Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 53 đến 122 - Đoàn Thị Thuỷ - THCS Quyết Tiến

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 53 đến 122 - Đoàn Thị Thuỷ - THCS Quyết Tiến

Tiết 53: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (TIẾP)

I- MỤC TIÊU:

 1- Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (Từ tượng thanh và từ tượng hình, một số phép tu từ vựng; So sáng, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ) .

 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tái hiện và vận dụng kiến thức.

 3. Giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng tự hào và yêu quý về sự giàu có, phong phú của tiếng việt.

II- CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên xem lại các đơn vị kiến thức có liên quan.

 - Học sinh ôn lại các đơn vị kiến thức trong bài đã được học ở lớp dưới.

III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ.

 ? Nêu các cách phát triển của từ vựng ? Cho ví dụ.

 3. Dạy bài mới.

 a) Giới thiệu bài:

 Để tiếp tục củng cố cho các em kiến thức về từ vựng, hôm nay chúng ta lại tiếp tục tổng kết về từ vựng về từ tượng thanh, tượng hình và một số phép tu từ vựng đã học.

 b) Tiến trình (trên lớp) tổ chức các hoạt động dạy học:

 * Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tổng kết về từ tượng thanh và từ tượng hình.

 Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức về từ tượng thanh, tượng hình.

 

doc 107 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 53 đến 122 - Đoàn Thị Thuỷ - THCS Quyết Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 1/ 11/2008 
Ngày giảng:
Tiết 53: tổng kết về từ vựng (Tiếp)
I- Mục tiêu: 
	1- Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (Từ tượng thanh và từ tượng hình, một số phép tu từ vựng; So sáng, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ) .
	2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tái hiện và vận dụng kiến thức.
	3. Giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng tự hào và yêu quý về sự giàu có, phong phú của tiếng việt..
II- Chuẩn bị:
	- Giáo viên xem lại các đơn vị kiến thức có liên quan.
	- Học sinh ôn lại các đơn vị kiến thức trong bài đã được học ở lớp dưới.
III- Tiến trình lên lớp:
	1. ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ.
	? Nêu các cách phát triển của từ vựng ? Cho ví dụ.
	3. Dạy bài mới.
	a) Giới thiệu bài:
	Để tiếp tục củng cố cho các em kiến thức về từ vựng, hôm nay chúng ta lại tiếp tục tổng kết về từ vựng về từ tượng thanh, tượng hình và một số phép tu từ vựng đã học.
	b) Tiến trình (trên lớp) tổ chức các hoạt động dạy học:
	* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tổng kết về từ tượng thanh và từ tượng hình. 
	Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức về từ tượng thanh, tượng hình. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Thế nào là từ tượng thanh ?
? Nêu khái niệm về từ tượng hình. Cho ví dụ ?
- Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
I- Từ tượng thanh và từ tượng hình.
1. Từ tượng hình
? Những từ tượng thanh, tượng hình thường là những từ loại nào ?
? Tìm những tên loại vật là từ tượng thanh ?
? Đọc đoạn văn phần 3 ?
? Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích ?
Giáo viên chốt rồi chuyển.
- Thường là từ láy: ào ào, choang choang, lanh lảnh, lắc lư, lảo đảo, ngật ngưỡng, ngất nghểu, lom khom, thướt tha.
- Tắc kè, tu hú, chèo bẻo, quốc, mèo, bắt cô trói cột, bò cành cạch.
- Các từ tượng hình: Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
- Tác dụng: Miêu tả đám mây một cách cụ thể sinh động.
1. Khai niệm:
- Từ tượng thanh
- Từ tượng hình
2. Tên loài vật:
3. Từ tượng hình và giá trị sử dụng 
* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh tổng kết về một số phép tu từ từ vựng.
	Mục tiêu: Củng cố và rèn kỹ năng cho học sinh về một số phép tu từ tư vựng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Thế nào là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, nói giảm, nói qúa, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ, cho ví dụ ?
? Tìm các biện pháp tu từ trên trong những văn bản đã học (Tích hợp) ?
? Đọc và nêu yêu cầu bài 2.
Giáo viên đọc từng phần và làm từng phần ?
- Mỗi học sinh nhắc lại một khái niệm về một phép tu từ và cho ví dụ.
- Học sinh từ tìm và lấy ví dụ.
a) ẩn dụ:
- Hoa, cánh: TK và cuộc đời
- Cây, lá: Gia đình Kiều
-> Mong manh trước bão tố cuộc đời.
b) So sánh: Miêu tả sinh động làm rõ hơn các cung bậc âm thanh -> Hay tự nhiên.
c) Nói quá, Nhân hoá: Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của
d) Nói quá: Kiều và Thúc Sinh tuy gần nhau về khoảng cách địa lý nhưng xa nhau về thân thế.
II- Một số phép tu từ từ vựng.
1. Khái niệm.
2. Bài tập.
3.Phân tích nét nghệ thuật độc đáo
e) Chơi chữ:
- Khuôn âm -> Thuận miệng ()
- ý nghĩa và tài hiếm ..... “tai” của Kiều cũng nên tai tội
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3 ?
Giáo viên cho học sinh làm bài theo nhóm ?
? Mỗi nhóm phân tích một phần ?
? Các nhóm báo cáo kết quả.
? Gọi nhận xét
Giáo viên chốt rồi chuyển.
a) Điệp từ “Còn” dùng từ nhiều nghĩa “Say xưa”.
b) Nói qúa -> Nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế quân Lam Sơn.
c) So sánh: Như tiếng hát sa, như vẽ
-> Miêu tả không gian thành bình, thơ mộng ngay trong lòng thủ đô kháng chiến.
-> Tâm hồn tinh tế, lạc quan.
d) ẩn dụ: Mặt trời: Người con là ánh sáng ,niềm tin, vật quý của người mẹ.
5. Hướng dẫn về nhà
- Nắm được nội dung bài tổng kết.
- Xem lại các bài tập và hoàn thiện vào vở.
- Ôn lại các bài tổng kết về hoàn thiện từ vựng, để chuẩn bị cho tiết sau luyện tập tổng hợp.
 -----------------------------------------
Ngày Soạn: 2/11/2008 
Ngày giảng:
Tiết 54: tập làm thơ tám chữ
I- Mục tiêu: 
1- Kiến thức: 
- Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về thể loại đã học từ đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
- Qua hoạt động làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết, cảm thụ và sáng tạo thơ tám chữ.
II- Chuẩn bị:
GV:- Chuẩn bị một số bài thơ tám chữ
HS: - Nghiên cứu trước bài.
 - Làm trước một số bài thơ tám chữ.
III- Tiến trình lên lớp:
	1. ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ.
? Em hiểu như thế nào về nghị luận trong văn bản tự sự.
	3. Dạy bài mới.
	a) Giới thiệu bài: Các em đã từng biết một số bài thơ tám chữ tạo vậy thơ tám chữ có đặc điểm như thế nào? Cách làm thơ tám chữ ra sao? Chúng ta hãy vào bài học hôm nay.
	b) Tiến trình (trên lớp) tổ chức các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh nhân diện thể thơ tám chữ.
- Mục tiêu: HS nhận diện được đặc điểm thơ tám chữ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc các ví dụ a, b, c trong SGK ?
 - HS đọc bài.
I- Nhận diện thể thơ 8 chữ
? Điểm giống nhau về hình thức thơ của 3 ví dụ trên là gì ?
1. Ví dụ
? Số chữ trong mỗi dòng thơ ?
- Mỗi dòng thơ đều có 8 chữ
? Cách gieo vần ở ví dụ a như thế nào ? Gạch chân dưới những từ gieo vần.
a. Tan -> ngân, mới -> gội
b. Về -> nghe, học -> nhọc, bà -? Xa
c. ngát -> hát, son -> non, đứng -> dựng, tiên -> nhiên
a
b
c
? Em có nhận xét gì về cách gieo vần của từng đoạn.
? Em có nhận xét gì ề cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ ?
? Qua các ví dụ trên em hiểu gì ề thể thơ 8 chữ ?
? Đọc ghi nhớ ?
? Em biết những bài thơ 8 chữ nào đã học ?
Giáo viên chốt rồi chuyển ?
- Đa phần gieo vần chân có khi liền, có khi cách câu.
- Có khi được chia làm nhiều khổ 4 câu 1 khổ hoặc có khi viết liền thành khổ dài không hạn định số câu.
- Học sinh dựa vào ghi nhớ trả lời
2. Kết luận
* Ghi nhớ (SGK)
	* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập.
	Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn kỹ năng cho học sinh.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1?.
? Giáo viên gọi mỗi học sinh điền 1 câu sau đó ghép khổ ?
? Nhận xét.
? Đọc nêu yêu cầu bài tập 3.
? Giáo viên cho lớp thảo luận rồi gọi trình bày ?
? Nhận xét.
 - Bài 2, 4 cho về nhà.
 - Giáo viên chốt rồi chuyển.
- Bài 1
C1: Ca hát
C2: Ngày qua.
C3: Bát ngát
C4: Muôn hoa.
Bài 3.
Câu 3. Sai vì không đúng thanh điệu (thăng bằng) và hiệp vần “ương” với câu trên ở chữ cuối sửa: thân thương, vào trường
II. Luyện tập 
Nhận diện thể thơ 8 chữ.
1. Bài 1.
2. Bài tập 3
* Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thực hành làm thơ 8 chữ.
	Mục tiêu: Học sinh tập làm quen với việc làm thơ và bình thơ 8 chữ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 ?
? Giáo viên gọi 2 đến 3 học sinh điền ?
? Gọi nhận xét ?
? Dọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 ?
Giáo viên cho học sinh làm theo nhóm bài tập ?
? Gọi các nhóm trình bày
? Gọi nhận xét ?.
? Giáo viên yêu cầu các nhóm công bố các bài thơ 8 chữ đã chuẩn bị ở nhà và cho học sinh bình như yêu cầu của bài tập 3.
Giáo viên chốt rồi chuyển.
Bài 1:
C3: Vườn, rừng, trời ...
C4: Qua, nhanh ...
Bài 2: Có thể điền các câu 
- Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương.
- Góc sân trường đầy kỷ niệm mến thương. 
- Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta.
- Những bạn bè vui vẻ đến quanh ta.
- Bằng lăng buồn, rơi rụng tím quanh ta ...
- Học sinh công bố các bài thơ 8 chữ đó chuẩn bị ở nhà rồi bình chéo.
III. Thực hành làm thơ 8 chữ
 Bài 1.
- Bài 3.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm được đặc điểm của thơ 8 chữ ?
- Sưu tầm các bài thơ 8 chữ để hiểu hơn về thể loại này.
- Tập làm các bài thơ 8 chữ.
 -----------------------------------------
Ngày Soạn: 3/11/2008 
Ngày giảng:
Tiết 55: Trả bài kiểm tra văn 
I- Mục tiêu: 
	1- Kiến thức: 
- Nhằm thông báo kết quả bài làm cho học sinh.
-Học sinh rút kinh nghiệm về bài làm của mình: Phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt hạn chế của mình.
- Cung cấp thêm những tri thức về văn học trung đại cho học sinh và củng cố những kiến thức đã học.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự đánh giá, chữa lối ..
	3. Giáo dục .
- Giáo dục cho học sinh lòng trân trọng những tác giả văn học Trung Đại, lòng tự hào về văn hoá dân tộc.
II- Chuẩn bị:
	1. Giáo viên:
	- Tổng hợp kết quả.
	- Tổng hợp những ưu điểm, khuyết điểm của học sinh.
	- Bảng phụ ghi bài chữa lỗi.
	2. Học sinh.
	- Xem lại các kiến thức cho liên quan trong bài kiểm tra.
III- Tiến trình trên lớp:
	1. ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ.
	? Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ mà em thích nhất trong bài “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và cho biết lý do vì sao em thích ?
	? Nêu cảm nhận của em về bài “ Bếp lửa” của Bằng Việt ?
	3. Dạy bài mới.
	a) Giới thiệu bài:
Trong tuần trước các em đã làm bài kiểm tra về văn học trung đại. Để thông báo cho các em về kết quả bài làm cũng như giúp các em rút kinh nghiệm về bài viết này hôm nay chúng ta có tiết trả bài.
	b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
	* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu định hướng làm bài.
	Mục tiêu: Học sinh nắm được cách làm bài để tự đánh giá.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Nhắc lại đề bài ?
? Phần trắc nghiệm cần làm như thế nào ?
- 2 phần -> trắc nghiệm
 -> tự luận
- Lựa chọn phương án trả lời đúng
I- Định hướng làm bài.
1: Yêu cầu đề.
Giáo viên đọc lại các câu trắc nghiệm và cho học sinh trả lời, gọi nhận xét và giáo viên chữa bài.
? Phần tự luận cần làm như thế nào ?.
Giáo viên nêu yêu cầu biểu điểm của phần này .
Giáo viên chốt rồi chuyển.
 * Trắc nghiệm.
 1.c, 2.b, 3.a, 4.b, 5.d, 5.c, 7.d, 8.d, 9.d, 10.c .
* Tự luận.
- Viết lại đúng một đoạn đủ số câu đúng hình thức được 2 điểm.
- Nêu lý do vì sao thích: Chủ yếu đi phân tích giá trị của đoạn vừa trích
2- Định hướng đánh giá.
* Hoạt động 2:
 Tổ chức nhận xét bài làm của học sinh 
Mục tiêu: Học sinh nắm được những ưu điểm và hạn chế trong bài viết của mình
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Giáo viên nhận xét về bài làm của học sinh.
- Đại đa số các bài làm đúng yêu cầu của đề bài.
- Nhiều bài làm tốt đúng nhiều câu trắc nghiệm và phân tích đoạn trích khá sâu sắc:Linh, Nga, Bùi trang, nguyễn Trang...
- Nhiều bài sạch đẹp và rõ ràng:Linh, Bùi trang, Nguyễn Trang, Lâm, Văn Huy
- Một số bài phần tự luận còn sơ sài: Ngô Nam, Nguyễn Sơn, Vũ Tùng,tuấn.. 
- Nhiều bài sai một số câu trắc nghiệm: Dung b, Dung a, Ngô Nam ...
- Nhiều bài gạch xo ... ác tình huống thú vị, các chi tiết hay trong tác phẩm. Có dẫn chứng, lý lẽ rõ rnàg có bố cục hợp lý chặt chẽ. Bài viết hay xúc động .. được thưởng 1đ.
5/. Hướng dẫn về nhà
- Làm bào và nộp vào tiết sau.
- Đọc và nghiên cứu bài mới bài: Nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
	--------------------------------------------
Ngày Soạn: 25/2/2009
Ngày giảng:
Bài 24 
Tiết 121: Văn bản : Sang thu
 	 (Hữu Thỉnh)
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
-Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnhvề sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
-Rèn luyện thêm năng lực về cảm thụ thơ ca.
II.Lên lớp.
A.KTBC.
1.Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác’ .phân tích một hình ảnh ẩn dụ mà em tâm đắc nhất.
2.Phân tích các điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ.
3.Phân tích đặc sắc của mạch thơ và giọng thơ trong bài
B.Giới thiệu bài:
Thơ hay tả mùa thu có nhiều, tả mùa hạ ít hơn.Thơ tả thời điểm giao mùa giữa mùa hạ và mùa thu càng ít. Vì thế ta càng quý những bài như “Sang thu”.Từ mùa hạ chuyển sang mùa thu, thiên nhiên ở miền Bắc vào thu được cảm nhậnthế nào qua “Sang thu” của Hữu Thỉnh?
C.Các hoạt động dạy-học.
*Hoạt động 1:Tổ chức học sinhđọc- tìm hiểu chú thích.
*Mục tiêu:Học sinh nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và cách đọc bài thơ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nộidung cần đạt
H:Nêu hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh?
H:Nêu nội dung chính của bài thơ?
H:Con người cảm nhận sang thu từ những phạm vi không gian nào? Tương ứng có những khổ thơ nào?
-Tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh quê ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc.Năm1963Hữu Thỉnh nhập ngũ, vào binh chủng tăng thiết giáp rồi trở thành cản bộ văn hoá, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. ông thâm gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam. Hữu Thỉnh hay viết về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mà thu, nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng vấn vương trứpc đất trởi trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.
-Bài thơ miêu tả những rung động của lòng người trước đất trời sang thu
-Cảm nhận không gian làng quê sang thu( Khổ thơ thứ nhất)
-Cảm nhận không gian đất trời sang thu(Hai khổ cuối)
I.Đọc- chú thích
1.tác giả
.
2.Tác phẩm
3.Bố cục.
*Hoạt động 2: Tổ chức học sinh tìm hiểu giá trị đặc sắc của bài thơ.
*Mục tiêu:Nắm được giá trị của văn bản.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
H:Sự biến đổi của đất trời sang thu được HT cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi qua những chi tiết, hình ảnh nào?
H: Từ “Bỗng” diễn tả trạng thái nào của sự cảm nhận?
H:Từ “phả” có thể thay thế bắng từ nào?
H:Tại sao tác giả không dùng từ thổi, đưa, bay, lan, tan mà lại dùng từ phả, Từ phả có gì hay hơn?
H:Từ chùng chình có thể thay bằng những từ nào?
H:Các từ ngữ trên có tác dụng gì trong việc biểu hiện cảnh thiên nhiên?
H:Để diễn tả không gian làng quê sang thu tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
H:Từ đó một không gian làng quê sang thu được hiện lên như thế nào?
-Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
=>Diiễn tả sự đột ngột, bất ngờ
-Có thể thay thế bằng từ thổi, đưa, lan, tan
-Không có nghĩa đột ngột bằng từ phả
-Có thể thay bằng từ dềnh dàng, chầm chậm, đủng đỉnh, lững thững
-Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả sinh động như một cô gái duyên dáng yểu điệu
-
II.Tìm hiểu văn bản.
1.Cảm nhận không gian làng quê sang thu.
-
-Miêu tả, tự sự
-Giọng thơ êm nhẹ
-Đột ngột, bất ngờ, nhẹ nhàng, uyển chuyển
-Hương ổi lan vào không gian, thổi vào trong gió se
-Gọi hs đọc khổ thơ thứ hai.
H: Đất trời sang thu được cảm nhận từ những biểu hiện không gian nào?
H:Tại sao sông dềnh dàng mà chim bắt đầu vội vã?
H:Từ “Dềnh dàng” ở đây có tác dụng gì?
H:TB cảm nhận của em về lời thươ “Có đám mây mùa hạ- Vát nửa mình sang thu”
H:NGhệ thuật trong khổ thơ này có gì đặc biệt?
H:Từ đó bức tranh thu được cảm nhận như thế nào?
-Sông được lúc dềnh dàng
-Cánh chim: Bắt đầu vội vã
-Đám mây:Vắt nửa mình sang thu
--Sông bát đầu cạn, chảy chậm lại
-Chim vội vã vì sợ lạnh phải đi tránh rét ở những miền ấm áp hơn
-Từ “dềnh dàng làm con sôngtrở lên duyên dáng, gần người hơn.
-Gợi hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời, trời đã bắt đầu trong xanh.
- -Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm châm nơi đầu thôn ngõ xóm.
2.Cảm nhận không gian đất trời sang thu.
-Miêu tả, tự sự, tưởng tượng
-Bức tranh mùa thu nhẹ nhàng, uyển chuyển, trong xanh
-GV gọi hs đọc diễn cảm khổ 3.
H:Thiên nhiên sang thu còn được gợi lên qua những hình ảnh nào?
H:ý nghĩa tả thực của các chi tiết không gian này là gì?
H:Em có nhận xét gì về cảnh vật khi sang thu?
H:Qua bài thơ em cảm nhận được những nét đẹp nào của nhà thơ ?
H:Bài thơ đã gợi cho em những cảm nhận gì về thiên nhiên, đất nước, con người trong thời điểm từ hạ sang thu,
H:Miêu tả bức tranh sang thu trong bài thơ của HT?
H:Nêu những nét đặc sắc v nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
-còn nắng
-mưa và sấm thưa dàn, không còn dữ dội nữa
-hàng cây nhìn già đi
-Những dấu hiệu mùa hạ vẫn còn nhưng giảm dần cường độ, mức độ, lặng lẽ vào thu.
-Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần
-Mưa và sấm thưa dần không còn dữ dội nữa.
3.Tình cảm của nhà thơ khi thiên nhiên đất nước sang thu
-Nhạy cảm
-Yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu con người
*Ghi nhớ(SGK)
*H\oạt động 3:Tổ chức cho hs luyện tập.
-Mục tiêu:Khắc sâu kiến thức và rèn kĩ năng.
1.Đọc diễn xảm bài thơ
2.Phân tích bức tranh sang thu trong bài thơ của HT
3.Làm bài tập trắc nghiệmvào vở
*Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà:
-Nắm được giá trị nghệ thuật và nội dung đặc sắc của bài thơ
-Học thuộc lòng bài thơ
-Đọc và soạn bài “Nói với con” của Y Phương 
-----------------------------------------------
Ngày Soạn: 26/2/2009
Ngày giảng:
Tiết 122 Văn bản : Nói với con
 	(Y Phương)
I.Mục tiêu:
Giúp hs:
-Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹđối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặngcùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ củaY Phương 
-Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.
II.Lên lớp.
A.ổn định tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ
1.Đọc thuộc lòng bài thơ “sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
2.Phân tích bức tranh “Sang thu” qua bài thơ 
C.Giới thiệu bài:
Tình yêu rthương con cái mơ ước thế hệ sau nối tiếp sứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Namta suốt bao đời nay “Nói với con “ của nhà thơ Y Phương là một trong những bài thơ hướng về đề tài ấy với một cách nói riêng, xúc động, chân tình bằng hình thức người cha nói với con, tâm tình dăn dò trìu mến, ấm áp và tin cậy.
D.Các hoạt động dạy và học.
*Hoạt động 1:Tổ chức cho hs đọc và tìm hiểu chú thích
-Mục tiêu:Học sinh nắm được sơ lược về tác giả Y Phương và bài thơ “Nói với con”
Hoạt động củagiáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
*Đọc chú thích trong SGK?
H:Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Y Phương ?
*Đọc bài thơ?
H:Bài thơ có nội dung gì?
H:Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
H:Bài thơ có bố cục như thế nào?Nội dung của từng phần?
-Y Phương là người con của dân tộc Tày
-Mượn lời nói với con YP gợi về cội nguốn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình
-Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả 
-Chia hai đoạn;
+Đoạn 1:Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”(Nói với con về tình cảm cội nguồn)
+Đoạn 2.Còn lại ( Những đức tính của người đồng mình và mơ ước của người cha về con mình)
I.Đọc- chú thích
1.Tác giả
2.Tác phẩm.
3.Bố cục
*Hoạt động 2;Tổ chức học sinh tìm hiểu văn bản
Mục tiêu:Học sinh nắm được giá trị của văn bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
*Đọc lại đoạn 1.
H:Người cha nói với con về tình cảm cội nguồn nào?
H:Lời thơ nói về tình cảm gia đình có gì đặc biệt?
-H:Từ cách nói đó em hiểu gì về lời nói của người cha trong 4 câu thơ đầu?
H:Vì sao lời đầu tiêncủa người cha nói với con lại là điều đó?
H:các từ “cài”, “ken”ngoài nghĩa miêu tả còn có ý 
nghĩa gì?
H:Qua cuộc sống lao động, cần cù, êm đềm, tươi vui của quê hương, người cha đẫ nhắc nhở người con điều gì?
H:Vì sao người cha nói với convề một quê hương như vậy?
H:Điều đó cho thấy một tình cảm như thế nàocủa người cha đối với quê hương và con mình?
-Tình cảm gia đình
-Tình làng xóm
-Cách nói cụ thể
-Nhắc nhở convề tình cảm ruột thịt, về cội nguồn sinh dưỡngcủa mỗi con người.
-còn nói lên tình cảm gắn bó, trong lao động, làm ăn của đồng bào, quê hương 
-Muốn dạy dỗ con về tình cảm cội nguồn
-Yêu quý, tự hào về quê hương, gia đình.
II.Tìm hiểu văn bản.
1.Nói với con về tình cảm cội nguồn.
-Con được nuôi dưỡng, lớn lên trong tình yêu thương che chở của cha mẹ, trong mái ấm gia đình hạnh phúc.
-Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của quê hương
 2.Những đức tính của “Người đồng mình và ước mơ của người cha về con mình
*đọc đoạn thơ còn lại.
H:những câu thơ nào khắc hoạ những đức tính của “người đồng mình”
H:Em có nhận xét gì về những đức tính của “Người đồng mình”
-H:Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả trong những lời thơ này?
H:Người cha đã nói với con về đức tính gì của “người đồng mình”
-Vì sao tác giả lại nói “người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương- Còn quê hương thì làm phong tục”?
-H:Vì sao người cha lại nói với người con về điều này?
H:Qua lời cuối của bài thơ em hiểu gì về mong ước của người cha?
*gọi hs đọc đoạn cuối.
H:Em có nhận xét gì về ngôn ngữ lời thơ ?
H:Qua đó em hiểu gì về mong ước của người cha?
-Người đồng mình thương lắm con ơi
......................................
Còn quê hương thì làm phong tục.
-Vất vả, nghèo đói, cực nhọc trong địa hình cằn cỗi, hiển trở.
-Nghĩa là lao động sáng tạo để tồn tại, và giữ vững truyền thống dân tộc, không chùn bước trước khó khăn, gian khổ.
-Học sinh tự bộc lộ
cha về con mình
-Lặp từ, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.
-Can trường, dũng cảm, có ý chí.
-Ngôn ngữ giản dị, lời thơ tha thiết, âu yếm.
-Mong con có khí phách, ý chí vươn lên trong cuộc sống gian khó .
-Không quên cội nguồn dân tộc
:Qua bài thơ, em hiểu thêm những gì về cuộc sống con người các dân tộc nẻo cao?
H:Nêu những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật?
-đầy gian khổ nhưng tốt đẹp
-Có sức sống mạnh mẽ. bền bỉ
-Tâm hồn gắn bó với quê hương, dân tộc
*-Ghi nhớ(SGK)
III.Luyện tập(*Hoạt động3)
-Mục tiêu:Khắc sâu kiến thức và rèn kĩ năng.
1.Đọc diễn cảm bài thơ
2.Phân tích tình cảm cha con trong bài thơ.
3.Làm bài tập trong SGK
VI.Hướng dẫn về nhà(*Hoạt động 4:)
-Nám được các giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Soạn bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_53_den_122_doan_thi_thuy_thcs_quyet_t.doc