Giáo án Ngữ văn 9 - Trường PTDT Nội trú - Thuận Châu

Giáo án Ngữ văn 9 - Trường PTDT Nội trú - Thuận Châu

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu cần đạt

 + Kiểm tra kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội. ( Tìm ý, trình bày, diễn đạt dùng từ , đặt câu)

 + Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận mạch lạc, chặt chẽ, bố cục 3 phần.

 + Giáo dục học sinh ý thức học tập để nâng cao chất lượng bộ môn.

II. Chuẩn bị

 Thầy: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý các đề bài.

 Ra đề, đáp án biểu điểm.

Trò: Ôn lại kiến thức đã học về văn nghị luận.

 Làm dàn ý các đề bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 Chuẩn bị giấy kiểm tra.

 

doc 103 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Trường PTDT Nội trú - Thuận Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :26/1/2007	Ngày giảng:29/1/2007
 Tiết : 104 + 105
Viết bài tập làm văn số 5
A. Phần chuẩn bị 
I. Mục tiêu cần đạt 
	+ Kiểm tra kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội. ( Tìm ý, trình bày, diễn đạt dùng từ , đặt câu)
	+ Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận mạch lạc, chặt chẽ, bố cục 3 phần.
	+ Giáo dục học sinh ý thức học tập để nâng cao chất lượng bộ môn.
II. Chuẩn bị 
	Thầy: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý các đề bài.
	Ra đề, đáp án biểu điểm.
Trò: Ôn lại kiến thức đã học về văn nghị luận.
	Làm dàn ý các đề bài theo hướng dẫn của giáo viên.
	Chuẩn bị giấy kiểm tra.
B. Phần thể hiện trên lớp
I. ổn định tổ chức
	Sỹ Số:39 HS.
 II. Bài mới 
I. Đề bài:
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên những hồ nước mát trong hay ở những công viên nổi tiếng.... người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
* Yêu cầu của đề:
- Bài văn thuộc: nghị luận về một sự việc, một hiện tượng đời sống ( Cụ thể một hiện tượng của cuộc sống)
- Hai yêu cầu: Đặt một nhan đề.
 Viết bài văn nêu suy nghĩ về hiện tượng đó.
- Nội dung:
 Hiện tượng khá phổ biến : vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng vấn đề đưa ra bàn luận.
Có thể:
- Một khu công viên nổi tiếng ở trung tâm thị trấn.
- Hồ nước khu gần công viên bị ô nhiễm nặng.
- Dòng suối cách công viên.
- Khu du lịch sinh thái ( nếu có)
- Con đường trung tâm thị trấn.
+ Nghị luận: phân tích, chứng minh, bàn luận.
II. Đáp án:
1.Mở bài:
Khái quát vấn đề đưa ra để bàn luận.
Hiện tượng đó là gì mà em gặp trong cuộc sống.
Nêu luận điểm chính của bài văn.
2. Thân bài;
 - Phân tích nguyên nhân của hiện tượng đó.
 - Do ý thức của con người.
 - Chưa nhận thức rõ tác hại của hiện tượng đó.
- Chỉ rõ tác hại đ nêu dẫn chứng cụ thể.
 - ảnh hưởng đến sức khỏe của con người gây nhiều bệnh tật nguy hiểm như lao phổi, ung thư.....
 - Gây ô nhiễm môi trường: mùi hôi thối, mốc....
 Làm mất cảnh quan nơi công cộng.
 Không còn là nơi vui chơi, giải trí của mọi người.
Suy rộng ra: làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ( nếu đó là khu vui chơi, giải trí, hồ nước, dòng suối...)
- Suy nghĩ của bản thân trước hiện tượng đó.
 - Nhận thức về hiện tượng đó như thế nào (theo ý chủ quan)
 - Đánh giá chung về hiện tượng.
 - ý kiến riêng của bản thân.
 - Những kiến nghị đề, nghị...
3. Kết bài.
Đánh giá chung về hiện tượng ( khái quát lại vấn đề)
Nêu suy nghĩ của bản thân ( Hành động, lời kêu gọi)
III. Biểu điểm:
- Điểm 9, 10 
 Bài viết trình bày được nội dung cơ bản như đáp án.
Bố cục rõ ràng đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài.
Trình bày, diễn đạt mạch lạc ,dễ hiểu.
Câu từ chính xác , không sai lỗi chính tả.
- Điểm 7, 8
Bài viết thể hiện được những nội dung cơ bản như đáp án nhưng chưa thật đầy đủ, còn thiếu một vài nội dung như không đáng kể.
Bố cục rõ ràng đầy đủ.
Trình bàt mạch lạc sạch sẽ.
- Điểm 5,6
Bài viết thể hiện được 2/3 nội dung theo yêu cầu của đề bài.
Trình bày còn đôi chỗ thiếu mạch lạc, diễn đạt còn yếu một số ý.
Sai một vài lỗi dùng từ, đặt câu.
- Điểm yếu
Bài viết chưa thể hiện được nội dung cơ bản.
Chưa phân tích bàn luận, chứng minh để nổi bật vấn đề.
Bố cục chưa rõ ràng, mạch lạc, sai nhiều lỗi dùng từ, câu,chính tả.
Còn sử dụng nhiều ngôn ngữ nói.
- Điểm kém.
 Lạc đề
 Không làm bài.
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.
	Ôn lại kiến thưc đã học về văn nghị luân.
	Đọc các bài văn tham khảo.
	Đọc bài mới: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
	Yêu cầu: - Đọc văn bản
	 - Trả lời câu hỏi SGK.
Ngày soạn :28/1/2007	Ngày giảng:30/1/2007
 Tiết : 106
Chó sói và cừu 
trong thơ ngụ ngôn của la phông - ten
A. Phần chuẩn bị 
I. Mục tiêu cần đạt 
	Giúp học sinh:
	+ Hiểu được tác giả hài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông -ten với những dòng viết của hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
	+ Rèn kĩ năng: tìm phân tích luận điểm, luận chứng trong văn nghị luận.
II. Chuẩn bị 
	Thầy: Tài liệu SGK, SGV, một số bài thơ ngụ ngôn của La Phông- ten.
	Đọc, tìm hiểu hệ thống câu hỏi SGK.
Trò: Học bài cũ, đọc bài mới.
	Đọc phần chú thích SGK, soạn bài theo câu hỏi Đọc - hiểu văn bản.
B. Phần thể hiện trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) 
	GV: Tác giả đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam như thế nào.
	- Đọc lại câu văn đầu và cuối: Sự lặp lại ý câu mở đầu và câu cuối thể hiện chủ định gì của tác giả.
	HS: Chỉ rõ được điểm mạnh , điểm yếu của con người Việt Nam.
 	 Chủ định: Khắc sâu chủ đề.
	 Hướng tới lớp trẻ thời nay.
 II. Bài mới ( 1 phút) 
	ở đời ai chẳng biết chó sói là động vật hung dữ, ranh ma, xảo quyệt còn cừu là loài vật ăn cỏ hiền lành, chậm chạp, yếu ớt thường là mồi ngon cho chó sói. Nhưng dưới ngòi bút của một nhà sinh học, một nhà thơ những con vật này lại được miêu tả, phân tích rất khác nhau. Sự khác nhau đó là thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó. Tìm hiểu đoạn nghị luận của H.ten chú ý ta sẽ tìm thấy câu trả lời.
GV: Trình bày sự hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
Yêu cầu đọc: Chú ý phân biệt giọng với từng nội dung.
GV đọc mẫu- HS đọc- nhận xét.
GV: Xác định bố cục của bài nghị luận và đặt tiêu đề cho từng phần.
GV: Đối chiếu các phần, em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả.
GV: Quan sát phần văn bản. Nhận xét sự khác nhau của nhà khoa học và nhà thơ khi cùng phản ánh một đối tượng: con cừu.
+ Gợi ý: Nhà khoa học và nhà thơ đã có thái độ và tình cảm gì với con cừu.
 Đọc hai đoạn văn ,em hiểu thêm gì về đối tượng được nói tới: con cừu. Em có cảm xúc gì.
GV: Dưới con mắt của Buy- phông và La Phông –ten cừu là một con vật như thế nào?
GV: Dưới con mắt của Buy- phông chó sói hiện ra là một con vật như thế nào.
GV: Buy – phông đã có thái độ thế nào với con vật này.
GV: La Phông- ten tả chó sói có điểm gì giống và khác so với Buy- phông.
GV: Em nhận xét gì về cách tả chó sói của nhà thơ.
GV: Theo em, Buy- phông đã tả hai con vật bằng phương pháp nào? Cách tả ấy nhằm mục đích gì?
GV: Còn La Phông – ten đã dùng phương pháp nào để tả hai con vất ấy. Mục điách tả là gì?
GV: Từ sự phân tích trên em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Tác dụng của cách lập luận ấy.
GV: Khái quát những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
GV: Nội dung chủ yếu được đề cập đến trong văn bản là gì?
I. Tìm hiểu chung và đọc.
1. Tác giả tác phẩm.
+ Hi-pô-let Ten (1828-1893) là triết gia, nhà sử học và nhà nghiên cứu văn học, viện sĩ Viện hàn lâm Pháp. ông là tác gỉa công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng: La Phông -ten và thơ ngụ ngôn của ông.
+ Văn bản: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông -ten trích từ ChươngII , Phần thứ hai của công trình đó.
2. Đọc văn bản.
3. Bố cục văn bản và cách lập luận.
HS: Thảo luận.
2 phần:
 - Phần I: từ đầu đ tốt bụng như thế.
Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten và Buy - phông
- Phần II. Phần còn lại.
Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten và Buy -phông.
HS: Cả hai phần tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật của nhà khoa học Buy - phông. Dưới ngòi bút của La Phông- ten.
Nhưng khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông - ten đ bài nghị luận trở nên sinh động hơn.
II. Phân tích văn bản.
HS: Thảo luận.
 Hoàn thành vào phiếu học tập
 Báo cáo kết quả
Theo Buy-phông
Theo La Phông - ten 
+Không viết về một con cừu cụ thể mà nhận xét về loài cừu nói chung như một loài động vật bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng: sợ sệt nhút nhát, đần độn, không biết trốn tránh sợ nguy hiểm, không cảm thấy tình huống bất tiện, cứ ì ra, lì ra bất chấp hòan cảnh bên ngoài (dưới mưa,tuyết rơi,,)
+ Không nói đến tình mẫu tử thân thương ( Đặc điểm chung của mọi loài).
+ Hình ảnh con cừu cụ thể đã được nhân hóa như một chú bé (Chiên con) ngoan đạo ngây thơ, đáng thương, nhỏ bé, yếu ớt và hết sức tội nghiệp.
 Đặt cừu vào một tình huống đặc biệt đối mặt với chó sói bên dòng suối.
+ Không tùy tiện bịa đặt mà căn cứ vào những đặc điểm cơ bản vốn có của loài cừu: hiền lành, nhút nhát kêu rên, van xin rất tội nghiệp.
+ Tỏ thái độ xót thương, thông cảm như với con người nhỏ bé bất hạnh: thật cảm động, vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế
+ Nhắc đến tình mẫu tử thân thương cảm động
+ Rút ra bài học ngụ ngôn đối với con người.
HS: 
- Dưới mắt nhà khoa học Buy-phông cừu là con vật đần độn, sợ hãi, thụ động không biết trốn tránh nguy hiểm.
- Dưới con mắt của nhà thơ La Phông - ten Ngoài những đặc tính trên cừu là con vật dịu dàng, tội nghiệp , đáng thương, tốt bụng giàu tình cảm.
2. Hình tượng chó sói trong con mắt của nhà thơ và nhà khoa học.
HS: Chó sói hiện ra như một động vật ăn thịt dã thú.
(+) Nhà sinh học đã miêu tả và giải thích thói quen sống cô đọc và thói quen tụ bầy đàn của loài sói khi sống bình thường, khi tấn công con mòi to lớn hơn, khái quát thành lối sống qui luật chung của loài sói
HS: Tác giả khái quát chung về loài sói: từ bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã đến tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng..... lúc sống có hại, lúc chết vô dụng.
ị đó là loài vật đáng ghét , đáng trừ diệt.
HS: Thảo luận.
 Báo cáo kết quả.
(+) Đó cũng là một con sói cụ thể trong một hòan cảnh cụ thể.
 đói meo
 gầy giơ xương đi kiếm mồi.
Tình cờ gặp chú cừu non đang uống nước bên bờ suối.
- Đó cũng là một bạo chúa khát máu, độc ác không biết gì là thương xót những loài vật yếu hơn mình. Nó tìm mọi cách bắt tội để trừng phạt (ăn thịt) chú cừu non khi bụng đang đói meo.
- Chó sói cũng được nhân hóa như một kẻ mạnh, tham, ác, không có lương tâm, hống hách thích bắt nạt kẻ yếu.
- Nhưng đó cũng là một tính cách phức tạp độc ác mà khổ sở ,bất hạnh, trộm cướp hay mắc mưu, vì vụng về và ngu dốt nên luôn đói meo. Vì đói nên hóa rồ.
Một gã vô lại, luôn đói dài và luôn bị ăn đòn.
HS: Nhà thơ không xây dựng hình tượng chó sói một cách tùy tiện mà vẫn dựa vào những đặc tính cơ bản của loài sói.
3. Sự sáng tạo của nhà nghệ sĩ
HS: 
+ Nhà khoa học.
Tả chính xác, khách quan, dựa trên quan sát nghiêm túc, phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật.
HS
+ Nhà nghệ sĩ
 Tả với quan sát tinh tế, nhạy cảm trái tim , trí tưởng tượng phong phú. Đó là đặc điểm bản chất của sáng tạo nghệ thuật.
 Nhà nghệ sĩ khi tả đối tượng thì không chỉ hiểu sâu kĩ mà còn phải tưởng tượng, nhập thân vào đối tượng.
 La - Phông - ten viết về hai con vật nhưng là để giúp người đọc hiểu thêm, nghĩ thêm về đạo lí trên đời : đó là sự đối mặt giữa cái thiện và cái ác, kẻ yếu và kẻ mạnh. Chú cừu và chó sói đều đã được nhân hóa, nói năng hành động như người với n ... ủa mình.
III. Lập dàn ý.
1. Mở bài.
 Giới thiệu về đoạn trích và nhân vật: Bé Thu, ông Sáu.
 Đánh giá chung về tác phẩm.
2. Thân bài.
+ Phân tích nội dung.
a. Nhân vật bé Thu.
+ Thái độ và tình cảm của bé Thu.
- Khi cha về thăm nhà.
- Trong bữa cơm.
- Trong buổi chia tay cha.
- Khi ông Sáu nói" Ba đi rồi ba về với con"
b. Nhân vật ông Sáu.
- Nỗi khát khao được gặp con của ông Sáu.
- Khi bé Thu bỏ chạy.
- Nỗi khổ và niềm vui trong ba ngày về thăm nhà.
- Niềm yêu quí và thương con khi ông trở lại đơn vị.
+ Nhận xét, đánh giá tác phẩm.
- Nội dung.
Tình cảm cha con đằm thắm, bất diệt mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh.
+ Nghệ thuật.
Cốt truyện chặt chẽ có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí.
Người kể ở ngôi thứ nhất.
Nghệ thuật sinh động nhất là diễn biến tình cảm và hoạt động.
Ngôn ngữ giản dị mang đậm màu sắc nam Bộ.
3. Kết bài.
Nhận định đánh giá chung về tác phẩm.
Nêu suy nghĩ của bản thân.
IV. Nhận xét.
1. Ưu điểm.
 Nhìn chung các em đều có ý thức học bài , biết vận dụng kiến thức để viết một bài văn cụ thể.
 Đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề bài.
Biết cảm nhận để làm nổi rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Bố cục bài viết theo trình tự ba phần.
+ Về nội dung: Đã làm nổi bật nội dung qua hai nhân vật: Bé Thu và ông sáu.
Nhận xét đánh giá đúng nôi dung của tác phẩm.
+ Về nghệ thuật: bài viết phần nào đã đánh giá được những nét nghệ thuật đặc sắc.
 Các luận điểm luận cứ trong từng phần được trình bày ró ràng, mạch lạc. Các phần liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm nổi rõ vấn đề nghị luận.
Bài trình bày được những ý cơ bản như đạp án.
Bài viết sạch sẽ, câu từ diễn đạt tương đối tốt.
Phượng. Hưng, Dơ, Tươi, Nguyên..
2. Nhược điểm.
Một số em chưa chịu khó học bài, kĩ năng vận dụng kiến thức vào viết bài còn yếu.
Chưa nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nên bài viết xa đề. Không trọng tâm.
Năng lực cảm nhận về tác phẩm còn hạn chế.
Bố cục bài viết chưa rõ ràng mới chỉ đơn thuần đưa ra những chi tiết về nhân vật, chưa nhận xét đánh giá.
Các luận điểm, luận cứ chưa rõ ràng, các phần, các ý chưa lô gíc.
Một số em cách vào đề chưa hợp lý chưa trọng tâm.
Bài viết sơ sài. Chưa theo trình tự.
So với đáp án còn thiếu nhiều ý quan trọng.
Bài trình bày bẩn, chữ viết cẩu thả.
Sai, Công, Tú, Thơm, Chung, Sâu, Nếnh...
3. Thống kê điểm.
Giỏi:
Khá:
TB:
Yếu:
V. Thống kê lỗi và sửa lỗi.
+ Lỗi phạm kiến thức: Lầu A Sai, Thơm, Tú..
+ Lỗi về phương pháp: Tỉnh, Công, Bềnh, Sâu, Lả, Sềnh, Xuân...
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.
	Lập dàn ý đề bài.
	Ôn kiến thức : Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
	Lập dàn ý các đề bài sau:
1. Cảm nhận về bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá.
2. Cảm nhận về bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ.
3. Cảm nhận về bài thơ: Viếng lăng Bác.
4. Phân tích hình ảnh người bà qua dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Bài 26.
Kết quả cần đạt.
Nắm một cách tương đối hệ thống nội dung , ý nghĩa và cách tiếp cận các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.
Biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngư toàn dân tương ứng.
Vận dụng được các kiến thức đã học về bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để làm tốt bài tập làm văn số 7.
Ngày soạn :17/3/2007	Ngày giảng:19/3/2007
 Tiết :131+ 132 
Tổng kết văn bản nhật dụng.
A. Phần chuẩn bị 
I. Mục tiêu cần đạt 
	Giúp học sinh.
	+ Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhạt dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hóa được các chủ đề của văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS.
+ Nắm được một số điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng.
II. Chuẩn bị 
	Thầy: Tài liệu SGK, SGV.
	Thống kê các văn bản nhật dụng từ lớp 6đ9.
	Tìm hiểu hệ thống câu hỏi SGK.
Trò: Đọc thống kê các văn bản nhật dụng từ 6đ9
	Thảo luận trả lới các câu hỏi SGK.
	Kẻ bảng thống kê các văn bản đã học.
B. Phần thể hiện trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ ( 15 phút) 
	GV:Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng. Kể tên các văn bản nhật dụng em đã học từ lớp 6đ 9.
* Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người, cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Thiên nhiên, môi trường, năng lượng dân số, quyền trẻ em, ma túy..
 	HS: Các văn bản nhật dụng đã học:
+ Lớp 6: Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử.
	 Động Phong Nha.
	 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
+ Lớp 7: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi; Cuộc chia tay của những con búp bê; Ca Huế trên sông Hương.
+ Lớp 8: Thông tin về trái đất năm 2000; Ôn dịch thuốc lá; Bài toán dân số.
+ Lớp 9: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em; Đấu tranh cho một thế giới hòa bình; Phong cách Hồ Chí Minh. 
 II. Bài mới ( 69 phút) 
	Chương trình Ngữ văn THCS chúng ta đã được tìm hiểu một số lượng khá lớn văn bản nhật dụng, điềuđó cho ta thấy văn bản nhật dụng chiếm một vị trí quan trọng và có ý nghĩa cần thiết trong đời sống hàng ngày. Để giúp các em nhận thức được tính cập nhật và hệ thống hóa được cái chủ đề của các văn bản nhật dụng, bài học hôm nay ta tiến hành tiết : Tổng kết văn bản nhật dụng.
GV: Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không?
GV: Văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề gì của cuộc sống.
GV: Em hiểu thế nào là tính cập nhật. Tính cập nhật và tính thời sự có liên quan gì tới nhau.
GV: Học văn bản nhật dụng để làm gì?
GV: Lập bảng hệ thống hóa kiến thức nội dung các VBND đã học trong chương trình THCS.
GV: Những vấn đề trên có đạt các yêu cầu của một VBND không?
GV: Kẻ bảng thống kê về hình thức biểu đạt của VBND.
GV: Từ việc tìm hiểu trên, em rút ra kết luận về hình thức biểu đạt của VBND.
GV: Tìm những yếu tố biểu cảm trong các VB đã học, phân tích tác dụng của nó.
GV: Đọc mục IV- SGK( (95+ 96), em đã chuẩn bị bài và học các bài VBND như thế nào? Kết quả.
GV: Từ sự phân tích trên em rút ra tổng quát chung nhất về văn bản nhật dụng.
I. Khái niệm văn bản nhật dụng.
HS: 
1. Khái niệm văn bản nhật dụng.
Không phải là khái niệm thể loại.
Không chỉ kiểu văn bản.
Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật.
HS: 
2. Đề tài:
 Rất phong phù: thiên nhiên, môi trường, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống.
3. Chức năng.
Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá..... những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội.
HS: Tính cập nhật: là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngaỳ, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, xã hội . Tuy nhiên các văn bản nhật dụng trong chương trình mà có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài của phát triển lịch sử, xã hội.
VD: Môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hóa, chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ trẻ em, chống hút thuốc lá.... đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong ngày một ngày hai.
HS: Học sinh học văn bản nhật dụng không chỉ mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điêù kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc, giúp học sinh hòa nhập với cộng đồng xã hội. Rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội.
II. Nội dung các văn bản nhật dụng.
Lớp
Tên văn bản
Nội dung
6
1. Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử.
2. Động Phong nha
3, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Giới thiệu và bảovệ di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh.
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
7
1. Cổng trường mở ra.
2. Cuộc chia tay của những con búp bê.
3. Mẹ tôi.
4. Ca Huế trên sông Hương
*Giáo dục, nhà trường, gia đình, và trẻ em.
* Văn hóa dân gian.
8
Thông tin về trái đất năm 2000.
2. Ôn dich, thuốc lá
3. Bài toàn dân số
+ Môi trường
_ Chống tệ nạn ma túy, thuốc lá
- Dân số và tương lai nhân loại.
9
1. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
3. Phong cách Hồ Chí Minh
- Quyền sống con người
- Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
- Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
HS: Tất cả các văn bản trên dều đạt yêu cầu của văn bản nhật dụng: vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài.
GV: Trong chương trình và SGK ngoài những văn bản chính thức học còn có một số văn bản đọc thêm.
Trường học (lớp 7)
Thống kê về động cơ hút thuốc lá và thanh niên Hà Nội (8)
Bản tin về cái chết do nghiện ma túy của một con nhà tỉ phú Mĩ (8)
III. Hình thức của văn bản nhật dụng.
Kiểu văn bản – Thể loại
 Tên văn bản.
- Hành chính (điều hành)
Nghị luận
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Thuyết minh
Truyện ngắn
Bút ký
Thư từ
Hồi kí
Thông báo
Xã luận
Kết hợp các phương thức biểu đạt (Miêu tả, tự sự, hành chính, nghị luận, miêu tả - thuyết minh)
Các bảng thống kê: Thông tin, tuyên bố...
Ôn dịch thuốc lá; Bức thư .... Đấu tranh...
Cuộc chia tay của những con búp bê.
Cầu Long Biên....., Động phong nha.
Cổng trường mở ra.
Động phong nha; Ca Huế trên sông hương.
Cuộc chia tay...Mẹ tôi.
Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử.
Bức thư của thủ lĩnh ra đỏ.
Thông tin về...; Cổng trường mở ra.
Thông tin về trái đất năm 2000
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Phong cách Hồ Chí Minh
Ôn dịch thuốc lá
Bức thư của thủ lĩnh ra đỏ.
Cầu Long Biên, Động phong nha.
HS: Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thể loại,kiểu loại văn bản.
HS: Ví dụ.
Văn bản: Ôn dịch thuốc lá
Yếu tố biểu cảm không chỉ thể hiện ở những câu. Nghĩ đến mà kinh mà còn cách dùng dấu câu tu từ ở đề mục văn bản
Tác dụng: làm cho người đọc ghê tởm hơn những tác hại khôn lường do khói thuốc gây ra.
ị Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản, ta vẫn có thể xem một số văn bản nhật dụng như một tác phẩm văn học.
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng.
HS: Thảo luận
 Báo cáo kết quả.
- Cần đặc biệt chú ý các điểm sau:
1. Đọc thật kĩ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay các vấn đề.
2. Thói quen liên hệ.
 + Thực tế bản thân
 + Thực tế cộng đồng.
3. Có ý kiến, quan niệm riêng, có thể đề xuất giải pháp.
VD: Chống hút thuốc lá.
 Đổ rác bừa bãi.
 Không dùng bao bì ni lông.
4. Vận dụng các kiến thức của các môn học khác để đọc, hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại.
5. Căn cứ vào dặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề.
6. Kết hợp xem tranh ảnh, nghe và xem các chương trình thời sự, khoa học, truyền thôg trên ti vi, đài và các sách báo hàng ngày.
*Ghi nhớ: SGK – 96)
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà. ( 1 phút)
Nhớ tên văn bản: nội dung, hình thức , phương pháp học văn bản nhạt dụng.
Tìm hiểu về các ván đề cập nhật ở địa phương , trường lớp.
Đọc sách báo tìm hiểu về các vấn đề cập nhật...
Đọc văn bản: Bến quê - Đọc chú thích, tóm tắt văn bản
 	 - Trả lời các câu hỏi SGK.
Phụ lục
Ngữ văn lớp 9
Phamhoatc@yahoo.com

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9 Q 3(1).doc