Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 78: Cố hương Lỗ Tấn - Giáo viên: Lương Thị Phương

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 78: Cố hương Lỗ Tấn - Giáo viên: Lương Thị Phương

Tiết: 78 CỐ HƯƠNG

Ngày dạy: Lỗ Tấn

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và nền văn học nhân loại.

- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuật hiện tất yếu của cuộc sống mời, con người mới.

- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.

- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong “cố hương”.

b. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

- Kể và tóm tắt được truyện.

c. Thái độ:

GD học sinh tình yêu que hương, đất nước.

GDMT: Môi trường xã hội và sự thay đổi của con người.

2. Trọng tâm:

- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.

- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong “cố hương”.

3. Chuẩn bị:

GV: bảng phụ, bảng chữ cái A, B, C, D.

HS: bảng nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 78: Cố hương Lỗ Tấn - Giáo viên: Lương Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 78	 	COÁ HÖÔNG
Ngày dạy:	Loã Taán
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và nền văn học nhân loại.
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuật hiện tất yếu của cuộc sống mời, con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong “cố hương”.
Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được truyện.
Thái độ:
GD học sinh tình yêu que hương, đất nước. 
GDMT: Môi trường xã hội và sự thay đổi của con người.
Trọng tâm:
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong “cố hương”.
Chuẩn bị:
GV: bảng phụ, bảng chữ cái A, B, C, D.
HS: bảng nhóm.
Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra bài cũ: 
Hãy chọn câu trả lời đúng: ( 2đ)
Câu 1: Ý nào không ohải là tính cách con người Nhuận Thổ trong hồi ức của nhân vât “tôi”?
Là một chú bé khỏe mạnh.
Là một chú bé biết nhiều chuyện lạ lùng.
Là một chú bé hồn nhiê, giàu tình cảm.
Là một chú bé luôn giữ lễ nghĩa khi giao tiếp với những người bề trên. (X)
Câu 2: Những câu nói và cách xưng hô của Nhuận Thổ khi gặp lại nhân vât “ tôi” sau nhiều năm xa cách chủ yếu nòi lên điều gì ở con người này?
Một lòng tôn kính nhân vật “tôi”.
Vẫn mang một quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp. (X)
Tỏ ra là người nhút nhát và hay sợ hãi.
Là một người lạnh lùng, khó hiểu.
Sự thay đổi của Nhuận Thổ trước và sau hai mươi năm như thế nào? ( 6đ)
GV kiểm tra vở học sinh ( 2đ).
4.3 Giảng bài mới:
Cùng chung một nỗi đau đáu về cố hương với nhà thơ Lí bạch, Hạ Tri Chương, nhà văn Lỗ Tấn cũng muốn gửi gắm tâm sự của mìnhqua truyện ngắn “Cố Hương”.
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân vaø hoïc sinh
Noäi dung baøi hoïc
r Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật “ tôi” trên con thuyền rời quê như thế nào?
 Nhìn phong cảnh mờ dần, lùi xa sau tay lái “tôi” chỉ thấy vô cùng “lẻ loi, ngột ngạt” nhưng lòng “tôi” không chút lưu luyến.
r Vì sao “ tôi” lại có tâm trạng và cảm xúc như vậy?
 Trên đường về quê “ tôi” đã cảm thấy se lòng khi nhìn thấy cảnh tiêu điều của làng quê. Những ngày ở quê chứng kiến cảnh khốn khổ và sự đổi thay của con người do cái nghèo hèn tạo nên, “tôi” càm thấy chua xót, bi đát. Tất cả những điều đó càng nung nấu quyết tâm ra đi, tìm một sự đổi đờ cho con cháu của nh6n vật “tôi”. Làng quê nghèo chính là hiện thân của một thời đại, là bức tranh thu nhỏ của xã hội, ở đó có những người nông dân “ làm nô lệ hoặc muốn làm nô lệ mà không được”. Hơn ai hết “ tôi” muốn đoạn tuyệt với cuộc sống tối tăm cũ, khao khát hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.
r Ước mơ, hy vọng của “ tôi” khi rời làng ra đi là gì?
 Hy vọng thế hệ con cháu sẽ đổi đời “ Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. “Tôi” hy vọng co cháu mình không phải khổ mà trở nên đần độnnhư Nhuận Thổ hoặc trở nên tàn nhẫn như bao nhiêu người khác.
r Hình ảnh “ Cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng giữa một vừng trăng tròn vàng thắm” cuối truyện có ý nghĩa gì?
 Đó là hình ảnh tượng trưng cho ước mơ, hy vọng về một tương lai tốt đẹp, một sự đổi đời cho bao thế hệ người Trung Quốc mai sau mà nhân vật “tôi” muốn gửi gắm.
r Hình ảnh con đường thể hiện được điều gì?
r Phương thức biểu đạt trong đoạn này là gì?
 Chủ yếu là phương thức lập luận: thể hiện ở những suy tư về tương lai, về hình ảnh con đường.
r Truyện ra đời có ý nghĩa như thế nào?
r Nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong văn bản?
 Đối chiếu nhân vật, cảnh vật. Để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê, tác giả không chỉ đối chiếu từng nhân vậttrong quá khứ với hiện tại mà còn đối chiếu nhân vật này trong hiện tạivới nhân vật kia trong quá khứ, đặc biệt là đối chiếu Nhuận Thổ trong quá khứ với Thủy Sinh trong hiện tại( Thủy Sinh trong hiện tại “cổ không đeo vòng bạc”; Nhuận Thổ trong quá khứ “ khuôn mặt tròn trĩnh”, Thủy Sinh trong hiện tại vàng vọt gầy còm”.
r Đối chiếu ấy có tác dụng gì?
 Phản ánh tình cảnh sa saút của xã hội Trung Quốcđầu thế kỉ XX.
- Phân tích nguyên nhân và lên án thế lựcđã tạo nên thực trạng đáng buồn ây.
- Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân người lao động.
r Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập. 
( GV kết hợp trong quá trình phân tích văn bản)
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tóm tắt văn bản:
2. Bố cục:
2.1. Cảnh làng quê khi “ tôi” trở về.
2.2 Những ngày khi “tôi” ở quê.
2.3 Cảnh rời làng ra đi.
- Lòng không chút lưu luyến, cảm thấy ngột ngạt, lẻ loià bức bối, ảo não buồn đau thất vọng, nhức nhối.
- Suy nghĩ về quê hương: Thế hệ trẻ phải sống một cuộc đời mới, cuộc đời tôi chưa từng sống.
- Hình ảnh con đường là biểu hiện một niềm tin vào sự đổi thay xã hội, tìm một đường đi mới cho người dân Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XX.
III. Tổng kết:
 1. Nội dung:
 Tác phẩm là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
 2. Nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận.
- Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
- Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được sinh động giàu ảcm xúc và sâu sắc.
* Ghi nhơ.
III. Luyện tập.
Củng cố và luyện tập:
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Chi tiết nhân vật “tôi” về quê trong đêm và rời quê lúc hoàng hôn có ý nghĩ gì?
Để tạo nên sự cân đối trong bố cục truyện.
Nhấn mạnh và tô đậm chủ đề: đó là một thời kì tăm tối của nhân dân Trung Quốc.(X)
Chỉ là tả thực như truyện đã xảy ra.
Tạo nên âm hưởng buồn cho người đọc.
Câu 2: Sự xuất hiện của hình ảnh Thủy Sinh và Hoàng ở phần cuối truyện có ý nghĩa gì?
Lmà cho câu chuyện trở nên li kì và hấp dẫn.
Gợi cho nhân vật “tôi” nghĩ về đặc điểm xã hội trong tương lai.(X)
Làm nổi bật cảnh khốn cùng của Nhuận Thổ.
Thể hiện sự thấu hiểu tâm lí trẻ em của tác giả.
Hướng dẫn học sinh tự học.
Học bài. 
Đọc, nhớ được một số đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyện.
Soạn bài “ Những đứa trẻ” trả lời các câu hỏi SGK và các câu hỏi sau:
+ Văn bản có thể chia làm mấy phần?
+ Aliơsa và ba đứa trẻ con nhà đại tá Ôpxiani côp có hoàn cảnh như thế nào?
+ Lí do nào đ gip bọn trẻ quen nhau?
+ Vì sao bọn trẻ lại gắn bó thân thiết với nhau?
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_78_co_huong_lo_tan_giao_vien_luong_th.doc