Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 95 - Chuẩn kiến thức

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 95 - Chuẩn kiến thức

Tuần 20/

 TIẾT 91+92: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Chu Quang Tiềm)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức:

 Ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

2. Kỹ năng:

 Biết cách đọc – Hiểu một văn bản dịch không sa vào đà vào phân tích ngôn từ.

 Nhận ra bố cục chặt chẽ và hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

 Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho hs ý nghĩa,tầm quan trọng việc đọc sách và phương pháp đọc sách.Vận dụng kiến thức đã học vào học tập.

B.CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên: ,Sgk,sgv +giáo án - Kế hoạch bài giảng

Vấn đáp,giảng bình, thảo luận nhóm Kĩ thuật động não-Tóm tắt truyện+bảng phụ

2/Học sinh:Sgk+Câu hỏi phần yêu cầu của giáo viên

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 95 - Chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20/
 TIẾT 91+92: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (Chu Quang Tiềm)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức: 
	Ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
 Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2. Kỹ năng: 
	Biết cách đọc – Hiểu một văn bản dịch không sa vào đà vào phân tích ngôn từ.
	Nhận ra bố cục chặt chẽ và hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
	Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho hs ý nghĩa,tầm quan trọng việc đọc sách và phương pháp đọc sách.Vận dụng kiến thức đã học vào học tập..
B.CHUẨN BỊ : 
1/ Giáo viên: ,Sgk,sgv +giáo án - Kế hoạch bài giảng
Vấn đáp,giảng bình, thảo luận nhómKĩ thuật động não-Tóm tắt truyện+bảng phụ
2/Học sinh:Sgk+Câu hỏi phần yêu cầu của giáo viên
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Giới thiệu bài mới:	
 Quang Tiềm là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của TQ thời đó. Bài viết “Bàn về đọc sách” là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, là những tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho đời sau 
 Hoạt động của GV & HS Nội dung: 
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung
GV: Cho HS đọc tìm hiểu phần chú thích của SGK
GV: Đọc mẫu văn bản (gọi hS đọc lại, chú ý hướng dẫn và rèn cách đọc văn bản nghị luận)
GV?: Em hãy chỉ ra bố cục của bài viết và tóm tắt các luận điểm của thời gian triển khai trong văn bản?
HS: Bố cục 3 phần
* Luận điểm (1): Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
 Luận điểm (2): Các khó khăn, các thiên huớng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách
 Luận điểm (3): Bàn về phương pháp đọc sách
GV cho HS nhận xét về bố cục?
GV chốt: (Bố cục hợp lý: 2 phần đầu ngắn, phần thứ 3 dài vì là trọng tâm. Đi từ nhận thức, ý nghĩa qua liên hệ thực tế đề ra giải pháp và cách suy luận có tính lô gic..)
 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (70’)
GV cho HS đọc lại đoạn (1)
GV?: Qua lời bàn của tác giả, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào? Việc đọc sách có ý nghĩa gì?
HS: Lý lẽ
(phân tích luận điểm, thời gian đã nêu ra các lý lẽ gì?)
HS: Dựa vào văn bản trả lời các ý:
Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức..mà loại người tích luỹ qua nhiều thời đại
Nhửng cuốn sách có giá trị có thể xem là cột móc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại
Sách là kho tàng quý báo của di sản tinh thần
GV thuyết giảng: đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Đọc sách chính là sự chuẩn bị cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường tích luỹ..Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường văn hoá nếu không biết kế thừa các thành tựu đã qua
Tiết 92:
GV cho HS đọc lại đoạn (2)
GV?: Hãy tìm luận điểm chính của đoạn văn?
GV?: Theo em, việc đọc sách ngày nay có dễ không ?
HS thảo luận bàn: Vì sao phải chọn sách để đọc?
HS trả lời:
GV?: Tác giả lý giải thế nào là đọc không chuyên sâu? Các luận cứ nêu ra gắn với hình ảnh so sánhcó tác dụng thế nào đối với người đọc?
Gv thuyết giảng: Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâuà “Liếc qua” – “Đọng lại”à Cách đọc “ăn tươi nuốt sống”à Nguy hại của việc đọc không chuyên sâu?GV?: Thế nào là cách đọc lạc hướng? Tác hại? Tác giả ví von như thế nào? Phân Tích?
HS: Lãng phí thời gian trên những cuốn sách “Vô thưởng vô phạt”. Nêu luận cứ này tác giả so sánh với hình ãnh đánh trận, cần phải đánh vào” thành trì kiên cố”à So sánh cụ thể, dễ hiểu
GV cho HS theo dõi phần 3à Kĩ thuật động não-Thảo luận nhóm (Bảng nhóm): Cách chọn sách? Cách đọc sách?
* Đại diện nhóm trình bày
* GV sửa chữaà Cho HS quan Sát đáp án (bảng phụ)
GV?: Tác giả lý giải thế nào là “Chọn tinh đọc kĩ”?
HS: KHông tham đọc nhiều, tràn lan mà phải đọc kĩ những quyển có giá trị)
(GV bình giảng: Hình ảnh “Cưỡi ngựa qua chợ”, “Trọc phú khoe của”, “Chuột chui vào sừng trâu” )
GV?: Tác giả lý giải vì sao phải kết hợp giữa sách thường thức và sách chuyên môn ?
GV?: Theo tác giả thế nào là vừa đọc vừa nghiền ngẫm? Tại sao phải đọc có kế hoạch?
GV?: Đọc scáh không đúng đưa đến kết quả ra sao? (Không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không nắm gọn)
Hoạt động 3: Tổng kết (5’)
GV?: Em có nhận xét gì về lời khuyên của tác giả trong p/p đọc sách? Em thu nhận được lời khuyên bổ ích nào của Chu Quang Tiềm?
GV?: Bài viết có sức thuyết phục cao, theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố nào?
( Bố cục chắt chẽ, hợp lý. Cách viết giàu hình ảnh, dùng cách ví von cụ thể, thú vị.)
- HS: đọc ghi nhớ
Hoạt động 4: Luyện tập (5’)
(HS trả lời cá nhân)
1) Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc xong văn bản này
(2) Bài tập trắc nghiệm:
* Làm BT trắc nghiệm (Bảng phụ)
- Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả đối với người đọc sách?
 A. Nên chọn sách mà đọc B. Đọc sách phải kĩ
 C. Cần có phướng pháp đọc sách D.Không nên đọc sách chỉ để trang trí như trọc phú khoe của 
I. Tìm hiểu chung:
 1/ Tác giả - Tác phẩm: (SGK/4)
2/ Bố cục: 3 phần
- “ Từ đầuthế giới mới”
- “ Lịch sử.lực lượng”
- “ Đọc sách.học vấn khác”
II/Đọc – Hiểu văn bản:
1/ Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách:
- Kho tàng quý báo của di sản tinh thần nhân loại
- Những cột móc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại
- Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức
- Đọc sách chính là sự chuận bị làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới
2/ Những khó khặn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách:
- Sách nhiều loại khiến người ta không chuyên sâu
- Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng
3/ Phương pháp đọc sách:
* Cách chọn sách:
- Chọn tinh, đọc cho kĩ
- Kết hợp sách thường thức với sách chuyên môn
* Cách đọc sách:
- Vừa đọc, vừa nghiền ngẫm
- Đọc có kế hoạch, mục đích
- Đọc chuyên sâu, mở rộng
III/ Tổng kết: 
 Ghi nhớ /5
IV. Luyện tập:
4/Củng cố -Dặn dò (5’)
Học ghi nhớ , hoàn chỉnh BT1.
 Chuẩn bị bài “ Khởi ngữ”
Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thuật ngữ?Chuẩn bị bài tập 
 TIẾT 93: KHỞI NGỮ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức: 
	Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ
2. Kỹ năng: 
	- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
	- Đặc câu cho khởi ngữ
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho hs ý thức sử dụng khởi ngữ trong khi nói và viết.
B.CHUẨN BỊ : 
1/ Giáo viên: ,Sgk,sgv +giáo án - Kế hoạch bài giảng
 Thực hành, thảo luận nhóm,luyện tậpKĩ thuật động não
2/Học sinh:Sgk+Câu hỏi phần yêu cầu của giáo viên
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Giới thiệu bài mới:	
 Hoạt động của GV & HS Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Phân tích ví dụ:
* ( GV ghi ví dụ ở bảng phụ)
GV: Cho HS đọc ví dụ - Phân tích ví dụ
Xác định chủ ngữ trong câu chứa từ ngữ in đậm?
(HS: a) Anh
 b) Tôi
 c) Chúng ta)
Phân biệt từ ngữ in đậm với chủ ngữ?
( Về vị trí: - Đứng trước chủ ngữ
 - Không có quan hệ C-V với VN)
- Đề tài được nói đến trong câu a là gì?
( Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu?)
(à Giàu; về cac thể văn)
GV?: Trước những từ ngữ in đậm nói trên ta có thể thêm những quan hệ từ nào?
à (Về, đối với)
(* Nhận diện khởi ngữ: Trước khởi ngữ có thể thêm về, đối với. Sau khởi ngữ : thì)
(Khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với phần câu còn lại; a)
(Khởi ngữ có quan hệ gián tiếp với phần câu còn lại; c)
=> Đặc điểm, công dụng của khởi ngữ?
GV chốt: Khởi ngữ nêu đề tài được giải thích ở phần câu còn lại
GV gọi HS:
- Đặt câu có khởi ngữ?
- HS đặt câu – GV sửa 
VD:
* Về trí thông minh thì nó là nhất
* Tôi thì tôi xin chịu
* Bài tập, nó làm rất cẩn thận
* Hoạt động 3: Luyện tập (15’)
BT1:Ki HS thảo luận nhómà Ghi bảng nhómà GV sửa
(Gợi ý: Bộ phận đứng đầu câu là đề tài được nói đến trong phần câu tiếp theo)
BT2: HS làm nhanhà Chuyểnà Cà lớp nhận xét
Bài tập thêm: (Bảng phụ) Kĩ thuật động não
1) HS viết đoạn vănà GV nhận xétà Cho HS tham khảo ở đoạn mẫu (Bảng phụ)
1) GV cho HS tìm khởi ngữà Và củng cố: Khởi ngữ có thể đứng trước nòng cốt câu đặc biệt
I/ Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
1. Ví dụ: 7/ SGK)
a) Anh
b) Giàu
c) Về các thể văn trong lãnh vực văn nghệ
à Đứng trước chủ ngữ
à Nêu đề tài
=> Khởi ngữ
2. Ghi nhớ: 
 SGK/8
II. Luyện tập
Bài 1/8: Tìm khởi ngữ
a) Điều này
b) Đối với chúng mình
c) Một mình
d) Làm khí tượng
e) Đối với chán.
Bài 2/8: Chuyển thành câu có khởi ngữ
a) Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm
b) Về hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng vể giải thì tôi chưa giải được
Bài tập thêm:
(1) Viết đoạn văn ngắn có dùng khởi ngữ
(2) Xác định khởi ngữ
- Đọc sách phải chọn tinh, đọc kĩ
- Ăn thì ăn những miếng ngon làm thì chọn việc cỏn con mà làm
4: Củng cố - Dặn dò (3’)
- Củng cố qua luyện tập 
- Học bài, hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị bài: “Phép phân tích và tổng hợp”- Tìm hiểu phép phân tích và tổng hợp qua văn bản »Trang phục »
 TIẾT 94: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :	
1. Kiến thức: 
	Đặc điểm của phép lập luận và phân tích tổng hợp
	Sự khác nhau giữa hai phép lập luận và phân tích tổng hợp
	Tác dụng của phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận
2. Kỹ năng: 
	- Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp
	- Vận dụng hai phép lập luận này vào việc tạo lập – đọc hiểu văn bản nghị luận
	- Đặc câu cho khởi ngữ
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho hs ý thức sử dụng hai phép lập luận này vào việc tạo lập – đọc hiểu văn bản nghị luận
B.CHUẨN BỊ : 
1/ Giáo viên: ,Sgk,sgv +giáo án - Kế hoạch bài giảng
 Nêu vấn đề,vấn đáp,diễn giảng.
2/Học sinh:Sgk+Câu hỏi phần yêu cầu của giáo viên
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Giới thiệu bài mới:	
 Hoạt động của GV & HS Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Cho HS đọc và trả lời câu hỏi của văn bản “Trang phục”
GV?: Trước khi nêu trang phục đẹp là thế nào, bài viết đã nêu những hiện tượng gì về trnag phục?
( - Mặc quần áo chỉnh tềđi chân đất
 - Đi giàyphanh hết cúc áo
 - Trong hang sâu
 - Đi tát nước, câu cá.
 - Đi đám cưới.
 - Đi đám tang)
GV?: Các hiện tượng trên đã nêu lên nguyên tắt nào trong ăn mặt của con người?
(- Ăn mặc cho mình, mặc cho người
 - Y phục xứng kì đức)
GV?: Như vậy trong trang phục có những quy tắc ngầm nào cần tuân thủ?
- Quy luật ngầm của văn hoá. Đó là vấn đề ăn mặc chỉnh tề, phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với đạo đức
GV?: Để làm rõ vấn đề trang phục bài văn đã dùng phép lập luận nào đễ nêu ra các dẫn chứng?
à Thế nào là phép phân tích?
GV?: Nhận xét câu:” Ắn mặc ra sao ..toàn xã hội”. Có phải là câu tổng hợp các ý phân tích ở trên không?
HS: Phải vì nó thâu tóm được các ý trong từng ví dụ cụ thể
GV?: Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào?
- Có phù hợp thì mới đẹp
- Phải phù hợp văn hoá, đạo đức, mội trường
GV?: Như vậy, bài viết đã dùng phép lập luận nào để chốt lại vấn đề?
- Phép tổng hợp
Phép tổng hợp này thường đặt ở vị trí nào trong bài văn?
- Ở phần kết luận
- Cuối đoạn, cuối bài văn
GV?: Nhận xét vai trò của phép phân tích và tổng hợp?
- Để làm rõ một sự vật, hiện tượng nào đó:
GV?: Phép phân tích giúp hiểu vấn đề cụ thể như thế nào? Phép tổng hợp giúp nâng cao vấn đề như thế nào?
- Phân tích là trình bày từng bộ phận..
- Tổng hợp là rút ra cái chung từ những việc đã phân tích.
GV cho HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 2 :Luyện tập (15’)
Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản: Bàn về đọc sách để trình bày
BT2: HS làm cá nhânà GV sửa chữa, nhận xét
BT3: HS thảo luận dựa trên văn bảnà Đại diện bàn trình bày
BT4: HS trình bày suy nghĩà GV chốt lại vấn đề
I Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
1. Văn bản: “Trang phục” SGK/9
* Phép phân tích:
- Ăn cho mình, mặc cho người
- Y phục xứng kì đức
à Đối chiếu
* Phép tổng hợp:
Trang phục hợp văn hoá, hợp môi trường, hợp đạo đức mới là trng phục đẹp
à Đứng cuối (Phần kết luận)
2. Ghi nhớ: SGK/17
II. Luyện tập:
BT1/10;
Phân tích ý: Đọc sách rốt cuộc là một con đường học vấn
BT2/10:
Phân tích lý do phải chọn sách mà đọc:
- Do sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chpn sách mà đọc
- Do sức người có hạn, trnáh lãng phí thời gian
- Sách có loại chuyên môn, loại thường thứccần kết hợp
BT3/10: 
Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách:
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao
- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức
- Đọc ít, đọc kĩ quan trọng hơn là đọc nhiều mà qua loa
BT4: Phương pháp phân tích rất cần thiết trong lập luận vì có qua sự phân tích lợi- hại, đúng- sai thì các kết luận rút ra mới có tính thuyết phục
* 4:Củng cố - Dặn dò (5’)
- Củng cố qua luyện tập
- Nắm vững phép phân tích, tổng hợp
- Hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập phân tích và tổng hợp” (Soạn các câu hỏi ở SGK/11 qua các bài tập)
 TIẾT 95: LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :	
1. Kiến thức: 
 Mục đích đặc điểm tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp
2. Kỹ năng: 
	Nhận diện rõ hơn văn bản có sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
	Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc hiểu tạo lập văn bản nghị luận
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho hs ý thức sử dụng hai phép lập luận này vào việc tạo lập – đọc hiểu văn bản .
B.CHUẨN BỊ : 
1/ Giáo viên: ,Sgk,sgv +giáo án - Kế hoạch bài giảng
 Nêu vấn đề,vấn đáp,diễn giảng,luyện tập
2/Học sinh:Sgk+Câu hỏi phần yêu cầu của giáo viên
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu vai trò của phép phân tích và tổng hợp.
 Thế nào là phép tổng hợp phân tích, phép lập luận tổng hợp 
 3.Giới thiệu bài mới 
 Hoạt động của GV & HS Ghi bảng
 * Hoạt động 1: Đọc và nhận dạng, đánh giá:
Bước 1: Cho HS đọc đoạn văn (a) và thảo luận chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn?
Bước 2: Cho HS đọc đoạn văn (b) và chỉ ra trình tự phân tíchà GV sửa chữa, bổ sung
* Hoạt động 2 : BT2/II: Phân tích thực chất của lối học đối phó
* GV nêu vấn đề- HS thảo luận
* HS ghi vào bảng nhóm các ý phân tích
* GV gọi HS sửa chữa, bổ sung
* GV cho HS xem đáp án của GV- đối chiếu
BT3/12: GV nêu vấn đề cho HS thảo luận- HS làm vào giấy
* GV gọi HS đọc và sửa chữa chung trước lớp- HS khác bổ sung
BT4/12: 
GV hướng dẫn HS nêu nhận định tổng hợp?
- Gọi HS nêu nhận địnhà GV sửa chữa.(Xem đoạn mẫu ở bảng phụ)
*Nội dung luyện tập
Bài 1/11
a) Trình tự phân tích:
* Luận điểm: “Hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”
- Cái hay ở các địêu xanh
- Ở những cử động
- Ở các vần thơ
- Ở các chữ không non ép
b) Trình tự phân tích:
- Quan niệm mấu chốt của sự thành đạt
- Phân tích từng quan niệm đúng sai
- Phân tích bản thân chủ quan của mỗi người
Bài 2/11: Thực hành phân tích:
(Phân tích thực chất của lối học đối phó)
- Học đối phó là học không lấy việc học làm mục đích
- Học đối phó là hoc bị động
- Không hứng thú, chán học, hiệu quả kém
- Học hình thức
- Đầu óc rỗng tuếch..
BT3/12
Phân tích lý do bắt buộc mọi người phải đọc sách
- Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại
- Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách.
- Đọc sách phải đọc kĩ, hiểu sâu thì mới có ích
- Bên cạnh sách chuyên sâu cần phải đọc rộng.
BT4/12: Tổng hợp
Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất và đọc cho kĩ, đồng thời phải chú trong đọc rộng thích đáng, để hỗ trợ choviệc nghiên cứu chuyên sâu
* 4: Củng cố - Dặn dò (2’)
- Viết đoạn tổng hợp :” Tác hại của lối học đối phó”
- Hoàn thành BT4
- Soạn bài: “ Tiếng nói của văn nghệ » Tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục ?
	Nội dung phản ánh của văn nghệ là gì ?Tại sao con người cần tiếng nói văn nghệ ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_91_den_95_chuan_kien_thuc.doc