Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 81 đến 86 - Giáo viên: Nguyễn Thị Tư

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 81 đến 86 - Giáo viên: Nguyễn Thị Tư

TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Nhận xét chung về bài làm kiểm tra của học sinh,

- Sửa chữa sai sót trong quá trình làm bài của học sinh.

- Thống kê chất lượng bài làm của các em.

- Học sinh nhận ra sai sót trong bài làm để có hướng học tốt hơn, lm bi kiểm tra học kì I tốt hơn.

II.CHUẨN BỊ :

 -Giáo viên : Bảng phu, hệ thống những lỗi sai cua hoc sinh qua bài làm của các em

 - Học sinh : Bảng phụ

 III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1.Ổn định lớp

 2.Kiểm tra bài cũ : Trong giờ

 3.Trả bài kiểm tra :

 * Giới thiệu bài : Ở tiết học trước, các em đã làm bài kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt, để giúp các em nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình, chúng ta đi vào tiết học trả bài kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt và kiểm tra một tiết văn bản.

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 81 đến 86 - Giáo viên: Nguyễn Thị Tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần lễ : 17	 	Ngày soạn : 11.12.2010
Tiết : 81	 	Ngày dạy : 14.12.2010
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Nhận xét chung về bài làm kiểm tra của học sinh,
- Sửa chữa sai sót trong quá trình làm bài của học sinh.
- Thống kê chất lượng bài làm của các em.
- Học sinh nhận ra sai sót trong bài làm để có hướng học tốt hơn, làm bài kiểm tra học kì I tốt hơn.
II.CHUẨN BỊ :
	-Giáo viên : Bảng phu,ï hệ thống những lỗi sai cuả học sinh qua bài làm của các em 
	- Học sinh : Bảng phụ 
 III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
	1.Ổn định lớp
	2.Kiểm tra bài cũ : Trong giờ
	3.Trả bài kiểm tra :
 	* Giới thiệu bài : Ở tiết học trước, các em đã làm bài kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt, để giúp các em nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình, chúng ta đi vào tiết học trả bài kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt và kiểm tra một tiết văn bản.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 : Trả bài kiểm tra tuếng Việt
GV nêu lại đề bài và tập trung phân tích , tìm hiểu đề bài . 
- Yêu cầu HS nhớ lại đề bài đã làm 
- HS phân tích đề , chỉ ra yêu cầu về nội dung và hình thức của từng phần 
Học sinh đọc lại đề bài 
* GV : ghi đề lên bảng 
GV nhận xét về kết quả của bài làm học sinh 
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu điểm, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với đáp án và yêu cầu vừa nêu . 
*GV: Nêu những ưu khuyết điểm qua kết quả bài làm của học sinh có dẫn chứng kèm theo .
- GV nhận xét đánh giá về bài làm của HS 
+ Ưu điểm : Phần trắc nghiệm : chọn đáp án khá chính xác , đúng yêu cầu 
 Phần tự luận : trả lời đủ các ý theo yêu cầu của câu hỏi , trình bày thành đoạn văn trôi chảy, mạch lạc  
+ Nhược điểm : Phần trắc nghiệm : chọn đáp án chưa đúng yêu cầu 
Phần tự luận : trả lời còn sơ sài, chưa đủ các ý theo yêu cầu của câu hỏi , chưa trình bày phần trả lời thành đoạn văn  
+ Những lỗi cần khắc phục : chọn đáp án phải cẩn thận hơn , trả lời câu tự luận theo đúng yêu cầu  
- Tuyên dương những bài làm tốt của HS 
GVbổ sung và sửa chữa lỗi của bài làm 
- Yêu cầu HS đưa ra hướng sửa chữa các lỗi trong bài làm của mình hoặc của bạn 
 Hoạt động 2 :Trả bài kiểm tra văn
Học sinh đọc lại đề bài 
* GV : ghi đề lên bảng 
H- Nêu lại đề bài và tập trung phân tích , tìm hiểu đề bài ? 
- Yêu cầu HS nhớ lại đề bài đã làm 
- HS phân tích đề , chỉ ra yêu cầu về nội dung và hình thức của từng phần 
GV nhận xét về kết quả của bài làm học sinh 
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu điểm, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với đáp án và yêu cầu vừa nêu . 
- GV nhận xét đánh giá về bài làm của HS 
+ Ưu điểm : Phần trắc nghiệm : chọn đáp án khá chính xác , đúng yêu cầu 
 Phần tự luận : trả lời đủ các ý theo yêu cầu của câu hỏi , trình bày thành đoạn văn trôi chảy, mạch lạc  
+ Nhược điểm : Phần trắc nghiệm : chọn đáp án chưa đúng yêu cầu 
 Phần tự luận : trả lời còn sơ sài, chưa đủ các ý theo yêu cầu của câu hỏi , chưa trình bày phần trả lời thành đoạn văn  
+ Những lỗi cần khắc phục : chọn câu trả lời phải cẩn thận hơn , trả lời câu tự luận theo đúng yêu cầu  
- Tuyên dương những bài làm tốt của HS 
GV bổ sung và sửa chữa lỗi của bài làm 
- Yêu cầu HS đưa ra hướng sửa chữa các lỗi trong bài làm của mình hoặc của bạïn. 
 Đề bài và đáp án
4.Củng cố 
	-Nhắc HS đọc lại bài làm.
5.Hướng dẫn tự học
	-Ôn tập , xem lại lí thuyết, hoàn chỉnh các đoạn văn. 
-Chuẩn bị : Ôân tập tập làm văn ( tiếp theo ) .
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
==========================================================
Tuần lễ : 17	 	Ngày soạn : 11.12.2010
Tiết : 82	Ngày dạy : 14/15.12.10
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 	- Hệ thống kiến thức phần tập làm văn đã học ở học kì I
 	- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh văn bản tự sự. Hệ thống các văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học.
 	- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 	- Tinh thần tự học , ơn tập nghiêm túc chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì I tốt.
II.CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
- SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, sách thiết kế giáo án
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
Trả lời câu hỏi 7, 8, 9 SGK .
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập
*GV yêu cầu HS trả lời theo những câu hỏi đã thể hiện trong SGK.
7. Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới ?
8. Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt hay không ?
a. Khi gọi tên một văn bản, ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. Ví dụ : 
- Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan: văn bản miêu tả 
- Phương thức lập luận : văn bản nghị luận . 
- Phương thức tác động vào cảm xúc : văn bản biểu cảm . 
- Phương thức cung cấp tri thức về đối tượng : văn bản thuyết minh . 
- Phương thức tái tạo h thực bằng nhân vật và cốt truyện : văn bản tự sự. 
b. Trong 1 văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là “kể lại hiện thực bằng con người và sự việc.” 
c. Tróng thực tế, ít gặp hoặc không có một văn bản nào “thuần khiết” đến mức chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất
9. Đánh dấu X vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó.
-Học sinh đọc câu hỏi 9 ở sách giáo khoa 
Nêu yêu cầu câu hỏi 
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ cho học sinh lên điền và gọi các em nhận xét 
I/ BÀI ÔN TẬP : 
7. So sánh nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới
a. Giống : Văn bản tự sự phải có 
- Nhân vật chính và nhân vật phụ . 
- Cốt truyện : sự việc chính, sự việc phụ . 
b. Khác : ở lớp 9 có thêm 
- Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm . 
- Kết hợp giữa tự sự với các yếu tố nghị luận. 
- Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự . 
- Người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong tự sự. 
8. Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự . 
- Vì tự sự vẫn là thể loại chính, các yếu tố kia chỉ dùng để bổ trợ thêm. Thực tế, không thể có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt mà thường phải kết hợp thêm với những phương thức khác.
9.
TT
Kiểu văn bản chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
1
Tự sự
X
X
X
X
2
Miêu tả
X
X
X
3
Nghị luận
X
X
X
4
Biểu cảm
X
X
X
5
Thuyết minh
X
X
6
Điều hành
	4.Củng cố :
	5.Dặn dò :
	- Chuẩn bị : Ôn tập tập làm văn ( tiếp theo ).
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
============================================================================
Tuần lễ : 17	 	Ngày soạn : 11.12.2010
Tiết : 83	Ngày dạy : 15/17.12.10
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 	- Hệ thống kiến thức phần tập làm văn đã học ở học kì I
 	- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh văn bản tự sự. Hệ thống các văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học.
 	- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 	- Tinh thần tự học , ơn tập nghiêm túc chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì I tốt.
II.CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
- SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, sách thiết kế giáo án
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
Trả lời câu hỏi 10, 11, 12 SGK.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập
*GV yêu cầu HS trả lời theo những câu hỏi đã thể hiện trong SGK.
10. Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phải phân biệt rõ bố cục ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải đủ ba phần đã nêu ?
Giải thích : 
a. Bố cục 3 phần MB, TB, KB là bố cục mang tính “qui phạm” đối với HS khi viết bài TLV. Nó giúp HS bước đầu làm quen với “tư duy cấu trúc” khi xây dựng văn bản, để sau này HS có thể viết luận văn, luận án  Nói cách khác , muốn viết được một văn bản “trường ốc” hoàn hảo, HS phải tiến hành đồng thời ba thao tác tư duy là : tư duy khoa học, tư duy hình tượng, tư duy cấu trúc . 
b. Một số tác phẩm tự sự được học từ năm lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần nói trên vì các nhà văn không bị câu thúc bởi tính “qui phạm trường ốc” nữa, mà điều quan trọng nhất đối với họ chính là vấn đề tài năng và cá tính sáng tạo . 
11. Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn có giúp được gì trong phần đọc - hiểu các văn bản tác phẩn văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn không ? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
Những kiến thức và kĩ năng về ... uyết tự thuật bộ ba : Thời thơ ấu (1913 ), Kiếm sống ( 1916 ) , Những trường đại học của tôi ( 1923 ) . Nhân vật chính là A-li-ô-sa kể lại quãng đời thơ ấu và thanh niên của mình từ năm 3 tuổi đến 17 tuổi . 
- Thời thơ ấu gồm 13 chương, kể lại quãng đời A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại khoảng 7 năm. Khi mẹ qua đời, ông nghoại đuổi A-li-ô-sa ra đời kiếm sống . 
- Đoạn trích thuộc chương IX, sau đoạn A-li-ô-sa cứu thằng bé con ông đại tá bị rơi xuống giếng. Những đứa trẻ tuy không cùng cảnh ngộ nhưng vẫn kết bạn với nhau với tâm hồn trong trắng, hồn nhiên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản 
* Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm . 
 a. GV nêu yêu cầu đọc : lưu ý những đoạn đối thoại, phát âm chính xác các từ phiên âm tiếng nước ngoài . 
 b. HS tóm tắt đoạn trích . 
 c. Tìm hiểu ngôi kể và bố cục đoạn trích . 
- Ngôi kể : thứ nhất , chú bé A-li-ô-sa ( M. Go-rơ-ki lúc nhỏ ) 
- Bố cục : + Từ đầu  ấn em nó cuối xuống à Tình bạn hồn nhiên . 
 + Tiếp  cấm không được đến nhà tao à Tình bạn bị cấm đoán 
 + Đoạn còn lại à Tình bạn vẫn tiếp diễn 
 * Nhận xét : Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian . 
+ Hình ảnh những đứa trẻ sống thiếu tình thương. 
 H- Vì sao những đứa trẻ chóng thân nhau ? Có phải vì A-li-ô-sa cứu được một đứa thoát hiểm không ? 
- Oâng bà ngoại A-li-ô-sa và gia đình lão đại tá thuộc những thành phần xã hội khác nhau. Một bên là dân nghèo, một bên là sĩ quan quân đội giàu sang . Do sự tình cờ A-li-ô-sa cứu được đứa nhỏ nên bọn trẻ kết bạn với nhau. 
- Hoàn cảnh của A-li-ô-sa rất đáng thương, em cũng biết ba đứa trẻ nhà giàu kia cũng thiếu thốn tình thương, chẳng sung sướng gì. 
- Bọn trẻ đến với nhau một cách tự nhiên, hồn nhiên của những đứa trẻ cùng cảnh ngộ sống thiếu tình thương. Đó cũng là một trong những kỉ niệm tuổi thơ cay đắng như ng đôi khi cũng có những khoảnh khắc ngọt ngào của tác giả. 
+ Những quan sát và nhận xét tinh tế của A-li-ô-sa 
 a. Trước khi quen thân, nhìn sang nhà hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ biết ba đứa trẻ cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc . 
H- Khi ba đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, phải sống với dì ghẻ thì chúng ngồi lặng đi trong quan sát và cảm nhận của A-li-ô-sa ,em thấy như thế nào? 
 * “Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” à So sánh thật chính xác, khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con mất mẹ sợ hãi co cụm và nhau khi thấy diều hâu; đồng thời toát lên sự thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ. 
I.Giới thiệu
 1/ Tác giả 
 - M Go-rơ-ki (1868-1936) là nhà văn Nga nổi tiếng. Hồn cảnh sống mồ cơi từ nhỏ, vất vả và tự kiếm sống, tự học là những nhân tố góp phần tạo nên tấm lòng nhân hậu và tài năng nghệt thuật của nhà văn M. Go-rơ-ki.
- Sự nghiệp sáng tác: Nổi bật là tiểu thuyết tự thuật bộ ba : 
 +Thời thơ ấu (1913) 
 + Kiếm sống ( 1916 ) 
 + Những trường đại học của tôi 
( 1923) 
2/ Tác phẩm 
- “Những đứa trẻ” trích từ chương IX của tác phẩm “Thời thơ ấu”.
II. Đọc - hiểu văn bản . 
1. Ngôi kể 
 - Ngôi thứ nhất , chú bé A-li-ô-sa ( M. Go-rơ-ki lúc nhỏ )
2. Bố cục: Ba phần.
 + Từ đầu  ấn em nó cuối xuống à Tình bạn hồn nhiên . 
 + Tiếp  cấm không được đến nhà tao à Tình bạn bị cấm đoán 
 + Đoạn còn lại à Tình bạn vẫn tiếp diễn 
3. Phân tích
1. Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ. 
- Ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp tuy là con nhà quan chức giàu sang nhưng lại là những đứa trẻ thiếu tình thương, mẹ mất sớm, chúng phải sống với dì ghẻ và người cha độc đoán.
- A-li-ô-sa cùng cảnh ngộ với chúng 
 	4. Củng cố : 
 	H- Vì sao tác giả so sánh những đứa trẻ với hình ảnh “như những chú gà con”? 
5.Hướng dẫn tự học
- Nắm vững hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ. 
 - Chuẩn bị bài : Hướng dẫn đọc thêm " Những đứa trẻ " (tiếp theo).
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
============================================================================
Tuần lễ : 18	 	Ngày soạn : 18.12.2010
Tiết : 86 	 	Ngày dạy : 21/22.12.10
Hướng dẫn đọc thêm
NHỮNG ĐỨA TRẺ
 Mác xim Gorơki
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Cĩ hiểu biết bước đầu về nhà văn M.Go-rơ-ki và tác phẩm của ơng, hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ“.
- Những đĩng gĩp của M.Go-rơ-ki với văn học Nga và văn học nhân loại. Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh. Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngồi. Vận dung kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. Kể và tĩm tắt được đoạn truyện.
- Giáo dục học sinh tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ.
B.CHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên :
Giáo án, SGK, ảnh minh họa, chân dung nhà văn.
Bảng phụ.
	2.Hoc sinh :
	 - Sọan bài.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ : 
H - Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ như thế nào? ( 9 đ ) 
- Ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp tuy là con nhà quan chức giàu sang nhưng lại là những đứa trẻ thiếu tình thương, mẹ mất sớm, chúng phải sống với dì ghẻ và người cha độc đoán.
- A-li-ô-sa cùng cảnh ngộ với chúng 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tình bạn của những đứa trẻ đáng thương.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Phân tích 
b. HS đọc đoạn 2, lưu ý thái độ của ba đứa trẻ trước những câu hỏi của bố. 
H- Hình ảnh ba đứa trẻ khi bị bố mắng tiếp tục hiện lên dưới sự quan sãt và cảm nhận của A-li-ô-sa như thế nào ? Điều đó khẳng định thêm phẩm chất gì của A-li-ô-sa ? 
- Khi đại tá xuất hiện, hỏi một cách hách dịch : “Đứa nào gọi nó sang ?” Thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn. 
- Đây là lần thứ hai tác giả dùng cách so sánh này. So sánh vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài, vừa thể hiện tâm trạng của ba đứa trẻ. Chúng bị bố áp chế, lẳng lặng cam chịu . 
- Một lần nữa A-li-ô-sa tỏ sự cảm thông với các bạn nhỏ . + Chuyện đời thường và truyện cổ tích . 
 * HS thảo luận : Trong khi kể chuyện, tác giả hay lồng những chuyện đời thường với truyện cổ tích. Đó là một đặc điểm của nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích này. Vậy cụ thể ra sao và tác dụng nghệ thuật của biện pháp đó theo nhận xét của em ? 
- Mấy đứa trẻ vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ , A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến mụ dì ghẻ độc ác trong các truyện cổ tích mà em được nghe bà ngoại kể . 
- Chi tiết mẹ thật ( đã chết) của mấy đứa trẻ. Mẹ thật của các cậu thế nào cũng về  Biết bao lần người chết đã sống lại nhờ phép thần trong truyện cổ tích . 
- Chi tiết người bà nhân hậu . Người kể nhiều truyện cổ tích cho cháu nghe , mỗi khi quên, A-li-ô-sa lại chạy về hỏi bà. 
-Thằng bé lớn khái quát : Có lẽ tất cả các bà đều tốt . Bà mình trước cũng rất tốt. Thằng bé hay nói ngày trước, đã có thời, trước kia  một cách buồn bã, dường như nó đã sống trên trái đất một trăm năm chứ không phải mười một năm. 
- Mấy đứa trẻ tên là gì , ta không rõ , hay tác giả cố tình không kể ra, hoặc ông đã quên mất tên chúng  
 * Với cách kể này , câu chuyện càng trở nên khái quát và càng có màu sắc cổ tích đậm đà hơn . 
Hoạt động 2: Tổng kết . 
H- Rút ra chủ đề và những nét thành công về nghệ thuật kể chuyện ? 
- Hình ảnh chú bé A-li-ô-sa tốt bụng, cứng cỏi và tình bạn hồn nhiên thân thiết của những đứa trẻ thiếu tình thương bất chấp sự cấm đoán của người lớn . 
- Tự thuật, nhớ lại và hình dung, tưởng tượng lại những ấn tượng thời ấu thơ. 
- So sánh chính xác. 
- Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp tâm lí nhân vật. 
- Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau. 
GV dặn HS đọc thêm đoạn trước và sau phần trích dẫn. 
I.Giới thiệu
 II. Đọc - hiểu văn bản . 
1. Ngôi kể 
2. Bố cục: Ba phần.
3. Phân tích
 a.Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ. 
 b. Tình cảm trong sáng, đẹp đẽ của những đứa trẻ.
- Những đứa trẻ dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm và trở thành những người bạn thân thiết. Điều này được thể hiện ở những câu chuyện của chúng hằng ngày, ở những điều mà A-li-ô-sa tin tưởng trong thế giới cổ tích.
- Bất chấp sự cấm đoán, tình bạn của những đứa trẻ vẫn thân thiết. Tình cảm đó vẫn vẹn nguyên trong kí ức nhân vật người kể chuyện mấy chục năm sau.
III. Tổng kết . 
Nghệ thuật
Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau thể hiện tâm hồn trong sáng, khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
Kết hợp kể với tả và biểu cảm làm cho câu chuyện về những đứa trẻ được kẻ chân thực, sinh động, đầy cảm xúc.
Ý nghĩa
- Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
 	4. Củng cố : 
 	H- Vì sao tác giả hai lần so sánh những đứa trẻ với hình ảnh những chú ngỗng con? 
 H- Phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong văn bản . 
5.Hướng dẫn tự học
- Đọc và nhớ một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật “tôi” về tình bạn tuổi thơ.
 - Chuẩn bị : Trả bài kiểm tra học kì I.
D.RÚT KINH NGHIỆM :
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
============================================================================
Tuần lễ : 18	 	
Tiết : 87 – 88
KIỂM TRA HỌC KÌ I
( Phòng Giáo dục & Đào tạo Biên Hòa cho đề )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_81_den_86_giao_vien_nguyen_thi_tu.doc