Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 116 đến tiết 120

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 116 đến tiết 120

MÙA XUÂN NHO NHỎ

 (Thanh Hải)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ dâng hiến của tác giả.

2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích hình tượng thơ trữ tình.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, chân dung tác giả.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Nêu cảm nhận của mình về hình tượng con cò trong bài thơ con cò.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 116 đến tiết 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 116 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
mùa xuân nho nhỏ
	(Thanh Hải)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ dâng hiến của tác giả.
2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích hình tượng thơ trữ tình.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, chân dung tác giả.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu cảm nhận của mình về hình tượng con cò trong bài thơ con cò.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh gia, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Xác định bố cục của bài thơ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 3:
* Tác giả giới thiệu mùa xuân qua những hình ảnh nào?
(Dòng sông xanh, bông hoa tím, giọt long lanh)
* Nhận xét vè màu sắc của mùa xuân?
* Nhận xét nghệ thuật trong hai câu thơ đầu?
* Tại sao khi miêu tả mùa xuân, tác giả lại nhắc đến người cầm súng và người nông dân ra đồng?
* Hình ảnh lộc non bộc lộ cảnh sắc của mùa xuân như thế nào?
 Hoạt động 4:
* Nhận xét về cách chuyển tữưng hô? (Sự hài hoà giữa cá nhân và mọi người)
* Nghệ thuật điệp ngữ ta làm thể hiện tâm niệm của tác giả như thế nào?
Hoạt động 5:
Hs: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhận xét, bổ sung, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Thanh Hải (1930-1980) là một cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu kháng chiến chống Mĩ.
* Tác phẩm được sáng tác khi tác giả đang bị ốm, sắp qua đời.
2. Đọc bài:
* Thể thơ năm tiếng.
* Bố cục: 
- Mùa xuân của thiên nhiên.
- Mùa xuân của đất nước.
- Ước nguyện của tác giả trước mùa xuân.
II. Phân tích:
 1. Hình ảnh của mùa xuân:
- Màu sắc dịu nhẹ, thanh mát.
- Nghệ thuật đảo ngữ ề Sống động, bất ngờ.
- Người chiến sĩ, nông dân là lực lượng chủ yếu làm nên mùa xuân của đất nước.
? Trẻ trung, đầy sức sống.
2. Tâm niệm của tác giả:
- Nghệ thuật điệp từ ề tô đậm tâm niệm dâng hiến cho đời cho đất nước.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài Viếng lăng Bác.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 117 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
viếng lăng bác
	(Viễn Phương)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng của tác giả, của nhân dân miền Nam đối với Bác.
2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích hình ảnh thơ trữ tình.
3. Thái độ: Tình cảm trân trọng, tự hào, kính yêu đối với Bác.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, chân dung tác giả.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Nêu cảm nhận của bản thân?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu về hình ảnh lăng Bác và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Thảo luận, xác định nội dung chính và bố cục của bài thơ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 2:
* Cảm xúc của tác giả? Cảm xúc đó được thể hiện như thế như thế nào?
* Hình ảnh bắt gặp đầu tiên được tác giả cảm nhận như thế nào?
* Phân tích nghệ thuật ẩn dụ của tác giả?
* Phân tích hình ảnh Bác nằm yên nghỉ?
* Cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào?
* Khổ thơ cuối cùng bộc lộ cảm xúc gì?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Viển phương (1928) quê ở An Giang, có mặt sớm trong lực lượng văn ngệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ.
* Bài thơ (1976) được trích từ tập “Như mây mùa xuân”.
2. Đọc bài:
* Nội dung chính: Cảm xúc của tác giả trong lần đầu tiên đến thăm lăng Bác.
* Bố cục chia theo khổ.
II. Phân tích:
 1. Khổ thơ đầu:
- Cảm xúc bồi hồi xúc động của người con miền Nam.
- Hàng tre; biểu tượng của dân tộc Việt Nam bất khuất kiên cường.
2. Khổ thơ 2:
- Hình ảnh mặt trời ề chân lý vĩnh cữu của Bác đối với nhân dân.
- Trang hoa: ẩn dụ mới mẻ đầy xúc động ? tấm lòng người dân dâng người.
3. Khổ thơ 3:
- Một lần nữa khẵng định sự vỉnh hằng của Bác trong lòngngười dân Việt Nam.
- Cảm xúc đau đớn được thể hiện cụ thể.
4. Khổ thơ 4:
- Luyến tiếc khi phải xa Bác.
-Ước nguyện được mải mải ở bên Bác, canh giấc ngủ cho Bác. 
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cơ bản
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm chắc nội dung bài học. học thuộc bài thơ. Đọc tìm hiểu tp “Sang thu”
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 118 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
nghị luận về tác phẩm truyện
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm, nội dung của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
2. Kĩ năng: Nhận diện, phân tích bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bài văn mẫu, đề văn nghị luận.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Trình bày cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc văn bản, thảo luận, phân tích đặc điểm theo hướng dẫn.
* Vấn đề nghị luận của văn bản là gì?
* Xác định các luận điểm của văn bản?
* Nhận xét lập luận và sử dụng dẫn chứng, lý lẽ của người viết?
Hoạt động 2:
Hs: Thảo luận khái quátđặc điểm, yêu cầu về nội dung và hình thức của văn bản nghị luận về tác phẩm truyện.
Gv: Nhận xét, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:
Hs: Hoạt động nhóm, phân tích đặc điểm của đoạn văn theo hướng dẫn sgk.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
I. Nhận diện bài văn nghị luận:
1. Ví dụ:
* Nội dung: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong tp lặng lẽ Sa Pa.
* Các luận điểm:
- Anh đã để lại nhiều ấn tượng khó phai.
- Tấm lòng yêu nghề, yêu đời, tinh thần trách nhiệm cao.
- Anh đáng yêu ở nổi thèm người, anh lại rất khiêm tốn.
- Khái quát vè vẻ đẹp của anh.
* Lập luân thuyết phục, dẫn chứng xác đáng, sinh động.
2. Kết luận:
Ghi nhớ sgk.
II. Bài tập:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về đặc điểm của văn bản nghị luận về tác phẩm truyện.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 119 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
Cánh làm bài văn nghị luận 
về tác phẩm truyện
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực hành làm bài tập làm văn nghị luận.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, đề văn.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu đặc diểm của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc các đề văn, thảo luận, so sánh sự khác nhau giữa các đề văn.
Hs: Thảo luận, tự ra đề văn nghị luận.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc kỉ đề bài.
Gv: Hướng dẫn tìm hiểu đề và tìm ý.
* Đề văn yêu cầu về thể loại gì?
* Khi làm bài cần sử dụng phương pháp như thế nào?
* Nhận xét về phẩm chất điển tình của ông Hai?
* Các biểu hiện của phẩm chất đó?
Hs: Thảo luận, lập dàn ý cho đề văn trên.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
Hs: Thảo luận, viết đoạn mở bài và một đoạn phần thân bài.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hoạt động 3:
Hx: Thảo luận. khái quát các bước làm bài văn nghị luận.
Gv: Nhận xét, đánh giá, chôt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Đề bài văn nghị luận:
* Giống nhau về yêu cầu: đều bàn về tác phẩm văn học.
* Khác nhau: Suy nghĩ khác phân tích.
II. Các bước làm bài văn nghị luận:
 Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm.
- Xuất phát từ sự cảm nhận, hiểu của bản thân.
* Tình yêu làng hoà quyện với lòng yêu nước của ông Hai.
* Biểu hiện:
- Các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.
- Các chi tiết nghệ thuật.
- ý nghĩa của tình cảm ấy đối với nhân vật.
2. Lập dàn ý:
3. Viết bài
III. Khái quát:
Ghi nhớ (sgk)
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cơ bản cần nắm về các bước làm bài văn nghị luận
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hoàn thành bài tập, Đọc lại đoạn văn Chiếc lược ngà.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 120 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
luyện tập cách làm bài văn 
 nghị luận về tác phẩm truyện
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu kiến thức đã học về văn nghị luận về tác phẩm truyện.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hành các bước làm bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, đề văn nghị luận.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Trình bày yêu cầu các phần của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận về tác phảm truyện.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc kỉ đề văn, thảo luận, thực hành các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
* Trình bày yêu cầu của đề bài?
Hs:Thảo luận, trình bày các ý cần trình bày trong bài văn.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hs: Thảo luận, dựa vào các ý đã tìm được để lập dàn ý theo ba phần.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
Hs: Thảo luận, viết một phần của bài văn.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3:
Hs: Làm vào vở viết bài tập làm văn với đề văn trên để nộp vào tiết học sau.
I. Nội dung kiến thức:
II. Thực hành:
 Đề văn: Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
1. Tìm hiểu đề:
- Nghị luận về tác phẩm truyện.
- Đánh giá, nhận xét về nộ dung của tác phẩm.
2. Lập dàn ý:
- Mở bài.
- Thân bài.
- Kết bài.
3. Viết bài:
III. Viết bài tập làm văn:
Hs tự làm bài ở nhà.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về các bước làm bài văn nghị luận.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập làm văn.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct116-t120.doc