Tiết : Chương trình địa phương
Phần Tiếng Việt
I/Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng,miền đất nước
II/Chuẩn bị :
GV soạn gián án,chuẩn bị đồ dùng dạy học,đọc tài liệu .
HS xem bài trước khi lên lớp
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học :
* Hoạt động 1 -Khởi động : 1) On định
2) KTBC
3) Giới thiệu :
* Hoạt động 2- Hình thành kiến
Tiết : Chương trình địa phương Phần Tiếng Việt I/Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng,miền đất nước II/Chuẩn bị : GV soạn gián án,chuẩn bị đồ dùng dạy học,đọc tài liệu . HS xem bài trước khi lên lớp III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học : * Hoạt động 1 -Khởi động : 1) Oån định 2) KTBC 3) Giới thiệu : * Hoạt động 2- Hình thành kiến thức mới : Hoạt động thầy và trò Ghi bảng Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sgk - Tìm trong phương ngữ mà các em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác GV cho học sinh thảo luận nhóm ghi vào bảng phụ và trình bày . GV nhận xét sửa chữa và đánh giá . Hỏi : Những từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng không có tên gọi trong các phương khác ,ngôn ngữ toàn dân ? - Nhút , bồn bồn,sầu riêng,chôm chôm,măng cụt, mù u. Hỏi : Các từ giống về nghĩa nhưng khác về âm ? - Mệ –Bà , mạ- mẹ,tía – bố – bọ ,chộ- thấy . Hỏi : Tìm các từ giống về âm nhưng khác về nghĩa với các từ trong phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân ? - Oám ( bệnh )/ Oám ( gầy ) - Nón- Nón ( mũ ) Hỏi : Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân ? Gv cho học sinh thảo luận nhóm Nhưng trình bày độc lập để học sinh phát huy được tính chủ động,khả năng trình bày một vấn đề trong học tập . - Cho thấy Việt nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng ,miền,điều kiện tự nhiên ,đặc điểm tâm lí ,phong tục tập quán ,,, tuy nhiên sự khác biệt đó không lớn . - Một số từ địa phương trong phần này có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân vì những từ ngữ này vốn gọi tên những hiện tượng sự vật chỉ xuất hiện ở vùng này sau đó dần dần phổ biến trong cả nước . Hỏi : Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào và cách hiểu nào được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân? Học sinh suy nghĩ độc lập và trình bày ý kiến của mình . GV nhận xét . Hỏi : Chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích ? Thuộc phương ngữ nào ? Việc sử dụng từ ngữ địa phương có tác dụng gì ? - Chi,rứa,nờ,tui,có răng,ưng,mụ.. - Phương ngữ Trung . - Góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê về tình cảm suy nghĩ tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy . * Hoạt động 2 –Hướng dẫn luyện tập Học sinh thảo luận nhóm và tìm thêm những từ ngữ trong các phương ngữ khác sau đó cử người trình bày . GV nhận xét A/ Tìm hiểu bài : Bài tập : 1. Những từ không có tên gọi : Nhút,bồn bồn Các từ giống về nghĩa nhưng khác âm: Mệ-bà.. Các từ giống âm như khác nghĩa: gầy 2. - Cho thấy sự khác biệt giữa cá vùng miền.. - Một số từ địa phương có thể chuyển thành từ toàn dân khi được dùng phổ biến . 3. Học sinh tự trình bày. 4. – Chi,rứa, nờ.. - Phương ngữ trung - Nhấn mạnh hình ảnh vùng quê và tính cách của người mẹ ,sống động gợi cảm. B.Luyện tập : (Bài tập nâng cao ) * Hoạt động 3 – Củng cố,dặn dò: Củng cố : Theo em vì sao một số từ ngữ địa phương trở thành từ toàn dân ? Dặn dò : về nhà xem lại bài tập và sạon bài mới : Đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .
Tài liệu đính kèm: