Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 95: Luyện tập phân tích và tổng hợp - Giáo viên: Lương Thị Phương

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 95: Luyện tập phân tích và tổng hợp - Giáo viên: Lương Thị Phương

Tiết: 95. LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.

b. Kỹ năng:

- Nhận diện được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.

- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.

c. Thái độ:

GD học sinh hcọ nghiêm túc không học tủ, học qua loa đối phó.

2. Trọng tâm:

Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.

3.2 Học sinh: Bảng nhóm.

4. Tiến trình dạy học:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.

4.2.Kiểm tra miệng:

Dòng nào nói đúng nội dung cơ bản của phép lập luận phân tích?( 3đ)

a. Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề nhằm thuyết phục người đọc.

b. Giới thiệu đặc điểm nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng.

c. Trình bày từng bộ phận, phương diện của một số vấn đềnhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng. (X)

d. Dùng dẫn chứng để khẳng định vấn đề là đúng đắn.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 95: Luyện tập phân tích và tổng hợp - Giáo viên: Lương Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát: 95.	LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Ngaøy daïy:	
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
Kỹ năng:
- Nhận diện được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
Thái độ:
GD học sinh hcọ nghiêm túc không học tủ, học qua loa đối phó.
Trọng tâm:
Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: 
Dòng nào nói đúng nội dung cơ bản của phép lập luận phân tích?( 3đ)
a. Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề nhằm thuyết phục người đọc.
b. Giới thiệu đặc điểm nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng.
c. Trình bày từng bộ phận, phương diện của một số vấn đềnhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng. (X)
d. Dùng dẫn chứng để khẳng định vấn đề là đúng đắn.
Phân tích là gì? Tổng hợp là gì? Vai trò của phép phân tích và tổng hợp trong lập luận?(6đ)
- Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.(2đ)
- Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích ( đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung của sự vật ấy).(2đ)
- Mối quan hệ qua lại giữa hai phép lập luận : Tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi tổng hợp thì mới có ý nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được.(2đ)
Trong bài tập 1 SGK trang 11, tác giả sử dụng phép lập luận nào?(3đ)
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài:
Ở tiết trước ta đi vào tìm hiểu phép lập luận phân tích, phép lập luận tổng hợp. Hôm nay, chúng ta đi vào luyện tập.
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức:
5 Nêu sự khác nhau của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp?
› - Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
- Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích ( đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung của sự vật ấy).
5 Công dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng trong các văn bản nghị luận?
› Tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi tổng hợp thì mới có ý nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được.
Hoạt động 3: luyện tập:
5 Gọi học sinh lần lượt đọc đoạn trích a, b?
5 Trong đoạn trích a tác giả vận dụng phép lập luận nào?
› Phép phân tích.
5 Tác giả phân tích như thế nào?
Mở đầu: Ý khái quát: “ Thơ hay  cả bài thơ”.
Tiếp theo: là sự phân tích tinh tế làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp của bài “ Thu điếu”. 
- Cái hay ởcác điệu xanh( xanh ao, xanh bờ, )
- Ở những cử động ( sóng gợn tí, là đưa vèo)
- Ở các vần thơ.
- Ở các chữ không non ép.
› Đoạn a phân tích từ cái chung đến cái riêng. 5 Vậy viết theo lồi diễn đạt nào?
› Diễn dịch.
5 Đoạn b tác giả vận dụng phương pháp phân tích nào?
› Phân tích kết hợp với tổng hợp.
5 Tác giả đã vận dụng các phương pháp ấy như thế nào?
› Phân tích bốn nguyên nhân khách quan của sự thành đạt: gặp thời, điều kiện, hoàn cảnh, tài năng.
Tổng hợp về nguyên nhân chủ quan: sự phấn đấu kiên trì của cá nhân – thành đạt là làm cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
5 Thử bỏ đi ý tổng hợp trong đoạn văn b thì đoạn văn còn sức thuyết phục nữa không? Vì sao?
› Không. Chính nhờ vào phép tổng hợp làm cho đoạn văn trở nên thuyết phục người đọc ở nhiều góc độ. Hơn nữa, chính nhờ phép lập luận này người ta nhận thấy rằng tài năng con người không phải do nguyên nhân khách quan quyết định mà do chính nội lực bản thân của con người.
Hoạt động 2: Bài tập 2.
5 Học như thế nào được xem là học đối phó? Có những biểu hiện nào của lối học đối phó?
5 Từ những biểu hiện của lối học đối phó đã phân tích, hãy sử dụng phép tổng hợp để rút ra những tác hại của lối học này?
› Học đối phó là lối học hình thức, bị động không lấy việc học làm chính. Lối học đó chẳng những làm cho người học mật thời giờ, công sức, tự dối mình, chứ không thể trở thành người có học thức đích thực, không thể trở thành nhân tài cho đất nước. 
GV cho học sinh thảo luận nhóm ( 7 phút). Dựa vào nội dung dàn bài trên thực hiên nhiệm vụ nhóm như sau:
Nhóm 1, 2: Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
Nhóm 3, 4: Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng phép lập luận phân tích.
Nhóm 5, 6: Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng kết hợp phép lập luận phân tích và tổng hợp.
Đại diện một nhóm lên trình bày – các nhóm khác hận xét ý kiến chất vấn – GV nhận xét - Ghi bảng.
Hoạt động 3: Bài tập 3.
5 Dựa vào văn bản “ Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách?
Hoạt động 4: Bài tập 4:
5 Bài văn “Bàn về đọc sách” bàn về những luận điểm chính nào?
› Phải biết chọn sách mà đọc.
- Phải kết hợp với việc đọc sách chuyên môn và sách thường thức.
à Đoạn văn phải thâu tóm được luận điểm chính đã phân tích để rút ra nhận định chung về đọc sách.
I. Củng cố kiến thức :
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Đoạn a: 
-Luận điểm:"Thơ hay cả hồn lẫn xác
-Trình tự phân tích:
Thứ nhất:Cái hay thể hiện ở các làn điệu xanh..
Thứ hai:Cái hay thể hiện ở các cử động
Thứ ba:Cái hay thể hiện ở các vần thơ..
à Phép lập luận phân tích.
Đoạn b:
-Luận điểm"Mấu chốt của thành đạt là ở đâu"
- Phân tích bốn nguyên nhân khách quan của sự thành đạt: gặp thời, điều kiện, hoàn cảnh, tài năng.
- Tổng hợp về nguyên nhân chủ quan: sự phấn đấu kiên trì của cá nhân – thành đạt là làm cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
à Phép lập luận phân tích và tổng hợp.
Bài tập 2: 
1. Học qua loa có những biểu hiện sau:
-Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí
-Học cốt chỉ để khoe mẽ có bằng nọ, bằng kia.
2. Học đối phó có những biểu hiện sau:
-Học cốt để thầy cô không khiển trách, cha mẹ không mắng, chỉ lo việc giải quyết trước mắt.
-Kiến thưc phiến diện nông cạn
3. Bản chất:
-Có hình thức học tập như:cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi cũng có bằng cấp.
-Không có thực chất, đầu óc rỗng tuếch
4. Tác hại:
-Đối với xã hội: Những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt.
-Đối với bản thân:Những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập
4.4 Củng cố và luyện tập.
Học sinh nhắc lại phân tích là gì? Tổng hợp là gì?
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Xem lại các bài tập.
+ Lập dàn ý cho đề bài sau: “Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. nhiều bạn vì mãi chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về việc đó.”, lựa chọn phép lập luận phân tích hocậc tổng hợp phù hợp với nội dung trong dàn ý để triển khai thành một đoạn văn.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Soạn bài “Nghị luận về một sự việc hiện tương, đời sống”. Trả lời các câu hỏi SGK vào vở soạn.
5. Rút kinh ngiệm:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_95_luyen_tap_phan_tich_va_tong_hop_gi.doc