Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

TIẾT 64

ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM

TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

B. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC:

Động não, thảo luận nhóm.

C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

- GV: giáo án, bảng phụ

- Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17 /11/ 2012
Ngày giảng: 19 /11/2012
Tiết 64
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
trong văn bản tự sự
a. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
b. phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Động não, thảo luận nhóm.
C. chuẩn bị của gv và hs
- Gv: giáo án, bảng phụ
- Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk
d. Các hoạt dộng chủ yếu
1. ổn định
2. Kiểm tra
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài
3. Bài mới
Gv: Nói đến tự sự không thể không nói đến nhân vật. Vì nhân vật là yếu tố trung tâm của VB tự sự. Nhân vật được MT ở nhiều phương diện. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6,7,8 các em được học về MT nhân vật ở các mặt: ngoại hình, hành động, trang phục. Trong chương trình NV lớp 9 chúng ta sẽ tập trung xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ của nhân vật thể hiện trong VB tự sự bao gồm: Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1
- Hs đọc VD (Bảng phụ)
HS thảo luận 3 nhóm, mỗi nhóm tương ứng với các ý a, b, c.
? Nội dung của đoạn trích là gì?
- Ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
? Ba câu đầu là lời của ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
? Dấu hiệu nào cho thấy đây là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?
GV: Kết luận
? Thế nào là đối thoại?hình thức này có tác dụng gì trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ?
? Câu “- Hànào” ông Hai nói với ai?
? Đây có phải cuộc đối thoại không? Vì sao?
GV : không phải là lời đối thoại vì nội dung của ông nói không hướng về một người tiếp chuyện cụ thể nào cả, thực ra ông lão nói với chính mình : một câu bâng quơ đánh trống lảng để tìm cách thoái lui. 
? Hãy tìm trong đoạn trích những câu tương tự ?
- “ Chúng baythế này.”
? Đó là độc thoại. Vậy thế nào là độc thoại ?
chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai ntn?
- Hs chú ý những câu “Chúng nó”
? Đây là những câu của ai hỏi ai? 
? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như các câu nêu ở mục a, b ?
Gv: Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông trong những phút giây khi nghe tin làng mình theo giặc. Vì không thốt ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng.
? Thế nào là độc thoại nội tâm? chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai ntn?
Động não:
? Các yếu tố đối thoai, độc thoại, độc thoại nội tâm có tác dụng gì với bài văn tự sự? 
HS thảo luận nhóm theo bàn: 
Dãy 1: ? Tại sao nhà văn không để ông Hai nghĩ trong đầu (độc thoại nội tâm) câu “Chúng bay ...đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này” . 
Dãy 2: ? ngược lại, tại sao không để ông Hai nói thành lời với mình (độc thoại) hoặc với ai đó (đối thoại ) những suy nghĩ : “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ? ..., bằng ấy tuổi đầu...”
Đáp án:
Dãy 1: Nếu không để ông nói thành lời mà chỉ nghĩ trong đầu (độc thoại) câu: Chúng bay ... nhục nhã thế này” sẽ không thể hiện được sự căm giận đến phẫn uất của ông với bọn Việt gian, hơn nữa như vậy cũng không phù hợp với tính cách bộc trực của ông.
Dãy 2: Nếu để ông nói thành lời những suy nghĩ : “Chúng nó cũng là trẻ con... bằng ấy tuổi đầu” sẽ không diễn tả được nỗi đau xót, sự giằng xé, day dứt âm thầm của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. Hơn nữa trong tình huống này, với ông, đó là điều nhục nhã, bẽ bàng, là điều bản thân ông khó có thể thừa nhận với chính mình nên không thể nói thành lời , càng không thể nói với người khác.
? Vậy ta phải có những lưu ý nào khi sử dụng các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm nv trong VBTS?
- GV : Kết luận
? Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ? Tác dụng ? 
- Hs đọc
I. Tìm hiểu các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
1.Ví dụ ( sgk tr. 177)
2.Nhận xét
a.Ba câu đầu: Cuộc nói chuyện của những người phụ nữ tản cư:
- Có ít nhất 2 người phụ nữ tham gia bởi có 2 lượt lời. Cùng hướng vào một chủ đề.
- Dấu hiệu: Trước lời thoại có dấu gạch đầu dòng. Có ít nhất 2 lượt lời của 2 người.
=>Đối thoại
Tác dụng: Tạo sự chân thực cho câu chuỵên. Thể hiện thái độ căm giận yêu – ghét phân minh của những người tản cư đối với người dân làng Chợ Dầu.
b.Câu “ nắng gớm về nào?
- Ông Hai nói với chính mình 
- Được phát ra thành tiếng
- Dấu hiệu: Đặt sau dấu gạch đầu dòng. Nội dung nói không hướng tới một ai ngoài bản thân.
=> Độc thoại
Tác dụng: Thể hiện một cách chân thực và sinh động tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc (nỗi tủi nhục bẽ bàng với ngời khác, với chính mình và sự căm giận đối với những kẻ Việt gian)
c. Câu “chúng nó...đầu”
- Ông Hai nói với chính mình
- Không phát ra thành tiếng, chỉ là trong suy nghĩ.
- Không có dấu gạch đầu dòng
=> Độc thoại nội tâm
Tác dụng : Thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng ông theo giặc ă tình yêu làng, yêu kháng chiến, yêu đất nước chân thành mà sâu sắc ( đặc điểm nổi bật ) của nhân vật ông Hai. 
-> Tạo không khí cuộc sống thật, đi sâu vào nội tâm nv, tình cảm, diễn biến tâm lí -> Giúp thể hiện tính cách nhân vật một cách sâu sắc.
3. Lưu ý :
- Sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm phải phù hợp với tình huống truyện, hoàn cảnh và tính cách nhân vật. Khi cần diễn tả những tâm sự kín đáo chân thực của nhân vật, có thể dùng ngôn ngữ độc thoại. Song để thể hiện những trăn trở, day dứt, những trạng thái phức tạp, tinh tế nhất của đời sống tâm hồn nhân vật thì thường phải cần đến hình thức độc thoại nội tâm.
3. Ghi nhớ (sgk)
4. Hướng dẫn tự học:
- Củng cố: Bảng so sánh:
Đối thoại
Độc thoại
Độc thoại nội tâm
- Là cuộc trò chuyện giữa hai hoặc nhiều ngời
- Nói một mình, với chính mình (chỉ cần một ngời) thành lời
- Nói một mình không thành lời
-Có gạch đầu dòng giữa lời trao và lời đáp
- Có gạch đầu dòng
- Không có gạch đầu dòng
- Chuẩn bị phần luyện tập.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 17 /11/ 2012
Ngày giảng: 21 /11/2012
Tiết 65
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
trong văn bản tự sự (tiếp)
a. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
b. phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Động não, thảo luận nhóm.
C. chuẩn bị của gv và hs
- Gv: giáo án, bảng phụ
- Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk
d. Các hoạt dộng chủ yếu
1. ổn định
2. Kiểm tra
- Kiểm tra kiến thức cũ.
3. Bài mới
Hoạt động 2
- HS đọc đoạn trích
? Trong đoạn xuất hiện hình thức ngôn ngữ nào? Của ai với ai?
? Mỗi nhân vật gồm mấy lượt lời? Mỗi lượt lời bộc lộ nội dung, tâm trạng gì?
? Đọc đoạn đối thoại đó em hình dung ra hoàn cảnh, thái độ tâm trạng gì của những người tham gia đối thoại? 
? Yêu cầu 
- Hs thực hiện theo yêu cầu
- Gv hướng dẫn VD kể lại một lần em trót có lỗi với cô giáo, bố, mẹ hay bạn bè
- Hs viết
- Trình bày
- Nhận xét
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1
Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích
- Đối thoại: của ông Hai với bà Hai.
- Có ba lượt lời trao nhưng chỉ có hai lượt lời đáp.
- Này, thầy nó ạ.
.
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?
- Tôi thấy người ta đồn
- Biết rồi!
Đoạn văn này cho ta thấy cuộc đối thoại diễn ra không bình thường:
- Bà Hai có 3 lượt lời, mà ông Hai chỉ có 2 lượt lời( 2 lời đáp).
- Thái độ của bà Hai còn rụt rè khi muốn chia sẻ cùng chồng nhưng ông Hai thì buồn chán, tâm trạng của ông từ chỗ không muốn trả lời rồi gắt lên và thể hiện sự bức xúc.	
] Tác giả làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc
2. Bài tập 2
Viêt đoạn văn theo chủ đề tự chọn, kể truyện mà trong đó sử dụng các yếu tố ĐT, ĐT, ĐTNT.
4. Hướng dẫn tự học:
- Bài tập:
 Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hãy đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
* Lưu ý: Sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm và các hình thức đối thoại, độc thoại.
- Học thuộc bài. 
- Chuẩn bị bài: Luyện núi: Tự sự kết hợp với nghị luận và miờu tả nội tõm. 
 Người kể chuyện trong văn bản tự sự (tự học cú hướng dẫn)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 64 64 doi thoai doc thoaitrong VBTS.doc