Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 và 18

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 và 18

Tuần 17

TIẾT: 76,77 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến Thức: Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức về tập làm văn đã học kì I

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về tập làm văn.

3.Thái độ: Có ý thức viết văn hay, giàu hình ảnh.

II-CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Hệ thống hóa chương trình tập làm văn, yêu cầu học sinh soạn bài

-Học Sinh: Đọc kể và trả lời câu hỏi SGK.

III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1-Ổn định:

2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn 4 học sinh

3-Bài mới: Giờ học hôm nay, thầy sẽ cùng các em hệ thống lại kiến thức đã học từ đầu năm đến giờ về tập làm văn – về văn bản thuyết minh – về văn bản tự sự ở mức độ nang cao hơn ở các lớp 6-7-8.

 

doc 25 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 và 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
TIẾT: 76,77 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến Thức: Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức về tập làm văn đã học kì I
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về tập làm văn.
3.Thái độ: Có ý thức viết văn hay, giàu hình ảnh.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Hệ thống hóa chương trình tập làm văn, yêu cầu học sinh soạn bài
-Học Sinh: Đọc kể và trả lời câu hỏi SGK.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: 
2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn 4 học sinh
3-Bài mới: Giờ học hôm nay, thầy sẽ cùng các em hệ thống lại kiến thức đã học từ đầu năm đến giờ về tập làm văn – về văn bản thuyết minh – về văn bản tự sự ở mức độ nang cao hơn ở các lớp 6-7-8.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Nội dung 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tổng kết nội dung câu hỏi 1 SGK
H Phần tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9 có những nội dung lớn nào?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tổng kết nội dung thứ 2 SGK
H: Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho ví dụ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân biệt nội dung câu hỏi 3 SGK
H: Phân biệt văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sự?
*GV phát phiếu học tập cho học sinh yêu cầu thảo luận nhóm– phân biệt sự khác nhau giữa thuyết minh và miêu tả.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh ôn lại nội dung nêu trong câu hỏi 4 SGK
H: Sách ngữ văn 9 tập 1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự?
H Hãy cho ví dụ đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm; đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận; đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
*GV đọc cho HS nghe những đoạn văn tiêu biểu của 3 dạng trên.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh ôn lại nội dung nêu trong câu hỏi 5 SGK
Hoạt động 6 : Hướng dẫn các em tìm đoạn văn theo yêu cầu 
Hoạt động 7 Hướng dẫn các em liên hệ so sánh nội dung câu hỏi yêu cầu 
H: Các nội dung văn bản tự sự ở lớp 9 có gì giống và khác nhau so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?
Hoạt động 8: hướng dẫn học sinh xác định ( nhận diện văn bản ) qua câu hỏi 8 
H: Giải thích tại sao trong văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm nghị luận mà vẫn goi đó là văn bản tự sự?
H: Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt hay không?
Hoạt động 9 : Hướng dẫn học sinh thực hành điền khả năng kết hợp trong văn bản 
*GV treo bảng phụ kẻ sơ đồ trên bảng – gọi HS đánh dấu vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp.
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Văn bản thuyết minh: trong tâm là luyện tập kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố nghị luận, giải thích, miêu tả.
+Văn bản tự sự: Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm, miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.
HS trả lời 
HS khác nhận xét .
+Thuyết minh là giúp cho người đọc người nghe hiểu biết về đối tượng.
+Thuyết minh phải biết kết hợp các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết sinh động.
+Khi thuyết minh về một ngôi chùa cổ người thuyết minh có khi phải sử dụng những lên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh, đồng thời vận dụng miêu tả để người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy với dáng vẻ như thế nào: màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vạt xung quanh-> tránh sự khô khan, nhàm chán.
*Học sinh ghi vào phiếu học tập – GV thu nhận xét.
THUYẾT MINH
* Đối tượng thường là các sự vật, đồ vật . . .
-Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.
-Bảo đảm tính khách quan khoa học.
- Ít dùng tưởng tượng so sánh.
-Dùng nhiều số liệu cụ thể chi tiết.
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hóa, khoa học
-Thường theo một số yêu cầu giống nhau (mẫu).
-Đơn nghĩa.
MIÊU TẢ
* Đối tượng thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể.
-Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
-Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
-Ít dùng số liệu cụ thể chi tiết.
-Dùng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thuật.
-Ít tính khuôn mẫu.
-Đa nghĩa.
1HS trả lời 
HS khác nhận xét 
+Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại người kể chuyện trong văn bản tự sự.
*Các nhóm thảo luận.
+Nhóm: 1-2 viết đoạn 1
+Nhóm: 3-4 viết đoạn 2
+Nhóm: 5-6 viết đoạn 3
-HS chú ý lắng nghe.
Học sinh dựa vào lí thuyết đã học để trình bày , các em khác nhận xét , bổ sung 
- Học sinh tìm ví dụ : Truyện ngắn Làng , Lặng lẽ Sa pa.
HS thảo luận nhóm nhỏ , tìm các đoạn văn có sử dụng ngoi kể thứ nhất , ngôi kể tứ hai 
- Truyện ngắn Làng được kể theo ngôi thứ 3 , truyện ngắn Chiếc lược ngà kể theo ngôi thứ nhất .
 HS trả lời 
 HS khác nhận xét 
-Giống:
+Có nhân vật chính và một số nhân vật phụ, có cốt truyện.
-Khác:
+Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
HS trả lời HS khác nhận xét .
+Vì các yếu tố miêu tả nghị luận, biểu cảm chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nỗi bật phương thức chính là tự sự.
HS trả lời 
HS khác nhận xét .
+Khó có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
-6HS lên điền vào bảng phụ.
I- Các nội dung lớn và trọng tâm:
+Văn bản thuyết minh: trong tâm là luyện tập kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố nghị luận, giải thích, miêu tả.
+Văn bản tự sự: Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm, miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.
+Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: đối thoại và đọc thoại nội tâm trong tự sự, người kẻ chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
II- Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 
+Kết hợp các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết sinh động.
III- Phân biệt văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sư:
1- Văn bản thuyết minh:
-Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật một cách khách quan khoa học.
-Cung cáp đầy đủ tri thức về đối tượng cho người nghe, người đọc.
-Yếu tố miêu tả – tự sự là yếu tố phụ giúp cho văn bản thuyết minh thêm sinh động.
2- Văn miêu tả:
- Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và xúc cảm chủ quan của người viết.
-Mang cho người đọc, người nghe một cảm nhận mới về đối tượng.
IV_ Nội dung văn bản tự sự ở SGK- Ngữ văn 9 – Tập 1:
+Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại người kể chuyện trong văn bản tự sự.
+Thấy rõ vai trò, tác dụng của các yếu tố trên trong văn bản tự sự
+Kĩ năng kết hợp các yếu trên trong một văn bản tự sự.
V. Đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 
1. Khái niệm 
2. vai trò , tác dụng : 
VI. Người kể chuyện trong văn tự sự 
1. Ngôi kể mà người kể sử dụng: Thứ I , III.
2. Vai trò : Cuốn hút người đọc , tạo sự khách quan , tạo được sự tin cậy , chân thực , bộc lộ tính các , tâm trạng , tình cảm nhân vật ..
3. Một số doạn văn tiêu biểu 
VII-So sánh sự giống và khác nhau về văn bản tự sự ở lớp 9 và các lớp dưới:
a- Giống:
Văn bản tự sự phải có:
-Nhân vật chính và một số nhân vật phụ.
-Cốt truyện: Sự việc chính và mọt số nhân vật phụ.
b- Khác nhau:
-Ở lớp 9 có thêm:
+Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
+Sự kết hợp giữa tự sự với các yếu tố nghị luận.
+Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
+Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện.
VIII- Nhận diện văn bản:
a-Trong văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm nghị luận mà vẫn goi đó là văn bản tự sự. Vì các yếu tố miêu tả nghị luận, biểu cảm chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nỗi bật phương thức chính là tự sự.
b- Trong thức tế, it gặp hoặc không có một văn bản nào thuần khiết đến mức chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất
IX . Khả năng kết hợp:
(Bảng minh họa bên dưới)
*Bảng phụ (GV kể vào giấy rô ki khổ lớn)
STT
Kiểu văn bản chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
Miêu tả
N. luận
B. cảm
T. minh
Đ. hành
1
Tự sự
/
x
x
x
X
2
Miêu tả
X
/
x
X
3
Nghị luận
x
/
x
X
4
Biểu cảm
X
x
x
/
5
T. minh
x
x
/
6
Điều hành
/
Hoạt động 10 : 
H: Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6-> 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài – Thân bài – kết bài.
H: Tại sao bài tập làm văn tự sự của HS vẫn phải đủ ba phần đã nêu?
Hoạt động 11 : 
H: Những kiến thức và kĩ năng kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc hiểu các văn bản văn học tương ứng trong SGK Ngữ Văn không?
*GV giới thiệu thêm cho HS một số ví dụ khác:
-Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân
+Cuộc đối thoại thứ nhất: bà chủ nhà “trục xuất” gia đình ông Hai.
+Cuộc đối thoại thứ hai: bà chủ nhà mời gia đình ông Hai ở lại.
Hoạt động 12: 
H: Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn bản và phần tập làm văn tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự?
-1 HS trả lời –HS khác nhận xét .
Bài viết tập làm văn kể chuyện của HS vẫn phải đủ ba phần: Mở bài- thân bài- kết bài, bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu chuẩn mực của nhà trường. 
-HS trả lời 
 HS khác nhận xét .
+Soi sáng thêm nhiều cho việc đọc hiểu tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn 9.
-2HS cho ví dụ 2 HS khác nhận xét bổ sung.
-HS trả lời 
 HS khác nhận xét .
+Cung cấp cho HS những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự.
+Đó là các gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện.
+Học sinh tự bộc lộ.
X- Bố cục ba phần:
-Bài viết tập làm văn kể chuyện của HS vẫn phải đủ ba phần: Mở bài- thân bài- kết bài, bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu chuẩn mực của nhà trường. . Đồng thời nó giúp cho HS bước đầu làm quen với “tư duy cấu trúc” khi xây dựng văn bản. Để sau này học các lớp trên có thể viết luận văn, luận án, viết sách..
-Sau khi đã trưởng thành, học sinh có thể viết tự do “phá cách” như các nhà văn, nhà thơ.
X1-Những kiến thức và kĩ năng kiểu văn bản tự sự:
đã soi sáng thêm nhiều cho việc đọc hiểu tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn 9.
*Ví dụ: Khi học về đối thoại nội tâm trong văn bản tự sự các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho HS, người đọc hiểu sâu sắc hơn về các nhân vật trong Truyện Kiều.
*Đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”với những suy nghĩ nội tâm thấm nhuần đạo hiếu và đức hy sinh.
“ Xót người tựa cửa.
 Ghế ngồi”
*Đoạn trích “Kiều báo ân, báo oán” với cuộc đối thoại tuyệt hay giữa hai kì nữ (Kiều và Hoạn Thư) 
XII-Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn bản và phần tập làm văn tương ứng đã:
+Cung cấp cho HS những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự.
+Đó là các gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện.
4 Củng cố:
-Yêu cầu HS đ ... g đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ trong ca dao Nam Bộ. Ca dao Nam Bộ, ngoài những cách nói cường điệu, giàu hình tượng, đôi lúc có phần thâm trầm, sâu lắng còn có những cách nói mang tính hài hước, dí dỏm. Đây là tinh thần lạc quan trong tính cách của con người Nam Bộ. Chính tinh thần lạc quan này đã tiếp thêm cho họ sức mạnh trong việc chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt, với thú dữ hoành hành. Tuy là nói dí dỏm, hài hước nhưng không hẳn là một cách nói chơi, mà là có ngụ ý, ngụ tình. Đó cũng là kiểu nói: “nói chơi nhưng làm thiệt”:
 Bên dưới có sông, bên trên có chợ
 Hai đứa mình kết vợ chồng nghen.
Rõ ràng, đây là cách nói mang tính chất vừa nói chơi lại vừa nói thiệt. Bông đùa đấy nhưng cũng là thật đấy. Nếu đối phương không chịu thì bảo là “nói chơi”. Còn nếu ưng thuận thì tiếp tục lấn tới tán tỉnh. Và trong bài ca dao sau, cũng không hẳn là dí dỏm, hài hước, nói cho vui một cách đơn thuần:
 Trời mưa cóc nhái chết sầu
 Ễnh ương đi cưới nhái bầu không ưng
 Chàng hiu đứng dựa sau lưng
 khều khều móc móc cứ ưng cho rồi.
5. Có cách nói hài hước, dí dỏm, lại có cách nói cường điệu, khuếch đại, ca dao Nam Bộ cũng có những cách nói rất giản dị, chân tình. Trong hoàn cảnh tự tình với nhau, đôi khi họ không dùng những từ hoa mỹ, không nói những từ chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, mà chỉ nói một cách mộc mạc, bình dân, cốt sao bày tỏ được lòng mình:
 Anh về em nắm vạt áo em la làng
 Phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em.
Quả là mộc mạc, quả là chân tình. Trong từng câu từng chữ không có gì khó hiểu cả, tạo được sự cảm thông và gây được cảm xúc cho người đọc.
Hay:
 Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụt
 Ai dè giếng cạn nó hụt sợi dây
 Qua tới đây không cưới được cô hai mày
 Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trở vô.
Phương ngữ Nam Bộ ra đời tuy có muộn hơn so với phương ngữ của các vùng khác, nhưng không vì thế mà nó nghèo nàn, hời hợt, mà trái lại nó rất đa dạng, phong phú và sâu lắng. Nó chứ đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán cùng tính cách của con người Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ không chỉ đơn thuần là khẩu ngữ của người Nam Bộ mà nó đã bước vào văn học nghệ thuật với một tư thế rất đường hoàng. Những câu ca dao Nam Bộ vừa dẫn trên là một minh chứng cho điều này.
 Trần Phỏng Diều
 Giảng viên Khoa Ngữ văn,
 Trường Cao Đẳng Sư phạm cần Thơ
Từ ngữ địa phương chủ yếu trong đoạn trên là các từ phương ngữ Trung Bộ : "mô", "tê", "răng"," rứa"....
Về nghĩa:
Mô - Tê - Răng - Rứa
Đâu - Kia - Sao - Thế
Bạn đã biết chưa ?
Với những từ địa phương này, tùy trường hợp mà bạn có thể có những cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, nghĩa thông thường của những từ này là:
mô=đâu, nào
tê =kia
răng =sao
rứa =vậy, thế
Ví dụ: 
"Anh đi mô rứa?" có thể hiểu là "Anh đi đâu vậy?"
"Khi mô thì về rứa?" có thể hiểu là "Khi nào thì về vậy?" hoặc "Khi nào thì về thế?"
"Răng rứa?" có thể hiểu là "Sao vậy?"
"ngày tê" có thể hiểu là "ngày kia"
4. Củng cố : Thế nào là từ ngữ địa phương ? Sử dụng từ ngữ địa phương vào trong văn thơ có tác dụng gì? Nên sử dụng như thế nào? 
5.Dặn dò : Về nhà tiếp tục sưu tầm từ địa phương và chú ý cách dùng.
	Viết một đoạn hội thoại giữa các thành viên trong gia đình mình trong bữa cơm chiều ? 
Tuần 18 	TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN , TIẾNG VIỆT
Tiết 85
Tiết 80:
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT, TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1.Kiến thức: 
 - Giúp HS ôn những kiến thức cơ bản và hệ thống về phần từ vựng; các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại.
 - Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự nhận xét và sữa chữa bổ sung kiến thức.
 3. Thái độ: Thấy rõ ưu điểm và hạn chế trong bài làm của bản thân.
 II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Nhận xét, tổng hợp.
+ Đáp án, thang điểm. điểm bài làm.
 2. HS: Nhớ lại những khuyết điểm mà mình chưa làm được trong bài làm
III/ các hoạt động dạy học
1.Ổn định: 
Líp 9B:..	Líp 9C:..
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới: 
Hoạt động của G Viên
Hoạt động của H sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống lại nội dung đề TV kiểm tra một tiết 
Yêu cầu hs nêu lại đề bài
GV nhắc lại toàn bộ nội dung 2 phần Trắc nghiệm và tự luận trong đề kiểm tra 
H: Với 6 câu trắc nghiệm như vừa nêu , các em em đã chọn như thế nào? 
GV nêu lại đáp án 6 câu trắc nghiệm như sau , Lí giải cho các em hiểu ) => 
GV Yêu cầu hs nêu lại đề bài phần tự luận 
H: Đối với phần câu hỏi tự luận các em làm như thế nào ? 
Sau khi HS trả lời , GV chốt lại ý 
Hoạt động 2: Giáo viên nhận xét ưu , khuyết điểm của học sinh trong từng phần . 
Gọi HS trình bày cách làm , gọi HS khác nêu ý kiến về phần bài làm của bạn .
GV nhận xét 
Hoạt động 3: Hướng dẫn các em chữa lỗi. 
H: Để khắc phục những lỗi về chọn câu trắc nghiệm và lỗi viết văn( đoạn , bài ) ta nên làm như thế nào ? 
GV gọi học sinh trình bày cách làm của mình đối với các câu hỏi trong bài kiểm tra 
GV sửa , lấy điểm vào sổ điểm 
Hoạt động 4: GV trả bài kiểm tra văn 
Yêu cầu hs nêu lại đề bài
GV nhắc lại toàn bộ nội dung 2 phần Trắc nghiệm và tự luận trong đề kiểm tra 
H: Với 6 câu trắc nghiệm như vừa nêu , các em em đã chọn như thế nào? 
GV nêu lại đáp án 6 câu trắc nghiệm như sau , Lí giải cho các em hiểu ) => GV Yêu cầu hs nêu lại đề bài phần tự luận 
H: Đối với phần câu hỏi tự luận các em làm như thế nào ? 
Sau khi HS trả lời , GV chốt lại ý 
Hoạt động 5 : Giáo viên nhận xét ưu , khuyết điểm của học sinh trong từng phần . 
Gọi HS trình bày cách làm , gọi HS khác nêu ý kiến về phần bài làm của bạn .
GV nhận xét 
Hoạt động 6 : Hướng dẫn các em chữa lỗi. 
H: Để khắc phục những lỗi về chọn câu trắc nghiệm và lỗi viết văn( đoạn , bài ) ta nên làm như thế nào ? 
GV sửa , lấy điểm vào sổ điểm 
Hoạt động 4: GV trả bài kiểm tra văn
Học sinh nhắc lại đề bài , các em khác nhận xét bổ sung 
HS trả lời , các em khác phát biểu ý kiến . 
- HS trình bày theo cách làm của mình và trình bày lí do tại sao làm như vậy ? 
- Một số em khác nhận xét bổ sung .
- HS nêu cách làm của mình đối với các câu hỏi .
- HS nghe GV nhận xét , ghi chép những ưu điểm và hạn chế vào vở học để rút kinh nghiệm .
HS tự trình bày theo suy nghĩ của mình 
- Học sinh trình bày cách làm của mình đối với các câu hỏi trong bài kiểm tra
HS nêu lại đề bài
- HS trình bày theo cách làm của mình và trình bày lí do tại sao làm như vậy ? 
- Một số em khác nhận xét bổ sung .
Yêu cầu viết đúng hình thức một đoạn văn và đảm bảo các ý chính 
Câu 1: - Ý nghĩa thực: Những đêm phục kích giặc vầng trăng như là xuống treo ở đầu súng 
- Ý nghĩa biểu tượng: Vầng trăng tượng trưng cho sự bình yên , cho hoà bình cho ánh sáng , ,cho sự cao đẹp , tượng trưng cho tâm hồn yêu cái dẹp . Trăng được treo ở đầu súng tức là các người lính chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp 
- Thể hiện sự lãng mạn của những người lính 
HS tự trình bày cách sửa chữa .
I – Trả bài kiểm tra tiếng việt
1. Đề bài
2. Đáp án Phần trắc nghiệm và tự luận 
- Phần trắc nghiệm
1. A; 2. B ; 3. C ; 4. C ; 5. D ; 6. A
- Phần tự luận
Câu 1: (2.0) 
a. Tốt : đất tốt, học lực tốt ( Hs tự đặt câu)
b. 5 từ láy tăng nghĩa so với nghĩa gốc : ầm ầm, rào rào, sát sàn sạt, sạch sành sanh, mập mạp( 1 điểm )
Câu 2:(2,0 đ) 
HS xác định các từ ghép và từ láy :
- Từ láy: nhũng nhẵng , rắn rỏi, mong manh , mịn màng. 
- Từ ghép: bọt bèo, bó buộc, giam giữ, nhường nhịn, nhẫn nhục, mong muốn, 
Câu 3 :(3,0 đ) 
Học sinh viết đúng đặc điểm của đoạn văn , không sai chính tả , lỗi diễn dạt , phân tích , so sánh được hình ảnh “mặt trời “ , thấy được biện pháp ẩn dụ có tác dụng rất lớn trong đoạn thơ : Đứa con là nguồn sống , là động lực để người mẹ vui sống , vững tin vào tương lai của quê hương , đất nước , để mẹ làm việc không mệt mỏi ....
+ Mặt trời (1): Là hình ảnh thực, thiên nhiên, vũ trụ.
+ Mặt trời (2) : Là hình ảnh ẩn dụ. Con là mặt trời của mẹ, là hy vọng ước mơ, nguồn sống, gần gũi, thiêng liêng, con sưởi ấm niềm tin yêu và ý chí của mẹ.
2) Trả bài – Nhận xét
+ Ưu điểm: Nắm được kiến thức cơ bản, hiểu nội dung yêu cầu của đề
- Một số bài trình bày tốt, sạch sẽ, ró ràng, chính xác.
- Phần trắc nghiệm có một số bạn đúng 100%, có một số bạn sai 1 câu ...
- phần tự luận 
Câu 1 nhiều em còn xác định chưa đúng từ láy và từ ghép , lí do chưa nắm kĩ khái niệm và và đặc điểm của 2 loại từ này .
-
+ Nhược điểm: Một số em chưa nắm được phương thức chuyển nghĩa của từ, chưa hiểu tác dụng của từ “ mặt trời” trong câu thơ thứ hai nên còn nói chung chung .Vốn từ còn nghèo nàn, diến đạt yếu, trình bày đoạn văn còn hạn chế.
3) Chữa lỗi
- Phần trắc nghiệm : Cần đọc kĩ , so sánh đối chiếu , liên hệ phần ghi nhớ trong bài học để xác định cho đúng .
-Phần tự luận đọc kĩ yêu cầu của đề , đặt câu , dùng từ viết đoạn ....phải nắm chắc đặc điểm của câu , đoạn , ý nghĩa từ ngữ , các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ...
II – Trả bài kiểm tra văn
1) Đề bài
2, Đáp án 
- Phần trắc nghiệm ( 3,0 điểm )
1. A; 2. A ; 3. B 4. D; 5. C ; 6. D
- Phần tự luận :
Yêu cầu viết đúng hình thức một đoạn văn và đảm bảo các ý sau: 
- Ý nghĩa thực: Những đêm phục kích giặc vầng trăng như là xuống treo ở đầu súng 
- Ý nghĩa biểu tượng: Vầng trăng tượng trưng cho sự bình yên , cho hoà bình cho ánh sáng , ,cho sự cao đẹp , tượng trưng cho tâm hồn yêu cái dẹp . Trăng được treo ở đầu súng tức là các người lính chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp 
- Thể hiện sự lãng mạn của những người lính 
2) Trả bài – Nhận xét
* Ưu điểm: nắm được kiến thức cơ bản về thơ và truyện hiện đại. Hiểu nội dung đề ra. 
- Một số bài làm khá tốt, trình bày sạch sẽ, diễn đạt lưu loát
- Một số bài viết có cảm xúc , có sự suy nghĩ sâu sắc ( nêu gương một vài em)
- Đa số phần trắc nghiệm các em làm đúng, có một số ít trường hợp sai 3 câu trắc nghiệm 
* Nhược điểm: 
- Vẫn còn một số em chưa nắm được kiến thức cơ bản.
- Nhiều em chưa nắm được cách phân tích hình ảnh nghệ thuật trong thơ , đặc điểm nhân vật văn học, chưa biết cách khái quát, phân tích còn sơ sài không có dẫn chứng. Nói mông lung không đúng với đề bài yêu cầu 
- Chữ viết cẩu thả, sai lỗi chính tả.
- Dùng từ, đạt câu, diễn đạt còn rất yếu.( Nêu gương điển hình một số em )
4- Củng cố : 
Muốn thành công trong văn bản tự sự cần chú ý những yếu tố nào?
5 - Dặn dò : Về nhà chuẩn bị mỗi em một bài thơ 8 chữ chủ đề tự chọn. Xem lại luật thơ 8 chữ. 
-Chuẩn bị :Tiếp tục làm thơ 8 chữ
-GV chia lớp thành 3 nhóm:Mỗi nhóm phải chuẩn bị làm 1 bài thơ 8chữ
	-Nhóm 1:Viết về đề tài mái trường và thầy cô
	-Nhóm 2:Viết về đề tài mùa hè
	-Nhóm 3 :đề tài ông bà cha mẹ
+Các thành viên in nhóm phải chuẩn bị mỗi người 1 bài với yêu cầu trên
Xem lại toàn bộ nội dung hai phần của 2 đề bài vừa trả , làm lại các câu hỏi , chuẩn bị tiết Ôn tập làm văn theo 12 câu hỏi SGK .
	Khánh Bình Tây Bắc , ngày 13 tháng 12 năm 2010 
..
	Kí duyệt của tổ trưởng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_17_va_18.doc