Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 115 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 115 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ

Ngữ văn - bài 18

Kết quả cần đạt

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm

- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu, biết đặt câu có khởi ngữ

- Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích tổng hợp trong làm văn nghị luận

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A

Ngày dạy: Dạy lớp: 9B

Tiết 91-92. Văn bản

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (trích) - Chu Quang Tiềm –

1. Mục tiêu : Giúp học sinh .

a. Về kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

b. Về kĩ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm

c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yếu mến những tri thức bổ ích, lý thú thông qua việc đọc sách

2. Chuẩn bị của GV&HS:

a. Chuẩn bị của GV:

- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9

- Tìm đọc cuốn văn bản hoàn chỉnh

- Soạn giáo án

b. Chuẩn bị của HS:Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sgk

3. Tiến trình bài dạy

* Ổn định tổ chức: 9A: 9B; .

a. Kiểm tra bài cũ

- Giáo viên kiểm tra vở soạn văn của 4 em học sinh

- Giáo viên nhận xét để uốn nắn các em

Giới thiệu(1) Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn, ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Qua bài viết “bàn về đọc sách” hôm nay sẽ giúp các em hiểu về những vấn đề trên

 

doc 73 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 115 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn - bài 18
Kết quả cần đạt
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm
- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu, biết đặt câu có khởi ngữ
- Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích tổng hợp trong làm văn nghị luận
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 91-92. Văn bản
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (trích) - Chu Quang Tiềm –
1. Mục tiêu : Giúp học sinh .
a. Về kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
b. Về kĩ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm
c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yếu mến những tri thức bổ ích, lý thú thông qua việc đọc sách
2. Chuẩn bị của GV&HS:
a. Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Tìm đọc cuốn văn bản hoàn chỉnh
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS:Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sgk
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức: 9A:9B;.
a. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên kiểm tra vở soạn văn của 4 em học sinh
- Giáo viên nhận xét để uốn nắn các em
Giới thiệu(1) Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn, ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Qua bài viết “bàn về đọc sách” hôm nay sẽ giúp các em hiểu về những vấn đề trên
b. Dạy nội dung bài mới
I. Đọc và tìm hiểu chung
1.Giới thiệu về tác giả - tác phẩm.
Gọi học sinh đọc chú thích *
Nêu những nét chính về tác giả Chu Quang Tiềm? TB
Ngoài những kiến thức bạn vừa nêu, cô bổ sung thêm:
Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đấu. Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau
- Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc
- “Bàn về đọc sách trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”Giáo viên nêu 2. Đọc văn bản.
Yêu cầu đọc
Đây là một bài văn nghị luận bàn về việc đọc sách, các em đọc bài to, rõ ràng, nhấn mạnh vào các luận điểm chính trong bài
Giáo viên và học sinh đọc hết bài
Bài văn thuộc kiểu văn bản nào? Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Khá
- Bài văn thuộc kiểu văn bản nghị luận
- Vấn đề nghị luận của bài viết này là bàn luận về việc đọc sách
Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt cách luận điểm cơ bản của tác giả khi triển khai vấn đề ấy? Khá
- Phần 1: Từ đấu đến: “thế giới mới” sau khi vào bài, tác giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách
- Phần 2: tiếp đến “tự tiêu hao lực lượng”: nên các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay
- Phần 3: đoạn còn lại: bàn về phương pháp đọc sách (bao gồm cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc thế nào cho có hiệu quả)
Chúng ta phân tích bố cục đã chia
II. Phân tích
Học sinh đọc thầm lướt đoạn 1
Luận điểm chính của đoạn văn là gì? TB
- Tầm quan trọng của việc đọc sách
1. Tầm quan trọng của việc đọc sách
Để nêu rõ tầm quan trọng của việc đọc sách tác giả đưa ra những chứng cứ nào? K
- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn
- Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại [] là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại
- Đọc sách là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại, tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức lời dạy mà biết người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được
Tác giả đã dùng phép nghị luận gì để trình bày tầm quan trọng của việc đọc sách ? Khá
- Tác giả đã giải thích vấn đề bằng phép nghị luận phân tích và tổng hợp để thuyết phục người đọc, người nghe. Đầu tiên, tác giả nêu ra luận điểm: “học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Tiếp theo tác giả dùng lí lẽ giải thích cặn kẽ về học vấn, về sách, về đọc sách, làm rõ tầm quan trọng của việc đọc sách trên con đường học vấn của mỗi một con người
Tác giả phân tích cụ thể từng khía cạnh (học vấn, sách, đọc sách) bằng giọng chuyện trò, tâm tình, rồi tổng hợp lại bằng một lời bàn giàu hình ảnh “có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường trinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”
Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào? việc đọc sách có ý nghĩa gì? G
- Mặc du là một tác phẩm dịch song mỗi chùng ta vẫn hiểu ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại: sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng qúy báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay
- Vì ý nghĩa quan trọng của sách nên đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên c on đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua
Qua phân tích, em cho biết tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách? Khá
- Sách là kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay. Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức
Hết tiết 1
Chuyển ý:
Ở tiết 1 các em đã hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách được tác giả Chu Quang Tiềm trình bày như thế nào trong đoạn trích mời các em tìm hiểu tiếp
Học sinh đọc từ: Lịch sửtiêu hao lực lượng
2. Cái khó của việc đọc sách (15’)
Nêu luận điểm chính của đoạn văn này? TB
Theo Chu Quang Tiềm đọc sách có dễ không? tại sao? TB
- Trong tình hình hiện nay sách vở càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Hiện nay việc đọc sách thường đứng trước hai cái khó (hai thiên hướng sai lệch)
+ Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu dễ sa vào lối ăn chơi nuốt sống chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm
- Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu [] lướt qua tuy rất nhiều nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống cái chất không tiêu được tích lại càng nhiều thì càng dế sinh ra bệnh đau dạ dày nhiều thói hư danh nông cạn đều do lối ăn chơi nuốt sống đó mà ra
+ Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với cuốn sách không thật có ích
- hai là; sách nhiều khiến người ta đọc lạc hướng [] đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phận
Quan sát, em có nhận xét gì về cách phân tích, bàn luận vấn đề của tác giả ở đoạn này? Cụ thể như thế nào? G
- Để phân tích bình luận hai cái bại trong việc đọc sách trong thời đại ngày nay. thời đại sách được xuất bản in ấn rất nhiều “chất đầy thư viện: tác giả đã sử dụng phép so sánh khá tỉ mỉ mà quen thuộc với mọi người “tiếc quá” “tuy rất nhiều” nhưng “đọng lại” thì rất ít giống như ăn uốnggiống như đánh trận
Em hiểu đọc sách không chuyên sâu là là thế nào? Để chứng minh cho cái hại đó tác giả đã lập luận như thế nào? Khá
- Đọc không chuyên sâu nghĩa là bạn đọc nhiều, đọc lấy số lượng mà không kĩ, chỉ đọc qua, hời hợt, nên “liếc qua” nhiều mà đọng lại chẳng được bao nhiêu. Để chứng minh cho điều này, tác giả đã so sánh với cách đọc sách của người xưa: đọc kĩ càng, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ “quí hồ tinh bất quí hồ đa” (ít mà tích còn hơn nhiều mà chẳng có gì) họ đã: miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần cả đời dùng mãi không cạn. Lối đọc ngày nay thì ngược lại, đọc nhiều đọc nhanh như “ăn tươi nuốt sống”. Cách đọc để “học khoang như người giàu khoe của”. Tác giả châm biếm một học giả trẻ khoe đọc hang vạn cuốn sách nhưng thu lượm chẳng được bao lâu. Lối đọc ấy không chỉ vô bổ, lãng phí thời gian, công sức mà có khi còn mang hại. Tác giả so sánh lối đọc sách ấy với việc ăn uống vô tội vạ. “ăn tươi nuốt sống” các thứ không tiêu hoá được, càng ăn nhiều thì càng rễ sinh ra bệnh vì thế mà lời bàn của tác giả thật sâu xa, chí lí
Nêu ý kiến của em về việc tác giả bàn đến cái hại thứ hai của việc đọc sách hôm nay? TB
- Sách nhiều dễ khiến người ta đọc lạc hướng là gặp sách nào đọc sách ấy, không tìm những cuốn sách bổ xung, phụ trợ và nâng cao. học vấn mà mình đang cần tiếp nhận, trau dồi đọc phải những cuốn sách nhạt nhẽo, vô bổ, thậm chí là sách độc hại. Cách đọc lạc hướng ấy được tác giả ví với “như người chiến sĩ đánh trận không tìm đúng mục tiêu”, “chỉ đá bên đông, đấm bên tây” hậu quả là “tự tiêu hao lực lượng” nghĩa là tự hại mình cách so sánh thật sinh động mời mẻ mà gần gũi
Theo em những ý kiến của Chu Quang Tiềm có đúng với tình hình đọc sách của học sinh THCS hiện nay? TB
Học sinh hiện nay đọc sách như “cưỡi ngựa xem hoa” cầm cuốn sách hay tập sách về khoa học, nhiều bạn đọc lướt qua trang này trang khác mà không biết nội dung ra sao, ý nghĩa sâu xa, ý tưởng của câu chuyện như thế nào, không thu lượm được gì bổ íchlựa chọn như thế thì tự tiêu hao lực lượng
- Lời cảnh báo của tác giả chỉ là một so sánh nhẹ nhàng nhưng gợi cho ta liên hệ tới biết bao thực tế nặng nề
* Đọc sách để có học vấn, đọc sách để học thật không dễ nên cần lựa chọn sách và và cách đọc sách cho có hiệu quả
Chuyển ý:
Từ việc chỉ ra cái khó của việc đọc sách, tác giả đã bàn về việc lựa chọn sách để đọc và cách đọc sách như thế nào ta tìm hiểu tiếp
Đọc thầm lướt đoạn văn từ “đọc sách không cốt lấy nhiềuhết”
3. Phương pháp đọc sách (18’)
Đoạn văn diễn tả điều gì? TB
Lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thật sự có giá trị, có lợi ích cho mình. Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi kết cận với chuyên môn của mình
Tìm những câu văn thể hiện ý kiến bàn về cách lựa chọn sách khi đọc trong văn bản? TB
- đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là chọn cho tinh đọc cho kĩđem thời gian, sức lựcmà đọc một quyển thật sự có giá trị
- “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán-thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay”
- Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ lập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng cho tự do đến mức làm thay đổi khí chất
- Một loại là đọc sách để có kiến thức phổ thôngmột loại là sách  ...  luận một vấn đề tư tưởng đạo lý. Vậy cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí như thế nào, mời các em tìm hiểu bài học hôm nay
b. Dạy bài mới:
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí (24’)
Cho học sinh đọc các đề bai
Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? chỉ rõ? Khá
- Các đề yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Điểm khác nhau cảu các đề bài trên là gì? TB
- Khác nhau:
Dạng đề có kèm theo mệnh lệnh
Đề 1: suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn: “đẽo cày giữa đường”
Đê 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn
Đề 10: suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha nhu núi Thái Sơn- Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Dạng đề mở không có mệnh lệnh:
Đê 2: Đạo lí “uống nước nhớ nguồn”
Đề 4: Đức tính khiêm nhường
Đề 5: đức tính trung thực
Đề 7: tinh thần tự học
Đề 8: hút thuốc lá có hại
Đề 9: Lòng biết ơn thầy, cô giáo
- Dạng đề mở không có mệnh lệnh: các đề còn lại
- Dạng đề mở không có mệnh lệnh: các đề còn lại
Theo em hai dạng đề này có sự khác biệt rõ ràng không? Vì sao? G
- Sự khác biệt ở hai dạng đề này không lớn lắm. Đề có mệnh lệnh cần thiết khi đối tượng bàn luận (nghị luận) là một tư tưởng thể hiện trong một truyện ngụ ngôn. Còn khi đề chỉ nêu lên một tư tưởng đạo lí là đã ngầm ý đòi hỏi người viết bài nghị luận lấy tư tưởng, đạo lí làm nhan đề viết một bài nghị luận
- Đối với những đề này các em phải vận dụng giải thích, chứng minh hoặc bình luận (tức là nhận định, đánh giá, tư tưởng, đạo lí nêu trong đề bài, bày tỏ suy nghĩ đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí ấy
Mỗi em tự nghĩ ra một vài đề bài tương tự? Khá
Giáo viên yêu cầu học sinh ghi một số đề ra giấy, có em ghi lên bảng
Giáo viên cho học sinh thảo luận và nhận xét
Giáo viên có thể đưa một số đề bài sau
Đề có kèm theo mệnh lệnh:
Bàn về chữ hiếu
Suy nghĩ về câu thành ngữ Hán Việt: “Danh sư xuất cao đồ” (thầy giỏi sẽ đào tạo ra trò giỏi)
Đề không kèm theo mệnh lệnh:
- Ăn vóc học hay
- Lá lành đùm lá rách
- Lòng nhân ái
Chuyển ý: 
Các em đã tìm hiểu một số dạng đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Vậy cách làm bài nghị luận một vấn đề trên như thế nào?
II. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
gọi học sinh đọc đề bài:
Đề bài: suy nghĩ về đạo lí: “uống nước nhớ nguồn”
1. Tìm hiểu đề và tìm ý (18’)
Em hiểu đề bày này như thế nào? TB
- Kiểu văn bản: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạolí
- Nội dung: Sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lí “uống nước nhớ nguồn”
- Giới hạn: Trong cuộc sống, trong văn học
Hãy tìm ý cho đề bài? G
- Giải thích nghĩa đen:
“nước” là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mềm mát, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống
“Nguồn” nới bắt đầu của mọi dòng chảy
- Giải thích nghĩa bóng:
Nước: Là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ, từ các giá trị của đời sống vật chất (như ăn cơm, áo mặc, nhà hở, điện thắp sáng, nước dùng và cả non sông gấm vóc, thống nhất hoà bình) cho đến các giá trị tinh thần (văn hoá, phong tục, tính ngưỡng, Nghệ thuật)
Nguồn: là những người làm ra thành quả, là lịc sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. “nguồn” là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình
Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam? Ngày nay đạo lý ấy có ý nghĩa như thế nào? G
- Đạo lí “uống nước nhớ nguồn: là dạo lí của người hưởng thụ thành quả đối với “nguồn” của thành quả
- “nhớ nguồn” là không vong ân bội nghĩa.
- “Nhớ nguồn” là học “nguồn” để sáng tạo những thành quả mới
- Đạo lí này là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc
- Đạo lí này là một nguyên tắc làm người của người Việt Nam
Hết tiết 114
Tiết 115
Chuyển ý: Các em đã tìm hiểu đề, tìm ý, bước tiếp theo khi tạo lập văn bản là lập dàn ý
2. Lập dàn bài (26’)
a. Mở bài
- Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí: đạo làm người, đạo lí cho toàn xã hội
Trình bày các luận điểm và luận cứ cũng như cách lập luận của phần thân bài? G
Giáo viên cho các em thảo luận theo nhóm, sau 5 phút đại diện nhóm đứng lên trình bày
Đáp án đúng:
* Giải thích câu tục ngữ:
- “Nước” ở đây là gì? cụ thể hoá các ý nghĩa của “nước”
- “ Uống nước” có ý nghĩa gì?
- “Nguồn” ở đây là gì? cụ thể hoá những nội dung của “nguồn”
* Nhận định, đánh giá (tức bình luận)
- Câu tục ngữ nên đạo lí làm người
- Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Câu tục ngữ nên một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội
- Câu tục ngữ là lới nhắc nhở đối với những ai vô ơn
- Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc
Nội dung của phần kết bài? TB
- Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay 
3. Viết bàiGiới thiệu phần viết bài ở SGK để học sinh hình dung khâu viết bài có nhiều cách diễn đạt, dẫn dắt khác nhau
- Cho học sinh viết phần mở bài
- Gọi học sinh đọc-giáo viên và học sinh nhận xét
Cho học sinh đọc các ý cần viết trong SGK phần thân bài
 Các em viết ra những câu và đoạn văn có liên kết hoàn chỉnh? TB
- Giáo viên dành thời gian cho học sinh viết thêm phần thân bài
- Học sinh và giáo viên nhận xét
Em hãy viết phần thân kết bài? Khá
- Giáo viên cho học sinh viết
- Học sinh và giáo viên nhận xét
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
Đây là khâu cần thiét, giúp học sinh sửa được những lỗi như thiết liên kết hoặc liên kết chưa hợp lí, không chặt chẽ do viết vôi, viết nhầm, nghĩ chưa tới gây nên
Qua bài tập, em cho biết muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ta cần lưu ý điều gì? TB
- Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận, giải thích, chứng mình, phân tích, tổng hợp
Nêu dàn ý chung của kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? G
Dàn bài chung
- Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận
- Thân bài:
+ giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng chung
- Kết bài:
Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động
* Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến cảu người viết
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Nhắc học sinh học thuộc lòng ghi nhớ
Lập dàn bài cho đề bài: tinh thần tự học
III. Luyện tập
Mở bài:
Trong thực tế, tất cả những ai cắp sách đến trường thì đều được học một chương trình như nhau, thầy cô giáo như nhau; nhưng trình độ của mỗi người thường rất khác nhau bởi kết quả học tập của mỗi cá nhân còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và hiệu quả tự học của họ
Nói các khác, tự học là một trong những nhân tố quyết định học tập của mỗi người
Thân bài:
a. Học là gì: học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ thể học tập nào dó. Hoạt động học có thể diễn ra dưới hai hình thức
Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo
Tự học: dựa trên cơ sở của những kiến thức và kĩ năng đã được học ở nhà trường để tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện kĩ năng
b. Tinh thần tự học là gì
Là có ý thức tự học, ý thức ấy dần dần trở thành một nhu cầu thường trực đối với chủ thể học tập 
Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn trở ngại để tự học một cách có hiệu quả
Là có ý phương pháp học hỏi ở bạn bè và những người khác
Kết bài:
Khẳng định vai trỏ của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người
c. Củng cố (1) Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ta cần lưu ý điều gì? TB
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà học bài, hoàn thiện bài tập
- Chuẩn bị bài: Trả bài TLV số 5
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 115. Tập làm văn
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
1. Mục tiêu : Giúp học sinh 
a. Về kiến thức: Giúp học sinh nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, biết sửa những lỗi diễn đạt và chính tả
b. Về kĩ năng: Củng cố kiến thức và kĩ năng viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng và đời sống
c. Về thái độ: Giáo dục các em có ý thức sửa lỗi trong bài viết tập làm văn của bản thân
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV 
- Đọc kĩ đáp án, biểu điểm, chấm bài chu đáo chính xác
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Xem lại lý thuyết về văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức:
a. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong giờ trả bài
* Giới thiệu (1’) Ở bài 20 các em đã viết bài tập làm văn số 5 về văn nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống bài viết của mỗi em có những thành công và hạn chế gì, tiết trả bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu những vấn đề trên
b. Dạy nội dung bài mới:
* Đề bài: (2’)
Hãy nhắc lại đề bài tập làm văn số 5? TB
Nêu yêu cầu của đề bài? Khá
I. Tìm hiểu đề (5’)
- Kiểu bài: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Nội dung: 
- Giới hạn: 
II. Lập dàn ý (15’)
Nêu các ý trong phần mở bài? TB
A- Mở bài
- Dẫn dắt vào vấn đề: Nhiều bạn vì mải chơi điện tử mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.
Nêu các ý trong phần thân bài? TB
B- Thân bài
- Lí giải tại sao trò chơi điện tử lại là món tiêu khiển, hấp dẫn đối với lứa tuổi học sinh hiện nay.
 + Sự phát triển của công nghệ thông tin
 + nhu cầu tiếp cận với các phương tiện thông tin hiện đại ( máy vi tính, mạng In-tơ-nét)
 + Chơi điện tử có mặt tốt của nó nếu biết sử dụng đúng mức.
- Tác hại của việc mải chơi điện tử
 + Đối với học tập ( Sao nhãng học tập, học không tập trung, bỏ học, kết quả thấp kém)
 + Phạm những sai lầm khác ( Nói dối, ăn trộm tiền, ăn bớt tiền của người thân, tha hoá đoạ đức, vi phạm pháp luật)
 - Bài học rút ra đối với mỗi học sinh.
Cho biết nội dung phần kết bài? TB
C- Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
III. Nhận xét chung (5’)
Ưu điểm:
Đa số các em đã hiểu đề, viết theo đúng phương pháp bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Bài viết đã đảm bảo được các ý lớn cơ bản của đề bài. Bố cục bài rõ ràng, đủ ba phần: mở bài, thân bài kết bài. Chữ viết sạch sẽ đúng chính tả, ngữ pháp có nhiều em đạt được điểm khá giỏi như em:
Nhược điểm:
Một số em còn lúng túng khi làm bài nghị luận. Bài làm chưa đủ ý. Bố cục bài chưa rõ ràng, chưa mạch lạc. Chữ viết của một số em còn cẩu thả, sai chính tả, sai ngữ pháp
IV. Lỗi sai và chữa lỗi sai (15’)
Tìm lỗi sai? Khá
1. - Lỗi sai: chính tả, câu, diễn đạt, Lặp từ
được
Tìm lỗi sai? Khá
Chữa lỗi trên cơ sở giữ nguyên nội dung? G
 - Lỗi sai: diễn đạt, lặp từ
Chữa lỗi trên cơ sở giữ nguyên nội dung? G
- Chữa lỗi: 
Tìm lỗi sai? Khá
3. - Lỗi sai: diễn đạt, dùng từ sai:
Chữa lỗi trên cơ sở giữ nguyên nội dung? G
- Chữa lỗi:
chúng ta học tập
* Giáo viên đọc bài mẫu: của em
Tổng hợp điểm:
Lớp
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
9A
9B
c. Củng cố (1) 
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập (2’)
Các em về nhà tiếp tục sửa lỗi
Chuẩn bị bài: cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_91_den_115_giao_vien_pham_thai_hung_t.doc