Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 61 đến 90

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 61 đến 90

 Tiết 61. Làng (T1)

 (Kim Lân)

A. Mục tiêu cần đạt.

 Qua bài học, học sinh:

-Bước đầu cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết, thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông hai; Thấy được nghệ thuật đặc sắc trong việc xây dựng tình huống truyện.

- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật, kể chuyện, tóm tắt truyện.

-Có ty làng xóm, quê hương.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên

 - Tích hợp: Cuộc kháng chiến chống TD Pháp

 Đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm

 Tóm tắt văn bản tự sự

 Chủ đề và đề tài của văn bản 2. Học sinh

 Như đã h.dẫn

C. Tổ chức các hoạt động dạy học:

 * Ổn định lớp:

 * Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

 Vở soạn

 * Tổ chức d.học bài mới

 

doc 90 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 61 đến 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11.11.09 
Ngày dạy: 18.11.09
 Tiết 61. Làng (T1)
	 (Kim Lân)
A. Mục tiêu cần đạt. 
 Qua bài học, học sinh: 
-Bước đầu cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết, thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông hai; Thấy được nghệ thuật đặc sắc trong việc xây dựng tình huống truyện. 
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật, kể chuyện, tóm tắt truyện.
-Có ty làng xóm, quê hương.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên
 - Tích hợp: Cuộc kháng chiến chống TD Pháp 
 Đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm 
 Tóm tắt văn bản tự sự
 Chủ đề và đề tài của văn bản 2. Học sinh 
 Như đã h.dẫn 
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 * ổn định lớp:
 * Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 Vở soạn 
 * Tổ chức d.học bài mới
Hoạt động của trò
Hoạt động của thày
? Qua chuẩn bị bài, em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân?
* Giáo viên hướng dẫn đọc văn bản.
+ Đọc to, rõ ràng, chú ý những từ ngữ địa phương, những từ ngữ miêu tả tâm trạng của ông Hai.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt từng đoạn văn bản.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích.
? Là một truyện ngắn hiện đại, văn bản “Làng” đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào? PTBĐ nào là chủ yếu? Vì sao?
? Câu chuyện được kể từ ngôi nào? Ngôi kể này có tác dụng gì?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần, nội dung chính của từng phần?
? Nêu chủ đề của truyện ngắn?
? Để khắc hoạ nổi bật chủ đề, tính cách nhân vật, KL đã đặt nhân vật chính vào tình huống truyện như thế nào? 
? Tình huống ấy có tác dụng gì?
? ở nơi sơ tán, mối quan tâm của ông Hai về cái làng của ông được thể hiện qua những chi tiết nào? Ông Hai đã nhớ những gì ở làng?
? Vì sao ông Hai cảm thấy “Vui thế” khi nghĩ về làng mình?
? Điều đó cho thấy tình cảm của ông Hai đối với làng quê ntn?
*GV bổ sung thêm: ở nơi tản cư ông đã thể hiện nỗi nhớ làng quê, tình yêu làng bằng cách tối đến sang bên gian nhà bác Thứ mà khoe về làng (đoạn đầu SGK đã lược bỏ)
? Chi tiết nào của văn bản thể hiện mối quan tâm của ông Hai đến cuộc kháng chiến của dân tộc?
? Sự quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai có những biểu hiện đặc biệt nào?
? Lời văn của đoạn này có gì đặc biệt?
? Qua đó, những t/cảm và phẩm chất trong con người ông Hai được bộc lộ khi ông nghe tin về cuộc kháng chiến?
?Qua 1 vài chi tiết ban đầu,em thấy ông Hai là ngươì ntn
*Bình giảng.
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
.Trả lời
2. Đọc, chú thích
a. Đọc.
. Đọc văn bản 
.Tóm tắt truyện: 
+ 1 học sinh tóm tắt: “Từ đầu ...hả bác”
+ 1 học sinh tóm tắt: tiếp ... “dật dờ”
+ 1 học sinh tóm tắt “các ông, các bà ...này chưa”
+ 1 học sinh tóm tắt tiếp -> “không nhúc nhích”
b. Chú thích
. Học sinh đọc chú thích trong SGK
3. Tìm hiểu chung
* Phương thức biểu đạt.
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
*Ngôi kể
- Ngôi thứ 3 ’ đảm bảo tính chân thực, khách quan.
* Bố cục : 3 phần
+ Phần1:Từ đầu... “ruột gan ông cứ múa cả lên”: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
+ Phần 2:Tiếp. “vơi được đôi phần”: Tâm ông Hai khi nghe tin lang hợ Dầu theo Tây.
+ Phần 3: Còn lại: Tâm trạng ông Hai khi tin về làng được cải chính.
* Chủ đề: Truyện ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời ký kháng chiến.
*Tình huống truyện: Ông Hai tình cờ
 nghe được tin làng Chợ Dầu yêu quý trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ
đ Tạo lên một nút thắt cho câu chuyện, gây mâu thuẫn giằng xé trong tâm trí ông Hai, tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật, góp phần thể hiện rõ chủ đề truyện .
II. Phân tích
1.Tâm trạng ông Hai ở nơi tản cư.
 .Tìm chi tiết
=>Nhớ làng da diết,luôn muốn về làng
=>Tình cảm:Gắn bó, tự hào, yêu mến làng quê của mình.
 .
 .Tìm chi tiết
* Nắng này là bỏ mẹ chúng nó->Mong nắng cho Tây chết mệt
 Cũng như mọi hôm,ông vào phòng thông tin nghe đọc báo-nghe để biết tin tức về cuộc kháng chiến..
 Cứ thếlàm gì rồi thằng Tây không bước sớm.
 Ruột gan ông lão cứ múa cả lên.Ông náo nức 
-NT:
+ Ngôn ngữ quần chúng
+ Ngôn ngữ độc thoại .
=>Tự hào, vui sướng, phấn chấn, tin tưởng khi nghe tin về cuộc kháng chiến.
=>Chất phác, gắn bó, tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc.
*Ông Hai là 1 người nông dân chất phác, hồn hậu,yêu làng, gắn bó với cuộc kháng chiến
 *Củng cố
	? Tóm tắt lại văn bản? 
	? Tác giả đã xây dựng một tình huống truyện như thế nào? Tác dụng của việc xây dựng tình huống truyện?
 * Hướng dẫn về nhà
	- Nắm vững nội dung bài học.
	- Chuẩn bị: “Làng”
	+ Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dỗu theo Tây?
	-----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:16.11.09 
Ngày dạy:23.11.09
	 Tiết 62. Làng(T2)
	 (Kim Lân)
A.Mục tiêu cần đạt. 
 Qua bài học, học sinh: 
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết, thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Thấy được nghệ thuật đặc sắc trong việc xây dựng tình huống truyện, yếu tố miêu tả sinh động về diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật, kể chuyện, tóm tắt truyện.
- Có lòng yêu nước, yêu làng quê và tôn trọng những giá trị tinh thần của dân tộc.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên. 
- Tích hợp :Đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm. 2. Học sinh.
 Như đã h.dẫn 
C. Tổ chức các hoạt động dạy- học
 * ổn định ttổ chức
 * Kiểm tra sự c.bị của HS
 * Tổ chức d.học bài mới
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của Ông Hai khi nghe tin làng của mình theo giặc?
? Nhận xét về NT m.tả nội tâm.
? Qua đó thể hiện tâm trạng cua ông Hai như thế nào?
?Tìm chi tiết m.tả ông Hai khi ông về đến nhà trọ.
? Nhận xét về ngôn ngữ mà tác giả sử dụng? Tác dụng? 
? Tìm những chi tiết miêu tả thái độ của ông Hai khi nói chuyện với vợ?
? Nhận xét cách miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật?
? Suốt những ngày sau đó tâm trạng của ông Hai như thế nào?Tìm chi tiết
? Nhận xét về tâm trạng của ông Hai lúc này?
? Tin làng chợ Dầu theo giặc đã đẩy ông Hai vào tình thế như thế nào?
?N.xét về t/huống truyện
?Qua đó em thấy gia đình ông Hai đang lâm vào 1 tình thế ntn
? Trong tình huống đó trong ông xuất hiện mâu thuẫn gì?
? ông đã lựa chọn như thế nào?N.xét
?N.xét về ngôn ngữ t.giả sử dụng
? Qua sự lựa chọn ấy, em có nhận xét gì về tình yêu làng của ông Hai?
? Trong tâm trạng buồn tủi, đau khổ, Ông Hai đã tâm sự với đứa con út những gì?
? Cuộc trò chuyện này được kể bằng kiểu ngôn ngữ nào?
 ? Mục đích của việc làm này?
? Cảm xúc của ông khi trò chuyện với con? 
? Từ đó em cảm nhận điều gì trong tấm lòng của ông với làng quê, đất nước?
ộ GV b.giảng
?Tóm lại khi nghe tin làng mình theo Tây,tâm trạng ông Hai diễn biến như thế nào
?Qua đó em cảm nhận được điều gì trong tâm hồn ông Hai
*B.giảng
? Khi biết tin làng mình k0 theo giặc: dáng vẻ ông Hai có những biểu hiện khác thường nào?
? Tại sao ông Hai lại khoe với mọi người rằng: “Tây ... tôi rồi”? Điều đó chứng tỏ điều gì?
? Những cử chỉ đó phản ánh một nội tâm ntn?
? Qua đó em thấy ông Hai là người như thế nào?
? Về nghệ thuật truyện ngắn “Làng” thành công ở những điểm nào?
? Em hãy tổng kết giá trị nội dung.
? Vậy tư tưởng chủ đề của truyện là gì.
2. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình theo giặc.
a. Khi vừa nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
* Cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân ... lặng đi, tưởng như không thở được... rặn è è, nuốt một cái gì đó vướng ở cổ.
- NT:Miêu tả nội tâm gián tiếp 
=> thái độ bàng hoàng, sững sờ,uất nghẹn. 
* Lảng chuyện, cười nhạt, cúi gằm mặt xuống mà đi, 
=>Cảm giác bẽ bàng, xấu hổ, ê chề, nhục nhã. 
b. Về đến nhà trọ:
 *Ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra, “chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”
 *Ông nắm chặt hai taynhục nhã thế này.”
- NT: Ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm ,miêu tả tâm lý tỉ mỉ.
’Tâm trạng đau xót, tủi hổ, nhục nhã ê chề cùng nỗi căm giận bọn người ở làng.
* Không nóiông lão gắt lên
*Trằn trọc.không ngủ được, ông lão lặng hẳn đi, chân tay rủn ra 
+ Cách miêu tả tâm trạng qua hành động, thái độ cử chỉ. 
’ thể hiện sự bực tức, đau đớn, giằng xé nội tâm.
c. Những ngày sau đó
*Không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà...chột dạ, lủi ra một góc, nín thinh.
’ Nỗi ám ảnh nặng nề, biến thành sự sợ hãi thường xuyên
d. Khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi đi.
 .Tìm chi tiết
-NT;T/huống truyện mỗi lúc 1 căng thẳng
->Tình thế bế tắc,tuyệt vọng
 *Hay là quay về làng ><Về lầm gì
 Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù-1 lựa chọn dứt khoát,đúng đắn,đầy tỉnh táo.
-Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 
=>Tình yêu làng quê gắn với tình yêu đất nước, cách mạng trong người nông dân.
e. Ông Hai trò chuyện với con:
 .Tìm chi tiết
- NT: Ngôn ngữ đối thoại xen ngôn ngữ độc thoại.
->Mục đích:làm vợi nỗi nhớ làng
 Thanh minh cho lòng mình
 “Nước mắt ... giàn ra, chảy ròng ròng hai bên má”.
’Tấm lòng son sắt, thuỷ chung với làng quê,với đất nước, với kháng chiến và cách mạng
*Bàng hoàng,đau đớn,tủi nhục ám ảnh dằn vặt nặng nề.
*Nội tâm mâu thuẫn,giằng xé
=>Thể hiện ty làng thống nhất,gắn bó chặt chẽ với ty đất nước,t/cảm thủy chung với kháng chiến, với cách mạng.
3.Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính
+ Cái mặt... bỗng tươi vui, rạng rỡ.
+ Mồm bỏm bẻm nhai trầu.
+ Cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy.
+ lớn tiếng... bô bô: "Tây nó đốt nhà tôi".
+ chỉ được bằng ấy câu, ông lão lật đật 
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm gián tiếp
đ Tâm trạng: vui mừng tột độ, tự hào, hãnh diện khi làng không đi theo Tây.
*Ông Hai có một tình yêu làng hết sức sâu sắc và đặc biệt. Tình yêu đó được khẳng định và vô cùng đáng trân trọng khi trải qua thử thách.Nó gắn liền với tình yêu đất nước, với cuộc kháng chiến.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật 
+ Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm
+ Ngôn ngữ bình dị, hồn hậu, quần chúng.
+ Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.
2. Nội dung
 -Nhân vật ông Hai-Người dân Bắc bộ với tình yêu làng đến say mê, gắn liền với tình yêu nước, với tinh thần kháng chiến và căm thù giặc xâm lược...
- Tư tưởng chủ đề: Tình yêu làng thống nhất với tình yêu nớc. Đó là tình cảm mới xuất hiện từ sau c/m tháng Tám.
* Ghi nhớ 
 * Củng cố
	? Lựa chọn trong bài nhưng đoạn văn miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc?
	? Em có nhận xét gì về nhân vật ông Hai trong truyện?
 * Hướng dẫn về nhà
	- Nắm vững nội dung bài học. Tìm hiểu thêm về hình ảnh người nông dân Việt Nam trong văn học thời kì kháng chiến.
	- Chuẩn bị: Soạn bài: “Lặng lẽ SaPa”
	+ Tóm tắt truyện, Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong truyện?
	-------------------------------- ... rình bày, nhận xét
2.Cảm nhận thơ.
.Suy nghĩ và hoạt động cá nhân
.Trình bày
.Nhận xét
- Hình ảnh thơ chân thực, gợi cảm
=>Gợi tả một không gian mùa xuân trong sáng, tràn đầy sức sống
 *Củng cố
 ? Đọc một đoạn thơ 8 chữ mà em thích
 *H.dẫn học tập
 - Tiếp tục làm thơ 8 chữ
 - Chuẩn bị:Trả bài kiểm tra học kì I
 +Lập dàn bài cho câu 3/phần tự luận
 _______________________________________________
Ngày soạn:23/12/09 
Ngày dạy:30/12/09
 Tiết 88 Hướng dẫn đọc thêm Những đứa trẻ (T1)
	 (Trích “Thời thơ ấu” – M. Go-rơ-ki)
 A. Mục tiêu cần đạt. 
 Học sinh 
- Hiểu được tâm hồn trẻ thơ trong trắng, thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật.
- Rèn kỹ năng đọc, kể và phân tích tác phẩm tự sự tự thuật.
- Có được những rung động trước 1 tâm hồn cao đẹp, trong trắng của tuổi thơ. Bồi dưỡng tình cảm bạn bè, lòng độ lượng bao dung.
B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Tranh, ảnh chân dung M.Gor-ki, tác phẩm Thời thơ ấu.
2. Học sinh: Như đã h.dẫn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức.
 * Kiểm tra sự chuẩn bị cua HSbài cũ
* Bài mới
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
I.Tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả M.Gorki?
*Giáo viên giới thiệu chân dung nhà văn.
- MácximGorki(1868-1936) là bút danh của A.Pêscốp-Nhà văn lớn của Nga và thế giới trong thế kỉ XX.
- Sớm mồ côi cha, sống với bà, tuổi thơ chịu nhiều cay đắng.- Gorki (cay đắng )
.Quan sát chân dung
2. Đọc , tìm hiểu chú thích
- Giáo viên hướng dẫn đọc
a. Đọc văn bản
+ Đọc truyền cảm, phát âm đúng những từ ngữ tiếng nước người.
-2 Học sinh đọc văn bản theo yêu cầu, học sinh khác theo dõi
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các chú thích 3,5,7,10,12
b. Chú thích
- Học sinh đọc chú thích
3. Tìm hiểu chung về văn bản
? Xác định ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó.
GV tổng hợp ý kiến, ghi bảng.
? Nêu xuất xứ đoạn trích
*Giới thiệu ảnh về tác phẩm
? Xác định bố cục của văn bản, nội dung chính của từng phần?
*Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (A-li-ô-sa, Mác xim Gor-ki hồi nhỏ) -> câu chuyện tự thuật cảm động, chân thành, gây sức hút lớn trong độc giả.
*Xuất xứ đoạn trích:Trích từ tiểu thuyết tự thuật “Thời thơ ấu”
.Quan sát ảnh về tác phẩm
* Bố cục: 3 đoạn
+ “Có đến...cúi xuống”: Tình bạn tuổi ấu thơ.
+” ...nhà tao”: Tình bạn bị cấm đoán
+ Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp tục
*Sử dụng bảng phụ, phiếu học tập->tổ chức HS thảo luận (2 nhóm)
II. Phân tích
.2 nhóm thảo luận-viết vào bảng phụ
.Trình bày, nhận xét, bổ sung
1.Tình bạn giữa bọn trẻ.
? Aliôsa có hoàn cảnh như thế nào? 
? Aliôsa biết ba đứa trẻ nhà hàng xóm có hoàn cảnh như thế nào?Tìm chi tiết
? Nhận xét gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ?
? Vì sao Aliôsa và những đứa trẻ lại chơi với nhau?
? Nhận xét gì về tình bạn của những đứa trẻ?
? Theo dõi 2 cuộc đối thoại của bọn trẻ, em có những cảm nhận gì về A-li-ô-sa và những đứa trẻ
?Nêu lên cảm nhận chung nhất của em về tình ban của những đứa trẻ
? Trước khi quen thân những đứa trẻ trong cảm nhận của Ali sa như thế nào? 
? Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết Aliôsa đã quan sát thấy những đứa trẻ như thế nào? 
? BPNT nào đã được sử dụng? Qua những chi tiết trên? Tác dụng?
*So sánh chính xác khiến ta liên tưởng những dứa trẻ như lũ gà con mất mẹ sự hãi, co cụm vào nhau.
? Hình ảnh những đứa trẻ khi bị bố mắng hiện lên dưới sự quan sát, cảm nhận của Aliôsa như thế nào?
? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Qua đó gợi lên điều gì?
? Qua sự quan sát cảm nhận của Aliôsa về những đứa trẻ, em có nhận xét gì về nhân vật này?
*Bình
*Tổng kết và nhận xét tinh thần của 2 nhóm.
*Hoàn cảnh của bọn trẻ
- Aliôsa mất bố, mẹ lại đi lấy chồng khác ,ông ngoại hay đánh đòn , chỉ có bà là người hiền từ
- 3 đứa trẻ kia mất mẹ, có ông bố khó chịu, gia trưởng, người mẹ kế ghẻ lạnh
=> Sống trong cảnh ngộ éo le, thiếu tình yêu thương
*Tình bạn giữa bon trẻ
- Do tình cờ Aliôsa góp sức cứu đứa nhỏ bị rơi xuống giếng nên 3 đứa trẻ hiểu và chơi với Aliôsa.
- Do chúng có chung cảnh ngộ:mồ côI mẹ ,thiếu tình thương, sống với người ông, người bố cộc cằn,hay quát mắng, đánh đập
-> Tình bạn nảy nở tự nhiên trên sự tương đồng về hoàn cảnh
* Cuộc đối thoại giữa bọn trẻ
->những đứa trẻ thân thiết,yêu thương nhau chân thành.
->chúng cảm thông , sẻ chia những mất mát, thiếu thốn của nhau
->chúng xây lên trong nhau niềm hi vọng
=>Tình bạn trong sáng, ngây thơ, không phân biệt sang hèn.
*Cảm nhận của A-li-ô-sa về bọn trẻ
-Trước khi quen thân, nhìn sang hàng xóm Aliôsa chỉ biết “3 đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau .Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc “.
- Khi mấy đứa kể chuyện mẹ chết ,dì ghẻ 
 “Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con “-
+ Nghệ thuật so sánh 
-> Gợi lên cô độc yếu ớt, sự sợ hãi, tội nghiệp đáng thương của những đứa trẻ.
-Khi bị bố mắng: “Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà ,khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn “
+ Nghệ thuật so sánh 
-> Thể hiện được dáng dấp bên ngoài và thế giới nội tâm của chúng: Bị áp chế, lẳng lặng, cam chịu, nhẫn nhục.
=>A-li-ô-sa đồng cảm với cuộc sống thiếu tình thương của những đứa trẻ.
* Củng cố
	- Tóm tắt lại đoạn trích
	? Em có nhận xét gì về tình bạn của những đứa trẻ?
* Hướng dẫn học tập
	- Nắm vững nội dung bài học
	- Soạn tiếp văn bản: Trả lời câu hỏi 3, 4 trong SGK
Ngày soạn: 23/21/09 
Ngày dạy: 30/12/09
 Tiết 89 Hướng dẫn đọc thêm. Những đứa trẻ (T2)
	 (Trích “Thời thơ ấu” – M. Go-rơ-ki)
A. Mục tiêu cần đạt. 
 Học sinh 
- Hiểu được tâm hồn trẻ thơ trong trắng, thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật.
- Rèn kỹ năng đọc, kể và phân tích tác phẩm tự sự tự thuật.
- Có những rung động trước tâm hồn cao đẹp, trong trắng của tuổi thơ. Bồi dưỡng tình cảm bạn bè, lòng độ lượng bao dung.
B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Tranh, ảnh chân dung M.Gor-ki, tác phẩm Thời thơ ấu.
2. Học sinh: Đọc trả lời câu hỏi
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
*ổn định lớp:
*Kiểm tra bài cũ
* Bài mới
Hoạt động của thày
 Hoạt động của trò
*Sử dụng bảng phụ, phiếu học tập->tổ chức HS thảo luận (2 nhóm)
? Ai là người đã ngăn cấm bọn trẻ. Tìm chi tiết về người này
?Nhận xét
? Qua đây, em có cảm nhận gì về tình bạn của bọn trẻ
? Bị cấm, bọn trẻ vẫn chơI với nhau bằng cách nào
? Chúng lại kể những gì cho nhau nghe
.2 nhóm thảo luận
.Trình bày
1.Tình bạn bị ngăn cấm(nhóm 1)
* Ông đại tá
.Tìm chi tiết
->Hà khắc, lạnh lùng, vô cảm và đầy ý thức phân biệt đẳng cấp.
=>Tình bạn của những đứa trẻ bị can thiệp và ngăn cấm thô bạo.
3.Tình bạn vẫn tiếp tục.(nhóm 2)
*Bọn trẻ:
- Khoét lỗ ở hàng rào để nói chuyện
+3 đứa trẻ kể về c.sống buùon tẻ của chúng
+A-li-ô-sa kể về bà của mình và những câu chuyện cổ tích
? Trong khi kể chuyện, tác giả hay lồng những truyện đời thường với những truyện cổ tích, tìm chi tiết?
Chuyện đời thường
+ Ba đứa trẻ nhắc đến dì ghẻ
+ Mẹ thật đã chết
+ Người bà nhân hậu của Aliôsa
Chuyện cổ tích
+ Aliôsa liên tưởng đến mụ dì ghẻ độc ảc trong truyện
+ Mẹ sẽ về, ngời chết sống lại
+ Có lẽ tất cả những người bà đều tốt
? Những truyện đời thường lồng với truyện cổ tích qua đó tác giả muốn thể hiện điều gì?
-> A-li-ô-sa làm việc tốt theo cách của mình :gieo vào tâm hồn các bạn niềm tin vào những điều tốt đẹp trên thế giới.
? Thấy được điều gì về tình bạn của Aliôsa và cho bọn trẻ?
=> Tình bạn trong sáng ấm áp, bền chặt, vượt qua mọi rào cản
II. Tổng kết
? Những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện?
1. Nghệ thuật
+ Lối kể chuyện tự thuật, chuyện đời thường lồng với truyện cổ tích
? Truyện thể hiện nội dung gì?
2. Nội dung
* Ghi nhớ \ SGK
* Củng cố 
	- Em cảm nhận được điềugì từ tình bạn cảu Aliôsa và những đứa trẻ?
* Hướng dẫn về nhà
	- Nắm vững nội dung và nghệ thuật của văn bản
	- Ôn lại các văn bản đã học.
	- Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra học kì
 +Làm lại bài kiểm tra
Ngày soạn:26/12/09
Ngày dạy:2/1/10
 Tiết 90. Trả bài kiểm tra cuối học kì I
A.Mục tiêu cần đạt.
 HS:
- Củng cố những mảng kiến thức quan trọng của HK I về văn, tiếng Việt và TLV
- Đánh giá được hiệu quả học tập của mình sau 1 kì học;từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục những ưu, nhược điểm của mình
- Có ý thức phê và tự phê
B.Chuẩn bị.
- HS: Như đã h.dẫn
- GV: Bảng phụ
C.Tổ chức các h.động dạy học
	*Ôn đinh tổ chức
	*Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	 - Vở soạn
	*Tổ chức trả bài
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
*Yêu cầu HS đọc lại đề bài
? Theo đề bài, ở bài k.tra này ta cần vận dụng những kĩ năng nào
 Chuẩn xác(Như đã xác định ở tiết 84,85)
*Yêu cầu HS sử dụng kết quả làm ở nhà để trả lời câu 1,2
*Yêu cầu 1 nhóm trình bày câu 3, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
 Chuẩn xác
Câu 1(3 điểm)
a.MGS vi phạm 4 p.châm hội thoại:
- P.châm về chất 
- P.châm về lượng
- P.châm cách thức
- P.châm lịch sự
b.*Có 2 lời dẫn trực tiếp:
- Mã Giám Sinh
- Huyện Lâm Thanh cũng gần
 *Dấu hiệu:
- Được đặt sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép
Câu 2(1 điểm)
- Câu thơ nằm trong bài thơ Bếp lửa của nhà htơ Bằng Việt
- Hai câu thơ tiếp:
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn 
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
1.Ưu điểm
- Trình bày rõ ràng
- Phân bố thời gian hợp lý
- Nhận biết khá tốt các kiến thức tiếng Việt đã học
- Diễn đạt gọn gàng
- Biết cách phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật
- Biết bố cục bài văn thành các đoạn văn
2. Hạn chế.
- Còn có sự nhầm lẫn giữa các p.châm hội thoại: Hưng, Huế, Giang
- Khả năng diễn đạt yếu:câu văn dài, lủng củng, vòng vo: nhiều HS.
- Trình bày cẩu thả: Hà, Xuân,
- Nhiều HS chưa biết cách trình bày câu 3 dưới dạng một bài văn 
- Mắc nhiều lỗi chính tả: Sơn, Nhật, Bùi Tuấn
*Sử dụng bảng phụ:Hệ thống các lỗi điển hình
 Yêu cầu HS chữa lỗi theo cặp
 Chuẩn xác
*Biểu dương bài làm của em Lành, Yên
I. Đề bài
.Đọc lại đề bài
II.Yêu cầu
1. Kĩ năng
 .TL
2. Kiến thức
.Sử dụng kết quả chuẩn bị 
.Cá nhân HS trả lời câu 1 và 2
.Nhóm trình bày câu 3
.Nhận xét, bổ sung
Câu 3.(6 điểm)
MB:Giới thiệu nhân vật ông Hai và sự kiện ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây.
TB:
- Tâm trạng bất ngờ, choáng váng
- Tâm trạng xấu hổ
- Tâm trạng đau đớn, tủi hổ, ám ảnh nặng nề
- NT xây dựng nhân vật
KB:
- Khẳng định sự thành công của nhà văn Kim Lân khi x.dựng nhân vật
-Nhận xét chung về con người ông Hai và người nông dân
III.Trả bài
 .Nhận bài, xem bài.
IV.Nhận xét
 .Nghe GV nhận xét
V.Chữa lỗi điển hình
 .Chữa lỗi theo cặp
VI.Biểu dương bài làm tốt
 .Lắng nghe
 *Củng cố
 - GV chốt lại 1 số vấn đề cần lưu ý khi làm bài
 *Hướng dẫn học tập
 - Tiếp tục ôn tập
 - Chuẩn bị các bài
 +Bàn về đọc sách
 +Khởi ngữ
 +Phép phân tích và phép tổng hợp 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_61_den_90.doc