Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 92: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) - Giáo viên: Lương Thị Phương

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 92: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) - Giáo viên: Lương Thị Phương

Tiết: 92. BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

Ngày dạy: Chu Quang Tiềm

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

b. Kỹ năng:

- Biết cách đọc sách – hiểu một văn bản dịch không sa đà vào phân tích ngôn từ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rén luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

c. Thái độ:

GD học sinh say mê đọc sách, đọc sách đúng phương pháp.

2. Trọng tâm:

- Phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.

3.2 Học sinh: Bảng nhóm.

4. Tiến trình dạy học:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.

4.2.Kiểm tra miệng:

Hãy chọn câu trả lời đúng

Câu 1: Văn bản “Bàn về đọc sách” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự. B. Biểu cảm.

C. Miêu tả. D. Nghị luận.

Câu 2: Tác giả trong văn bản “ Bàn về đọc sách” là người nước nào?

A. Việt Nam B. Trung Quốc.

C. Nhật Bản D. An Độ.

Tự luận (6 đ)

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 92: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) - Giáo viên: Lương Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát: 92.	BAØN VEÀ ÑOÏC SAÙCH
Ngaøy daïy:	Chu Quang Tieàm
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
Kỹ năng:
- Biết cách đọc sách – hiểu một văn bản dịch không sa đà vào phân tích ngôn từ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rén luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
Thái độ:
GD học sinh say mê đọc sách, đọc sách đúng phương pháp.
Trọng tâm:
- Phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: 
Hãy chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Văn bản “Bàn về đọc sách” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự.	B. Biểu cảm.
C. Miêu tả.	D. Nghị luận.
Câu 2: Tác giả trong văn bản “ Bàn về đọc sách” là người nước nào?
A. Việt Nam	B. Trung Quốc.
C. Nhật Bản	D. An Độ.
Tự luận (6 đ)
1. Em hãy nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách?
- Ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại.
+ Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà mọi người tìm tòi, tích lũy được qua từng thời đại.
+ Sách có giá trị có thể xem là cột móc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại à Sách trở thành kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay.
- Ý nghĩa của việc đọc sách đối với mỗi người.
+ Tích lũy nâng cao vốn tri thức.
+ Có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn.
+ Là điều kiện để tiếp thu thành tựu mới của nhân loại.
2. Nêu ra những nguy hại nào thường gặp khi chọn sách để đọc?(2đ)
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. 
+ Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng, lãng phí thời gian, sức lực, lạc hướng.
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài: Đọc sách giúp con người tăng thêm vốn hiểu biết, vậy chúng ta phải đọc những sách gì? Đọc như thế nào?
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
rĐọc sách có dễ không? Tại sao chúng ta phải lựa chọn sách khi đọc?
 Trong tình hình hiện nay sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.
Sự phát triển như vũ bão của khao học kỹ thuật đã tạo nên sự bùng nổ thông tin. Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lí thông tin khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích lũy được.
r Chu Quang Tiềm đã nêu ra những nguy hại nào thường gặp khi chọn sách để đọc?
 Sách khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hóa không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
r Tác giả đã dùng những so sánh nào để cho ta thấy được việc đọc sách ngày nay không dễ? 
 So sánh tương phản:
Sách ít, khó kiếm à Đọc kỹ.
Sách nhiều, dễ kiếm à Đọc qua loa. Từ đó tác giả so sánh việc chọn sách để đọc như việc ăn uống 
“ ăn tươi nuốt sống”.
- Hình ảnh so sánh: chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại mặt trận tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây hóa ra thành lối đánh “tự têu hao lực lượng”.
r Các hình ảnh so sánh ấy có tác dụng gì?
 Các hình ảnh so sánh cụ thể dễ hiểu góp phần thuyết phục cho luận cứ nêu ra.
GV cho học sinh quan sát tranh.
r Cảm nhận của em về bức tranh?
 Đọc sách cốt không lầy nhiều mà làm sao khi ta đọc ta phải nắm được nội dung cho thật chắcà đọc kĩ, nghiền ngẫm.
GV cho học sinh thảo luận nhóm (5 phút)
Nhóm 1,3,5: Theo ý kiến của tác giả chúng ta cần lựa chọn sách như thế nào?
Nhóm 2,4,6: Chu Quang Tiềm đã bàn về phương pháp đọc sách như thế nào?
 Nhóm 3 trình bày – Nhóm 1 nhận xét – Học sinh chất vấn – GV nhận xét – Ghi bảng.
 Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu không xem thường việc đọc sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả bài viết đã khẳng định thật đúng “ trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác”. Vì thế ‘không biết rộng thì không thể không chuyên, không thông thái thì không thể không nắm gọn”. Ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm từng trải của một học giả lớn.
 GV giới thiệu các loại sách chuyên môn và thường thức cho học sinh. à Kiến thức không hề có sự cô lập. Vì thế việc kết hợp đọc các loại sách chuyên môn và sách thường thức sẽ giúp ta đánh giá nhìn nhận vấn đề khái quát và chính xác.
 Nhóm 2 trình bày – Nhóm 4 nhận xét – Học sinh chất vấn – GV nhận xét – Ghi bảng.
 Thậm chí đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ đối với những người nuôi chí lập nghiệp. Đọc sách còn rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
r Em có nhận xét gì về cách lập luận của từng luận cứ trong luận điểm phương pháp đọc sách?
 Sử dụng các hình ảnh so sánh thành ngữ ( cưỡi ngựa qua chợ, trọc phú khoe của, chuột chui vào rừng sâu.,) về đọc sách, rất cụ thể, sinh động.
- Sử dụng các số liệu để hạn định cách chọn sách tạo nên tình khuyên răn thiết thực.
r Bài viết có sức thuyết phục cao, điều đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?
 Tác giả trình bày bằng cách phân tích cụ thể, bằng giọng chuyện trò, tâm tình thân ái để chia sẻ kinh nhiệm thành công, thất bại trong thực tế.
Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
 Bố cục chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên.
Bàn về đọc sách
Bàn về phương pháp đọc sách
Các khó khăn, nguy hại dể gặp của việc đọc sách.
r Sau khi học xong văn bản, em nhận được những lời khuyên bổ ích nào?
Hoạt động 3: Luyện tập
r Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài 
“ Bàn về đọc sách”
Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
 1. Đọc:
 2. Tìm hiểu chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
2. Những khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. 
+ Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng, lãng phí thời gian, sức lực, lạc hướng.
3. Phương pháp đọc sách.
- Cần lựa chọn sách khi đọc.
+ Đọc sách không cốt lấy nhiều, điều quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ.
+ Sách đọc nên chia làm mấy loại, sách đọc có kiến thức phổ thông và trau dồi học vấn chuyên môn. à Đọc sâu.
+ Đọc cần chú ý đến sách phổ thông thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có sự bổ sung cho nhau. à Đọc rộng.
- Phương pháp đọc sách đọc sách đúng đắn:
+ Không nên đọc lướt mà đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm.
+ Không nên đọc theo hứng thú cá nhân mà đọc có kế hoạch, có hệ thống.
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Dẫn dắt tự nhiên, sát đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uiy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản.
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị
 2. Nội dung:
Ý nghĩa văn bản, tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách và ccáh lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả. 
III. Luyện tập:
4.4 Củng cố và luyện tập:
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Văn bản “ Bàn về đọc sách” không đề cập đến nội dung gì?
a. Ý nghĩa của việc đọc sách.
b. Các loại sách cần để đọc.
c. Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
d. Những thư viện nổi tiếng trên thế giới. (X)
Câu 2: Ý nào nói đúng nhật sức thuyết phục của văn bản trên?
a. Lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động. (X)
b. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh.
c. Sử dụng phép so sánh và nhân hóa.
d. Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài.
+ Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài.
+ Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
 Soạn bài “ Tiếng nói của văn nghệ”. 
Trả lời các câu hỏi SGK và các câu hỏi sau:
+ Luận điểm được triển khai theo cách lập luận nào? tác giả đã chỉ ra những nội dung tiếng nói nào của văn nghệ?
+ Nêu hiểu biết về tác giả?
+ Tác giả đã đưa ra những luận điểm nào để nêu lên vai trò của văn nghệ trong đời sống?
Rút kinh nghiệm:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_92_ban_ve_doc_sach_chu_quang_tiem_gia.doc