Phương pháp dạy học làm văn cấp THCS

Phương pháp dạy học làm văn cấp THCS

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀM VĂN CẤP THCS

A. NGUYÊN TẮC DẠY MÔN LÀM VĂN CẤP THCS

I. KĨ NĂNG CƠ BẢN DẠY PHẤN MÔN LÀM VĂN:

Các nhóm kĩ năng cơ bản của học sinh về môn Ngữ văn bao gồm:

- Nhóm 1: Kĩ năng chiếm lĩnh tác phẩm văn chương (bao gồm cảm thụ, phân tích, đánh giá).

- Nhóm 2: Kĩ năng chiếm lĩnh kiến thức và tác phẩm (giai đoạn, khuynh hướng, tác giả, hiện tượng văn học).

- Nhóm 3: Kĩ năng sáng tác văn bản nghị luận và văn bản văn chương.

Có thể cụ thể hóa là:

1. Nhóm 1: Kĩ năng chiếm lĩnh tác phẩm văn chương

1. Đọc diễn cảm (đọc đúng giọng điệu, tình cảm tác giả, giọng điệu các nhân vật khác nhau, đúng thể loại,.);

2. Kể chuyện, tóm tắt theo những yêu cầu khác nhau;

3. Phân tích một nhân vật hay một nhóm nhân vật; so sánh các nhân vật hay nhóm nhân vật;

4. Phát hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm;

5. Phát hiện điểm sáng thẩm mĩ, yếu tố then chốt của tác phẩm (từ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đặc sắc,.);

6. So sánh chủ đề, tư tưởng các tác phẩm: phát hiện chủ đề chính, chủ đề phụ trong một tác phẩm;

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp dạy học làm văn cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀM VĂN CẤP THCS
A. NGUYÊN TẮC DẠY MÔN LÀM VĂN CẤP THCS
I. KĨ NĂNG CƠ BẢN DẠY PHẤN MÔN LÀM VĂN: 
Các nhóm kĩ năng cơ bản của học sinh về môn Ngữ văn bao gồm:
- Nhóm 1: Kĩ năng chiếm lĩnh tác phẩm văn chương (bao gồm cảm thụ, phân tích, đánh giá).
- Nhóm 2: Kĩ năng chiếm lĩnh kiến thức và tác phẩm (giai đoạn, khuynh hướng, tác giả, hiện tượng văn học).
- Nhóm 3: Kĩ năng sáng tác văn bản nghị luận và văn bản văn chương.
Có thể cụ thể hóa là:
1. Nhóm 1: Kĩ năng chiếm lĩnh tác phẩm văn chương
1. Đọc diễn cảm (đọc đúng giọng điệu, tình cảm tác giả, giọng điệu các nhân vật khác nhau, đúng thể loại,...);
2. Kể chuyện, tóm tắt theo những yêu cầu khác nhau;
3. Phân tích một nhân vật hay một nhóm nhân vật; so sánh các nhân vật hay nhóm nhân vật;
4. Phát hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm;
5. Phát hiện điểm sáng thẩm mĩ, yếu tố then chốt của tác phẩm (từ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đặc sắc,...); 
6. So sánh chủ đề, tư tưởng các tác phẩm: phát hiện chủ đề chính, chủ đề phụ trong một tác phẩm;
7. Rút ra một nhận định chung về một tác phẩm, một nhân vật hay một yếu tố nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
8. Bình giảng một đoạn văn, lời nhân vật, lời phê bình của tác phẩm;
9. Thu hoạch của bản thân về tác phẩm (một nhân vật, một vấn đề của tác phẩm).
2. Nhóm 2: Kĩ năng chiếm lĩnh kiến thức và tác phẩm
1. Giải thích một nhân định về văn học (về tác giả, tác phẩm, khuynh hướng, hiện tượng văn học,...). Dàn ý hóa một văn bản, phát hiện luận điểm hay hệ thống luận điểm trong một văn bản. Tóm tắt nội dung lập luận một văn bản, tập nhận định.
VD: Bài khái quát văn học sử
2. Chứng minh nhận định văn học.
3. Phân tích một nhận định văn học.
4. Phát biểu ý kiến về một vấn đề văn học.
5. So sánh phong cách các tác giả, các khuynh hướng văn học.
6. Tập viết một đoạn văn phê bình văn học.
3. Nhóm 3: Kĩ năng sáng tác văn bản nghị luận và văn bản văn chương
Gồm các hoạt động sáng tác như: làm thơ lục bát, thơ tự do, viết nhật kí, viết báo tường, viết một bài báo cáo có tính chất nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình dạy học, từ phân môn văn học, tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp kiến thức về văn học và rèn những kĩ năng mang tính bộ phận. Đến công đoạn làm văn học sinh mới được thực hành tổng hợp các kĩ năng để hệ thống hóa kiến thức, phạm trù hóa các vấn đề thuộc môn Ngữ văn, khiến những kiến thức tản mạn thành kiến thức định hướng.
II. NGUYÊN TẮC DẠY HỌC LÀM VĂN
Bao gồm hai phần việc chính:
- Dạy lí thuyết.
- Dạy thực hành: ra đề, chấm bài, trả bài, theo dõi qua trình học văn của học sinh.
(trong Hội nghị chỉ tập trung vào một số công việc chính)
B. DẠY LÍ THUYẾT LÀM VĂN
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁCH DẠY LÍ THUYẾT LÀM VĂN
1. Thực trạng của học sinh khi tiếp cận lí thuyết làm văn
- Không phân biệt rạch ròi các kiểu bài về khái niệm, đặc điểm, yêu cầu cơ bản.
- Không nắm bắt được những đặc trưng cốt lõi trong cách thức làm bài một kiểu bài cụ thể từ khâu tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý,...
- Không biết hệ thống, phân loại dạng bài tập trong từng kiểu bài.
2. Cách thiết kế bài học lí thuyết làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành
- Thiết kế kiểu bài truyền thụ kiến thức theo tình huống giao tiếp.
VD: đưa ra một văn bản mẫu và yêu cầu học sinh tự trả lời câu hỏi trên cơ sở nghiên cứu mẫu văn bản. Giáo viên giúp học sinh tự hình thành khái niệm.
- Xây dựng hệ thống bài tập lớn, nhỏ để củng cố, khắc họa lí thuyết.
VD: Tất cả 6 kiểu văn bản học sinh được học đều thiết kế các bài dạy lí thuyết theo cấu trúc chung: bài khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài; cách làm bài ...; luyện tập về cách làm bài..., luyện nói, viết bài thực hành.
3. Một số phương pháp cơ bản dạy lí thuyết làm văn
- Xây dựng thống nhất, tìm ra cấu trúc chung phần lí thuyết cho tất cả các kiểu bài, trong đó tìm, chỉ ra các đặc trưng, phân biệt các yếu tố cốt lõi của từng kiểu bài.
VD: GV đưa ra các tiêu chí chung cho các kiểu bài để học sinh lập bảng so sanh, đối chiếu (Có thể yêu cầu học sinh lưu giữ tất cả sách giáo khoa ngữ văn cấp THCS đã học để học sinh tự tìm, ôn lại những kiến thức đã học).
(Giới thiệu cấu trúc các phần trong cuốn tài liệu)
- Phân định một cách cụ thể, có kế hoạch từng bước hệ thống bài tập tương ứng với từng thao tác và kĩ năng làm văn (tương ứng với 4 bước làm một bài văn GV thiết kế hệ thống bài tập phù hợp với đối tượng để HS biết tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, sửa chữa,...).
VD: Luyện HS phương pháp tìm hiểu đề:
Giới thiệu cấu tạo một đề văn (đề trực tiếp, đề gián tiếp, đề mở): thông thường gồm 2 bộ phận: lời dẫn, lới giới thiệu hay xuất xứ của vấn đề; cách thức giải quyết hoặc kết luận vấn đề;
Tìm những từ ngữ quan trọng (gạch chân);
Xác định các yêu cầu của đề về phương diện: nội dung luận đề, các thao tác – hình thức nghị luận, phạm vi dẫn chứng,...
VD: Luyện học sinh phương pháp viết bài: viết phần mở bài, thân bài, kết luận, Chẳng hạn dạy HS cách viết phần mở bài:
Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của phần mở bài: tạo tình huống có vấn đề, đề xuất được vấn đề một cách khái quát;
Cấu tạo đầy đủ của phần mở bài: dẫn vào đề (nêu xuất xứ, một nhận định, một danh ngôn, một chân lí phổ biến, dẫn một câu thơ, câu văn, nêu một tình huống giả định, một hình tượng hấp dẫn, cũng có khi vào trực tiếp vấn đề,...); đề xuất vấn đề (bộ phận quan trọng, nêu vấn đề cần giải quyết); gới hạn vấn đề (góc độ nhìn nhận, đối tượng, mục tiêu hướng tới);
Một số cách thức mở bài: mở bài trực tiếp (giới thiệu ngay vấn đề cần trình bày); mở bài gián tiếp (diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập,).
- Muốn dạy tốt phần lí thuyết làm văn GV cần nghiên cứu cả hệ thống chương trình giảng văn, văn học sử, lí luận văn học tronng mối tương quan với hệ thống kĩ năng làm văn ở từng lớp học nhất định.
VD: Giải quyết vấn đề Chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du GV cần có các kiến thức khác ngoài tác phẩm như: kiến thức Lí luận VH (thế nào là chủ nghĩa nhân đạo, những biểu hiện, đặc trưng thẩm mĩ của văn học cổ, đặc điểm nhà văn, phong cách tác giả,...).
CÁCH DẠY LÍ THUYẾT MỘT SỐ KIỂU VĂN BẢN
II. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN
1. Khái niệm văn bản
- Là sản phẩm của quá trình tạo lời, nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định (dạng nói và viết).
- Văn bản có quy mô và loại hình rất khác nhau: từ 1 câu tục ngữ đến một bộ tiểu thuyết đồ sộ.
- Văn bản dùng để giao tiếp nên có những yếu tố ngoài văn bản chi phối đến việc tạo lập văn bản (trả lời các câu hỏi Nói cái gì? Nói với ai? Nói để làm gì? Nói trong hoàn cảnh nào?). Các yếu tố này chi phối đến việc chọn kiểu văn bản, dung lượng văn bản, ngôn từ, giọng điệu.
2. Tính chất của văn bản
- Về nội dung: trọn vẹn, thống nhất.
- Về hình thức: hoàn chỉnh (không thêm, bớt một yếu tố nào trong câu trúc).
3. Các thành phần của văn bản
- Chủ đề (là trung tâm của văn bản), được hiểu là:
+ Vấn đề chính mà văn bản muốn biểu đạt.
+ Nơi thống nhất các nội dung, các hình thức biểu đạt
(Chủ đề có thể thể hiện một phần ở tên văn bản).
VD: dạng bài tập phân tích ý nghĩa nhan đề của một tác phẩm.
- Bố cục: là sự tổ chức các bộ phận của văn bản để thể hiện chủ đề, thường gồm có 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu chủ đề văn bản.
+ Thân bài: trình bày các khía cạnh của chủ đề.
+ Kết bài: tổng kết các khía cạnh đã trình bày để nâng cao chủ đề.
- Đoạn văn: là đơn vị trực tiếp của văn bản. Các câu trong đoạn văn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi đoạn văn thường là một tiểu chủ đề.
+ Cấu trúc của đoạn văn thường là: diễn dịch (câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn), quy nạp (câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn), song hành, móc xích (không có câu chủ đề).
+ Các câu trong đoạn văn, các đoạn văn có mối liên kết với nhau, có ba bình diện liên kết:
Liên kết nội dung (cùng thể hiện chủ đề văn bản).
Liên kết logic (thể hiện trình từ các ý, các câu).
Liên kết hình thức (thông qua các phương tiện liên kết: phép lặp, phép nối, phép thế, phép liên tưởng).
Lưu ý: trong thực tế giảng dạy GV thường hay hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận theo kiểu tổng – phân – hợp. Dựa trên các tiêu chí về bố cục của một văn bản có thể đinh hướng như sau:
Tổng (tổng hợp): cái nhìn đại thể, bao quát đối tượng.
Phân (phân tích): chia nhỏ đối tượng để nghiên cứu, mô tả.
Hợp (hợp nhất): nhìn lại các bộ phận của đối tượng trong một thể thống nhất để thấy sự liên quan, từ đó có cái nhìn bao quát cao hơn lúc đầu.
4. Sự phân chia các kiểu văn bản
Căn cứ vào phương thức biểu dạt chính, người ta chia ra 6 kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành (hành chính - công vụ). 
Trong một văn bản chứa một phương thức biểu đạt chính và một vài yếu tố biểu đạt thuộc PTBĐ khác.
VD: Lớp 6 học văn bản tự sự, đến lớp 9 học đưa một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố biểu cảm vào văn bản tự sự.
III. VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Giới thiệu cấu trúc bài văn bản thuyết minh
2. Lưu ý: Kiểu bài thuyết minh về một thể loại văn học
+ Tham khảo cuốn chuẩn KTKN tập 2 –tr56.
	+ Tích hợp với kiến thức khái quát ở đầu mỗ phần ở chương văn học.
III. VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Giới thiệu cấu trúc bài văn bản tự sự
	2. Lưu ý: Cách tóm tắt văn bản tự sự (một yêu cầu bắt buộc khi học tác phẩm tự sự).
	- Hai yếu tố cốt yếu của văn bản tự sự cần phải nắm vững để tóm tắt là:
+ Tình tiết (biến cố) trong tác phẩm: là một chuỗi các sự kiện có nguyên do, có khởi đầu, diễn biến, kết thúc, có liên quan mật thiết với nhau.
+ Nhân vật trong tác phẩm: nhân vật hành động làm nảy sinh và thúc đẩy tình tiết phát triển, là nơi để tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm.
- Cách tóm tắt (tham khảo chuẩn KTKN tập 2 tr31-32). Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn các sự kiện và nhân vật. 
+ Đặc điểm của văn bản tóm tắt so với văn bản chính:
Ngắn gọn nhưng vẫn trung thành với văn bản chính.
Trật tự các sự kiện có thể được sắp xếp lại (theo thời gian).
Ngôn từ mang tính khái niệm nhưng khi cần có thể dùng ngôn từ có hình ảnh.
+ Cách tóm tắt:
Đọc kĩ văn bản chính để hiểu cốt truyện và chủ đề.
Xác định sự kiện và nhân vật chính.
Sắp xếp sự kiện và nhân vật theo trình tự hợp lí.
Sử dụng ngôn ngữ sinh động để tóm tắt, có thể trích dẫn.
IV. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1. Giới thiệu tài liệu
2. Lưu ý:
2.1. Luận điểm trong văn nghị luận: (Chuẩn KTKN tập 2, trang 81).
2.2. Nghị luận xã hội:
- Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí – một vấn đề đặt ra trong một tác phẩm văn học – không dạy lí thuyết kiểu bài trong chương trình).
VD: đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2010-2011.
- Dạng đề thi: viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề.
Có thể tham khảo cách viết đoạn văn nghị luận xã hội như sau:
Hình thức đoạn văn: cấu trúc đoạn văn (diễn dịch, quy nạp,...); nội dung câu chủ đề; liên kết câu trong đoạn văn; số lượng câu, thể thức,...
Nội dung: có thể giải quyết vấn đề trên các phương diện sau: thông điệp, vai trò, ý nghĩa của vấn đề, thực trạng, hậu quả, nguyên nhân, biện pháp hoặc bài học nhận thức, hành động,...
2.3. Nghị luận về một tác phẩm văn học:
Yêu câu, bố cục:
* Mở bài:
- Giới thiệu vắn tát tác giả, tác phẩm;
- Giới thiệu nội dung chính hoặc ấn tượng về tác phẩm;
- Trích lại đoạn thơ, văn, nhận định (nếu có).
* Thân bài:
- Phân tích hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, thời đại, hoàn cảnh sống tác giả,... tác động sâu sắc đến cảm hứng nghệ thuật của tác giả.
+ Hoàn cảnh cảm hứng nghệ thuật của tác phẩm.
VD: Hoàn cảnh ra đời bài Đồng chí.
- Giới thiệu xuất xứ, vị trí:
+ Đối với tác phẩm: giới thiệu vị trí, ý nghĩa trong tập sáng tác, chặng đường sáng tác của tác giả, giai đoạn văn học để làm nổi bật tính chất tiêu biểu của tác phẩm.
+ Đối với đoạn trích: nằm ở phần nào, quan hệ với phần trước và sau nó, có ý nghĩa gì (lại sao lại chọn phận tích đoạn trích đó).
- Phân tích nội dung, tư tưởng:
+ Phải tìm, lập được hệ thống ý (nội dung);
+ Phải tìm được ý mới, lạ, đặc sắc để phân tích (giúp người đọc hiểu được chỗ sâu sắc, độc đáo, tinh tế và thú vị nhất của tác phẩm).
- Phân tích những thành công về mặt nghệ thuật (phần này nên xen kẽ, lồng cùng nội dung, nên đi phân tích từ tín hiệu nghệ thuật để làm sáng tỏ nội dung).
+ Đối với thơ: có thể chọn những từ đắt, nhãn tự, tín hiệu nghệ thuật mới lạ, tứ thơ, giọng thơ, hình tượng thơ, thanh điệu, vần điệu,...
+ Đối với truyện: chọn từ, chi tiết phát sáng, tình huống mới lạ, kết cấu đặc sắc, chất thơ, lãng mạn,...
VD: chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương, chất lạng mạn trong Lặng lẽ Sa pa, tình huống trong Chiếc lược ngà,..
- Nội dung nghị luận một tác phẩm văn học thường là: giảng giải, lý giải ý, tư, cơ sở của ý, tứ; bình là nêu nhận xét, khen chê, đánh giá,...
* Kết bài: Nêu ngắn gọn, khái quát những vấn đề có tính tổng kết, liên hệ.
2.4. Nghị luận về hình tượng nghệ thuật (phân tích nhân vật)
- Phân tích hình tượng nghệ thuật là một kiểu bài nghị luận văn học, người làm văn phải tìm và phân tích được những đặc điểm cơ bản về nhân vật để hiểu đầy đủ, sâu sắc về nhân vật và giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Hình tượng nghệ thuật là những nhân vật cá thể trong tác phẩm (anh thanh niên, Vũ Nương, bà mẹ Tà ôi,...).
- Hình tượng nghệ thuật là nhóm nhân vật (hình ảnh người chiến sĩ, thế hệ thanh niên Việt Nan thời chống Mĩ,...).
- Hình tượng nghệ thuật là đối tượng không phải con người.
Bố cục:
* Mở bài:
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm có nhân vật.
- Giới thiệu vắn tắt về nhân vật: các đặc điểm chính hoặc ấn tượng chung.
- Nếu có nhận định, nhận xét thì phải trích dẫn lại.
* Thân bài:
- Phân tích hình tượng nghệ thuật, nhân vật:
+ Lai lịch, xuất thân cùng các mối quan hệ với nhân vật khác (tìm, phân tích và chỉ ra ý nghĩa);
+ Hoàn cảnh sống của nhân vật có tác động đến tâm hồn, tính cách;
+ Ngoại hình: ngôn ngữ, cử chỉ, dáng vẻ,... và ý nghĩa xây dựng nhân vật thông qua các chi tiết;
+ Tính cách, phẩm chất nhân vật (quan trọng nhất): thông qua các chi tiết, tình huống truyện để chỉ ra, phân tích.
- Bình luận về nhân vật:
+ Nhân vật được xây dựng theo bút pháp nghệ thuật nào;
+ Ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm;
+ Ý nghĩa xã hội của hình tượng.
(Chú ý nên xen kẽ phân tích và bình luận).
* Kết luận: nêu ngắn, gọn, khái quát về nhân vật. 
2.5. Nghị luận về một vấn đề văn học 
- Phân tích, chứng minh vấn đề văn học là kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết phải nhận diện đầy đủ, sâu sắc vấn đề văn học đưa ra bình luận, đi sâu phân tích, bình luận làm sáng tỏ vấn đề văn học, từ đó giúp người đọc hiểu được giá trị cản tác phẩm.
- Vấn đề văn học rất phong phú cần nhận diện rõ:
+ Có thể là một vấn đề có tính chất lí luận: tính nhân dân, tính Đảng, tính chất của một nền văn học
VD: Có người nói “tác phẩm văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Hãy bình luận ý kiến trên.
+ Có thể thuộc phạm trù tác giả văn học: một quan điểm nghệ thuật cảu tác giả, phong cách tác giả,...
VD: tính triết luận trong thơ Chế Lan Viên
+ Có thể thuộc về tác phẩm văn học: về nội dung, tư tưởng tác phẩm; về nghệ thuật của tác phẩm (bút pháp, tình huống, chi tiết, nét đặc sắc nào đó thuộc về tác phẩm,...).
VD: Chất lãng mạn trong Lặng lẽ Sa pa. Chất trữ tình, triết luận trong Ánh trăng,...
Bố cục:
* Mở bài:
- Giới thiệu vắn tắt tác giả, tác phẩm có vấn đề bình luận;
- Giới thiệu khái quát nội dung, giá trị của vấn đề;
- Trích dân lời nhận định (nếu có).
* Thân bài:
- Giới thiệu giải thích vấn đề;
- Tìm và phân tích từng khía cạnh biểu hiện của vấn đề và đi sâu phân tích từng phương diện đó;
- Bình luận vấn đề (có thể lồng vào phần phân tích):
+ Vấn đề đưa ra có ý nghĩa như thế nào đối với cả tác phẩm (thể hiện tư tưởng chủ đạo cảu tác phẩm hay chỉ là một thành công cụ thể của tác phẩm,...)
+ Ý nghĩa văn học và xã hội của vấn đề
+ Nếu có thể nêu hạn chế của vấn đề và những đề xuất cách nhận thức mới về vấn đề đó.
* Kết luận: tổng kết, khái quát, nâng cao vấn đề.
VD: bút pháp cổ điển trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
2.6. Phân tích văn học trong thế đối sánh
- Phân tích văn học trong cách thức đối sánh là kiểu bài người ta đưa ra những vấn đề tương đồng về đề tài, về hình tượng nghệ thuật,... để xem xét, so sánh. Từ đó yêu cầu người viết phân tích, bình luận. làm rõ những giá trị chung và những thành công mang tính sáng tạo riêng biệt của các tác giả về những vấn đề văn học đó.
VD: Sự khám phá và thể hiện tình cảm gia đình qua các bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, Bếp lửa của Bằng Việt, Nói với con của Y Phương.
* Phương pháp chung
- Năm vững những tác phẩm văn học, những vấn đề có liên quan đến đề bài;
- Nhận diện được những tương đồng của vấn đề văn học nêu ra trong đề bài;
- Nhận diện, phân tích, lí giải được những nét khác biệt, thành công của từng tác phẩm.
C. DẠY THỰC HÀNH LÀM VĂN
1. Ra đề văn
(xem phần mấy vấn đề chung)
- Nguyên tắc:
+ Đảm bảo tính chuẩn xác, khoa học;
+ Đề đúng;
+ Đề hay.
- Yêu cầu: xây dựng ma trận đề
2. Chấm, chữa, trả bài
 Tùy đối tượng để phân bố thời gian hợp lí giữa các hoạt động, cần đảm bảo các khâu sau:
- Căn cứ vào những dữ kiện của đề bài, tình hình làm bài của học sinh, GV xác định yêu cầu chủ yếu của giờ trả bài về các mặt kiến thức, tư tưởng, kĩ năng, phương pháp. GV cần công bố để định hướng họ sinh đánh giá kết quả bài làm của cả lớp và của bản thân;
- Xây dựng dàn bài chung;
- Tổng kết tình hình làm bài của học sinh về mọi mặt: tinh thần làm bài, những ưu điểm, nhược điểm chính, những cá nhân đáng biểu dương, những hiện tượng đáng chú ý, kết qủa chung của cả lớp;
- Chữa một số lỗi tiêu biểu (nên phân loại theo nhóm);
- Chọn đọc bài tiêu biểu;
- Trả bài cho học sinh;
- Dành thời gian cho học sinh nghiên cứu, trao đổi, thắc mắc, hỏi trực tiếp GV;
- Nếu có thể chấm bài “tay đôi” với một vài học sinh cần được giúp đỡ;
- Yêu cầu học sinh về nhà: tự chữa theo lời phê của GV, chép lời nhận xét vào sổ theo dõi bài làm của bản thân (nếu bài kiểm tra làm vào tờ rời).
3. Giờ làm văn miệng (luyện nói)
Cần linh hoạt, chủ động xử lí những tình huống sư phạm.

Tài liệu đính kèm:

  • docPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀM VĂN CẤP THCS.doc