Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 2

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 2

Tiết 6,7 (6) ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :

 - Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản : nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

- Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, mà nổl bật là chứng cứ cụ thể xác thực cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.

B. Chuẩn bị của thầy và trò :

 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT

 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C. Lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật diễn đạt của bài “Phong cách Hồ Chí Minh”

- Vì sao tác giả bài viết có thể khẳng định Hồ Chí Minh có một lối sống bình dị, rất Việt Nam ?

 III. Bài mới

Hoạt động l. Giới thiệu bài.

GV có thể bắt đầu bằng những tin tức thời sự về chiến tranh, xung đột ở các khu vực trên thế giới để dẫn vào bài. Tiếp đó, đựa vào chú thích về tác giả và những điều cần lưu ý ở trên để giới thiệu văn bản và tác giả.

 

doc 15 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 
Tiết 6,7 (6) ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
 - Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản : nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, mà nổl bật là chứng cứ cụ thể xác thực cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật diễn đạt của bài “Phong cách Hồ Chí Minh”
- Vì sao tác giả bài viết có thể khẳng định Hồ Chí Minh có một lối sống bình dị, rất Việt Nam ?
	III. Bài mới 
Hoạt động l. Giới thiệu bài.
GV có thể bắt đầu bằng những tin tức thời sự về chiến tranh, xung đột ở các khu vực trên thế giới để dẫn vào bài. Tiếp đó, đựa vào chú thích về tác giả và những điều cần lưu ý ở trên để giới thiệu văn bản và tác giả. 
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 2. 
I. Đọc và tìm hiểu luận điểm và hệ thống luận cứ của bài văn
- Tác giả- - Từ khó 
-Hs thực hiện đọc diễn cảm 
-Hs đọc phần chú thích về tác giả
-Hs đọc và tìm hiểu một số chú thích 
I.Đọc và tìm hiểu chú thích 
-Tác giả
-Từ khó 
II.Tìm hiểu văn bản 
1. Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của vãn bản.
2. Trong đoạn đầu bài văn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào ? Hãy nêu hệ thống luận cứ
Luận điểm chính
 - Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
Hệ thống luận cứ
a) Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
b) Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chíến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn
c) Chiến tranh hạt nhân đi ngươc lại lí trí của con người, phản lại sự tiến hoá của tự nhiên. 
d) Nhiệm vụ đâú tranh ngăn chặn chiến tranh 	hạt nhân, cho một thế gíới hoà bình 
àMột hệ thống luận cứ khá toàn diện 
II.Tìm hiểu văn bản 
1. Luận điểm chính :
Hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân
-Hệ thống luận cứ toàn diện 
 IV. CỦNG CỐ 
 - Nêu lại hệ thống luận cứ của văn bản .
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
	 - Nắm vững về tác giả
	 - Nắm vứng hệ thống luận điểm của bài văn
	 - Đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu vb còn lại (chuẩn bị cho tiết 2)
Tuần 2 
Tiết 6,7 (7) ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp HS :
 - Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản : nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
 - Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, mà nổl bật là chứng cứ cụ thể xác thực cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
- Em biết gì về tác giả ?
- Hãy nêu luận điểm chính và hệ thống các luận cứ của bài văn 
	III. Bài mới 
*Hoạt động 3. Phân tích các luận cứ 
a) Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Tác giả đã giải thích nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Tác dụng của những luận cứ này như thế nào?
a) Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Xác định cụ thể thời gian (Hôm nay ngày 8 / 8 / 1986) 
 - Đưa ra số liệu cụ thể về đầu đạn hạt nhân với một phép tính đơn giản : mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ 
 - Những tính toán lí thuyết : Kho vũ khí ấy có thể, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời. 
à Tác dụng :thu hút người đọc và gây ấn tượng vê tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới. 
a. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ
- Số liệu
- Tính tóan lý thuyết 
- Thu hút và gây ấn tượng cho người đọc
b) Cuộc chạy đua vũ trang :
- Tác giả chứng minh tác hại của chiến tranh hạt nhân bằng luận điểm nào ? và bằng những luận cứ nào ?
-Tác dụng của những luận cứ ấy như thế nào ?
b) Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chíến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn 
- Lần lượt đưa ra những ví dụ so sánh trên nhiều lĩnh vực (xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục. ) 
- Những con số : con số biết nói. 
- Những so sánh bất ngờ trước những sự thật hiển nhiên mà rất phi lí. 
àTác dụng : giúp người đọc nhận thức : cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người, nhất là ở các nước nghèo
b. Tác hại của cuộc chạy đua vũ trang
- Đưa ra những so sánh bất ngờ
à Nhận thức sâu sắc 
c) Chiến tranh hạt nhân đi ngươc lại lí trí và phản lại sự tiến hoá của tự nhiên. 
Hãy nêu những luận cứ làm sáng tỏ luận điểm này ?
-Tác dụng của những luận cứ ấy ra sao ?
c) Chiến tranh hạt nhân đi ngươc lại lí trí của con người, chẳng những thế, nó còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên. 
- Dùng lý lẽ : Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất. à phản tiến hoá, phản lí trí của tự nhiên 
- Những chứng cứ từ khoa học : địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. 
à Tác dụng : Hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân đã được nhận thức sâu hơn ở tính chất phản tư nhiên, phản tiến hoá của nó. 
c) Chiến tranh hạt nhân và sự tiến hoá của xã hội loài người
- Lý lẽ và dẫn chứng sắc bén
- Nhận thức tính chất phản tự nhiên của hạt nhân
d) Nhiệm vụ đâú tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế gíới hoà bình.
-Thông điệp mà Mackét muốn gởi tới cho loài người là gì ?
-Tác giả dùng phương tiện gì để biểu đạt ?
-Tác dụng của cách nói ấy như thế nào ?
d) Nhiệm vụ đâú tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế gíới hoà bình
luận cứ để kết bài,à chủ đích của thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người, hướng tới một thái độ tích cực là đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hoà bình 
-Lý lẽ kết hợp biểu cảm :Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân. 
àTác dụng : giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn nhiệm vụ :
d)Nhiệm vụ của loài người:
-Ngăn chặn chiến tranh hạt nhân .
Nghệ thuật 
-Nghệ thuật diễn đạt ở văn bản này có gì đáng chú ý ?
Nghệ thuật đặc sắc :
-Em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm của tác giả ? 
Theo em văn bản này có các yếu tố nào thu hút sự chú ý chủa người đọc? 
-Lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực cụ thể 
-Nhiệt tình của tác giả.
2.Nghệ thuật đặc sắc
-Lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực cụ thể
LUYỆN TẬP
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học bài Đấu tranh cho một thế gíớí hoà bình củạ nhà văn G.G. Mác-két
d. văn bản này. lại được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình ? 
LUYỆN TẬP
Hs thực hiện, qua đó GV cần chốt lại những nội dung quan trọng 
LUYỆN TẬP
 IV. CỦNG CỐ :
	- Hãy trình bày ngắn gọn hệ thống luận cứ của bài văn 
 V. HỨỚNG DẪN HỌC TẬP
- Nắm vững nội dung văn bản , phương pháp lập luận của tác giả 
- Chuẩn bị bài mới :”Tuyên bố về quyền ”
Tuần 2 
Tiết 8 Các phương châm hội thoại 
(tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp HS :
 - Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự:
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	-Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	-Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: 
- Nội dung của phương châm về chất như thế nào ?
	- Nội dung của phương châm về lượng như thế nào ?
	III. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
I – PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
- Thành ngữ ông nói gà, bà nói vịt dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào ? 
- Hãy thử tưởng tượng điều gì sẽ xẩy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy. Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp ? 
I – PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
- dùng để chỉ tính huống hội thoại , trong đó mỗi người nói không khớp với nhau, không hiểu nhau. 
- sẽ không giao tiếp được và hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn. 
- cần nói đúng vào điều mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề. 
I PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
- Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề 
II. PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC
Bài học trong giao tiếp .
- Thành ngữ dây cà ra dây muống, lúng búng như ngậm hột thị dùng để chỉ những cách nói như thế nào ? 
- Những cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp ? 
II. PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC
- dây cà ra dây muống, dùng để chỉ cách nói dài dòng, rườm rà
- lúng búng như ngậm hột thị dùng để chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch 
- Người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung ,làm cho giao tiếp không đạt kết quả mong muốn.
II. PHƯƠG CHÂM CÁCH THỨC
- cần chú ý đến cách nói ngắn gọn, rành mạch: 
- HS xác định những cách hiểu khác nhau đối với câu “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.” 
-có thể chọn một trong những câu sau :
-Tôi đồng ý với những nhận định của ông âý về truyện ngắn. 
-Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông âý sáng tác. 
-Tôi đồng ý với những nhận định cùả các bạn về truyện ngắn của ông âý,...
- Nếu của ông âý bổ nghĩa cho nhận định thì hiểu là : Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn. 
- Nếu bổ nghĩa cho truyện ngắn thì có thể hiểu là. : Tôi đồng ý với những nhận định của một (những) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy (truyện ngắn đo ông ây sáng tác). 
àNhững nhân tố ngữ cảnh (người nói người nghe, thời điểm nói, địa điểm nói, mục đích nói) có thể giúp người nghe hiểu đúng ý của người nói. 
à cũng có những trường hợp mà người nghe không biết nên hiểu câu nói như thế nào. 
àtránh nói những câu có thể hiểu theo nhiều cách. khiến người nói và người nghe không hiểu nhau, gây trở ngại cho giao tiếp. 
III – PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ
- Đọc mẩu chuyện NGƯỜI ĂN XIN và trả lời câu hỏi.
Khi âý tôi chợt hiêủ ra : cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. 
- Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong. câu chuyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó.? 
- Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này ? 
GV gọi một HS đọc phần Ghi nhớ. 
- Tuy cả hai người đều không có của cải, tiền bạc gì nhưng cả hai đều cảm nhận được tính cảm mà ngưởi kia đã dành cho mình,
-Trong giao tiếp, ngưởi nói phải chú ý đến cách nói tôn trọng đối với ngưởi nghe tránh dùng những lời lẽ thiếu lịch sự. 
- HS đọc phần Ghi n ... g, người ngoan thử lời.
- Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
 - Một lời nói quan tiền thúng thóc, một lời nói dùi đuc cẳng tay.
Một câu nhịn là chín câu lành. . 
 Bài tập 2. Biện pháp tu từ từ vựng có nên quan trực tiếp với phương châm lịch sự là biện pháp nói giảm, nói tránh. Ví dụ, thay vì nói bạn mình bị trươt hai môn, nhiều HS nói là bị vướng hai môn. Thay vì chê bài viết của người khác dở, ta nói bàí viết chưa được hay.
 Bài tập 3. Tìm từ ngữ để điền vào chỗ trống cho thích hợp :
a) Nói dịu nhẹ như khen nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát. .
b) Nói trước lời mà người khác chưa kip nói là nói hớt. 
c) Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nóí móc.
d) Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo. 
e) Nói ranh mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa. 
Các từ ngữ trên đều chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự và phương châm cách thức. 
 Bài tập 4. Đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như vậy vì :
a) Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói đùng cách diễn đạt trên. .
b) Trong giao tiếp, đôi khi vì một lí do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ đụng chạm đến thể diện của người đốí thoại. Để giảm nhẹ sự dụng chạm, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ phương châm lịch sự,người nói dùng những cách diễn đạt trên. 
c) Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết 1à ngưởi đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó. 
Bài tập 5. Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết những phương châm hội thoạicó liên quan đến những thành ngữ này : 
- nói băm, nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (phương châm lịch sự). 
- Nóí như đấm vào tai : nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (phương châm lịch sự). 
- Điều nặng tiếng nhẹ : nói trách móc, chì chiết (phương châm lịch sự).
- Nói úp nói mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý (phương châm cách thức).
- mồm loa mép,giáỉ: lắm lời, đanh đá, nới át người khác (phương châm lịch sự). 
- đánh trống lảng lảng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn để nào đó mà người đối thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ). 
- nói như dùi đuc châm mắm cáy : nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự). 
 IV, CỦNG CỐ :
 - Hãy phát biểu nội dung phương châm quan hệ ?
 - Hãy phát biểu nội dung phương châm cách thức ?
 - Hãy phát biểu nội dung phương châm lịch sự ?
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
	 - Nắm vững nội dung của từng phương châm hội thoại 
	 - Làm hết các bài tập còn lại
 - Chuẩn bị bài mới : Các phương châm hội thoại tiếp theo
Tuần 2 
Tiết 9 Sử dụng yếu tố miêu tả 
trong văn bản thuyết minh
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
- Giúp HS hiểu được văn bản thuyết minh có khi phảỉ kết hợp vôi yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
 - Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong văn bản thuyết minh ?
 - Hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong văn abnr thuyết minh .
	III. Bài mới 
 HOẠT ĐỘNG CỦATHẰY
HOẠT ĐÔNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
I TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 
*Hoạt động 1. Đọc và tìm hiểu bài;CÂY CHUỐI TRONG ĐỜI SỐNG VIỆT NAM
- Bước 1, GV yêu cầu HS thay nhau đọc cho hết bài Cây chuôí trong đờí sống Việt Nam - Bước 2. GV nêu câu hỏi giải thích nhan đề văn bản nhằm cho HS nắm được trọng tâm của bài thuyết minh. 
Bước 3. Yêu câu HS chỉ ra các câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
c) Chỉ ra nhựng câu văn có tính miêu tả về cây chuối 
 - Nêu vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong việc thuyết minh về cây chuối ?
a) Nhan đề văn bản ; Đặc điểm cây chuối
Vai trò cây chuối trong đời sống của người Việt nam 
b) Bố cục văn bản : chia thành 3 đoạn 
- Đoạn 1 chú ý câu đầu tiên :. Đi khắp... núi rừngvà hai câụ cuối đoạn.
- Đoạn 2 chú ý câu Cây chuốí là thức ăn thức dụng từ thân đê .lá từ gốc đến hoa, quả ! 
- Đoạn 3 : Giới thiệu quả chuối. Đoạn này giớì thiệu những loại chuối và các công dụng:
 	- Chuối chín để ăn.
- Chuối xanh để chế biến thức ăn.
- Chuối để thờ cúng.
Mỗi loại lại chia ra những cách dùng, cách nấu món ăn, cách thờ cúng khác nhau
- Đoạn 1 chú ý câu đầu tiên :. Đi khắp... núi rừng và hai câụ cuối đoạn.
- Đoạn 2 chú ý câu Cây chuốí là thức ăn thức dụng từ thân đê .lá từ gốc đến hoa, quả ! 
- Đoạn 3 tả các cách ăn chuối
I TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 
Yêú tố miêu tả có tác dụng làm cho đốí tuợng thuyết minh được nổỉ bật, gây ấn tuợng. 
*Hoạt động 2. 
Hãy chỉ ra nhựng câu văn có tính miêu tả về cây chuối
Miêu tả có vai trò, ý nghĩa. Gì trong việc thuyết minh về cây chuối 
Cho HS đọc Ghi nhớ.
HS chỉ ra các câu miêu tả về cây chuối (lần lượt theo từng đoạn như trên) : đoạn đầu, đoạn tả trứng cuốc, tả các cách ăn chuối xanh.
-Miêu tả làm cho đối tượng thuyết minh được rõ ràng hơn (nổi bật, gây ấn tượng 
Ghi nhớ.
Ghi nhớ.
 Luyện tập : Hs làm 3 bài tập :
Bài tập 1. Bài luyện tập này vừa củng cố những bài đã học, vừa hướng đẫn
HS hoàn chỉnh phần thuyết mmh về cây chuối.
Bài luyện tập nêu các chi tiết về 
- Thân cây chuối... 
- Lá chuối (lá tươi, lá khô)... 
- Nõn chuối... 
- Bắp chuối.. 
- Quả chuối...
GV nêu câu hỏi và gợi ý cho HS vừa thuyết minh, vừa miêu tả các chi tiết nêu trên của cây chuối. .
Bài tập 2. GV hướng dẫn cho HS đọc bài tham khảo ở nhà. Chú ý hai mặt : yêu cầu thuyết minh và yếu tố miêu tả trong văn bản..
Bài tập 3. Cho HS lấy bút chì đánh dấu các câu miêu tả trong bài văn. Ví dụ, câu l đoạn đầu là câu miêu tả... . 
 IV. CỦNG CỐ :
	- Hãy nêu tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
	- Miêu t ả trong thuyết minh khác với miêu tả trong bài văn miêu tả (l ớp 6) như thế nào ?
 V.HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
 - Hãy lấy một bài văn thuyết minh đã làm (của năm lớp 8) rồi viết lại có sử dụng những yếu tố miêu tả. Nhận xét xem hai bài văn khác nhau như thế nào ?
Tuần 2 
Tiết 10 Luyện tập sử dụng yếu tố míêu tả 
trong văn bản thuyết minh
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
 - Giúp HS rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh .
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS, cho nhận xét chung.và nhận xét về trường hợp cá biệt.
	III. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐÔNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
*Hoạt động 1. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
 Bước 1. Tìm hiểu đề.
GV đọc đề, chép lên bảng và nêu câu hỏi : Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì ? Cụm từ Con trâu ở làng quê Việt Nam bao gồm những ý gì ? Có thể hiểu, đề bài muốn trình bày con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam không ?
 Bước 1. Tìm hiểu đề.
phải trình bày vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam. ở đây cần chú ý mấy chữ ở làng quê Việt Nam. Đó lả cuộc sống của ngườì làm ruộng, con trâu trong việc đồng áng ; con trâu trong cuộc sống làng quê,... 
I. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàný.
Bước 1. Tìm hiểu đề.
Bước 2. Tìm ý và lập dàn ý.
GV nêu câu hỏi và gợi ý để HS nêu ra thật nhiều ý và lập dàn ý theo bố cục Mở bài, Thân bài, Kết bài. 
Ví dụ
Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
Thân bài:
- Con trâu trong nghề làm ruộng : là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa,...
 - Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam. . .
 - Con trâu trong lễ hội, đình đám. 
 - Con trâu và trẻ chăn trâu, việc chăn nuôi trâu. 
 - Con trâu nguồn cung cấp thịt, da để thuộc, sừng trâu dùng để làm đồ mĩ nghệ.
 Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
 Bước 2. Tìm ý và lập dàn ý
*Hoạt động 2. Thực hiện bài làm bằng các hoạt động của HS trên lớp. . 
Bước 1. Xây dựng đoạn Mở bài, vừa có nội dung thuyết minh vừa có yếu tố miêu tả.
GV nêu câu hỏi để HS phát biểu đoạn Mở bài theo yêu cầu trên. 
- Nội dung cần thuyết minh trong Mở bài là gì ? Yếu tố miêu tả cần sử dụng là gì ?
GV yêu cầu tất cả HS làm vào vở, gọi một số em đọc và phân tích, đánh giá. 
Bước 2. Giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng. 
GV nêu câu hỏi về từng việc, yêu cầu tất, cả HS viết nháp, gọi đọc và bổ sung, sửa chữa như trên. Nếu thời giờ hạn chế thì tập trung vào một, hai việc. 
II. Thực hiện bài làm bằng các hoạt động của HS trên lớp. 
Có thể mở bài bằng cách giới thiệu :
- ở Việt Nam đến bất kì miền nông thôn nào đều thấy hình bóng con trâu trên đồng ruộng (hoặc mở bài bằng cách nêu mấy câu tục ngữ, ca dao về trâu : Còn trâu là đầu cơ nghiệp, Trâu ơi ta bảo trâu này... ; hoặc bắt đầu bằng tả cảnh trẻ em chăn trâu, cho trâu tắm, trâu ăn cỏ) 
- Từ đó dẫn ra vị trí của con trâu trong đời sống nông thôn Việt Nam. 
- Cần phải giới thiệu từng loại việc và có sự miêu tả con trâu trong từng việc đó (Vận dụng tri. thức về sức kéo về sức cày ở bài thuyết minh khoa học về con trâu đã cho). .
II. Thực hiện bài làm 
- Viết phần mở bài
- Viết đoạn giới thiệu con trâu trong những công việc của nghề làm ruộng 
Bước3. Giới thiệu con trâu trong một số lễ hội.
-Theo em nên giới thiệu con trâu trong những lễ hội nào ?
 Bước 4. Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
- Em có nhận thấy cảnh chăn trâu, con trâu ung dung gặm cỏ một hình ảnh đẹp của cuộc sống thanh bình ở làng quê Việt Nam không ? . Nếu viết về điều đó em có cần miêu cảnh trẻ em chăn trâu, hình ảnh những con trâu cần cù gặm cỏ không ?
Hãy viết đoạn văn ấy 
Bước 5. Viết đoạn Kết bài.
Kết thúc phần thuyết minh cần nêu ý gì ? Cần miêu tả hình ảnh gì ? 
Yêu cầu HS thực hiện đoạn viết 
- Viết đoạn giới thiệu con trâu trong các lễ hội 
- Tuỳ từng vùng mà chú ý giới thiệu nội dung cụ thể của chủ đề này. Ví dụ có thể giới thiệu hội chọi trâu hay đâm trâu. Nếu ở vùng không có các lễ hội đó thì có thể bỏ qua hay nói qua một câu là được. 
- Cảnh chăn trâu, con trâu ung dung gặm cỏ một hình ảnh đẹp của cuộc sống thanh bình ở làng quê Việt Nam
. Nếu viết về điều đó ta cần miêu cảnh trẻ em chăn trâu, hình ảnh những con trâu cần cù gặm cỏ 
Hs thực hiện đoạn viết 
Viết phần kết bài :
- Có thể nêu cảm nhận chung của em về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng Việt nam thanh bình êm ả, con trâu là vậth quý , mãi mãi sau này con trâu vẫn là hình ảnh đẹp trong tình cảm của người Việt 
-Viết đoạn giới thiệu con trâu trong các lễ hội 
- Viết đoạn giới thiệu con trâu với tuổi thơ 
Viết phần kết bài 
 IV. Củng cố : Giáo viên nêu ưu khuyết điểm chính của cách diễn đạt “sử dụng yếu tố miêu tả” trong văn thuyết minh
 V. Dặn dò : Hs chuẩn bị bài thuyết minh về” Cây lúa Việt Nam”

Tài liệu đính kèm:

  • docT2.doc