Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91, 92: Văn bản Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91, 92: Văn bản Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm

Tiết 91-92

VĂN BẢN:

 Chu Quang Tiềm

A . MỤC TÊU CẦN ĐẠT :

Giúp học sinh :

-Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

B . CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: sgk, giáo án, tư liệu tham khảo, các phương tiện dạy học khác

 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, các phương tiện học tập

C . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 1 . Ổn định tổ chức :

2 . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài vở của học sinh?

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91, 92: Văn bản Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 91-92
VĂN BẢN: SN : 06 / 01 / 2010
Bàn về đọc sách
 Chu Quang Tiềm 
A . MỤC TÊU CẦN ĐẠT :
Giúp học sinh : 
-Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
B . CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: sgk, giáo án, tư liệu tham khảo, các phương tiện dạy học khác
	2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, các phương tiện học tập
C . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
	1 . Ổn định tổ chức :
2 . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài vở của học sinh?
	3 . Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hđ1 : GV giới thiệu bài mới
 Ghi tựa đề lên bảng
Văn bản:
Bàn về đọc sách
* Hđ2: GV Hd HS đọc văn bản : 
Gọi HS đọc văn bản .
- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả tác phẩm ?
- Thể loại và phương thức biểu của bài thơ là gì?
- GV Hd HS tìm hiểu từ khó
- Tìm bố cục của văn bản? Nội dung chính của từng phần đề cập vấn đề gì?
 +Phần1: Từ đầu...thế giới mới -> khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
 + Phần2:Từ “Lịch sử...lực lượng”-> cái khó khăn , cái nguy hại dễ găp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
 + Phần3:Từ “Đọc sách...học vấn khác” -> bàn về phương pháp đọc sách.
I . ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
 1 . Đọc
 2 . Chú thích :
a. Tác giả, tác phẩm:
 * Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897 - 1987) 
 Là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng TQ.
 * Tác phẩm: Trích "Danh nhân TQ bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách" - Bắc Kinh - 1995
 - Thể loại: nghị luận
 - Ptbđ:nghị luận chứng minh
b. Từ khó(sgk)
3. Bố cục: 3 phần
- Sách có tầm quan trọng ntn?
- Y nghĩa của sách là gì? 
-Tìm những lý lẽ mà tác giả đã chứng minh cho hai điều trên?
- Mục đích của việc đọc sách là gì?
- Đọc sách có dễ không? Tại sao phải lựa chọn sách khi đọc?Căn cứ vào lời bàn của tác giả, hãy chỉ ra cái hại thường gặp khi đọc sách?
- Em có nhận xét gì về cách nói, cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong cách lập luận?
- Theo tác giả chúng ta cần lựa chọn cách đọc sách ntn?
- Đọc sách không đúng đưa đến kết quả như thế nào?
 (Không biết rộng thì không thể chuyên không thông thái thì không thể nắm gọn)
- Chu Quang Tiềm đã chỉ cho ta cách đọc sách ntn?
- Tác giả sử dụng hình thức nghê thuật nào?
- Em sẽ chọn sách như thế nào để phục vụ cho việc học môn văn ?
4. Phân tích
a. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách:
*Tầm quan trọng
- Kho tàng quý báo của di sản tinh thần nhân loại.
- Những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.
*Ý nghĩa
- Sách đã ghi chép và cô đúc, lưu truyền mọi tri thức mọi thành tựu mà loài người tìm tòi tích luỹ được qua từng thời đại.
- Làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới
*Mục đích của việc đọc sách:
- Tích luỹ và nâng cao vốn tri thức, “trả ơn, ôn lại những kinh nghiệm” tư tưởng của nhân loại trong mấy nghìn năm.
b. Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách:
*Khó khăn
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
- Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, dễ lạc hướng.
- Nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ ví von, giàu hình ảnh, thành ngữ, so sánh
c. Phương pháp đọc sách
 * Cách lựa chọn sách:
- Chọn cho tinh đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị cho mình.
- Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình 
- Đọc thêm sách thường thức, gần với lĩnh vực chuyên môn
 * Cách đọc sách:
- Vừa đọc, vừa suy nghĩ, nghiền ngẫm
- Đọc có kế hoạch và có hệ thống
- Đọc sách vừa học tập tri thức vừa là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người
- Nghê thuật: lập luận giả thuyết, so sánh, thành ngữ
- Nd-ngt chính của văn bản đề cập vấn đề?
GV: chốt lại nội dung phần ghi nhớ
HS: đọc nội dung ghi nhớ
* Ghi nhớ ( sgk/ 189 )
* Hđ 3: Hd HS luyện tập
II. LUYỆN TẬP:
Nêu suy nghĩ và kinh nghiệm của em về việc đọc sách.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Đọc kỹ lại văn bản
	- Học tập và tự trau dồi phương pháp đọc sách
- Học kỹ phần ghi nhớ
	- Chuẩn bị “Khởi ngữ” : Đọc VD và tìm hiểu câu hỏi gợi ý SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_91_92_van_ban_ban_ve_doc_sach_chu_qua.doc