Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 146 đến tiết 150

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 146 đến tiết 150

RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG

 (Đ.Đi-phô)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật.

2. Kĩ năng: Đọc, phân tích tiểu thuyết tự truyện.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, chân dung tác giả.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Hãy nêu cảm nhận của mình về các cô gái thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi?

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 146 đến tiết 150", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 146 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
	(Đ.Đi-phô)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật.
2. Kĩ năng: Đọc, phân tích tiểu thuyết tự truyện.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, chân dung tác giả.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Hãy nêu cảm nhận của mình về các cô gái thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giớithiệu đôi nét về tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô và dẫn vào bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm?
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Thảo luận, xác định nội dung chính của văn bản.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 2:
* Trang phục của Rô-bin-xơn bao gồm những gì được kể lại?
* Có gì khác thường trong những trang phục này?
* Em hình dung cuộc sống của Rô-bin-xơn như thế nào qua trang phúc đó?
* Vì sao Rô-bin-xơn phải tự tạo trang phục cho mình? (hàng chục năm một mình trên đảo hoang)
* Việc này cho thấy Rô-bin-xơn là người như thế nào?
* Khi kể lại việc này, Rô-bin-xơn nghĩ rằng mội người sẽ hoảng sợ hoặc phá lên cười, và chính mình cũng mỉm cười, vì sao?
* Điều này cho thấy Rô-bin-xơn là người ntn?
Hoạt động 3:
* Nước da không đến nổi đen cháy là nước da như thế nào? Điều đó cho thấy cuộc sống trên đảo hoang như thế nào?
* Em thấy Rô-bin-xơn là người như thế nào?
* Vì sao có lúc Rô-bin-xơn không cắt râu?
* Rô-bin-xơn đã chăm sóc hàng ria của mình ntn?
Hs: Tự trình bày.
* Điều đó cho thấy cách sống ntn của Rô-bin-xơn?
* Nhận xét về giọng điệu?
* Từ đó ta hiểu Rô-bin-xơn là người ntn?
 Hoạt động 4:
Hs: Thảoluận, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Gv: Nhận xét, chốt lại.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Đe-ni-ơn Đi-phô(1660-1731) là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ 18. Viết tiểu thuyết khá muộn (gần 60 tuổi).
* Văn bản: Được trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô.
2. Đọc bài:
* Bố cục: 2 phần
- Trang phục của Rô-bin-xơn.
- Diện mạo của Rô-bin-xơn
II. Phân tích:
 1. Trang phục của Rô-bin-xơn:
-Mũ, áo quần, ủng, thắt lưng, dây đeo, túi đựng đồ, gùi, súng.
ề Tất cả bằng da dê, do người mặc tự tạo, kì cục ngộ nghĩnh.
ề Cuộc sống gian khổ, khó khăn.
ề Rô-bin-xơn là người lao động sáng tạo, không khuất phục trước hoàn cảnh.
- Trang phục ngộ nghĩnh, kỳ lạ...
ề Rô-bin-xơn là người chân thật, lạc quan.
2. Diện mạo của Rô-bin-xơn:
* Nước da đen một cách không bình thường ề cuộc sống khắc nghiệt, gian khổ.
- Rô-bin-xơn chịu đựng gian khổ, biết ren luyện.
* Có lúc không cắt râu vì bi quan.
- Rô-bin-xơn chăm sóc hàng ria của mình ề lạc quan, không đánh mất hi vọng sống trở về.
* Giọng điệu dí dỏm, khôi hài.
? Rô-bin-xơn là con người chấp nhận và cải biến hoàn cảnh, lạc quan, không tuyệt vọng, có ý chí sống mãnh liệt.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, chuẩn bị bài tổng kết về ngữ pháp.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 147 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
tổng kết về ngữ pháp
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức đã học về từ loại.
2. Kĩ năng: Hệ thống hoá được các kiến thức về từ loại.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, mẫu ngữ liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Trong các từ in đậm trong các câu sau, từ nào là danh từ, động từ, tính từ?
* Thay thế các từ vào trước nhữg từ thích hợp trong ba cột bên.
Hs: Thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
* Cho biết danh từ có thể đứng sau những từ nào, động từ có thể đứng sau những từ nào, tính từ có thể đứng sau những từ nào?
* Kẻ bảng theo mẫu và điền từ.
Hs: Thảo luận, trình bày vào bảng phụ.
Gv: Nhận xét.
* Xác định từ loại các từ in đậm, trong trường hợp này các từ đó được sử dụng nhừ từ loại nào?
Hoạt động 2:
Hs: Kẻ bảng theo mẫu, xác định các từ loại vào bảng.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
I. Từ loại:
1. Danh từ, động từ, tính từ:
a, 
- Danh từ: lần, lăng, làng.
- Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
- Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng.
b, 
rất hay một cái 
quá đột ngột
đã đọc hãy phục dịch 
các ông giáo những lần
một làng hơi phải
đã nghĩ ngợi vừa đập
rất sung sướng.
c,
- Danh từ: những, các, một.
- Động từ: hãy, đã, vừa.
- Tính từ: rất, hơi, quá.
d, Hs tự trình bày.
e, 
- tròn: tính từ động từ.
- lí tưởng: danh từ tính từ.
- băn khoăn: động từ ề danh từ.
2. Các loại từ khác:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về các loại từ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hoàn thành các bài tập, ôn lại kiến thức về cụm từ.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 148 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
tổng kết về ngữ pháp
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức đã học về cụm từ.
2. Kĩ năng: Tổng kết hệ thống hoá kiến thức về cụm từ.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: bảng phụ, ngữ liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm?
* Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ?
Hoạt động 2:
* Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm?
* Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ?
Hoạt động 3:
* Xác định thành phần trung tâm của các cụm từ in đậm?
* Tìm cá thành phần phụ trước và sau?
II. Cụm từ:
 Bài tập 1:
* Phần trung tâm:
- ảnh hưởng quốc tế.
- nhân cách.
- lối sống.
- ngày khởi nghĩa.
- tiếng cười nói.
* Các từ trung tâm của cụm từ là danh từ.
Bài tập 2:
* Phần trung tâm:
- đến.
- chạy.
- ôm.
- lên.
* Các phần trung tâm là động từ.
Bài tập 3: 
 * Phần trung tâm:
- Việt Nam.
- bình dị.
- phương đông.
- mới.
- hiện đại.
- êm ả.
- phức tạp.
- phong phú và sâu sắc.
* Phụ trước:
- rất
- cũng.
- Sẻ không.
* Phụ sau: 
- hơn.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về cụm từ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hòn thành các bài tập, chuẩn bị bài luyện tập viết biên bản.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 149 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
luyện tập viết biên bản
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức về đặc điểm, nội dung, mục đích và cách viết biên bản.
2. Kĩ năng: Tạo lập biên bản.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: bảng phụ, đề văn.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: gv giới thiệu mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Biên bản nhằm mục đích gì?
* Người viết biên bản cần phải có trách nhiệm và thái độ như thế nào?
* Nêu bố cục phổ biến của biên bản?
Hs: Trình bày chi tiết các mục của biên bản.
gv: Nhận xét, bổ sung.
* Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt?
Hoạt động 2:
Gv: Nêu tình huống: Lớp 9a vừa tổchức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn, phấn đấu để cuối năm học có 100% hs đạt yêu cầu, trong đó 60% đạt khá giỏi.
* Hãy viết biên bản cho cuộc họp ấy.
Hs: Thảo luận theo nhóm, viết biên bản cho cuộc họp, dựa vào gợi ý sgk.
Gv: Hướng dẫn.
Hs: Đại diện trình bày kết quả của nhóm mình.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Nội dung kiến thức:
- Biên bản ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra.
- Người viết biên bản cần có trách nhiệm về tính xác thực của biên bản và có thái độ trung thực.
- Bố cục của một biên bản 3 phần.
- Lời văn cần ngắn, gọn chính xác.
II. Luyện tập: 
 Viết biên bản. 
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về cách viết biên bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài hợp đồng.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 150 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
hợp đồng
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm hợp đồng.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tạo lập hợp đồng đúng yêu cầu.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, văn bản.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu bố cục các mục của một biên bản?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc các văn bản.
* Tại sao cần phải có hợp đồng?
* Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
* Hợp đồng cần đạt những nội yêu cầu nào?
* Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết?
Hs: Tự trình bày.
Hs: Khái quát lại đặc điểm của hợp đồng.
Gv: Nhận xét, bổ sung, khái quát.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc lại các văn bản.
* Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? 
* Nhận xét cách ghi tên của hợp đồng?
* Phần nội dung gồm những mục gì?
* Nhận xét cách ghi những mục này?
* Phần kết thúc hợp đồng có những mục nào?
* Nhận xét về lời văn của hợp đồng?
Hs: Khái quát lại nội dung.
Gv: Nhận xét, chốt lại.
Hoạt động 3:
Hs: Chọn các tình huống cần làm hợp đồng.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hs: Viết phần nội dung chính của hợp đồng thuê nhà.
Gv: Nhận xét, đnáh giá.
I. Đặc điểm của hợp đồng:
1. Ví dụ:
- Khi các bên có sự thoả thuận liên quan trực tiếp đến nhau.
- Hợp đồng ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giaô dịch.
- Hợp đồng phải đúng theo mẩu quy định.
2. Kết luận:
Ghi nhớ sgk.
II. Cách làm hợp đồng:
 1. Ví dụ:
- Phần mở đầu: Quốc hiệu tiêu ngữ, tên hđ, thời gian, địa điểm, họ tên chức vụ của các bên tham gia.
- Tên hđ ghi chữ in hoa ở chính giữa văn bản.
- Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hđ theo từng điều khoản đã được thống nhất.
- Phần kết thúc: Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện hai bên, dấu (nếu có).
- Lời văn phải chính xác, chặt chẽ.
2. Kết luận:
Ghi nhớ sgk.
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Các tình huống cần viết hđ: b, c, e.
Bài tập 2:
Hs tự trình bày.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về đặc điểm của hđ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài Bố của Xi-mông.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct146-t150.doc