A Lềnh sinh 1943
-Cột mốc giữa lòng sông
 -Bên suối Nậm mơ
5
Hoàng Việt quân
-Suối Lê-Nin
- Ngày ra trận
-Phóng sự
-Truyện ngắn
6
Bùi Nguyên Khiết
-Con chim Phượng Hoàng đất
7
Cao Văn Tư
-Đàn ong mật trở về
-Truyện ngắn
-GV cùng HS đọc văn bản: “Đàn ong mật trở về” của tác giả Cao Văn Tư.
* Em có cảm nhận gì sau khi đọc xong văn bản?
- HS bộc lộ cảm xúc của mình.
-HS chọn đọc một số tác phẩm viết về quê hương do các em sưu tầm được, hoặc do các em sáng tác.
-GV nhận xét, khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu văn học địa phương và tập sáng tác thơ văn viết về quê hương mình.
-HS tiếp tục đọc những tác phẩm viết về Lào Cai hoặc đọc bài viết giới thiệu cảm nghĩ về một tác phẩm viết về Lào Cai, hoặc một sáng tác của mình. 
GV: Lò Ngân Sủn là nhà thơ có nhiều tác phẩm hay viết về quê hương Lào Cai với một hồn thơ lãng mạn, đắm say mãnh liệt lại vừa thiết tha sâu lắng. Và “Chiều Lào Cai” là một bài thơ tràn đầy cảm xúc ấy.
-GV đọc văn bản một lần,3-4 HS đ ọc. 
-HS, GV nhận xét, sửa chữa cách đọc.
-HS đọc phần chú thích về tác giả( Tài liệu tr.2)
* Nêu vài nét chính về tác giả của bài thơ?
*Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của ông?
(Đã liệt kê ở bảng thống kê mục A) 
*Hãy nêu vài nét về bài thơ “Chiều Lào Cai”?
-GV giải thích từ “ Chàm”, “Phố già” “Hai mươi bảy sắc hoa”, “Biên ải”, “Thổ cẩm” theo tài liệu đã dân.
*Căn cứ vào mạch cảm xúc của bài thơ,hãy xác định bố cục của văn bản?
-Phần 1: 2 khổ thơ đầu -> cái nhìn bao quát, toàn cảnh của quê hương Lào Cai.
-Phần 2: 3 khổ tiếp-> vẻ đẹp truyền thống của quê hương Lào Cai.
-Phần 3: 5 khổ tiếp-> cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đệp của quê hương Lào Cai trong cuộc sống mới.
-Phần 4: khổ cuối-> nét đẹp nên thơ vừa thơ mộng, huyền ảo, vừa hùng vĩ, tráng lệ.
-GV đọc và ghi hai khổ thơ đầu lên bảng.
*Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả về quê hương Lào Cai ở 2 khổ thơ đầu? 
*Tác giả viết 2 khổ thơ đầu dựa trên cảm xúc nào? các nghệ thuật được sử dụng? tác dụng của các NT đó?
GV bình: Tác giả nhấn mạnh đặc trưng của vùng núi miền Tây Bắc của tổ quốc là vẻ đẹp của những sóng núi tầng tầng, lớp lớp, mây chiều bao phủ. Và đặc biệt là hình ảnh của dòng sông hồng đỏ nặng phù sa uốn quanh mềm mại được cây xanh toả bóng như dòng chàm.
Dăn dò(1’): Về nhà tiếp tục sưu tầm thơ văn viết về Lào Cai và tập sáng tác thơ văn viết về Lào Cai.
-Soạn tiếp văn bản: “Chiều Lào cai” theo câu hỏi tài liệu đã hướng dẫn.
CHUYỂN TIẾT 90
Soạn: 23.12.2008
Giảng: 9A1:26.12.2008
 9B :25-12.2008
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS)
III. Bài mới.
*Tác giả giới thiệu những nét đẹp gì của Lào Cai xưa?
GV giải thích: Phố già: tên gọi cũ của Lào Cai.
-Hai mươi bảy sắc hoa: 27 dân tộc anh em.
 *Cảm xúc của tác giả trong 3 khổ thơ có gì đặc biệt? Từ đó cho thấy nhà thơ nhìn quê hương Lào Cai ở góc độ nào? Cái nhìn này có giá trị gì để góp phần thể hiện rõ cảm hứng của bài thơ?
GV giảng: Trước đây, Lào cai còn hoang sơ với những cánh rừng già chủ yếu là dân tộc thiểu số sống giải rác ở những thung lũng, sườn đồi đặc biệt là ở vùng cao Sa Pa, Bắc Hà....
GV: Năm khổ thơ tiếp theo là cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của quê hương Lào Cai trong cuộc sống mới.
*Tìm những từ ngữ hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên Lào Cai trong 5 khổ tiếp?
*Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào trong những khổ thơ trên? tác dụng?
*Tìm những chi tiết, hình ảnh về phố Lào Cai nay?
*Nhận xét giọng điệu khổ thơ? Thể hiện cảm xúc của tác giả như thế nào? Từ đó cho thấy phố Lào Cai nay có gì đổi mới?
*Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ, cảm xúc, tình cảm của tác giả qua khổ thơ cuối?
GV Giảng: Quê hương, làng bản cuộc sống và con người Lào Cai là cội nguồn cảm xúc và là mạch chảy xuyên suốt làm nên giá trị thơ Lò Ngân Sủn.
Hoạt động III: HD tổng kết
*Sau khi tìm hiểu nét đẹp của quê hương Lào Cai qua mỗi góc nhìn của tác giả, em cho biết:
-Cảm xúc bao trùm bài thơ?( cảm xúc tự hào, ngợi ca)
-Qua cảm xúc của tác giả, em có cảm nhận như thế nào về quê hương Lào Cai?(HS tự bộc lộ)
*Hãy chỉ ra biện pháp NT đặc sắc của bài thơ?
-Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, Điệp từ, NT so sánh
*Nêu nội dung và NT cần ghi nhớ?
*Hoạt động IV: HD luyện tập.
22’
18’
10’
6’
10’
2’
B.Đọc một số tác phẩm 
Văn bản: “ Đàn ong mật trở về”
 Cao Văn Tư.
Nội dung: Qua câu chuyện về bầy ong mật thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả đối với thế giới loài vật.
CHUYỂN TIẾT 89
C.Tìm hiểu văn bản “ Chiều Lào Cai” của tác giả: Lò Ngân Sủn 
I. Đọc- Thảo luận chú thích.
1. Đọc văn bản.
2. Chú thích.
a.Tác giả:
-Lò Ngân Sủn sinh 26.04.1945 tại Bản Qua, Bát Xát, Lào Cai. Hiện công tác tại Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
-Là một hồn thơ giàu chất lãng mạn, có những sáng tác giá trị nhất về quê hương Lào Cai.
b. Tác phẩm 
-Sáng tác năm 1995 in trong tập “Chợ tình” là một trong những bài thơ 5 tiếng hay nổi tiếng của ông.
c.Chú thích khác.
-Từ khó.
II. Bố cục
Chia làm 4 phần.
III. Tìm hiểu nội dung văn bản.
1.Hai khổ thơ đầu
“ Chiều ngả vào mênh mông
Trập trùng làn sóng núi
Mây chiều như đốm lửa
Rực cháy giữa khoảng không
Dòng sông như dòng lụa
Nhuộm phù xa đỏ thắm
Dòng sông như dòng chàm
Nhuộm màu là cây xanh” 
->Nhà thơ có cảm xúc đắm say trước núi non, bầu trời, dòng sông bằng các từ láy, các từ chỉ màu sắc, biện pháp so sánh để thể hiện vẻ đẹp của 1 bức tranh quê hương Lào Cai vào buổi chiều yên ả, thanh bình nhưng cũng rất hùng vĩ, tráng lệ.
2.Ba khổ thơ tiếp( khổ 3,4,5).
“Cánh rừng già cổ tích
 Khoảng trời lời dân ca
 Đã bao đời dồn tích
 Chiều dựng lên nguy nga.
 Tên gọi là phố già
 Thâm trầm và hùng vĩ
 Xa xôi và tĩnh mịch
 Tiếng chim chiều ngân nga.
 Như là từ rất lâu
 Như là từ rất xa 
 Chiều Lào cai hoang dã
 Hai mươi bảy sắc hoa.” 
-> Cảm xúc thiết tha, trầm lắng qua các hình ảnh thơ quen thuộc và giàu tính hình tượng khi nhà thơ thể hiện vẻ đẹp truyền thống giàu bản sắc của quê hương Lào Cai thể hiện rõ cảm hứng ca ngợi của nhà thơ với quê hương.
3.Năm khổ thơ tiếp theo (khổ 6,7,8,9,10).
“Ngựa hí đồn biên ải
 Rầm rập mùa trai gái
 Rầm rập mùa cây trái
 Phiên chợ như cái thúng
 Đựng đầy màu thổ cẩm
 Đựng đầy tiếng xôn xao
 Đựng đầy chiều Lào Cai.
 Sương buông xoã ngang đồi
 Nắng cài hoa lương núi
 Dòng mây tung cuộn sóng
 Trời ô xanh lồng lộng
 Sóng sánh chiều Lào Cai.
 Ô cửa hoa phía bắc
 Núi giăng như võng mắc
 Rừng giăng như đan mắc
 Tình giăng tràn trong mắt
 Bập bùng chiều lào Cai
 -NT: các từ ngữ giàu hình ảnh mang nhiều tầng ý nghĩa, sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi ảnh, thủ pháp so sánh, nhân hoá độc đáo,điệp ngữ thành công làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên Lào Cai mộng mơ, huyền ảo, lãng mạn nhưng cũng đầy sức sống mới.
Nhà dựng như tháp đá
 Phố dựng như pháo hoa
 Lào Cai chiều thị xã
 Ầm ầm như thác đổ
 Như sấm nổ tưng bừng.”
->Giọng thơ phấn chấn thể hiện cảm xúc tự hào, hăm hở của tác giả trước vẻ đẹp của phố Lào Cai - một thành phố trẻ tràn đầy sức sống đang trên đà xây dựng, phát triển.
4.Khổ thơ cuối.
“ Chiều Lào Cai huyền ảo
 Chiều Lào Cai mộng mơ
 Chiều Lào Cai bốc lửa
 Vừa qua mùa sương gió
 Vừa qua mùa lau cỏ
 Chiều Lào Cai đứng đó
 Ngọt như một nụ hôn!”
-Với giọng thơ ngọt ngào, trìu mến, thể hiện niềm tự hào, ngợi ca của nhà thơ đối với nét đẹp nên thơ vừa thơ mộng, huyền ảo, vừa hùng vĩ, tráng lệ của Lào Cai yêu dấu.
IV. Ghi nhớ: Bài thơ là dòng cảm xúc mãnh liệt, chân thành và tha thiết của nhà thơ Lò Ngân Sủn về quê hương Lào Cai, miền đất biên cương của tổ quốc, với vẻ đẹp truyền thống, giàu bản sắc và cuộc sống mới hăm hở, say sưa, cùng những nét đẹp nên thơ vừa mộng mơ, huyền ảo, vừa hùng vĩ, tráng lệ.
V.Luyện tập
*Bài tập:Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ.
IV. Củng cố:(1’)
- GV khái quát lại ND 3 tiết học về nội dung và nghệ thuật.
V. Hướng dẫn học bài: (1’)
- Học kĩ bài,nắm nội dung và nghệ thuật của văn bản “Chiều Lào Cai” và sưu tầm nhưng bài thơ, văn viết về Lào Cai.
-Chuẩn bị kĩ kiến thức về bài kiểm tra học kì 1 để tiết sau tiến hành trả bài.
 TIẾT 84+85: KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
 Thực hiện ngày 24.12.2008 theo lịch và đề kiểm tra của Phòng GDục.
Soạn: 24.12.2008 TIẾT 87: TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
Giảng: 9B: 25.12.2008 HỌC KÌ I
 9A1: 26.12.08
A.Mục tiêu cần đạt
-Qua tiết trả bài giúp HS củng cố lại nhận thức về kiến thức phần Tiếng Việt và phần Văn, Phần tập làm văn của văn học 9, tập I.
-HS nhận rõ được ưu điểm, khuyết điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục trong những bài kiểm tra ở kì II.
-Rèn luyện kĩ năng sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn.
B. Chuẩn bị
-GV: Chấm bài kiểm tra, đáp án, biểu điểm
-HS: Nhớ lại đề, chuẩn bị đáp án.
C. Các bước lên lớp.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 
*Hoạt động I: Khởi động

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV 9 KI I 20082009LAO CAI.doc