Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 97 đến tiết 102

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 97 đến tiết 102

Tiếng nói của văn nghệ

_ Nguyễn Đình Thi _

 1/ Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

 * Về kiến thức: - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.

 - Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

 *Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích văn bản nghị luận.

 *Về giáo duc: Giáo dục học sinh thái độ học tập bộ môn.

 2/ Chuẩn bị :

 * Giáo viên : Sgk, sgv, bài soạn.

 * Học sinh : Skg, sbt, vở ghi, đồ dùng học tập.

 3/ Phương pháp: Gợi mở, nêu vấn đề, phân tích, khái quát tổng hợp.

 4/ Tiến trình bài dạy:

 4.1 Ổn định tổ chức lớp: (30”)

 - Lớp: _Sỹ số: _Vắng:

 4.2 Kiểm tra bài cũ: ( 5 )

 * Câu hỏi: hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả NGuyễn Đình Thi? Chỉ ra hệ thống luận điểm trong văn bản: “ Tiếng nói của văn nghệ “

 * TT đáp án : Tác giả Nguyễn Đình Thi ( 1923 – 2003 ) – Quê ở Hà Nội – Trước CM là thành viên của tổ choc văn hoá cứu quốc do ĐCS thành lập từ năm 1943.

- Sau CM: ông làm tổng thư ký hội văn hoá cứu quốc khoá đầu tiên.

 - Hoạt động văn nghệ của ông khá đa dạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình

 (*) Hệ thống luận điểm trong văn bản là:

 - Nội dung của văn nghệ.

 - Tiếng nói chính của văn nghệ.

 - Khả năng của văn nghệ là sự cảm hoá.

 

doc 26 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 97 đến tiết 102", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 9/1/08	 Tuần: 20
 Ngày dạy : 12/1/08	 Tiết: 97
Tiếng nói của văn nghệ
_ Nguyễn Đình Thi _
 1/ Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh:
 * Về kiến thức: - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.
 	- Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
 *Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích văn bản nghị luận.
 *Về giáo duc: Giáo dục học sinh thái độ học tập bộ môn.
 2/ Chuẩn bị :
 * Giáo viên : Sgk, sgv, bài soạn.
 * Học sinh : Skg, sbt, vở ghi, đồ dùng học tập.
 3/ Phương pháp: Gợi mở, nêu vấn đề, phân tích, khái quát tổng hợp.
 4/ Tiến trình bài dạy:
 4.1 ổn định tổ chức lớp: (30”)
 - Lớp:	_Sỹ số:	_Vắng:
 4.2 Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )
 * Câu hỏi: hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả NGuyễn Đình Thi? Chỉ ra hệ thống luận điểm trong văn bản: “ Tiếng nói của văn nghệ “
 * TT đáp án : Tác giả Nguyễn Đình Thi ( 1923 – 2003 ) – Quê ở Hà Nội – Trước CM là thành viên của tổ choc văn hoá cứu quốc do ĐCS thành lập từ năm 1943.
- Sau CM: ông làm tổng thư ký hội văn hoá cứu quốc khoá đầu tiên.
	- Hoạt động văn nghệ của ông khá đa dạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình
	 (*) Hệ thống luận điểm trong văn bản là:
	 - Nội dung của văn nghệ.
	 - Tiếng nói chính của văn nghệ.
	 - Khả năng của văn nghệ là sự cảm hoá.
 4.3 Bài mới: ( GV giới thiệu vào bài mới – 30” )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
- GV ghi đề mục lớn lên bảng
 * Để tiếp tục làm nổi bật sức mạnh của NT, tác giả lại đưa vào những VD điển hình nào?
 * Tại sao những lời ru, những câu hát ghẹo hay những buổi chèo lại được họ tìm đến say mê như vây?
 * Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
 * Từ đó tác giả muốn ta hiểu nội dung phản ánh của văn nghệ là gì?
- GV chuyển ý: Văn nghệ là gì mà nó lại đem niềm vui, tình yêu cuộc sống cho tâm hồn con người?
 Đó chính là tiếng nói của VN à
 * Luận điểm này được trình bày ở những khía cạnh nào?
 * Theo Nguyễn Đình Thi, văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, vì sao?
 * Tác giả đã giảI thích vấn đề này ntn?
 * Em hiểu ntn về chỗ đứng và chiến khu chính của văn nghệ?
 * Từ đó tác giả muốn nhấn mạnh đặc điểm nào trongsức mạnh của văn nghệ?
 - GV chuyển ý: Ngoài tiếng nói tình cảm, văn nghệ còn nói đến điều gì khác? ( với tư tưởng ).
 * Cách thể hiện và tác động tư tưởng có tác dụng gì đặc biệt?
 * Như vậy yếu tố nào đã nổi lên trong sự phản ánh và tác động này?
 - GV: Văn nghệ còn có chức năng gì nữa? ( có thể tuyên truyền )
 * Văn nghệ thực hiện tuyên truyền ntn?
 * Như vậy yếu tố nào nổi lên trong sự tác động này?
 * Em có nhận xét gì về cách lập luận trong phần 2 của văn bản này?
* Như vậy sức mạnh kì diệu của văn nghệ là gì ?
 Nhận xét về nghệ thuật trong văn bản?
 Khái quát nội dung cơ bản?
Học sinh đọc từ : “ Chúng ta -:- là sự sống “.
 - Dẫn chứng: 
 Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước suốt đời làm lụng khổ sở đã ru con, hát ghẹo, say mê xem 1 buổi chèo.
 - Vì: Nó đem lại niềm vui cuộc sống cho những kiếp người nghèo khổ.
à Cách lập luận mạch lạc, lôgic kết hợp mô tả với tự sự.
H/S đọc từ: “ Sự sống ấy toả đều -:- hết “
 - 3 khía cạnh:
 +) VN nói nhiều đến cảm xúc.
 +) VN nói nhiều nhất với tư tưởng
 +) VN mượn sự vật để tuyên truyền.
 * VN là tiếng nói tình cảm:
- Vì: Văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống.
 +) Chỗ đứng chính của văn nghệ là . Chỗ giao nhau củâ tâm hồn 
 . Con người với cuộc sống.
 . Là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống TN và đời sống XH của chúng ta.
 +) Cảm giác, trình tự đời sống cảm xúc ấy là chiến khu chính cảu văn nghệ.
à Đó là nội dung phản ánh và tác động chính của văn nghệ.
 - Học sinh trả lời.
 - Học sinh đọc đoạn: “ NT nói nhiều với tư tưởng” -:- “ Trang giấy”.
 *) Tiếng nói tư tưởng của văn nghệ
- Người nghệ sĩ:
 Một cuộc thảo luận lộ liễu và
 khô khan.
 Chúng ta nhiều đến nghe.
à Khơi mông lung trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ.
=> Văn nghệ làm rung động cảm xúc của người đọc bằng cả tâm hồn ( tư tưởng ).
* Sự tuyên truyền của văn nghệ:
 - Nghệ thuật:
 +) Không đứng ngoài trở về cho ta đường đi:
 +) Vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy.
à NT làm lan toả tư tưởng thông qua cảm xúc tâm hồn của con người.
 - Giàu nhiệt tình, lý lẽ sắc bén.
 - Hoc sinh nhận xét.
 - Học sinh trả lời miệng cá nhân.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
I./ Tìm hiểu tác giả - Tác phẩm.
II./ Phân tích văn bản:
1) Kết cấu – bố cục:
Phân tích:
a , Nội dung phản ánh của văn nghệ :(10’)
ố Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách , số phận con người, thế giới bên trong của con người. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.
b./ Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: (25’)
ố Phản ánh các cảm xúc lòng người và tác động tới đời sống tình cảm của con người là đặc diểm nổi bật của văn nghệ.
ố Văn nghệ có thể phản ánh và tác động đến nhiều mặt của đời sống XH và con người, nhất là đời sống tâm hồn tình cảm.
III./ Tổng kết: (5’)
 1./ Nghệ thuật:
 - Lập luận chặt chẽ, giàu lý lẽ, dẫn chứng và nhiệt tình của người viết.
 - Cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.
 2./ Nội dung:
 - Văn nghệ là sợi dây nối đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sỹ với bạn đọc thông qua nhièu rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim.
 - Văn nghệ giúp cho con người phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách tâm hồn.
 3./ Ghi nhớ: ( SGK – 17 ).
 4.4 Củng cố: (2’) Phần luyện tập ( SGK – 17 )
 4.5Hướng dẫn học bài ở nhà:(2’)
	 - Học bài cũ.
	 - Nghiên cứu trước bài: “ Các thành phần biệt lập “.
 5/ Rút kinh nghiệm bài dạy:
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------
	.
 Ngày soạn:10/1/08	Tuần : 20 
 Ngày dậy: 12/1/08	Tiết: 98
Các thành phần biệt lập
 1/ Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh:
 * Về kiến thức: - Nhận biết 2 thành phần biệt lập: Tình thái và cảm thán
 - Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
 *Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận biết và đặt câu có thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
 *Về giáo dục: Giáo dục học sinh có ý thức học tập bộ môn
 2/ Chuẩn bị:
 * Giáo viên: Sgk, sgv, bài soạn, bảng phụ.
 * Học sinh: Sgk, sbt, vở ghi, đồ dùng học tập.
 3/ Phương pháp: Quy nạp, phân tích mẫu, tổng hợp.
 4/ Tiến trình bài dạy:
 4.1 ổn định tổ chức lớp:(30”)
	 - Lớp:	- Sĩ số:	- Vắng:
 4.2 Kiểm tra bài cũ:(4’)
 *Câu hỏi:- Khởi ngữ là gì?
	 - Đặt một câu có thành phần khởi ngữ?
 * Đáp án:
	- Khởi ngữ : là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
	- Đặt câu: Giếng này, nước // rất trong.
 KN ( C - V )
 4.3 Bài mới:
	* Lời vào bài:( 30”) Chúng ta biết rằng câu được tạo ra bao giờ cũng có một mục đích nhất định. Câu đó có thể có rất nhiều thành phần tham gia vào cấu tạo câu, song mỗi thành phần lại đảm nhiệm một chức năng riêng. Vậy thành phần biệt lập là gì? Những thành phần nào được xếp vào thành phần biệt lập? Đặc điểm chức năng của nó là gì?
	Để giải đáp tất cả các câu hỏi trên, cô trò ta cùng nhau vào tìm hiểu bài: “ Các thành phần biệt lập “.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
- GV treo bảng phụ ( SGK – 18 )
 * Hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp của thành phần câu?
* Hãy chỉ ra những từ ngữ in đậm ở ví dụ trên?
* Em có nhận xét gì về những từ ngữ in đậm trong cấu trúc ngữ pháp của câu? ( Nó nằm trong hay ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu? )
 * Những từ ngữ này đưa vào câu cho ta biết điều gì về phía người nói đối với sự việc được nói đến trong câu?
 * Vậy cụ thể trong câu đó là những cách nhìn nào?
 *Giả sử trong câu không có các từ in đậm thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng ( Chúng ) có thay đổi đi không? vì sao?
- GV: những từ “chắc”, “có lẽ” là thành phần tình thái. Vậy em hiểu thế nào là thành phần tình thái?
Ngoài những từ “chắc “, “cố lê” còn có từ nào khác cũng thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu?
 Hãy đặt câu có chứa thành phần tình thái?
- GV chuyển ý: Một trong những thành phần biệt lập nữa phải kể đến là thành phần nào? ( Cảm thán )
- GV đưa ra ví dụ: SGK – 18
 * Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu?
 * Nhận xét về những từ in đậm đối với cấu trúc ngữ pháp của câu?
 * Như vậy các từ ngữ in đậm trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
*Vậy sự có mặt của những từ in đậm trong câu thể hiện điều gì ở người nói?
 *Em hãy chỉ rõ tâm trạng của người nói trong ví dụ này?
- GV: Những từ như: “Ô“, “ Trời ơi “ đều là thành phần cảm thán.
*Vậy em hiểu thế nào là thành phần cảm thán?
 * Qua việc phân tích tìm hiểu 2 ví dụ trên, em they giữa chúng có điều gì chung ở trong câu?
 *Từ đó em hiểu thế nào là thành phần biệt lập?
- GV chuyển ý: Để khắc sâu vào phần lý thuyết, các em vào làm phần bài tập.
 *Xác định yêu cầu của BT 1?
 * Để tìm được thành phần tình thái hay cảm thán trong câu trước hết ta phải làm gì?
 - GV nêu yêu cầu của BT2
- GV ghi kết quả của 1 nhóm rồi lấy ý kiến của 1 nhóm khác.
- GV nêu yêu cầu của BT3
- GV nhận xét bổ sung.
 Xác định yêu cầu của BT?
- GV đọc 1 đoạn văn ( Stkế – 38 ) cho học sinh tham khảo.
- Học sinh đọc ví dụ
a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc 
 KN
anh // nghĩ rằng con anh / sẽ.
 ( c - v)
 (C - V)
b) Anh // quay lại nhìn con vừa
 (C - V)
Khe khẽ lắc đầu vừa cười.Có lẽ 
vì khổ tâm đến nỗi không khóc
 (? - V)
 được, nên anh // phải cười vậy 
 ( C – V)
thôi.
- Từ : Chắc
 Có lẽ
à Nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu.
 - Cách nhìn của người đó đối với sự việc được nói đến trong câu.
- C(a): Chắc -> Chỉ độ tin cậy cao của người nói.
- C(b): Có lẽ -> Chỉ độ tin cậy thấp của người nói.
- Nghĩa của câu không có gì thay đổi vì: Nó hoàn toàn nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu.
- Thành phần tình thái: là thành phần được ding để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Học sinh thảo luận cho ý kiến. Có thể là: +) Dường như; Chắc hẳn; Có vẻ như; Chắc chắn; Chắc là; phải chăng;  +) Theo tôi; Theo ý ông  +) à, a, hả, hử, nhé 
 - Đặt câu: Chắc chắn ngày mai 
 TPTT TN
Anh ấy // sẽ về nhà.
 ( C - V )
 - Học sinh đọc ghi nhớ 1
 - Học sinh đọc ví dụ
 (a) ồ, sao mà độ ấy // vui thế.
 ( C - V )
 (b) Trời ơi, chỉ còn có 5 phút.
 ( ? - V )
 - Nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu.
 - Không chỉ sự vật hay sự việc.
 - Biểu thị trạng thái ( Tâm lý ) của người nói.
- C(a): ồ à Chỉ sự ngạc nhiên.
- C(b): Trời ơi à Chỉ thái độ tiếc rẻ của người nói.
- Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để biểu lộ tâm lí của người nói (Vui, buồn, mừng, giận ... )
- Đều nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu không tham gia vào việc diễn đạt ý của câu.
- Thành phần biệt lập là n ...  việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.
2) Cách làm: (14’)
a) Yêu cầu về nội dung:
- Sự việc, hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội.
- Nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập, không nói quá, không giảm nhẹ . . .
- Bày tỏ thái đọ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích của cá nhân.
b) Yêu cầu về cấu trúc:
- Bài viết phải gồm đủ 3 phần: MB, TB, KB.
- bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng
- Kết cấu có chuyển mạch, chiếu ứng đọc lên tháy có sức thuyết phục
- bài viết khoảng 1500 chữ trở lại.
*) Lưu ý:
- Trong bài làm không được ghi tên thật của những người liên quan đến sự việc, hiện tượng vì vậy sẽ mất t/c của bài tập làm văn.
- Hạn nộp bài: Tiết 1 của bài số 25.
 4.4 Củng cố: Phần luyện tập 
 4.5 Hướng dẫn học bài ở nhà:
	- Về nhà làm bài ra giấy.
	- Soạn bài: “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới “
 5.Rút kinh nghiệm bài dạy:
 Ngày soạn:	Tuần: 21
 Ngày dạy:	Tiết: 102
Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
 1. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh:
 - Về kiến thức: - Nhận thức được nhhững điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen trong con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào CNH – HĐH trong thế kỷ mới.
	- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tácgiả.
 - Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản nghị luận về 1 vấn đề con người xã hội.
 - Về thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ học tập bộ môn.
 2. Chuẩn bị: * Giáo viên: sgk, sgv, giáo án và một số tài liệu tham khảo khác.
 * Học sinh: sgk, sbt, vở ghi, đồ dùng học tập.
 3. Phương pháp: Gợi mở, nêu vấn đề, quy nạp, phân tích, khái quát tổng hợp
 4. Tiến trình bài dạy:
 4.1 ổn định tổ chức lớp: (30”)
	- Lớp:	- Sĩ số:	- Vắng:
 4.2Kiểm tra bài cũ: (5’)
 * Câu hỏi: Phân tích sức mạnh kì diệu của văn nghệ qua văn bản : “ Tiếng nói của văn nghệ “ của Nguyễn Đình Thi.
 * TT đáp án: Học sinh phân tích làm nổi bật các ý sau:
	- Văn nghệ tác động đến đời sống tâm hồn con người.
	- Văn nghệ đem lại niềm vui sống, tình yêu cuộc sống cho tâm hồn con người.
 4.3Bài mới: (30”)
	*) Lời vào bài: Vào thế kỷ XXI – Thiên niên kỷ III, thanh niên Việt Nam đã đang và sẽ chuẩn bị những gì cho hành trang của mình. Liệu đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như bác Hồ mong muốn ngay từ ngày độc lập đầu tiên? Một trong những lời khuyên , những lời chuỵen trò về một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài văn nghị luận của đồng chí phó thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001.
Bây giờ cô trò ta vào tìm hiểu cụ thể lời khuyên, lời chuyện trò đó qua văn bản: “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới “.
Nêu sự hiểu biết của em về tác giả Vũ Khoan?
 Nêu xuất xứ của văn bản: “ Chuẩn bị hành trang vào TK mới “.
- GV: Nhan đề bài viết lúc đầu của tác giả là “ Chuẩn bị hành trang “ song khi chẩun bị đưa vào sgk, người soạn có có bổ sung vào nhan đề cho cụ thể hơn.
 Xác định thể loại bài viết?
 Vấn đề được đề cập trong bài viết? Từ đó em xác định giọng đọc?
 Em hiểu nghĩa “ Hành trang “ ở đây là gì?
 Như thế nào được gọi là hội nhập?
- GV giải thích từ khó:
 Xác định bố cục và hệ thống luận điểm, luận cứ của bài?
 Xác định luận điểm , luận cứ trung tâm?
 Mở đầu bài viết cung cấp cho ta biết những thông tin gì về đối tượng, nội dung tác động và mục đích tác động?
 Em có nhận xét gì về cách mở bài của tác giả?
 Để làm rõ luận điểm trên, VK đưa ra luận cứ đầu tiên là gì?
 Tác giả đã đưa ra những lí lẽ gì để xác minh cho luận cứ này?
 Em hiểu điều tác giả muốn nói qua lí lẽ này là gì?
 Bối cảnh TG hiện nay là bối cảnh ntn?
- Trong 1 TG như vậy, nhiệm vụ cấp bách của chúng ta bây giờ là gì?
- GV chuyển ý: Tất cả những nguyên nhân đó dẫn đến luận cứ trung tâm của bài viết. Đó là chỉ rõ những cái mạnh cái yếu của con người VN trước mắt lớp trẻ.
 Cái mạnh đầu tiên của người VN được tác giả đề cập dến là gì?
 Song bên cạnh cái mạnh đó ta còn thấy tiềm ẩn điều gì? ( Cái yếu ).
- GV: Như vậy, nhanh chóng khắc phục mới có thể phát huy cái mạnh trong hoàn cảnh nền kinh tế mới chứa đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
 Cái mạnh thứ 2 được đề cập đến là gì?
 Tác dụng của cái mạnh là gì?
 Trong cái mạnh vẫn tiềm ẩn cái yếu. Đó là những cái yếu nào?
 Hãy phát hiện những cái mạnh cái yếu trong tính cách và thói quen của con người VN?
 Những cái yếu đó có tác hại gì?
 Em có nhận xét gì về lập luận của tác giả?
- GV chuyển ý: Vậy để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phải làm gì? à
 Tác giả nêu lại mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên cos ý nghĩa quyết định khi bước vào TK mới là gì? vì sao?
 Em có nhận xét về cách kết bài?
 Tác giả đã đặt niềm tin trước hết vào lớp trẻ. Điều này cho they tình cảm của t/g đối với thế hệ trẻ nước ta ntn?
 Hãy nêu khái quát lại điều tác giả muốn nói ở đây?
 Nhận xét về cách viết bài nghị luận của tác giả?
 Nội dung cần đề cập ở bài viết dưới đây là gì?
- H/s trả lời
- H/s trả lời
- Thể loại: Nghị luận về 1 vấn đề XH.
- Vấn đề: Giáo dục.
- Học sinh đọc bài.
- Hành trang: bao gồm tất cả từ tri thức đến kĩ năng thói quen để đi vào thế kỉ mới.
- Hội nhập: Hợp lại, nhập vào.
- Thành ngữ “ Bóc ngắn cắn dài “: Chỉ lối sống, lối suy nghĩ, làm ăn hạn hẹp, nhất thời, không có tầm nhìn xa.
* Bố cục: 3 phần
 - Nêu vđề: Chuẩn bị hành trang vào
 thế kỉ mới.
 - Giải quyết vđề: Chỉ ra những điểm mạnh điểm yếu của con người 
 VN ta.
 - Kết thúc vđề: Việc quyết định đầu tiên dưới thế hệ trẻ VN.
* Hệ thống luận điểm, luận cứ:
- Chuẩn bị hành trang vào TK mới( luận điểm trung tâm ).
+) Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
+) Bối cảnh TG hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
+) Những điểm manh, yếu của con người Vn được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế TK mới (Luận cứ trung tâm)
+) Việc làm đầu tiên của thế hệ trẻ.
H/sinh đọc từ đầu đến “ Nền KT mới “
- Mở bài: Cung cấp thông tin:
+) Đối tượng tác động: lớp trẻ thanh niên Việt Nam.
+) Nội dung tác động: Cái mạnh cái yếu của con người VN.
+) Mục đích tác động: Rèn những thói quen tốt để bước vào 1 nền KT mới.
- Các lí lẽ:
+) Từ cổ chí kim con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử.
+) Trong thời kì nền kinh té tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
à ( Muốn ) con người chính là động lực phát triển của lịch sử. Không có con người thì lịch sử không thể tiến lên được.
à Con người với tư duy sáng tạo, với tiềm năng chất xám vô cùng phong phú, sâu rang đã góp phần quyết định tạo nên nền kinh tế tri thức ấy.
- TG hiện nay: TG của khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại cổ tích ( Nhanh đến bất ngờ khó tin ).
- Nhiệm vụ cần giải quyết: 
+) Thoát khỏi tình trạng nghéo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.
+) Đẩy mạnh CNH, HĐH.
+) Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
- Học sinh đọc đoạn văn nói về cái mạnh thứ nhất.
- Cái mạnh truyền thống của con người Việt Nam: Thông minh, nhạy bén với cái mới.
à Đây chính là điểm mạnh bản chất, trời phú, có nòi , di truyền từ lâu. Đó là cái mạnh cốt tử của tư duy, có tầm quan trọng hàng đầu và lâu dài.
- Tiềm ẩn cái yếu trong cái mạnh:
------ Cái yếu ------- Nguyên nhân -
+) Kiến thức bị +) Thiên hướng chạy 
hỏng ( Ko đầy theo các môn học
đủ, chắc chắn  thời thượng.
+) Hạn chế khả +) Học chay, học vẹt
năng thực hành, nặng nề.
sáng tạo.
 H/sinh đọc: “ Cái mạnh -:- Ghê gớm “ 
- Cái mạnh thứ 2: Cần cù sáng tạo trong làm ăn, trong công việc.
à Tác dụng: Đáp ứng đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao với quy trình lao động và máy móc tinh vi hiện đại.
------ Cái yếu -----------Ng/nhân, tác hại ---
+) Thiếu tỉ mỉ +) D/ vào tính tháo vát.
 Mặt khác chịu ả/h
 nặng nề của phương
 thức sx nhỏ và cách 
 sống nơi thôn dã thoải
 mái, tự do theo ý mình
+) Nước đến chân +) Mặt trái của tính 
mới nhảy, liệu cơm sáng tạo.
gắp mắm.
+) Chưa có thói +) Tác hại: Là vật cản
quen tôn trọng quy ghê gớm trong XHCN
định nghiêm ngặt và hậu CN. ( Sau CN
của công việc khẩn chỉ XH văn minh, HĐ
trương. nhiều nghành nghề SX
+) Thích cải tiến và đời sống s/ hoạt đã
vụn vặt, làm tắt ko ở mức rất cao, tự động
coi trọng quy trình hoá.
công nghệ.
 Học sinh đọc: “ Trong 1 TG mạng -:- kinh doanh và hội nhập “.
- Cái mạnh thứ 3: 
+) Đoàn kết, đùm bọcm thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
+) bản tính thích ứng nhanh -> tận dụng cơ hội, ứng phó với thách thức trong quá trình hội nhập.
à Cái yếu:
+) Tính đố kị do lối sống thứ bậc.
+) Kì thị kinh doanh ( Xem thường )
+) Thói quen bao cấp ỷ lại, kém năng động tự chủ, chỉ dựa vào nhà nước . . . 
+) Thói khôn vặt láu cá, bóc ngắn cắn dài, không chữ tín. . .
à Tác hại:
+) Nếp nghĩ sùng ngoại ( Tôn sing nước ngoài quá đáng . . .), có người bài ngoại ( Coi thường nước ngoài, ta về ta tắm ao ta.)
+) Hay sai hẹn, tuỳ tiện, làm ăn giả dối.
- Học sinh đọc đoạn kết.
- Mục đích: Sánh vai các cường quốc năm châu.
- Con đường, biện pháp: Lấp đầy những điểm mạnh, vất bỏ những điểm yếu.
- Khâu đầu tiên mang tính đột phá: Làm cho lớp trẻ nhận rõ những điểm mạnh, yếu tạo dần thói quen tốt đẹp không phảI chỉ trong suy nghĩ mà chủ yếu trong việc làm, trong hành động trong tong việc nhỏ nhất của sinh hoạt, đặc biệt là cuộc sống học tập lao động.
à Cách kết bài cụ thể , rõ ràng.
- Lo lắng, tin yêu và hi vọng vào thế hệ trẻ VN sẽ chuẩn bị tốt hành trang vào TK mới.
 Học sinh đọc ghhi nhớ ( SGK – 30 )
 Học sinh trả lời.
I/ Tìm hiểu tác giả tác phẩm: (8’)
1./Tác giả Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là thủ tướng bộ ngoại giao; Bộ trưởng bộ thương mại; Phó thủ tướng chính phủ.
2./ Tác phẩm:
- bài viết đăng trên tạp chí “ Tia sáng “ ( 2001 ). Sau đó được in vào tập “ Một góc nhìn của tri thức “ – NXB trẻ TP. HCM 2002.
3./ Đọc hiểu chú thích:
*) Đọc:
*) Chú thích:
II./ Phân tích văn bản: (22’)
1./ Kết cấu – Bố cục:
2./ Phân tích:
a) Phần mở bài:
ố Cách mở bài trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn và nêu được vấn đề cần bàn luận.
b) Phần thân bài:
*) Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
*) Bối cảnh của TG hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ nặng nề.
*) Những điểm mạnhvà điểm yếu của con người VN.
ố Lập luận chặt chẽ, tính định hướng rõ ràng về điểm mạnh và điểm yếu của con người VN.
c) Phần kết bài:
ố Để đưa đất nước đI lên, chúng ta phảI cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ.
III./ Tổng kết: (5’)
1./ Nghệ thuật:
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc
- Quan điểm rõ ràng.
Lập luận ngắn gọn.
Sử dụng thành ngữ và tục ngữ cho bài viết thêm sinh động.
2./ Nọi dung:
3./ Ghi nhớ: SGK - 
 4.4 Củng cố: Phần luyện tập 
 4.5 Hướng dẫn học bài ở nhà:
	- Học bài cũ.
	- Nghiên cứu bài “ Các thành phần biệt lập “ ( Tiếp theo )
 5.Rút kinh nghiệm bài dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9-4 (3 cot)_Trieu.doc