Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 94 đến tiết 175

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 94 đến tiết 175

A. Mục tiêu cần đạt:

-Học sinh thấy được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

-Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

-Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn nghị luận.

-GD coi trọng tầm quan trọng của đọc sách, biết lựa chọn và có phương pháp đọc sách đúng nhất.

B. Chuẩn bị:

- GV: Soạn giáo án,SGV, SGK, sách tham khảo.

- HS: Soạn bài, đọc kĩ văn bản.

C. Các bước lên lớp:

I.Ôn định tổ chức:

II.Kiểm tra đầu giờ:Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS (2’)

 

doc 222 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 94 đến tiết 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:04-01-2009
Giảng: 9A1:09-01-2009 Tiết 94+95
 9B: 08-01-2009 VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 Chu Quang Tiềm
A. Mục tiêu cần đạt:
-Học sinh thấy được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
-Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
-Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn nghị luận.
-GD coi trọng tầm quan trọng của đọc sách, biết lựa chọn và có phương pháp đọc sách đúng nhất.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn giáo án,SGV, SGK, sách tham khảo.
- HS: Soạn bài, đọc kĩ văn bản.
C. Các bước lên lớp:
I.Ôn định tổ chức:
II.Kiểm tra đầu giờ:Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS (2’)
III.Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
T.g
ND chính
Hoạt động I: Khởi động : Sách là kho tàng kiến thức quý báu của nhân loại được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên đó là lượng kiến thức khổng lồ nên muốn đọc sách có hiệu quả cũng phải có phương pháp học đúng đắn.Hôm nay chúng ta cùng bàn về vấn đề này.
Hoạt động II: HD đọc-hiểu văn bản
-GV: Đọc rõ ràng, mạch lạc, giọng tâm tình nhẹ nhàng như là kể chuyện.
-GV đọc 1 đoạn, gọi các em đọc tiếp.
-HS, GV nhận xét.
*Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
*Nêu những hiểu biết của em về văn bản?
*Xác định thể loại của văn bản?
*Tác giả đưa ra mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào?
-HS cùng GV tìm hiểu một số từ ngữ khó2,4,6
*Văn bản được chia thành mấy phần?
-P1: từ đầu ->Thế giới mới:Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
-P2: Tiếp-> Tiêu hao lực lượng: những khó khăn nguy hại của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
-P3: Còn lại: Phương pháp đọc sách và chọn sách.
*Nhận xét bố cục của văn bản?
-Đây là đoạn trích không đủ 3 phần mở bài,thân bài, kết bài mà chỉ có phần TB nên tìm bố cục là tìm hệ thống luận điểm. Bố cục như trên là hợp lí và chặt chẽ.
-HS chú ý phần đầu.
*Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách tác giả đã đưa ra luận điểm căn bản nào? 
*Để làm sáng tỏ luận điểm trên tác giả đã đưa ra luận cứ nào?
*Theo tác giả : “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại”.Em hiểu ý kiến này như thế nào?
-Tủ sách của nhân loại rất đồ sộ, có giá trị trong nhiều lĩnh vực.Sách là quý giá, là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận lưu giữ.
*Nhận xét về cách lập luận của tác giả? Từ đó em nhận thấy sách có tầm quan trọng như thế nào?
*Tìm những luận cứ nói về ý nghĩa của việc đọc sách?
*Từ trên em hãy rút ra ý nghĩa của việc đọc sách?
*Để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách, còn có những con đường nào khác?
-Xem ti vi, nghe đài, mạng In tơ nét, thực tế cuộc sống nhưng không bao giờ có thể thay thế được việc đọc sách.
CỦNG CỐ,DẶN DÒ: Về nhà soạn tiếp bài theo các câu hỏi SGK.
CHUYỂN TIẾT 95.
Soạn: 04-01-09
Giảng: 9B: 08-01-09
 9A1: 10-01-09
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ: Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách?
III.Tổ chức các hoạt động.
*Tìm ý kiến của tác giả chỉ ra các thiên hướng sai lạc trong việc đọc sách hiện nay?
*Để chứng minh cho cái thiên lạc thứ nhất tác giả đã dùng biện pháp NT gì?
-So sánh với cách đọc của người xưa, đọc kĩ, ghi sâu.
-So sánh với việc ăn uống vô tội vạ, ăn tươi nuốt sống-> đau dạ dày.
*Qua đó tác giả có cách nhìn như thế nào về vấn đề này? Tác giả khuyên chúng ta điều gì?
*Hãy liên hệ thực tế để thấy được tác hại của việc đọc sách?
-HS hay mượn truyện tranh, kiếm hiệp, tiểu thuyết tình cảm không phù hợp với lứa tuổi để đọc.
GV:Từ 2 thiên hướng sai lạc trên dẫn đến phương pháp đọc sách mà tác giả đưa ra ở phần 3.
*Tác giả khuyên chúng ta chọn sách như thế nào?
*Nếu chọn sách chuyên môn em sẽ chọn loại sách nào?
-HS tự bộc lộ.
*Tác giả đưa ra phương pháp đọc sách như thế nào?
*Tác giả trình bày vấn đề bằng cách nào?Qua đó tác giả tỏ thái độ như thế nào qua cách đọc này?
*Theo tác giả cần đọc như thế nào để có kiến thức phổ thông ?
*Vì sao tác giả lại đặt ra vấn đề này?
-Vì đây là yêu cầu bắt buộc, các môn học đều liên quan đến nhau, không có môn nào cô lập.
*Qua đó tác giả muốn chúng ta hiểu gì về phương pháp đọc sách phổ thông? 
*Quan hệ giữa phổ thông và chuyên sâu trong đọc sách liên quan đến học vấn rộng và chuyên. Điều này tác giả lý giải như thế nào?
*Em có nhận xét gì về cách trình bày lí lẽ của tác giả?Từ đó em thu nhận được điều gì từ lời khuyên này?
*Liên hệ lời khuyên này với việc đọc sách của em?
-Đọc rộng, đọc chuyên sâu, đọc những quyển sách có lợi, phù hợp.
HĐ 3:HD TỔNG KẾT
*Những yếu tố cơ bản nào làm cho bài văn có tính thuyết phục?
-Cách trình bày thấu tình đạt lý.
-Bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên.
-Cách viết giàu hình ảnh ví von cụ thể mà thú vị.
*Qua đó chúng ta rút ra nội dung gì cần ghi nhớ?
-HS đọc ghi nhớ, GV chốt kiến thức.
*HĐ4: Luyện tập.
-GV nêu yêu cầu bài tập.
-Học sinh làm bài cá nhân, trả lời, nhận xét.
-GV kết luận.
1’
15’
6’
20’
1’
5’
10’
18’
5’
5’
I. Đọc, thảo luận chú thích.
1. Đọc.
2. Thảo luận chú thích
a.Tác giả: Chu Quang Tiềm(1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
b.Tác phẩm được trích trong cuốn: “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách” (1995) do nhà văn Trần Đình Sử dịch.
-Thể loại: Nghị luận
-Luận điểm: 
+Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
+Đọc sách cần đọc chuyên sâu mới thành học vấn.
c. Chú thích khác
-Từ khó(SGK)
II.Bố cục.
chia 3 phần.
III.Tìm hiểu nội dung văn bản. 
1. Tầm quan trong và ý nghĩa của việc đọc sách. 
-Đọc sách vẫn là một con đường của học vấn.
+Mỗi học vấn đều là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại.
+Thành quả đó không bị vùi lấp đi đều nhờ sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
+Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
->Lập luận chặt chẽ, lô gíc, chính xác, thấu tình đạt lý cho ta thấy sách là con đường quan trọng để tích luỹ và năng cao tri thức của con người.
-Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy từ mấy nghìn năm.
-Đọc sách là chuẩn bị hành trang về mọi mặt để đi xa trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.
->Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với mỗi con người.
2.Các khó khăn của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. 
 -Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
-Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích, bỏ lỡ dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. Như đánh trận thất bại tự tiêu hao lực lượng.
->Tác giả báo động về việc đọc sách lan tràn, thiếu mục đích. Đọc sách cần đọc chọn lọc và có mục đích rõ ràng.
3.Phương pháp đọc sách.
a.Cách chọn sách.
-Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều.
-Chọn sách nên hướng vào 2 loại:
+Loại sách phổ thông(50 cuốn)
+Loại sách chuyên môn( chọn kỹ, đọc nghiên cứu suốt đời)
b.Cách đọc sách.
-Đọc không cốt lấy nhiều mà cần đọc kĩ, đọc không nên lướt qua mà phải suy nghĩ nhất là những quyển có giá trị.
+Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ,tưởng tượng tụ do đến mức làm thay đổi khí chất.
+Đọc nhiều mà không nghĩ sâu như cưỡi ngựa qua chợ, châu báu phơi đầy mà mắt hoa ý loạn, tay không ra về.
->Các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên, cách viết giàu hình ảnh, ví von thú vị qua đó đề cao cách chọn tinh, đọc kĩ.
-Đọc rộng ra theo yêu cầu của các môn học ,kiến thức phổ thông không chỉ cần cho mọi công đân mà ngay cả học giả chuyên môn cũng không thể thiếu.
->Đọc sách phổ thông là yêu cầu tất yếu bởi nó cung cấp đầy đủ tri thức về các môn học.
-Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn.Trước hãy biết rộng thì sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ môn học nào.
->Tác giả kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ, so sánh ví von cụ thể mà thú vị cho ta thấy đọc sách cần đọc chuyên nhưng cần cả đọc rộng.
IV. Ghi nhớ(SGK)
V.Luyện tập.
1.Bài tập: Phát biểu điều mà em thấm thía khi học bài “Bàn về đọc sách”
-Sách là tài sản quý giá của nhân loại, muốn có học vấn phải đọc sách.
-Coi trọng đọc kĩ, chọn tinh, đọc có mục đích, đọc chuyên sâu kết hợp với mở rộng học vấn.
IV. Củng cố (1’)
- GV khái quát toàn bộ nội dung 2 tiết học.
V. Hướng dẫn học bài: (1’)
-Học kĩ bài, làm hoàn thiện bài tập.
-Chuẩn bị bài: “Khởi ngữ”
Ngày soạn: 10-01-2009	 
Giảng: 9A1:13-01-2009 Tiết 96 :KHỞI NGỮ
 9B: 13-01-2009 
A. Mục tiêu cần đạt:
-Học sinh nhận biết khởi ngữ,phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
-Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
-HS có kĩ năng nhận diện, vận dụng khởi ngữ khi nói viết. 
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn giáo án,SGV, SGK,bảng phụ ngữ liệu SGK.
- HS: Soạn kĩ bài
C. Các bước lên lớp:
I.Ôn định tổ chức:
II.Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS (2’)
III.Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
T.g
ND chính
Hoạt động I: Khởi động:Người Việt Nam có câu“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.Nói như vậy cũng có nghĩa là tiếng Việt rất phong phú, đa dạng và phức tạp và sử dụng nó.Trong một câu tiếng Việt,ngoài thành phần chính của 
câu còn có các thành phần phụ.Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một thành phần phụ của câu : “Khởi ngữ”
Hoạt động II: Hình thành kiến thức mới.
-GV treo bảng ngữ liệu SGK
-HS đọc to, rõ ràng, chú ý trả lời câu hỏi.
*Xác định chủ ngữ trong các VD trên?
*Phân biệt từ in đậm với CN về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ?
*Vai trò của các từ in đậm trong các VD?
*Đứng trước từ in đậm có từ nào đi kèm?
GV kết luận: Thành phần in đậm có đặc điểm như trên gọi là khởi ngữ.
*Thế nào là khởi ngữ?
GV: Đó cũng là nội dung cần ghi nhớ.
-HS đọc ghi nhớ, GV khái quát, chốt lại kiến thức.
*BÀI TẬP NHANH.
1.Xác định khởi ngữ trong những câu sau?
a. Tụi bây ơi! Thằng già nó chém chết ông trung uý rồi.
b. Cuộc sống trong những năm chiến tranh vất vả như thế nào, nhiều bạn trẻ ngày nay không hình dung được.
c. Bằng cái nét mặt ôn hoà và dễ dãi, Nghị Quế nhìn thẳng vào mặt chị Dậu.
d. Còn chị, chị làm việc ở đây à?
2. Đặt câu có chứa khởi ngữ, chỉ ra khởi ngữ đó.
Hoạt động 3: HD luyện tập.
-HS đọc, xác định yêu cầu.
- HS làm miệng cá nhân.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận.
-HS đọc, XĐ yêu cầu.
-Gọi 2 HS lên bảng làm, so sánh, nhận xét.
-HS làm bài cá nhân.
-Báo cáo kết quả.
1’
25’
15’
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1.Bài tập (SGK)
a, Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.Nó ngơ ngác, lạ lùng.Còn anh, anh/ không gìm nổi xúc động.
CN VN
b, Giàu, tôi/ cũng giàu rồi.
 CN VN
c, Về các thể vă ...  nghiệm.
1.Câu 1(1 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.
 1. Cụm từ “Có lẽ” trong câu “ Có lẽ anh ấy không đến là thành phần gì?
 A. Thành phần gọi đáp B. Thành phần phụ chú.
 C. Thành phần tình thái D. Thành phần cảm thán. 
 2. Xác định tình huống nào sau đây cần viết biên bản.
 A. Em bị ốm cần xin phép nghỉ học 
 B.Lớp em tổ chức đi tham quan
 C. Diễn biến và kết quả cuộc họp sơ kết lớp.
 D. Một công ty thêu nhà em làm nơi tiêu thụ sản phẩm.
 3. Hai câu văn “ Không có chức vụ nào là quan trọng cả. Chỉ có hiệu quả công việc là quan trọng” liên kết với nhau bằng cách nào?
 A. Phép lặp từ ngữ B. Phép nối
 C. Phép thế D. Phép liên tưởng.
 4. Hai câu thơ “Ta làm con chim hót / Ta làm một nhành hoa” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải sử dụng phép tu từ nào?
 A. Hoán dụ B. So sánh C. Nhân hoá D. Điệp ngữ.
2.Câu 2(1 điểm): Nối tên bài thơ ở cột A và năm sáng tác bài thơ ở cột B cho đúng.
Cột A
Cột B
1. Mùa xuân nho nhỏ
a. 1948
2. Viếng lăng Bác
b. 1980
3. Ánh trăng
c. 1976
4. Lặng lẽ Sa Pa
5. Làng
d. 1978
3.Câu 3:(1 điểm): Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong nhận xét sau về văn bản: “Mây và Sóng”.
 “Thế giới sáng tạo của bé thật là kì diệu. Ở trò chơi thứ nhất em bé là (1)..................
còn mẹ là (2)............................ Ở trò chơi thứ hai, em bé lại hoá thành(3)....................
Còn mẹ là (4)........................... Tình mẫu tử quả là một thế giới lung linh kì ảo, vĩnh hằng, bất diệt”.
Phần 2: Tự luận(7 điểm)
4. Câu 4:(2 điểm)
 a, Chép lại theo trí nhớ khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
 b, Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó.
5. Câu 5:(5 điểm)
 “Hút thuốc lá có hại”
 Hãy viết một bài nghị luận làm sáng tỏ nhận định trên.
C. Đáp án, biểu điểm.
I. Phần trắc nghiệm: gồm 12 ý, mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
1.Câu 1(1 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
C
C
A
D
2. Câu 2( 1 điểm): Nối đúng tên bài thơ với năm sáng tác
 1 – b, 2 – c , 3 – d , 5 – a .
3.Câu 3(1 điểm): 
 (1) – mây, (2) – trăng , (3) – sóng , (4) - Bến bờ kì lạ 
II. Phần tự luận(7 điểm)
Câu 4(2 điểm): 
 a.Chép lại đầy đủ, chính xác, đúng thể thơ 5 chữ của khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh (0,5 điểm)
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.
b. Nêu được cảm nhận về đoạn thơ đó : Sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu (1,5 điểm).
Câu 5( 7 điểm): 
*Về nội dung: Nêu được vấn đề, làm sáng tỏ vấn đề.
- Hút thuốc lá là hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện nay.
-Nguyên nhân tạo ra hiện tượng này là: Đua đòi, sĩ diện, hút thử, bị rủ rê lôi kéo của bạn bè.
-Tác hại của hút thuốc lá:
+Có hại cho bản thân:
.ảnh hưởng đến sức khoẻ (bệnh lao phổi, hen suyễn, ung thư phổi...)
. Ảnh hưởng đến kinh tế( tốn tiền, vô ích)
.Gây hậu quả lớn: tử vong.
+Có hại cho mọi người, cộng đồng: ảnh hưởng đến sức khoẻ người xung quanh, gây ô nhiễm môi trường.
-Bày tỏ thái độ về hiện tượng đó.
+ Phê bình, lên án.
+Đưa ra biện pháp ngăn chặn: Khuyên mọi người không hút thuốc, cai thuốc bằng biện pháp phù hợp.
+Rút ra bài học cho bản thân. 
*Về hình thức: - Có bố cục 3 phần, có luận điểm rõ ràng, đúng đắn, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, chân thực, lập luận chặt chẽ. Đảm bảo sự liên kết trong bài văn, dùng câu từ chính xác, phù hợp, đúng ngữ pháp.Bài mạch lạc, trình bày khoa học.
4, GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5, Hướng dẫn học bài(1’)
- Xem lại đề, chuẩn bị đáp án
-Soạn bài: “Thư, điện ”
Soạn : 26 -03 -09 Tiết 173+174: TH Ư, ĐIỆN 
Giảng: 9B: 28 - 03 -09 
 9A1: ...- ....- 09 
A.Mục tiêu cần đạt
-HS trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư, điện chức mừng, thăm hỏi.
-Viết được thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
B. Chuẩn bị
-GV: Soạn bài, sưu tầm một số thư, điện
-HS : Chuẩn bị kĩ bài mới.
C. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.(2’)
*Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T.g
ND chính
*Hoạt động I: Khởi động: 
Thư (điện) là loại văn bản hết sức tiết kiệm lời nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt được đầy đủ nội dung và bộc lộ tình cảm đối với người tiếp nhận nó. Đọc thư (điện) người đọc thường có thái độ hợp tác tích cực.Thường là khi nào không thể đến gặp mặt người nhận để chúc mừng hoặc chia buồn thì người viết mới dùng thư(điện). 
*Hoạt động 2: HD hình thành kiến thức mới.
-HS đọc bài tập SGK
*Những trường hợp nào cần phải gửi thư(điện) chúc mừng và những trường hợp nào cần phải gửi thư, điện thăm hỏi?
*Trong hoàn cảnh nào người ta mới dùng thư điện chúc mừng và thăm hỏi?
-Khi có những khó khăn, trở ngại nào đó( thường là khi ở xa) khiến người viết không thể đến tận nơi người nhận.
*Có mấy loại thư, điện? Mục đích của thư, điện?
*Hãy đặt một tình huống để viết thư, điện chúc mừng, chia buồn.
- HS trình bày ý kiến, GV nhận xét.
*Khi có điều điện đến tận nơi để chúc mừng, thăm hỏi thì có nên viết thư, điện không? vì sao?
- Không nên vì làm như thế sẽ bị đánh giá là thiếu sự trân trọng bày tỏ tình cảm chân thực.
*Thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi giống và khác nhau như thế nào?
-Giống: hình thức
-Khác: Nội dung bức điện.
*Nhận xét về độ dài của thư (điện)?
-Rất ngắn gọn, xúc tích.
*Trong thư(điện) tình cảm được thể hiện như thế nào?
-Rất chân thành.
GV cùng HS thống nhất chọn hai tình huống :
-Viết điện chúc mừng
-Viết điện thăm hỏi
-HS lần lượt tìm những cách diễn đạt khác nhau để biểu thị nội dung.
-HS phát biểu, GV ghi bảng.
- HS thảo luận N. 4em. 5’ hai câu hỏi
*Nội dung chính của thư(điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi?
*Cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi?
*Qua các bài tập em cho biết thế nào là thư, điện chúc mừng và thăm hỏi? Yêu cầu?
-HS đọc ghi nhớ (SGK).
- GV khái quát kiến thức.
*Củng cố, dặn dò (2’).
-Về nhà học kĩ bài, chuẩn bị các bài tập.
CHUYỂN TIẾT 174
Giảng: 9B: 28 - 03 -2009
 9A1: .... - ..... – 2009
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ (5’)
*Thế nào là thư, điện chúc mừng và thăm hỏi? 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
-HS đọc, xác định yêu cầu
-Gv chia lớp thành 3 dãy
+Dãy 1: a
+dãy 2 : b
+dãy 3 : c
-Yêu cầu kẻ mẫu bức điện
-Báo cáo kết quả cá nhân.
-HS, Gv nhận xét, sửa chữa, kết luận.
-HS đọc, xác định yêu cầu
-HS đứng tại chỗ làm bài, Gv ghi bảng, nhận xét , kết luận.
-GV nêu yêu cầu, HS làm bài tập, báo cáo kết quả.
-HS, GV nhận xét.
VD:
-Địa chỉ người nhận:..........
-Nội dung: “Nhận được tin bạn được giải nhất trong kì thi HS giỏi văn cấp tỉnh vừa qua, mình rất vui và xúc động. Mình xin chúc mừng bạn, mong bạn mạnh khoẻ và thành đạt hơn nữa”.
- Địa chỉ người gửi:.....
1’
15’
25’
2’
5’
38’
I. Những trường hợp cần viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
-Thư (điện) chúc mừng: a,b.
-Thư (điện) thăm hỏi: c,d.
-Có hai loại thư(điện) chính:
+Thăm hỏi và chia vui: để biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người thân.
+Thăm hỏi và chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
1.Bài tập 1.
2. Bài tập 2:
- Lí do gửi thư, điện.
-Bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc.
-Lời chúc mừng, mong muốn.
-Lời thăm hỏi, chia buồn.
3.Bài tập 3.
- Bước 1: ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu.
-Bước 2: ghi nội dung (lí do, suy nghĩ, cảm xúc....)
-Bước 3: Họ và tên địa chỉ người gửi.
*Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập.
1.Bài tập 1: Hoàn chỉnh bức thư (điện) theo mẫu.
2. Bài tập 2: Xác định tình hướng viết thư (điện).
a. Điện chúc mừng
b. Điện chúc mừng
c. Điện thăm hỏi
d. Thư(điện) chúc mừng.
e. Thư (điện) chúc mừng.
3. Bài tập 3. Tự hoàn chỉnh một bức thư (điện) chúc mừng và một bức thư (điện) thăm hỏi.
4, Củng cố (1’)
-GV khái quát lại nội dung chính của hai tiết học.
5, Hướng dẫn học bài(1’)
-Học kĩ nội dung bài, hoàn thiện các bài tập.
-Soạn bài: “Trả bài kiểm tra học kì II”
Soạn : 30 -03 -09 Tiết 175: TRẢ BÀI KIỂM TRA 
Giảng: 9B: 02 - 04 -09 HỌC KÌ II 
 9A1: ...- ....- 09 
A.Mục tiêu cần đạt
-HS một lần nữa được củng cố kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học ở học kì II.
-Nhận biết được ưu, khuyết điểm của mình để phát huy và khắc phục những hạn chế của bản thân.
-Tự đánh giá được bài làm, sức học của mình.
B. Chuẩn bị
-GV: Bài đã chấm, giáo án
-HS : xem lại kiến thức đã kiểm tra.
C. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.(không kiểm tra)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T.g
ND chính
*Hoạt động I: Khởi động: 
 Để thấy rõ việc nhận thức về kiến thức và kĩ năng làm bài tổng hợp qua bài kiểm tra học kì II của các em. Giờ học hôm nay chúng ta tiến hành tiết trả bài.
*Hoạt động 2:Tiến hành trả bài.
-GV đọc đề, HS ra đáp án.
-HS khác nhận xét, bổ xung, sửa sai (nếu có).
-GV nhận xét, đưa ra đáp án thật cụ thể.
-GV đưa ra nhận xét chung về bài kiểm tra.
-GV đưa ra một số lỗi sai về cách làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
Ở phần tự luận GV đưa ra lỗi sai về bố cục, trình bày: chính tả, cách diễn đạt, cách dùng từ...
-Nhắc lại yêu cầu của kiểu bài cảm nhận về một đoạn thơ, và kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng, đời sống.
-HS sửa sai, nhận xét.
- GV hướng dẫn, kết luận.
-GV trả bài, giải đáp thắc mắc, gọi điểm vào sổ.
1’
15’
22’
5’
I. Đề bài, đáp án, biểu điểm.
 (Đã có đáp án, biểu điểm tiết 171+ 172)
II. Nhận xét đánh giá bài làm của HS.
1. Nhận xét:
-Đa số HS đã xác định yêu cầu của đề bài. Làm tương đối tốt phần trắc nghiệm câu ở cả ba câu 1,2,3.
+Phần tự luận câu 4: đa số HS chép được đúng khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Nhưng nêu cảm nhận về khổ thơ chưa tốt, chưa khai thác sâu về mặt nghệ thuật ngôn từ để rút ra nội dung mà thường đưa ngay ra nội dung của đoạn thơ. Phần lớn HS chưa nêu được suy nghĩ của mình qua khổ thơ đó.
+Câu 5 phần tự luận HS đã xác định được yêu cầu của bài đó là: kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống nhưng một số em còn viết bài sơ sài về nội dung, bố cục không rõ ràng, trình bày thiếu khoa học,còn tẩy xoá nhiều, sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng, câu văn không rõ ý, thiếu liên kết về nội dung và hình thức. VD: Xú, Lí Liều, Nhị.
Ở câu 5 phần lớn đạt điểm không cao vì những ý kiến đánh giá, nhận xét của các em chưa rõ ràng.
-Kết quả chung của bài kiểm tra: 
+Lớp 9B: Điểm cao nhất là điểm 8.0
(Láy, Bàn Liều, Sính), điểm thấp nhất là 4,5 (Nhị, Xú).
2. Sửa lỗi sai.
III. Trả bài, gọi điểm.
4, Củng cố (1’)
-GV một lần nữa nhắc nhở những điểm cần lưu ý khi làm bài kiểm tra để các em có kinh nghiệm làm những bài kiểm tra ở cấp học cao hơn mà gần nhất là bài kiểm tra thi vào lớp 10 sắp tới.
5, Hướng dẫn học bài(1’)
-Sửa chữa và khắc phục lỗi sai của bài kiểm tra
 -Ôn lại toàn bộ nội dung của toàn cấp học phần Ngữ Văn từ lớp 6- lớp 9.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu Van 9 KI II Bao Thang LCai.doc