Giáo án Ngữ văn 9 - Tìm hiểu giá trị nhân đạo của tác phẩm “truyện kiều” và các đoạn trích đã học ở truyện kiều – tìm các dẫn chứng cho các đoạn trích

Giáo án Ngữ văn 9 - Tìm hiểu giá trị nhân đạo của tác phẩm “truyện kiều” và các đoạn trích đã học ở truyện kiều – tìm các dẫn chứng cho các đoạn trích

I/ Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh :

- Nắm được giá trị nhân đạo của tác phẩm “Truyện Kiều” cũng như các đoạn trích đã học và tìm một số dẫn chứng để minh họa cho các nội dung ở các đoạn trích đó.

- Cảm nhận sâu sắc được giá trị nhân đạo đó để bước đầu định hướng cho việc phân tích , chứng minh cho giá trị này.

- Cảm nhận được giá trị đẹp đẻ của “Truyện Kiều” để yêu thích tác phẩm này.

II/Nội dung cụ thể :

Qua hệ thống câu hỏi của giáo viên giúp học sinh nắm được các vấn đề sau :

A/Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Truyện Kiều”

1)Niềm yêu thương sâu sắc trước những đau khổ của con người.

2)Sự lên án tố cáo những thế lực tàn bạo.

3)Sự trân trọng đề cao con người từ vẽ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân thành.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tìm hiểu giá trị nhân đạo của tác phẩm “truyện kiều” và các đoạn trích đã học ở truyện kiều – tìm các dẫn chứng cho các đoạn trích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NÂNG CAO
PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU
Thời lượng : 06 tiết
Tiết 1&2
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM “TRUYỆN KIỀU”
VÀ CÁC ĐOẠN TRÍCH ĐÃ HỌC Ở TRUYỆN KIỀU
– TÌM CÁC DẪN CHỨNG CHO CÁC ĐOẠN TRÍCH
I/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Nắm được giá trị nhân đạo của tác phẩm “Truyện Kiều” cũng như các đoạn trích đã học và tìm một số dẫn chứng để minh họa cho các nội dung ở các đoạn trích đó.
- Cảm nhận sâu sắc được giá trị nhân đạo đó để bước đầu định hướng cho việc phân tích , chứng minh cho giá trị này.
- Cảm nhận được giá trị đẹp đẻ của “Truyện Kiều” để yêu thích tác phẩm này.
II/Nội dung cụ thể :
Qua hệ thống câu hỏi của giáo viên giúp học sinh nắm được các vấn đề sau :
A/Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Truyện Kiều”
1)Niềm yêu thương sâu sắc trước những đau khổ của con người.
2)Sự lên án tố cáo những thế lực tàn bạo.
3)Sự trân trọng đề cao con người từ vẽ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân thành.
B/Giá trị nhân đạo của các đoạn trích đã học trong tác phẩm “Truyện Kiều” và các dẫn chứng .
1) “Chị em Thúy Kiều” : Đề cao những giá trị con người về nnhân phẩm, tài năng, khát vọng, ý thức, về thân phận cá nhân - Cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca
(Học sinh nêu dẫn chứng)
2) “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người. 	 (Học sinh nêu dẫn chứng)
3) “Mã Giám Sinh mua Kiều”:
-Lên án, tố cáo các thế hệ tàn bạo chà đạp lên con người.
-Thương cảm trước những đau khổ bi kich của con người
(Học sinh nêu dẫn chứng)
*Lưu ý : Khi Học sinh nêu dẫn chứng, giáo viên cần xác định – Đúng, sai – và phân tích sơ qua cho các em hiểu để các em bước đầu hiểu cách làm bài sau này, bởi vì các em chưa biết hoặc còn ngỡ ngàng trước kiểu bài nghị luận văn học này.
Tiết 3&4
LẬP DÀN Ý
I/Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh
- Biết cách lập dàn ý cho bài làm về đề này và bước đầu nắm bắt được cách làm bài qua việc luyện tập.
- Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
- Nhận thức được vẻ đẹp của “Truyện Kiều” và ham thích học tác phẩm này.
II/Nội dung cụ thể :
Giáo viên hướng dẫn cách làm dàn ý, nêu yêu cầu từng phần – Dàn ý cụ thể .
LẬP DÀN Ý :
I/Mở bài : - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 - Đánh giá giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều”
*Giáo viên hướng dẫn : Trong mở bài có các yêu cầu này, nhưng không nên nêu ở dạng liệt kê mà phải diễn đạt cho tốt, cho hay : Có thể tìm các câu thơ của các tác giả khác để làm nền rồi chuyển qua các yêu cầu đó.
*Giáo viên nêu vài ví dụ cho học sinh hiểu :
1) “Tiếng thơ ai động đất trời
 Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
 Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
 Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
(Tố Hữu)
Nguyễn Du là một thiên tài văn học của dân tộc Việt Nam. Bằng cả trái tim yêu thương sự sống của con người mà nhà thơ đã viết nên tác phẩm “Truyện Kiều”. Đây là một kiệt tác văn chương đã thấm sâu vào tâm hồn của người dân nước Việt và làm xúc động bao người trên thế giới. Một trong những thành công lớn ở áng thơ này là giá trị nhân đạo sâu sắc mang tính nhân văn cao.
2) “Thế đấy Nguyễn Du vĩ đại ơi
 Câu thơ máu thịt thấm bao đời
 Bốn chiều cuộc sống hồn dân tộc
 Đựng cả mênh mông của đất trời.”
(Tế Hanh)
Vâng, Nguyễn Du rất vĩ đại ! Người đã để lại cho đời một kiệt tác văn chương đó là “Truyện Kiều”. Đây là một tác phẩm đã đưa Tố Như lên đỉnh vinh quang – Danh nhân văn hóa thế giới - Đọc “Truyện Kiều” chúng ta cảm nhận được giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc của một trái tim ngập tràn tình cảm yêu thương về sự sống của con người.
II/Thân bài : Nêu các giá trị nhân đạo và phân tích các dẫn chứng để làm sáng tỏ giá trị đó.
*Giáo viên cung cấp cho học sinh từng giá trị và các dẫn chứng cụ thể .
1)Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người :
-Trái tim nhà thơ quặn đau, se thắt cho số kiếp lênh đênh bạc mệnh của Thúy Kiều :
“Thương thay một kiếp con người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi ?”
-Qua hiện thực của cuộc đời Kiều, Nguyễn Du đã cảm nhận nổi đau khổ chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
-Nhìn gia đình Kiều bị tên bán tơ vu họa. ông xót xa để chia xẻ nỗi niềm
“Rừng cao rút ngược dây oan
Dẫu là đá cũng nát gạn lọ người”
-Tâm trạng của Kiều buồn đau chán ngán cũng là lời của chính trái tim Nguyễn Du
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
-Tác giả đau xót cho cảnh Kiều bị Hồ Tôn Hiến bắt Kiều đàn để mừng cho chiến công 
của hắn.
“Một cung gió thoảng mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”
2)Sự lên án tố cáo các thế lực tàn bạo :
-Nguyễn Du tố cáo bọn tay sai hung tàn đã sầm sập vào nhà bắt gia đình Kiều.
“Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
-Lên án hành vị cướp bóc tài sản của những người dân lành vô tội :
“Đồ tế nhuyễn của riêng tây
Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”
-Vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện của tên Trọng thần Hồ Tôn Hiến khi hắn làm nhục 
Thúy Kiều.
“Nghĩ mình phương diện quốc gia
Quan trên ngắm xuống, người ta trông vào
...
Lệnh quan ai dám cãi lời
Ép tình mới ghép cho người thổ quan”
-Lên án xã hội phong kiến vì đồng tiền mà đã làm cho nhân dân chịu nhiều đau khổ :
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
-Vạch trần bộ mặt những tên lưu manh vì đồng tiền mà chà đạp lên nhân phẩm con người 
“Định ngày nạp thái vu quy
Tiền lưng đã sẵn việc gì không xong”
-Tố cáo những kẻ bất nhân buôn thịt bán người đầy thủ đoạn
“Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”
3)Sự trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân thành :
-Gợi tả bức chân dung hai chị em Kiều đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn :
“Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
-Vẽ nên bức chân dung của Thúy Vân - Một người con gái có vẻ đẹp đoan trang phúc
hậu :
“Vân xem trạng trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
-Khắc họa bức chân dung Thúy Kiều một giai nhân tuyệt sắc “sắc sảo, mặn mà”
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành”
-Khắc họa chân dung Kim Trọng - Một văn nhân nổi tiếng trong vùng :
“Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh, cành dao”
-Ca ngợi tài năng xuất chúng của Thúy Kiều:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương”
-Ca ngợi phẩm chất của Kiều bán mình chuộc cha, cứu gia đình :
“Hạt mưa sá nghĩ phận hèn
Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân”
-Đề cao tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nông ấp lạnh những ai đó giờ
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
-Ca ngợi sự hy sinh tình cảm cao đẹp của Kiều :
“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười dưới suối hãy còn thơm lây
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
-Khắc họa Từ Hải - Người anh hùng, nhân vật lý tưởng thể hiện sự khao khát, ước mơ công lý :
“Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài
III/ Kết bài :
	-Khẳng định giá trị nhân đạo của Truyện Kiều
	-Đánh giá về sự thành công của tác phẩm Truyện Kiều.
	(Có thể nêu tác dụng của Truyện Kiều đối với người đọc)
Tiết 5&6
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN
	I/Mục tiêu cần đạt :
	Giúp học sinh 
-Luyện tập viết các đoạn văn để các em viết được các đoạn văn nhằm hoàn chỉnh bài viết của mình.
-Biết cách làm kiểu bài nghị luận văn học, phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn học.
-Cảm thụ được giá trị đặc sắc của “Truyện Kiều” và thấy được trái tim nhân hậu của Nguyễn Du .
	II/Nội dung cụ thể :
1)Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thức viết đoạn văn :
	-Cách mở bài cần lưu ý phần giáo viên đã gợi ý ở phần mở bài.
	-Viết đoạn văn phải dựa trên cơ sở của từng mục ở thân bài để hình thành đoạn văn của mình. Chú ý cách diễn đạt và phân tích các dẫn chứng ở dàn ý.
	-Phần kết bài cần dựa vào yêu cầu đã nêu. Có thể kết lại ở cuối bài bằng một đoạn thơ của một tác giả nào đó nói về “Truyện Kiều”. Ví dụ như :
* “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”
(Tố Hữu)
	* “Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc
	 Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường
	 Chàng Kim đã đến tìm lau giọt khóc
	 Và lò trầm đêm ấy tỏa bay hương”
(Chế Lan Viên)
	* “Thi hào Nguyễn Du cảm xúc tràn trề
	 Mực và máu trào lên ngọn bút
	 Làm nên tầm cở văn chương dân tộc
	 Câu thơ - nước mắt – nhân tình”
(Phan Xuân Hạt)
2)Luyện tập : Viết đoạn văn:
-Cho học sinh viết đoạn văn mở bài
-Cho học sinh viết một vài đoạn ở thân bài.
-Cho học sinh viết đoạn kết bài.
* Sau mỗi đoạn, giáo viên cho học sinh đọc để các em nhận xét. Sau đó giáo viên nhận xét, điều chỉnh những hạn chế cho các em rút kinh nghiệm 
Cho học sinh về nhà hoàn chỉnh bài

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU DE TU CHON VAN 9 nang cao.doc