Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 61 đến 90 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 61 đến 90 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ

Tuần 13 - Ngữ văn - Bài 13

* Kết quả cần đạt:

- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước cà tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến.Thấy được những nét khá đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lý, mô tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.

- Hiểu được sự khác biệt giữa phương ngữ mà học sinh đang sử dụng với phương ngữ khác với ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.

- Hiểu được yếu tố đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

- Luyện nói; Kể lại được câu chuyện, kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận có đối thoại, độc thoại.

 

doc 78 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 61 đến 90 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 - Ngữ văn - Bài 13
* Kết quả cần đạt:
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước cà tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến.Thấy được những nét khá đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lý, mô tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
- Hiểu được sự khác biệt giữa phương ngữ mà học sinh đang sử dụng với phương ngữ khác với ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.
- Hiểu được yếu tố đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Luyện nói; Kể lại được câu chuyện, kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận có đối thoại, độc thoại.
Ngày soạn:
Ngày giảng 9A:
Tiết 61 + 62 - Văn bản: 
LÀNG
	(Kim Lân)
1. Mục tiêu: Giúp HS:
a. Về kiến thức: Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước cà tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến.
- Thấy được những nét khá đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lý, mô tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
b. Về kĩ năng: Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.
c. Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu làng, yêu bản, yêu quê hương đất nước.
2. Chuẩn bị của GV&HS:
a. Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án + Đọc bài mới + SGV
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ + Chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài mới
* Ổn định tổ chức 9A:.. 
a. Kiểm tra bài cũ:
1. Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ "Ánh trăng" Nêu nội dung - nghệ thuật của bài thơ.
2. Đáp án - biểu điểm.
- Đọc thuộc lòng bài thơ diễn cảm - mạch lạc (5đ).
 - Nghệ thuật : Bài thơ là một câu chuyện riêng, kết hợp hài hoà tự nhiện giữa tự sự và trữ tình, giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ , kết cấu giọng điệu của bài thơ tạo nên tính chân thực, chân thành.
- Nội dung : Bài thơ gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái đọ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ (5đ).
*/ Giới thiệu bài: (1') 
- Trong thời kỳ kháng chiến nhân vật ông Hai là người yêu làng quê thắm thiết, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông được một biểu hiện cụ thể sinh động va đã thể hiện được tinh thần yêu nước của nhân dân ta ntn
b. Dạy nội dug bài mới: 
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm
GV: Đọc, tìm hiểu chung văn bản
? Hãy giới thiệu vài nét khái quát về tác giả?
(1 HS đọc chú thích SGK).
- Nhà văn Kim Lân có tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920.
- Quê Từ Sơn - Bắc Ninh.
- Sở trường viết truyện ngắn.
- Am hiểu và gắn bó với đời sống của nông dân.
Tác phẩm Làng được sáng tác trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Nhà văn Kim Lân có tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920. Quê Từ Sơn - Bắc Ninh.
- Sở trường viết truyện ngắn.
- Am hiểu và gắn bó với đời sống của nông dân.
? Hãy giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn “Làng”? Tb
-Tác phẩm Làng được sáng tác trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Đọc - Tóm tắt 
GV: Nêu yêu cầu đọc: đọc to rõ ràng , mạch lac, ngắt nghỉ đúng chỗ Thể hiện được tâm tư tình cảm của nhânvật ông Hai trong đoạn trích.
GV đọc => 2 HS đọc - Nhận xét.
? Hãy giải thích tự: Bông phèng, Bình dân học vụ?
HS - SGK - chú thích *
?Em hãy tóm tắt tác phẩm? K
HS nêu hoàn cảnh sáng tác và tóm tắt tác phẩm.
Ông Hai Thu định ở lại làng cùng du kích và đám thanh niên trẻ tuổi chiến đấu giữ làng. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, ông phải cùng vợ con rồi bỏ làng Dầu đi tản cư kháng chiến. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, kể chuyện khoe làng của mình với bà con trên đó.
Bỗng một hôm ông nghe tin cả làng chợ Dầu của ông theo giặc Pháp làm Việt gian, ông đau khổ, cả gia đình ông buồn. Ông chủ tịch tìm đến và cải chính làng ông là làng kháng chiến. Ông vô cùng sung sướng khoe nhà ông bị đốt cháy nhẵn, cháy rụi.
Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai - một người dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến.
 ? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? K
- Bố cục: 2 phần.
- Phần đầu (từ đầu đến “đôi lời”): diễn biến tâm trạng ông Hai Thu khi nghe tin làng theo giặc.
- Phần còn lại: diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính.
II. Phân tích văn bản.
HS Đọc từ đầu -> đôi phần.
? Đoạn truyện đề cập đến vấn đề gì? Tb
1. Diễn biến tâm trạng ông Hai Thu khi nghe tin làng theo giặc.
? Để khắc họa tính cách nhân vật thì tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống ntn? Tb.
- Đó là tình huống ông hai tình cờ nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Phản lại kháng chiến, lại cụ Hồ.
- Chi tiết này xét về hiện tại rất hợp lý về NT tạo nên nút thắt của câu chuyện gây sự mâu thuẫn trong nội tâm của nhân vật.
? Trước khi nghe tin dữ về làng, ông Hai đang ở đâu? Tâm trạng ntn? Tb
* Yêu làng: khoe làng ông giàu đẹp - tự hào hãnh diện về làng.
- không khí cách mạng của làng sôi nổi.
Ông buộc phải tản cư, ở nơi tản cư ông luôn khoe về làng mình. 
- Nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh.
- Di tích truyền thống.
- Khoe sinh phần cụ thượng
Khi kể say sưa, 2 con mắt sáng, cái mặt biến chuyển
? Khi nghe tin làng chơ Dầu theo giặc thì ông Hai có phản ứng ra sao? Tb.
- Ông vui vì không khí của kháng chiến thắng lợi bao nhiêu thì tin về làng lại làm cho ông buồn và đau khổ bấy nhiêu.
Thái độ, tâm trạng.
- Quay phắt lại, lắp bắp hỏi.
- Cực kỳ đau khổ.
- Cổ ông lão nghẹn đắng cả lại, da mặt tê rân rân, ông lặng đi tưởng không thở được, một lúc sau ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi giọng lạc hẳn đi.
? Nhận xét của em về cách kể và tả của tác giả khi nói đến diễn biến tâm trạng ông Hai? K
- Tácc giả đặtnhân vật vào tình huống thử thách, bên trong bộc lộ chiều sâu tâm trạng,cách kể kết hợp với tả rất cụ thể gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, tâm trạng của Ô Hai, miêu tả bằng những từ ngữ gợi cảm: Cổ nghẹn đắng lại cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đirân rân, è è 
? Em hiểu ntn về tâm trạng của Ô Hai khi nghe tin dữ này? K
- Tâm trạng sững sờ, ngạc nhiên đến độ sửng sốt, nghẹn cả họng, tin này ông Hai không thể tin được mà ông cũng không ngờ rằng lại có việc đó xảy ra như thế. Vì vậy ông phải lảng sang chuyện khác, cười cái cười nhạt thếch của sự bẽ bàng, rồi ông quay về nhà. Nhưng những câu nói mỉa mai căn ghét của người dan tản cư nói về cái làng việt gian ấy cứ đuổi theo ônh, làm ônh xấu hổ ê chề như đang chửi mình. Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi trong sự trốn tránh vì xấu hổ và nhục nhã.
GV: Tâm trạng của ông Hai diễn biến khi về nhà ra sao, tâm trạng khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc được ong đón nhận ntn? chúng ta sẽ học tiết học sau.
 (Hết tiết 1)
Ngày giảng: 9A:..
Ổn định tổ chức 9A:
 I. Kiểm tra bài cũ ( 5') Miệng.
1. Câu hỏi: Hãy tóm tắt lại văn bản Làng - Kim lân.
2. Đáp án - Biêu điểm: Ông Hai định ở lại làng cùng du kích và đám thanh niên trẻ tuổi chiến đấu giữ làng. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, ông phải cùng vợ con rồi bỏ làng Dầu đi tản cư kháng chiến. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, kể chuyện khoe làng của mình với bà con trên đó.
Bỗng một hôm ông nghe tin cả làng chợ Dầu của ông theo giặc Pháp làm Việt gian, ông đau khổ, cả gia đình ông buồn. Ông chủ tịch tìm đến và cải chính làng ông là làng kháng chiến. Ông vô cùng sung sướng khoe nhà ông bị đốt cháy nhẵn, cháy rụi.
Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai - một người dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến.
II. Bài mới: 
*/ Giới thiệu (1') Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu tâm trạngcủa ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc, và tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Dầu không theo giặc ntn
? Về đến nhà, nằm vật ra giường, nhìn đứa con chơi sậm, chơi sụi với nhau, tâm trạng của ông Hai diễn biễn ntn? Tb
( Quan sát: nhìn lũ trẻ con cái cơ sự này chưa?)
- Cúi gằm mặt, về nằm vật ra giường, nước mắt trào ra, ông rít lên, rồi ngờ ngợ, một loạt các câu hỏi, rồi trằn trọc ngủ.
- Nội tâm: day dứt, trằn trọc.
+ Không biết đi đâu về đâu.
+ Về làng không được(làng theo giặc)
+ Đi đâu, ở đâu người ta cũng đuổi.
- Ông chẳng biết nói cùng ai, đành thủ thỉ nói với con cho vơi đi sự đau khổ.
+ Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.
Đau đớn tủi nhục khi nghe tin làng theo giặc. Ông là người yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến.
? Khi trò với vợ, qua đoạn truyện đó ông Hai thể hiệnthái độ tâm trạng ra sao? K
Ônh Hai vẫn trằn trọc không ngủ được, hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, chợt ông lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra tưởng chừng như không cất lên được
- Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lênnhà trên ông sít hai hàm răng lại mà nghiến..
- Ông lại ngả mình nằm xuống không nhúc nhích.
? Có gì đặc sắc trong cách miêu tả diễn biến tâm trạng của ông Hai trong đoạn truyện này? K
- Cảnh miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua suy nghĩ, hành vi, ngônngữ. Đặc biệt tác giả diễn tả rất đùng và ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng ông Hai, điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc tâm lý những người nông dân và thế giới tinh thần của họ, sử dụng ngôn ngữ đối thoại nội tâm.
? Em hiểu ntn về thái độ và tâm trạng của ông Hai? Tb
- Tâm trạng của ông Hai xấu hổ, uất ức, xót xa uất hận cay đắng tủi nhục.
2. Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai (22')
? Tìm một số chi tiết thể hiện tình yêu làng quê rất đặc biệt của ông Hai? TB.
* Khi nghe tin cải chính:
+ Thái độ: hồ hởi vui vẻ
+ Nét mặt: tươi vui rạng rỡ hẳn lên.
+ Hành động: chia quà cho con; công khai đi báo tin nhà ông bị Tây đốt.
Ông lật đật, bô bô 3 lần lật đật cùng với động tác.
“Múa tay lên mà khoe”( lại khoe)
- Ra láo!Láo hết!Toàn là si sự mục đích cả!
Niềm vui sướng hạnh phúc choáng ngợp tâm trí của ông.
Ông Hai yêu làng yêu nước tha thiết. Niềm tin của ông vào kháng chiến, tin vào Bác Hồ khiến người đọc cảm động.
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ giọng điệu, hành động của ông Hai khi nghe tin cải chính? K
- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên, hợp lý (phù hợp với tính cáh người nông dân), thể hiện sự am hiểu đời sồng, ngòi bút tinh tế của tác giả.
GV: Ông Hai chỉ là một người nông dân bình thường nhưng biết hi sinh cái riêng vì kháng chiến. Điều đó cho thấy cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi sâu vào tiềm thức của người dân để trở thành cuộc kháng chiến của toàn dân. Đó chính là sự tinh tế, tài tình của Kim Lân.
? Vì sao ông lại trò chuyện với thằng con út?
(HS thảo luận câu 3 SGK).
GV: Chi tiết nào thể hiện sự căm giận của ông với bọn Việt gian? Tâm trạng, tấm lòng của ông Hai như thế nào? Tại sao ông lại đau đớn, xúc động đến vậy?
GV: Từ những chi tiết trên, e ... hời thơ ấu viết 1913 là tập 1 của tiểu thuyết tự thuật bọ ba, nhân vật chính là A-li-ô-sa kể lại quãng đời thơi thơ ấu va thanh niên của mình từ 3-4 tuổi đến năm 17 tuổi
- “Thời thơ ấu” gồm 13 chương, kể lại quãng đời của A-li-ô-sa từ khi bố mất, cùng mẹ đến ở nhà ông bà ngoại trong 6-7 năm mẹ đi lấy chồng rồi ốm và qua đời. Ông ngoại đuổi A-li-ô-sa và đời kiếm sống
- Đoạn trích thuộc chương IX, su đoạn A-li-ô-sa cứu được thằng bé con ông đai ta rơi xuống giếng
- “Những đứa trẻ là một đoạn trích ngắn ở chương IX trong tiểu thuyết tự thuật dài 13 chương “thời thơ ấu” (1913-1914
2. Đọc và tóm tắt văn bản
Giáo viên nêu yêu cầu đọc
Đoạn văn có nhiều đối thoại, chú ý đọc với giọng điệu phù hợp; phát âm chính xác từ ốp-xi-an-ni-côp
Giáo viên và học sinh đọc hết bài
? Tóm tắt nội dung đoạn trích? G
- Sau một tuần, không thấy, sau đó ba anh em con đại tá ốp-xi-an-ni-cốp lại ra chơi với A-li-ô-sa. Chúng trò chuyện về bắt chim, về dì ghẻA-li-ô-sa kể cho lũ trẻ nghe những chuyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho chú. Viên đại tá già cấm các con chơi với A-li-ô-sa. đuổi em ra khỏi sân nhà lão. Nhưng A-li-ô-sa vẫn tiếp tục chơi với mấy đứa trẻ ấy và cả bọn cảm thấy vui thích
giải thích: “xe trượt tuyết”, “chim bạch yến” TB
- xe trượt tuyế: loại xe không có bánh, di chuyển bằng cách trượt trên tuyết ở những miền băng giá
- chim bạch yến: loài chim yến lông trắng muốt, hót rất hay
? Truyện được kể theo ngôi thứ nào? TB
- “Thời thơ ấu” là tuyết thuyết tự thuật, người kể chuyện là Go-rơ-ki xưng “tôi” kể chuyện đời mình ở ngôi thứ nhất. Nhà văn viết tác phẩm này những năm 1913-1914, tức là năm ông ngoài bốn mươi tuổi. Ông kể lại quãng đời của mình mấy chục năm về trước, từ năm lên ba đến năm lên mười. Chuyện trong “những đứa trẻ” xảy ra lúc A-li-ô-sa (tên gọi thân mật của Go-rơ-ki trong gia đình) khoảng lên chín lên mười
? Em cho biết đoạn trích chia làm mấy phần? Giới hạn nội dung từng phần? Khá
- Phần 1 từ đầu đến: “ấn em nó xuống”: tình bạn tuổi thơ trong trắng
- Phần 2 tiếp đến: “cấm không được đến nhà tao: tình bạn bị cấm đoán
- Phần 3 đoạn còn lại: tình bạn vẫn cứ tiếp diễn
? Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nếnự kết nối chặt chẽ? Khá
- Câu chuyện hổi tưởng được kể theo trình tự thời gian. Điểm quan trọng các em cần rút ra nhận xét về cách triển khai có nghệ thuật của người kể chuyện ở chỗ các yếu tố chủ chốt: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu xuất hiện ở phần đầu sẽ lại xuất hiện ở phần thứ 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ và gây ấn tượng lắng đọng ở bạn đọc
Chúng ta phân tích đoạn trích theo bố cục: những đứa trẻ sông thiếu tình thương, những quan sát và nhận xét tinh tế của A-li-ô-sa, chuyện đời thường và truyện cổ tích
II. phân tích
Học sinh đọc thầm lướt đoạn 1
1. những đứa trẻ sống thiếu tình thương (22’)
? Vì sao đại tá ôp-xi-an-ni-côp lại không cho a-li-ô-sa chơi với những đưa trẻ con ông ta, chỉ ra chi tiết nói về điều đó? TB
Học sinh tìm chi tiết, giáo viên ghi bảng
Đứa nào gọi nó sang?
Cấm không được đến nhà tao
- Ô bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm với đại tá ốp-xi-an-ni-cốp nhưng hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang, nên ốp xi an ni ốp không cho những đứa con của mình sang chơi với A li ô sa
? Dù bị cấm đoán, vì sao những đứa trẻ vẫn tìm đến với nhau? Khá
- Do sự tình cờ, A –li-ô-sa góp sức cứu được đứa nhỏ bị rơi xuống giếng, nên ba đứa trẻ nhà ôp-xi-an-ni-côp biết đựơc tấm lòng của A-li-ô-sa và rủ A-li-ô-sa sang chơi
- A-li-ô-sa mất bố, mẹ lại đi lấy chồng khác có mẹ mà như không, lại thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại là người hiền hậu. Qua trò truyện, a li ô sa biết mấy đứa bạn mới quen kia tuy sống trong cảnh giàu sang, nhưng cũng chẳng sung sướng gì, mẹ chết, sống với gì ghẻ, lại cũng bị bố cấm đoán, đánh đòn
- Hoàn cảnh sống thiếu thốn tình thương giống nhau khiến a li ô sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go rơ ki khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.
Chính cùng phải sống thiếu tình thương yêu của cha mẹ nên A li ô sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia. Chúng đến với nhau một cách tự nhiên, hồn nhiên như những đứa trẻ sống thiếu tình thương cùng cảnh ngôn. Đó là một trong nhiều ấn tượng sâu sắc của Go rơ ki khi nhớ lại tuổi thơ đầy cay đắng nhưng đôi khi cũng có những khoảng khắc ngọt ngào của mình
* Những đứa trẻ thuộc thành phần xã hội khác nhau song tình bạn hồn nhiên trong sáng vẫn nảy nở
Ba đứa trẻ hàng xóm qua cảm nhận của A li ô sa như thế nào chúng ta đi tìm hiểu ở tiết học sau
Hết tiết 1
2. những quan sát và nhận xét tinh tế của A li ô sa (19’)
? Trước khi quen thân, A li ô sa đã biết được gì về những đứa trẻ hàng xóm? TB
- Trước khi quen thân, nhìn sang hàng xóm, A li ô sa chỉ biết: “ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc”
? Khi ba đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, chỉ còn dì ghẻ mà chúng gọi là “mẹ khác” rồi lặng lẽ đi A li ô sa đã quan sát và cảm nhận thấy gì? Khá
- Học sinh tìm chi tiết, giáo viên ghi bảng
- Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? TB
- Biện pháp so sánh
? Hình ảnh so sánh trên thể hiện điều gì? G
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, chỉ còn gì ghẻ mà chúng gọi là “mẹ khác” rồi lặng lẽ đi. Hình ảnh so sánh “chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con” rất chính xác khiến khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu, đồng thời toát lên sư thông cảm của A li ô sa với nỗi bất hanh của các bạn nhỏ
? Khi đại tá Ốp xi an ni côp xuất hiện đuổi mấy đứa trẻ vào nhà thì cảm xúc và suy nghĩ cảu A-li-ô-sa được thể hiện qua chi tiết nào? TB
- Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn
? Nhà văn tiếp tục sử dụng biện pháp nghệ thuật nào, tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? G
- Đây là lần thứ hai nhà văn dùng hình ảnh so sánh. So sánh chính xác vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của ba đứa trẻ, vừa thể hiện thế giới nôi tâm của chúng. Chúng bị bố áp chế, lẳng lặng vào nhà, chẳng dám hé răng. Tác giả còn kể ở đoạn dưới: “tôi nhớ lại thì không bao giờ chúng một lời nào về bố và dì ghẻ”. Một lần nữa A li ô sa thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ
? Qua phân tích, em có nhận xét gì về những quan sát và nhận xét tinh tế của A li ô sa? Khá
- A li ô sa rất thông cảm với cuộc sống và nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ
3. chuyện đời thường và chuyện cổ tích (15’)
? Trong đoạn trích, chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau rất khéo, em tìm chi tiết thể hiện điều đó? TB
- Chi tiết về mụ dì ghẻ: A li ô sa liên tưởng ngay đến nhân vật dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích
- Chi tiết về “người mẹ thật”: người mẹ thật của các câu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem
- Chết rồi cơ mà, về làm sao được
- Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiều lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cẩn vẩy cho ít nước phép là sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không phải là chết thật vì phép của bọn phù thuỷ
- Hình ảnh người bà nhân hậu
Có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng rất tốt
? Trong khi kể chuyện, tác giả hay lồng những chuyện đời thường và truỵên cổ tích tác dụng của biện pháp này? G
- Chuyện đời thường hàng ngày và truyện cổ tích được kể lồng vào nhau qua những chi tiết:
Mấy đứa trẻ vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ, mẹ khác, A li ô sa liên tưởng ngay đến mụ dì ghẻ độc ác trong các câu chuyện cổ tích mà em được nghe bà ngoại kể
Chi tiết “mẹ thật” của mấy đứa trẻ. “Mẹ thật của các câu thế nào cũng về” a li ô sa như lạc ngay vào không khí truyện cổ tích, nó với chính bản thân mình: “không đựơc ưbọn phù thủy”
Chi tiết người bà nhân hậu: ta biết bà ngoại của A li ô sa là người rất nhân hậu. Trong bài văn này, mỗi lần A li ô sa nhắc đến bà ngoại là để nói bà thường kể chuyện cổ tích cho chú nghe và bây giờ chú kể lại cho các bạn, chỗ nào quên lai chạy về hỏi bà. Khi đứa lớn con ông đại tá khái quát: “có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng vậy” thì trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong truyện cổ tích rồi. Nhất là thằng bé “thường nói một cách buồn bã: ba ngày trước, trước kia, đã có thời dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm chứ không phải 11 năm.
Không thấy A li ô sa nhắc đến tên mấy đứa bạn, chắc khi chơi thân với nhau, thế nào chúng cũng hỏi tên nhau: A li ô sa còn biết thằng lớn 11 tuổi cơ mà! Hau chuyện xảy ra mấy chục năm rồi Go-rơ-ki không còn nhớ tên chúng nữa. Song có lẽ nhà văn chủ tâm không nhắc tên những đứa trẻ kia, như thế câu chuyện tình bạn của bọn trẻ sống thiếu tình thương mang ý nghĩa khái quát hơn và đậm màu sắc cổ tích nhiều hơn
* Kể chuyện đời thường lồng vào truyện cổ tích làm cho câu chuyện càng trở nên khái quát hơn và đậm màu sắc cổ tích
III. Tổng kết - Ghi nhớ (4’)
? Em khái quát nghệ thuật và nội dung của đoạn trích? Khá
- Nghệ thuật: Các kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích
- Nội dung: tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ
* Ghi nhớ: sgk T 234
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
IV. Luyện tập (5’) Trong đoạn trích vừa học, em thích nhất chi tiết nào? Giải thích vì sao em thích
- Học sinh trả lời theo sự cảm nhận của bản thân
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
c. Củng cố - Luyện tập:
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Đọc lại đoạn trích và phân tích
Ngày soạn: 
Ngày giảng: ..Lớp
Ngày giảng: ..Lớp
Tiết 90
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KỲ I
1. Mục tiêu
a. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bai kiểm tra về cả ba phân môn: văn bản, tiếng việt, tập làm văn; thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình, tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa
b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật văn học
c. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu mến công việc của những con người lao động thầm lặng trong hoàn cảnh khó khăn
2. Chuẩn bị:
 a. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV đáp án biểu điểm, chấm chữa bài
- Soạn giáo án
b. Học sinh: Làm dang bài của bài để kiểm tra học kỳ I
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ
Kết hợp trong giờ trả bài kiểm tra
b. Dạy bài mới
(1’) Ở tiết học 84 -85 các em đã làm bài kiểm tra tổng hợp học kỳ I. T đã chấm bài. Bên cạnh những ưu điểm vẫn còn có những hạn chế trong từng bài viết. Để giúp các em biết được kết quả của mình để tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa, mời các em học bài: tiết trả bài kiểm tra học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_61_den_90_giao_vien_pham_thai_hung_tr.doc