Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 130

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 130

Tiết 91-92

Bài 18

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

Nhắc lại các thể loại văn bản, giai đoạn văn học các tác phẩm đã học ở học kì I.

3. Giới thiệu bài mới:

 

doc 78 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 130", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 28.12.2009
 Tiết 91-92
Bài 18
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Nhắc lại các thể loại văn bản, giai đoạn văn học các tác phẩm đã học ở học kì I.
Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm. (GV nêu thêm “những điều cần lưu ý”- SGV tr.3).
HĐ2. Hướng dẫn đọc - hiểu VB.
GV đọc mẫu phần I . Hướng dẫn đọc và gọi HS đọc hết VB.
1.Tìm hiểu các luận điểm qua bố cục. 
 Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề.
2.Phân tích tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách: (HS đọc thầm phần I).
 Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy việc đọc sách có ý nghĩa gì?
 Sách có tầm quan trọng như thế nào?
3.Phân tích lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách khi đọc.
 Đọc sách có dễ không?
 Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết chọn lựa sách mà đọc?
 Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?
4. Phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách.
(Cho HS đọc thầm phần cuối).
 Tìm hiểu cách lập luận, trình bày của tác giả về phương pháp đọc sách.
5. Phân tích tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản.
 Bài viết Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào ?
 Nêu giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
HĐ3.Hướng dẫn luyện tập.
 Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài Bàn về đọc sách.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Xem SGK tr.6.
II. Đọc - hiểu văn bản.
 1. Bố cục văn bản: 3 phần:
- “Học vấn...thế giới mới”: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách.
- “Lịch sử...lực lượng”: Các khó khăn, sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay.
-Phần còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.
2.Phân tích:
 a.Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách
 - Ý nghĩa:
 + Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, thành tựu loài người tìm tòi, tích luỹ.
 + Những sách giá trị có thể xem là cột mốc trên đường phát triển học thuật của nhân loại.
 + Sách trở thành kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay.
 - Tầm quan trọng:
 + Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
 + Đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới.
 b. Cách lựa chọn sách khi đọc:
 - Hai thiên hướng sai lạc thường gặp:
 + Sách nhiều khiến ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”.
 + Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.
 - Cách lựa chọn:
 + Chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
 + Cần đọc kĩ các sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+Không xem thường đọc sách thường thức, sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. “Trên đời...ngắn gọn”.
 c. Phương pháp đọc sách: (lựa chọn sách đọc)
 - Phải vừa đọc vừa suy nghĩ, “trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do”, nhất là đối với các quyển sách có giá trị.
 - Cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
 (Đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người).
 d.Tính thuyết phục,sức hấp dẫn của văn bản:
 - Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình.
 - Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
 - Cách viết giàu hình ảnh. Nhiều chỗ, tác giả dùng cách ví von thật cụ thể và thú vị.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK tr.7.
III. Củng cố: Nêu ý nghĩa của việc đọc sách. Đọc sách như thế nào là đúng phương pháp?
IV. Dặn dò: Đọc lại văn bản, nắm vững các luận điểm và lí lẽ.
	Học thuộc Ghi nhớ.
	Chuẩn bị bài mới: Tiếng nói của văn nghệ.
	Tiết 93:TV: Khởi ngữ.
Ngày dạy: 30.12.2009
 Tiết 93: Tiếng Việt
KHỞI NGỮ
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
 - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
 - Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đè tài của câu chứa nó.
 - Biết đặt những câu có khởi ngữ.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Nhắc lại những kiến thức trọng tâm của chương trình TV học kì I.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1.Hình thành kiến thức về khởi ngữ.
 GV gọi HS đọc rõ các câu ở I.1.
Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu đó về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ
HĐ2. Làm việc với phần Ghi nhớ.
Các từ ngữ in đậm đó là khởi ngữ. Vậy khởi ngữ là gì?
Trước khởi ngữ, có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào?
Gọi HS đọc vài lần phần Ghi nhớ.
HĐ3. Cho HS đặt câu có khởi ngữ
HĐ4. Hướng dẫn Luyện tập: Cả hai bài tập cần dựa vào ghi nhớ và các ví dụ ở mục I.1 để làm
1.Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích. (Cho HS đọc từng đoạn trích và nhận diện khởi ngữ).
2.Viết lại các câu bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ:
 - Chủ ngữ trong câu chứa từ ngữ in đậm:
Câu a: anh; câu b: tôi; câu c: chúng ta.
 - Phân biệt các từ ngữ in đậm với CN:
 + Vị trí: Các từ ngữ in đậm đứng trước CN
 + Quan hệ với VN: Không có quan hệ C-V với VN.
 1. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
 2.Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với, còn.
II. Luyện tập:
 1. Các khởi ngữ:
 a. Điều này; b.Đối với chúng mình; c.Một mình; d.Làm khí tượng; e.Đối với cháu
 2. Câu được viết lại:
a.Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b.Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
III. Củng cố: Khởi ngữ là gì? Trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ nào?
IV. Dặn dò: Học thuộc Ghi nhớ. Làm các bài tập tương tự với bài 1,2 ở SGK.
	 Chuẩn bị bài mới: Các thành phần biệt lập.
	 Tiết 94-95:TLV: Phép phân tích và tổng hợp - Luyện tập.
Ngày dạy: 30.12.2009
 Tiết 94: Tập Làm Văn
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu lại yêu cầu làm các kiểu bài thuyết minh và tự sự đã học ở học kì I.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1: Đọc văn bản.
GV gọi 2 HS đọc văn bản.
HĐ2: Tìm hiểu phép phân tích. 
 Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì?
 Hai luận điểm chính trong văn bản là gì?
 Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra hai luận điểm đó?
* Vậy em hiểu phép phân tích là gì?
HĐ3:Tìm hiểu phép tổng hợp.
 Sau khi đã nêu một số biểu hiện của “những qui tắc ngầm” về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để “chốt” lại vấn đề ? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong bài văn ?
 * Vậy phép tổng hợp là phép lập luận như thế nào?
HĐ4:Luyện tập.(Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.)
1.Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách...học vấn” ?
2. Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào?
3.Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào ?
4.Qua đó, em hiểu phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận ?
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
 1. Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
 - Rút ra nhận xét về vấn đề cách ăn mặc chỉnh tề (đồng bộ, hài hoà trang phục)
 - 2 luận điểm chính:
 + trang phục phù hợp hoàn cảnh: Ăn cho mình, mặc cho người.
 + trang phục phù hợp đạo đức: Y phục xứng kì đức.
 - Phép lập luận phân tích cụ thể:
 + Nêu giả thiết.
 + Chứng minh
 2. Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu,...và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
 - Để “chốt” lại vấn đề, tác giả dùng phép lập luận tổng hợp “Thế mới biết...trang phục đẹp”.
 - Phép lập luận này thường đặt ở vị trí cuối đoạn hay cuối bài trong bài văn.
 3. Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
II. Luyện tập:
 1.Chứng minh luận điểm “Học vấn...”
 - Học vấn: thành quả tích luỹ, lưu truyền
 - Phát triển học thuật từ kho tàng sách
 - Đọc sách: hưởng thụ thành quả về tri thức và kinh nghiệm...Đọc sách rốt cuộc là một con đường của học vấn.
2. Lí do phải chọn sách để đọc:
 - Do sách nhiều: chọn sách tốt mà đọc.
 - Không chọn sách: lãng phí sức mình.
 - Nhà chuyên môn cũng đọc sách thường thức vì chúng có liên quan nhau.
3. Tầm quan trọng của cách đọc sách:
 - Không đọc, không có điểm xuất phát cao.
 - Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
 - Không chọn sách thì đọc không xuể, không có hiệu quả.
 - Đọc ít mà kĩ hơn đọc nhiều mà qua loa
4. Phân tích rất cần thiết trong lập luận vì có qua phân tích thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục.
III. Củng cố:
Thế nào là phép lập luận phân tích? Thế nào là phép lập luận tổng hợp?
Vai trò của các phép phân tích và tổng hợp đối với bài nghị luận như thế nào?
IV. Dặn dò:
	Học thuộc Ghi nhớ SGK tr.10.
	Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong bài Bàn về đọc sách.
	Chuẩn bị bài mới: Luyện tập phân tích và tổng hợp (học vào tiết 95).
 _________________________________________________________________________
Ngày dạy: 04 .01.2010
 Tiết 95: Tập Làm Văn
LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS có kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là phép lập luận phân tích? Thế nào là phép lập luận tổng hợp?
Vai trò của các phép phân tích và tổng hợp đối với bài nghị luận như thế nào?
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1.Đọc, nhận dạng, đánh giá.
Cho HS đọc đoạn văn (a). 
Tác giả đã vận dụng phép lập luận nào?
Vận dụng như thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn văn (b) và chỉ ra trình tự phân tích.
HĐ2.Thực hành phân tích.
+BT2. Phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó. (GV nêu vấn đề cho HS thảo luận, giải thích hiện tượng rồi cho phân tích. Mỗi em ghi vào giấy c ... “Đầu súng trăng treo” rất đẹp và giàu ý nghĩa biểu tượng nhưng cũng rất thực mà tác giả đã bắt gặp trong những đêm phục kích địch +Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo.
 - Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Ánh trăng:
 + Bài thơ về tiểu đội xe không kính sử dụng bút pháp hiện thực, miêu tả rất chi tiết, cụ thể từ hình dáng chiếc xe không kính đến cảm giác và sinh hoạt của người lái xe.
 + Ánh trăng: tuy có đưa vào nhiều hình ảnh, chi tiết thực, rất bình dị nhưng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của h/ ảnh
HĐ5: Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.
 (Nếu còn thời gian,GV cho vài HS đọc phần đã chuẩn bị của mình, GV nhận xét, gợi ý thêm
III. Củng cố - Dặn dò:	
 Học thuộc các bài thơ hiện đại đã học và ôn tập.
 Ôn lại các kiến thức có liên quan đến thơ hiện đại để chuẩn bị cho tiết129: Kiểm tra Văn 
 Tiết 128:TV: Nghĩa tường minh và hàm ý (tt).
Ngày dạy: 4.3.2010
 Tiết 128
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS nhận biết hai điều kiện sử dụng hàm ý:
 - Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
 - Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Làm bài tập 2,3 SGK tr.75
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
 Xác định điều kiện sử dụng hàm ý
 GV tổ chức cho HS đọc đoạn trích đã cho ở mục I.
 Nêu hàm ý của các câu in đậm ?
 Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý ?
 Cho HS đọc 1-2 lần phần Ghi nhớ.
 Hướng dẫn luyện tập.
1. Xác định người nói, người nghe, hàm ý mỗi câu nói. 
 Người nghe có hiểu hàm ý đó không ? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó ?
2. Hàm ý câu: “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ” là gì ?
 Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải dùng hàm ý ? 
 Việc sử dụng hàm ý có thành công không ? Vì sao ?
3.Hãy điền vào lượt lời của B câu có hàm ý từ chối.
4. Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu tr.92.
5.Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go.
 Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
I. Điều kiện sử dụng hàm ý
 1. Xét ví dụ:
 - Câu nói thứ nhất của chị Dậu có hàm ý là “Sau bữa ăn này con không còn được ở với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con”.
 -> Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra.
 - Câu nói thứ hai của chị Dậu có hàm ý là “Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài”. Hàm ý này rõ hơn vì cái Tí không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất. Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí “U bán con thật đấy ư?” cho thấy cái Tí đã hiểu ý mẹ.
 2. Ghi nhớ:
 Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây:
 - Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
 - Người nghe (người đọc) có đủ năng lực giải đoán hàm ý.
II. Luyện tập:
 1. Xác định người nói, người nghe, hàm ý mỗi câu nói. 
 a. Chè đã ngấm rồi đấy.
 - Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.
 - Hàm ý : Mời bác và cô vào uống nước.
 -> Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết “Ông theo liền anh thanh niên” và “ngồi xuống ghế” cho biết điều này.
b.Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để...
 - Người nói là anh Tấn, người nghe là chị Hai Dương .
 - Hàm ý: “Chúng tôi không thể cho được”.
 -> Người nghe đều hiểu hàm ý đó, thể hiện ở câu nói cuối cùng: “Thật là càng ...giàu có”.
c. Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây.
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
 - Người nói:Thuý Kiều, người nghe: Hoạn Thư
 - Hàm ý câu in đậm thứ nhất là “mát mẻ”, “giễu cợt”: Quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước “Hoa Nô” này ư ?
 - Hàm ý câu in đậm thứ hai là: “Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng”.
 -> Hoạn Thư hiểu hàm ý đó nên “hồn lạc phách xiêu ... kêu ca”.
2. Hàm ý: “chắt giùm nước để cơm khỏi nhão”.
 -> phải dùng hàm ý vì đã nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, lần thứ hai này có thêm thời gian bức bách (nhão cơm).
 -> Sử dụng hàm ý không thành công vì “Anh Sáu vẫn ngồi im” (tỏ ra không cộng tác).
3.Có thể là: “Bận ôn thi”.
 Hoặc: “Phải đi thăm người ốm”...
4. Hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt.
5. Hàm ý mời mọc ở hai câu mở đầu bằng: “Bọn tớ chơi...”
 - Hàm ý từ chối: “Mẹ mình đang đợi ở nhà” và “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
 - Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc: “Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không?” hoặc “Chơi với bọn tớ thích lắm đấy”.
III. Dặn dò:
	Học thuộc lòng Ghi nhớ. Hoàn chỉnh 5 bài tập vừa làm.
	Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương Tiếng Việt.
	Tiết 129: VH: Kiểm tra Văn (phần thơ).
Ngày dạy: 5.3.2010
 Tiết 129
KIỂM TRA VĂN (phần thơ)
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
 - Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9, học kì II.
 - Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn (sử dụng từ ngữ, viết câu, đoạn văn và bài văn). HS cần huy động được những tri thức và kĩ năng về Tiếng Việt và Tập làm văn vào bài làm
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra việc chuẩn bị làm bài nghiêm túc ở học sinh.
 3. Đề ra: 
 Câu 1: Đoạn văn (3 điểm)
 a) Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
 b) Hai câu thơ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
 Được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy ?
 Câu 2: (7 điểm) Phân tích khổ thơ thứ 4 và thứ 5 trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải: muốn được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.
 * Hướng chấm:
 Câu 1: a) Xem chú thích bài “Đoàn thuyền đánh cá”.
 b) Câu thơ 1 sử dụng biện pháp so sánh -> làm cho hoàng hôn trong bài không buồn hiu hắt như trong các câu thơ cổ mà rực rỡ, ấm áp.
 Câu thơ 2 sử dụng biện pháp nhân hoá -> Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm là tấm cửa khổng lồ và những gợn song là then cài cửa. con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu nghỉ ngơi, con người lại bắt đầu công việc cho thấy sự hăng say và nhiệt tình xây dựng đất nước của người lao động.
 Câu 2: Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha, làm “mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời.
 - Đó là nguyện ước được sống đẹp, có ích cho đời
 - Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường
 + Nguyện làm những vật bình thường nhưng có ích cho đời.
 + Ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp.
 + Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong hoà ca chung.
 - Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn, là ước nguyện chung của nhiều người.
 - Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” thật bất ngờ, thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của đất trời bên cạnh hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội.
 - Ước nguyện hiến dâng ấy lặng lẽ, suốt đời, sống đẹp đẽ
 Hai khổ thơ thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao
III. Củng cố - Dặn dò:
	Tìm hiểu kĩ đề bài trước khi trả lời. Kiểm tra lại bài làm trước khi nộp.
Xem lại bài học để rút kinh nghiệm các lỗi sai.
Chuẩn bị bài mới: Tổng kết văn bản nhật dụng.
________________________________________________________________
Ngày dạy: 6. 3.2010
 Tiết 130
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình; củng cố phương pháp làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích; biết sửa lỗi chính tả và những lỗi sai khác.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Nhắc lại đề bài viết số 6 (làm ở nhà)
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
Ghi lại đề bài vào vở. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý.
 Đề bài thuộc thể loại nào ?
 Nội dung yêu cầu của đề là gì ?
 Nêu nội dung từng phần trong dàn ý bài nghị luận về tác phẩm truyện.
 Phần mở bài của đề bài này cần nêu những ý nào?
 Nêu các ý cần trình bày trong thân bài của đề bài này ?
 Nêu những luận chứng cần sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm thứ nhất ?
 Nêu những luận chứng cần sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm thứ hai ?
 Phần kết bài của đề này cần nêu những ý nào ?
 Nhận xét chung về bài làm của học sinh (GV trình bày ưu, khuyết điểm chung nhất ở các lớp)
Biểu dương bài hoặc đoạn văn hay của học sinh
Sửa lỗi sai
GV trả bài, dành thì giờ cho HS sửa lỗi và nêu thắc mắc. GV giải đáp và hoàn chỉnh.
Đề: Suy nghĩ của em về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
I. Tìm hiểu đề:
 Kiểu bài:Nghị luận về đoạn trích trong tác phẩm truyện
 Nội dung: Tình cảm gia đình trong chiến tranh
 Đối tượng nghị luận: “Chiếc lược ngà”
II. Lập dàn ý:
 1.Mở bài:Giới thiệu Nguyễn Quang Sáng và “CLN”.
Nêu nội dung cần NL: Tình cảm gia đình trong chiến tranh.
 2.Thân bài:
 a.Tình cảm gia đình đối với cuộc đời con người.
 b.Tình cảm gia đình trong chiến tranh qua tác phẩm:
 - Tình cha con:
 + Cha: ông Sáu: Những năm đi kháng chiến
 Những ngày về phép
 Khi trở lại căn cứ (làm chiếc lược ngà)
+Con: bé Thu: Trước khi nhận ông Sáu là cha
 Khi nhận ông Sáu là cha
 Khi nhận chiếc lược ngà (bác Ba)
-Tình vợ chồng: Xa cách trong chiến tranh
 Bảo con gái gọi “ba” ...
c.Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh từ đoạn trích.
3.Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của tình cảm gia đình trong cuộc đời con người.
 Suy nghĩ và hành động của em (gia đình; chiến tranh).
III. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
 1.Ưu điểm: 
 - Có hiểu đề, khai thác đúng nội dung. 
 - Bố cục bài viết đầy đủ ba phần. 
 - Diễn đạt ý có thể theo dõi được.
 2. Hạn chế: 
 - Nhiều bài làm thiên về tóm tắt truyện. 
 - Chưa có ý thức sử dụng luận điểm và luận chứng.
 - Ít chú ý đến yêu cầu dùng từ, ngữ, câu văn nghị luận.
 - Một số bài làm trình bày chưa rõ ràng, khó theo dõi.
Còn hiện tượng viết số, viết tắt, kí hiệu,... trong bài làm.
 - Diễn đạt ý chưa liên kết mạch lạc giữa các câu, đoạn.
 - Có bài làm sao chép mẫu, chưa đúng trọng tâm yêu cầu
IV. Đọc bài (đoạn) văn hay, công bố kết quả:
GV nêu kết quả chung theo tỉ lệ giỏi, khá, TB, yếu, kém của mỗi lớp.
Đọc bài văn hay của mỗi lớp:
9C: Hiền, Hà. 9D: Hải
V. Sửa lỗi sai:
(Theo yêu cầu từng bài, từng lớp).
III. Củng cố - Dặn dò:
	Xem lại bài làm, chú ý các lỗi sai và sửa lại cho đúng.
	Học lại lí thuyết nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để làm bài viết số 7 tại lớp.
	Chuẩn bị bài cho tiết 131-132: VH: Tổng kết văn bản nhật dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_91_den_130.doc