Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 10

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 10

Tiết 46 ĐỒNG CHÍ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS

- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đổng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ

- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng

-Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng

B. Chuẩn bị của thầy và trò :

 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT.

 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C. Tổ chức các hoạt động dạy học :

 I. Ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ:

- Phân tích cái thiện ,cái ác được thể hiện trong đoạn trích (qua các nhân vật Trịnh Hâm, ông Ngư)

 

doc 16 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 892Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 
Tiết 46 ĐỒNG CHÍ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đổng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ 
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng 
-Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT.
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
	I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Phân tích cái thiện ,cái ác được thể hiện trong đoạn trích (qua các nhân vật Trịnh Hâm, ông Ngư)
	III. Bài mới :
*Hoạt động l : Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
*Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản 
- GV cho HS đọc phần chú thích về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ trong SGK, rồi đựa vào phần Những điều cần lưu ý ở trên cùng với bài Một vài kỉ niệm nhỏ về bài thơ "Đồng chí"của chính tác giả để bổ sung cần chú ý nhấn mạnh hai ý sau :
Về tác giả : 
(*) Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1946, 
- Chính Hữu từ người lính Trung đoàn Thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. 
- Thơ của ông chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến đặc biệt là nhừng tình cảm cao đẹp của người lính, như tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương
. Tập thơ Đầu súng trăng treo (l966) là tác phẩm chính của ông. 
-Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông l947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc:
 Bài thơ Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về gười lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). 
I.Đọc và tìm hiểu chú thích 
- Tác giả
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ 
*Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản 
1. Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ (câu 1 trong SGK)
- GV cho hai HS đọc kế tiếp nhau trọn vẹn cả bài thơ. Sau đó GV đọc lại một đoạn. Chú ý giọng điệu và nhịp điệu thích hợp với từng đoạn 
(nhịp hơi chậm ,cần đọc nhấn vào những chi tiết làm nổi rõ sự gần gũi, thống nhất cùng chung cảnh ngộ và tâm trạng của nhưng người lính, Ba dòng thơ cuối bài cần đọc với nhịp chậm hơn và giọng hơi lên cao ) 
1. Dòng thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt ? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó ?.
Mạch cảm xúc 
 - Thể thơ tự do, có 20 dòng, chia làm ba đoạn
 - Tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tính đồng chí, đồng đội, 
 - Ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc dồn tụ vào đòng cuối dể gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17 và 20):
Cụ thể
 - Sáu dòng đầu có thể xem là sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí.
 - Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt (Chỉ một tà với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính
 - Mười dòng tiếp theo : Mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng 7 lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh , chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó.
- Ba dòng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc: đầu súng trăng treo như là một biểu tuợng giàu chất thơ về người lính
- Mạch cảm xúc : Vẻ đẹp, sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội
2. Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì ? 
- Em cảm nhận như thế nào về dòng thơ đặc biệt “Đồng chí”
 Cơ sở hình thành tình đồng chí :
- Cùng chung giai cấp xuất thân -
- Cùng với mục đích, lí tưởng chung.
- Cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu 
à Tình đồng chí, đồng đội nảy nở ,bền chặt : mối tình tri kỉ 
- Dòng thơ đặc biệt với hai tiếng Đồng chí !
à Sự phát hiện, lời khẳng định, bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ.( cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chi - biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí )
II. Tìm hiêủ văn bản :
- Cơ sở của tình đồng chí 
- Tình đồng chỉ nảy nở, bền chặt
3.Phân tích những biểu hiện của tình đồng chí ở người lính 
- Hãy phát hiện và bình giá các chi tiết, hình ảnh cụ thể, chân thực thể hiện sự gắn bó và đồng cảm sâu sắc giữa những người đồng đội.(chú ý đặc điểm trong cấu trúc các câu thơ và hình ảnh ở đoạn thơ này : những câu thơ sóng đôi, đốí ứng nhau (từng cặp hoặc trong từng câu) : 
Hs thảo luận trả lời 
3. Hãy tìm trong bàí thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những dủ tiết, hình ảnh đó. 
Đêm  trăng treo
Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu ?
Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.
4.Phân tích đoạn kết bài thơ 
- Đồng chí, là sẻ chia những gian lao, thiếu thốn :
- Hình ảnh thơ đẹp, cảm động: “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay : vừa là tình cảm vừa thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy ,tiếp thêm sức mạnh vượt mọi gian khổ 
- Hình ảnh rất đặc sắc : “Đêm nay trăng treo” : bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đôi người chiến sĩ 
(nền cảnh : cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau : người lính, khẩu súng, vầng trăng. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn). 
- Đầu súng trăng : hình ảnh thực ,nhưng mang ý nghĩa biểu tượng, : Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chỉến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ
.
- Tình đồng chí là sức mạnh chiến thắng gian lao, thiếu thốn.
- Hình ảnh đầu súng trăng treo là bức tranh đẹp, là biểu tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ
5.Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ vể tình đồng đội của những ngườí lính là Đồng chí ? 
6. Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ 
GV hướng dẫn HS nêu sự cảm nhận về từng khía cạnh của hình tượng người lính rồi tổng hợp, hệ thống lại 
7. Qua bài thơ này, em có cảm nhận về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến.chống Pháp ?
- Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Phân tích :
- Anh bộ đội xuất thân từ nông dân 
- Sẵn sàng bỏ lại những gi quý giá, thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn 
- Vẫn gắn bó, nặng lòng với làng quê thân yêu. 
- Những gian lao, thiếu thốn tột cùng càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội : sáng lên nụ cười của người lính (miệng cười buốt giá
- Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí đồng đội sâu sắc, thắm thiết 
Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí của họ là bức tranh đặc sắc trong đoạn cuối của bài thơ 
 Tổng kết
- GV cho HS phát biểu cảm nhận của mình về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. 
- Vì sao bài thơ viết về tình đồng đội của người lính lại được đặt tên là Đồng chí?
Ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh của tình đồng chí
Bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua nhũng chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị chân thực, cô đọng, giàu sức biêủ cảm.
- Tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tinh đồng đội
Tổng kết
Ca ngợi tình đồng chí
- Hình tượng người lính cách mạng thể hiện qua nhũng chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị chân thực, cô đọng, giàu sức biêủ cảm.
Cho HS đọc Ghi nhớ
HS đọc Ghi nhớ
HS đọc Ghi nhớ
 IV. CỦNG CỐ : GV có thể trích đọc một vài đoạn trong bài viết của Chinh Hữu : Một vài kỉ niệm nhỏ về bài thơ Đồngchí)
V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
- Học thuộc bài thơ , phân tích hình ảnh người lính thời chông Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu .-Chuẩn bị bài mới : Bài thơ về tiểu đội xe không kính cuat Phạm Tiến Duật 
Tuần 10 
Tiết 47 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
 - Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ
 - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ của bài thơ .
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu .
 - Phân tích hình ảnh người lính thời chông Pháp qua bài thơ 
III. Bài mới : Giới thiệu bài
Dựa vào chú thích về tác giả, tác phẩm trong SGK và mục [I] ở trên, GV giới thiệu về tác giả và tác phẩm. Cũng có thể mở đầu bằng việc nói về thế hệ thanh niên trong thời kì kháng chiến chống Mĩ với những cống hiến hi sinh và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng ở họ thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, để dẫn vào bài thơ 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
*Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản 
- GV hướng dẫn HS tập đọc : cần thể hiện đúng giọng điệu và ngôn ngữ của bài thơ : lời thơ gần với lời nói thường, lời đối thoại, với giọng rất tự nhiên, có vẻ ngang tàng, sôi nổi của tưổi trẻ dũng cảm, bất chấp những nguy hiểm, khó khăn . Đọc đúng những khổ 2, 3, 4 và sửa lỗi đọc của HS 
1. Nhan đề bài thơ có gì khác lạ ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo ?
I. Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ.
Hs tập đọc theo hướng dẫn của GV
- Nhan đề độc đáo:
- Vẻ lạ,
 -Làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài : những chiếc xe không kính. 
-”Bài thơ” à chất thơ của hiện thực chiến tranh khốc liệt ; chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên trong thiếu thôn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh.
1. Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ.
- Nhan đề bài thơ
- Gọi đây là “bài thơ" (Bài thơ về một bài thơ)
2. Tìm hiểu hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ 
Thử đọc một đoạn thơ nào đấy mà em biết , có hình ảnh xe ?
(Nếu HS không đọc được thì GV có thể giới thiệu)
- Hãy nhận xét về hình ảnh những chiếc xe này
- So sánh với những hình ảnh ấy, hình ảnh những chiếc xe không kính trong thơ PTD có gì khác biệt 
- Hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường.
- Những hình ảnh xe cộ, tàu thuvền nếu đưa vào thơ thì thường được mĩ lệ hoá, lãng mạn hoá đi rồi và thường mang ý nghĩa tượng trưng
- Chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi.
- Nguyên nhân cũng rất thực : Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi. 
- Hai câu thơ rất gần với câu văn xuôi, -có giọng thản nhiên càng gây ra sự chú ý về vẻ khác lạ của nó 
- Xe ngày càng biến dạng thêm, trần trụi hơn nữa : "Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước” 
- Phải có hồn thơ nhạy cả ...  mà từ vựng chỉ phát triển theo cách tăng số lượng các từ ngữ hay không ? Vì sao ? 
Cách phát triển từ vựng
Phát triển nghĩa
Phát triển số lượng từ ngữ
Ẩn dụ
Hoán dụ
Tạo từ ngữ mới 
Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
- Phát triển từ vựng bằng cách phát triển nghĩa của từ như : (dưa) chuột,(con) chuột (một bộ phận của máy tính),
- Phát triển từ vựng bằng cách tăng số lượng từ ngữ
+ Tạo thêm từ ngữ mới : rừng phòng hộ, sách đỏ, thị trường tiền tệ,tiền khả thi (Lưn ý : một số yếu tố dùng để tạo từ ngữ mới là yếu tố vay mượn)
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài : in-tơ-nét (intơnet), cô ta (quota), (bệnh dịch) SARS
- HS thảo luận 
 Mọi ngôn ngữ của nhân loại đều phát triển từ vựng theo tất cả những cách thức đã nêu trong sơ đồ trên 
I SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
Sơ đồ 
*Hoạt động 2: TỪ MƯỢN
1. Ôn lại khái níệm từ mượn. 
Thế nào là từ mượn ?
2-Hướng dẫn các em làm bài tập 2 mục II (SGK)
 - Hướng dẫn HS làm bài tập 3*mục II (SGK) 
II TỪ MƯỢN
1-Khái niệm : ngoài từ thuần Việt, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểmmà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn.
Bài tập 2/ mục II 
- Chọn nhận định (c)
- Không thể chọn (a) vì không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có từ ngữ vay mượn.
-Không thể chọn (b). Vì cộng đồng nào cũng có nhu cầu trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảmđáp ứng sự pt của kt, xh. 
-Không thể chọn (d): vì xh và nhận thức của con người liên tục phát triển, các hoạt động giao lưu, hội nhập về mọi mặt buộc TV phải thường xuyên vay và bổ sung những từ ngữ mới.
Bài tập 3* /mục II (SGK) 
 -săm, lốp, (bếp)ga, xăng, phanh đã được Việt hoá hoàn toàn không khác gì từ thuần Việt
- a-xít (axit), ti-vi(tivi),ra-đi-ô (radiô),vi-ta-min(vitamin) chưa được Việt hoá hoàn Toàn
II TỪ MƯỢN
1-Khái niệm
2-Bài tập
*Hoạt động 3 :. Từ HánViệt 
 1. Ôn lại khái niệm từ Hán Việt -Thế nào là từ Hán Việt ?
 2- Hướng dẫn HS làm bài tập 2/ mục IV (SGK) 
- Chọn quan niệm đúng trơng những quan niệm sau : 
a) Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt.
b) Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
c) Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt.
d) Dùng nhiều từ Hán Việt là việc 1àm cần phê phán.
III. Từ HánViệt 
- Khái niệm :Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng từ của tiếng Việt.
Bài tập2/ mục III.
+ Chọn cách hiểu (b).
+ Không thể chọn (a) vì thực tế từ Hán Việt chiếm một tỷ lệ rất lớn ( có sách nói là chiếm 60% vốn từ tiếng Việt)
+ Không thể chọn (c) vì tuy có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác, nhưng khi được tiếng Việt vay mượn thì từ Hán Việt trở thành một bộ phận quan trọng của tiếng Việt. 
+ Không thể chọn (d) vì việc dùng nhiều từ Hán Việt trong nhiều trường hợp là cần thiết.
III. Từ HánViệt 
1-Khái niệm
2-Bài tập : 
*Hoạt động 4: THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
1-cho HS ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
2-HS thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong dời sống hiện nay 
-Bước 3 Hướng dẫn HS làm bài tập 3 mục lV (SGK) . Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội.
lV- THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
1-Khái niệm: Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
- Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
2-Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay: Thời đại KH, CN pt mạnh mẽ, trình độ dân trí nâng cao, nhu cầu về KH, CN tăng lên chưa từng thấy. Trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn
3-Bài tập 3 mục lV (SGK) 
lV- THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
1-Khái niệm
2-Bài tập
*Hoạt động 5 TRAU DỒI VỐN TỪ
1. Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ.
 -Hãy cho biết các hình thức để trau dổi vốn từ.
- Em có kinh nghiệm gì về việc trau dồi vốn từ ? 
2- Hướng dẫn HS giải thích nghĩa của những từ ngữ đã cho. Nếu HS chưa giải thích được ngay, GV có thể cho một số câu có dùng những từ ngữ này để thông qua cách dùng HS có thể phân tích để xác định được nghĩa : 
Để HS mở rộng kiến thức, GV có thể hỏi các em : Các nước thường dùng biện pháp gì để thực hiện bảo hộ mậu dịch (chẳng hạn đánh thuế cao hàng hoá nhập khẩu) 
-Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau : bách khoa toàn thư, bao hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khâủ khí, môi sinh.
3- Hướng dẫn các em làm bài tập 3 mục V (SGK) :Sửa lỗi dùng từ trong những cậu :
a) Lĩnh vực kinh doanh béo bớ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ti lớn trên thế giới
b) Ngày xưa DươngLễ đốí xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xâú hổ mà quyết chí học hành, lập thân.
c) Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam.
V – TRAU DỒI VỐN TỪ
1-HS ôn lại các hình thức để trau dồi vốn từ. Có thể liên hệ với kinh nghiệm của bản thân 
- Cách 1: rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Cách 2: rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ.
2 + Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầỳ đủ tri thức của các ngành 
+ Bảo hộ mậu dịch : (chính sách) bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình
+ Dự thảo : thảo ra để đưa thông qua (động từ) ; bản thảo ra để đưa thông qua (danh từ) 
+ Đại sứ quán : cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quvền đứng đầu (lưa ý HS phân biệt đại sứ quán và lãnh sự quán) 
+ Hậu duệ : con cháu của người đã chết 
+ Khâủ khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói
+ Môi sinh : mới trường sống của sinh vật
3-Bài tập 3 mục V (SGK) 
a): Sai từ béo bở. Từ này chỉ tính chất cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể. Có thể sửa lại là béo bở với nghĩa là dễ mang lại nhiều lợi nhuận 
b) Dùng sai từ đạm bạc. Từ này có nghĩa là có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tối thiểu, chẳng hạn bữa ăn đạm bạc. Có thể thay đạm bạc bằng tệ bạc với nghĩa là không nhớ gì ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong (quan hệ đối xử)
c) Dùng sai từ tấp nập. Đây là từ gợi tả quang cảnh đông người qua lại không ngớt Có thể thay tấp nập bằng tới tấp với nghĩa là “liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua cái khác đã đến” 
V – TRAU DỒI VỐN TỪ
1-Các hình thức trau dồi vốn từ
-Bài tập
 IV. CỦNG CỐ : Hãy nêu khái niệm từng vấn đề đã được tổng kết : 
 - sự phát triển của từ vựng
 - từ mượn . 
 - từ Hán-Việt 
 - Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội 
 - trau dồi vốn từ
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
 - Nắm vững các khái niệm 
 - Chuẩn bị bài mới: “Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
Tuần 10 
Tiết 50 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : 
- Hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
- Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Văn nghị luận khác với văn tự sự như thế nào ? 
 - Trong văn bản nghị luận những yếu tố nào cần chú ý ? (Luận điểm,luận cứ,lập luận )
	III. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
I – TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHJ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
2. Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau 
a) Nghị luận là nêu lí lẽ, dẫn chứng dể bảo vệ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó. 
- Căn cứ vào định nghiã này, hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích 
(Gợi ý - Trong mỗi đoạn trích, nhân vật nêu ra những luận điểm gì ? đã đưa ra luận cứ gì và lập luận như thế nào ? loại câu gì ? (miêu tả, trần thuật khẳng định, phủ đinh, câu ghép có cặp từ hô ứng : nêú ... thì; không những ... mà còn; càng... càng; vì thế...cho nên..) 
- Các từ lập luận thường được dùng ở đây là gì ? (tại sao, thật vậy, trước hết, sau cùng nói chung, tóm lại, tuy nhiên,...) 
( b) Từ việc tìm hiểu hai đoạn trích, hãy trao đổi trong nhóm để hiểu nội dung và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Yếu tố nghị luận đã làm cho đoạn văn sâu sắc như thế nào ? 
Ghi nhớ .
Đoạn a : ông giáo thuyết phục chính mình : vợ mình không ác để chỉ buồn chứ không nỡ giận. Lập luận và hệ thống luận điểm :
- Nêu vấn đề : Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ 
- Phát triển vấn đề : Vợ tôi không phải là người ác, nhưng vì thị đã quá khổ. Vì sao ?
+ đau chân à nghĩ đến cái chân đau (quy luật tự nhiên) 
+ khổ quá à không còn nghĩ đến ai được nữa (như quy luật tự nhiên trên) 
+ Vì cái bản tính tốt bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất 
Kết thúc vấn đề : Tôí biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận
- đoạn văn chứa nhiều từ, câu mang tính chất nghị luận : nêú , thì, vì thế cho nên, sở dĩ là vì, khi A , thì B ,câu khẳng định, ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt những chân lí 
àphù hợp với tính cách của nhân vật ông giáo, một người có học thức, giàu 1òng thương người, luôn nghĩ suy, trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn người, nhìn đời.
Đoạn b : cuộc đối thoại diễn ra dưới hình thức nghị luận : rất phù hợp với một phiên toà. Kiều là luật sư buộc tội ; Hoạn Thư là bị cáo 
-Lập luận của Kiều thể hiện ở mấy câu đầu sau câu chào mỉa mai là lời đay nghiến ( kiểu câu khẳng định càngcàng)
- Hoạn Thư biện minh cho mình bằng một đoạn lập luận thật xuất sắc.( 8 dòng thơ - 4 luận điểm :
 	Một là : đàn bà ghen tuông là chuyện thường tình (nêu một lẽ thường) 
Hai là :kể công (đã đối xử rất tốt: khi ở gác viết kinh ; khi trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo 
Ba là: cảnh chồng chung chắc gì ai nhưởng cho ai
Bốn là: chỉ biết trông nhờ vào lượng khoan dung rộng lớn (nhận tội và đề cao, tâng bốc) 
Với lập luận trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là khôn ngoan đên mực nói năng phải lời 
I– TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Khi cần để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó và nó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận làm cho câu chuyện thêm phần triết lý . 
II- LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Bài tập 1 : HS xác định lời của người thuyết phục, nội dung và đối tuợng thuyết phục
II - LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 2 tóm tắt lí lẽ của Hoạn Thư để chứng minh lời khen của nàng Kiều. 
Bài tập 2
IV. CỦNG CỐ:
	- Trong văn bản tự sự, yếu tố nghị luận có vai trò gì ?
	- Nghị luận trong văn bản tự sự khác gì với một bài văn nghị luận thông thường. Người ta thường đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự ở những tình huống nào ?
V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
	- Thực hành đưa yếu tố nghị luận vào một đoạn trong văn bản tự sự (đề tài tự chọn )
	- Chuẩn bị bài mới : Tập làm thơ tám chữ

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc