Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 5

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 5

Tiết 21 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :

- Ôn lại mục đlch và cách thức tóm tắt vănbản tự sự.

- Rèn luyện kĩnăng tóm tắt văn bản tự sự.

B. Chuẩn bị của thầy và trò :

 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT

 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C. Lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở ghi chép ( lấy điểm một số em)

 III. Bài mới : *Hoạt động 1. Giới thiệu bài:

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 772Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 
Tiết 21 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
- Ôn lại mục đlch và cách thức tóm tắt vănbản tự sự.
- Rèn luyện kĩnăng tóm tắt văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở ghi chép ( lấy điểm một số em)
	III. Bài mới : *Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
 *Hoạt động 2. 
- Cho HS đọc các tình huống trong SGK và trao đổi để rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
- Từ các tình huống trong SGK, yệu cầu HS tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
- Hs tìm hiểu các tình huống mà SGK đưa ra :
a. Tình huống yêu cầu bạn phải kể tóm tắt văn bản (là bộ phim) để bù đắp thiệt thòi 
b. Tình huống yêu cầu tóm tắt văn bản ( là câu chuyện ) để nắm chắc nội dung , phục vụ cho việc tìm hiểu phân tích 
c. Yêu cầu tóm tắt văn bản tạo điều kiện cho việc phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật
à Tóm tắt văn bản để người nghe nắm vững nội dung chính của văn bản đó nhắm phục vụ những yêu cầu nhất định (dễ nhớ )
I.Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
-Tóm tắt văn bản để người nghe nắm vững nội dung chính của văn bản đó nhằm phục vụ những yêu cầu nhất định 
*Hoạt động 3. Hướng dẫn thực hành tóm tắt một văn ban tự sự
 Bài tập l cho các sự việc và nhân vật chính trong truyện, từ đó yêu cầu HS nhận diện, nhận xét về sự việc chính và sự sắp xếp hợp lí của các sự việc chính.
- Bước 1. 
 Bài tập l. HS cần đối chiếu các sự việc với cốt truyện, Chuyện người con gái Nam Xương đã học để rút ra nhận xét và trả lời các câu hỏi đã nêu trong SGK
a) Các sự việc chính đã đủ chưa ? Nếu thiếu thì thiếu sự việc gì và tại sao đó lại là sự việc chính (quan trọng) cần phải nêu ? 
b) Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa ? Có gì cần bổ sung, thay đổi ? 
- Bước 2. Trên cơ sở đã điều chỉnh, GV hướng dẫn HS viết bản tóm tắt theo yêu cầu của bài tập Bài tập 2. Có thể tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương như sau : (GV xem phần phụ lục văn bản tóm tắt bên dưới ). 
Bước 3. Từ đoạn tóm tắt trên đây, GV hướng dẫn HS làm bài tập 3. Có thể rút ngắn hơn nữa văn bản tóm tắt trên như sau (Xem phần phụ lục bên dưới 
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự
Bài tập 1
- SGK nêu lên bảy sự việc khá đầy đủ của cốt truyện Chuyện người con gái Nam Xương.
 - Thiếu một sự việc rất quan trọng: Đó là sau khi vợ tự sát, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tuờng và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm.( làm chàng hiểu ra vợ minh đã bị oan. ) cần bổ sung điều chỉnh trước khi viết văn bản tóm tắt. .
Bài tập 2
- Hs thực hiện bài tập 2 trên giấy, vài Hs đọc , lớp nhận xét , GV tổng kết 
-Hs thực hiện rút ngắn văn bản thêm một lần nữa, 2 HS trình bày , Lớp nhận xét , GV tổng kết 
II. Thực hành tómtắt văn bản tự sự
*Hoạt động 4.
 Cho HS rút ra Ghi nhớ theo SGK.
- Hs đọc ghi nhớ SGK
- Ghi nhớ
- Luyện tập
 *Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS luyện tập.
Trong hai bài tập này, ưu tiên cho bài thực hành luyện nói (bài tập 2) làm tại lớp để tăng cường rèn luyện kĩ năng nói cho HS. Bài tập 1 giao về nhà
 IV. Củng cố:
 - Hãy nêu sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
 - Thực hiện việc tóm tắt văn bản tự sự ta phải làm như thế nào ?
V. Hướng dẫn học tập : 
 - Làm bài luyện tập 1 ở nhà ( Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” hoặc “Chiếc lá cuối cùng” 
 - Chuẩn bị bài mới : Trau giồi vốn từ
Tuần 5 
Tiết 22 CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Hiểu về cuộc sống xa hoa của bọn qụan lại, vua chúa dưới thời Lê Trinh và thái độ phê phán của tác giả.
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những đòng ghi chép đầy tính hiên thực này.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: 
- Em cảm nhận như thế nào về chi tiết “cái bóng” trong tác phẩm này ?
	- Hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật của câu chuyện Người con gái Nam Xương.
	- Bi kịch của Vũ Nương có ý nghĩa như thế nào ?
	III. Bài mới 
 *Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
 *Hoạt động 2. 
- Hướng dẫn HS đọc văn bản: chậm rõ, giọng dõng dạc, 
- Hs dựa vào chú thích nêu những nét sơ lược về tác giả
- Hãy cho biết nhan đề “Vũ trung tuỳ bút” có nghĩa như thế nào ?
- Hãy nêu vắn tắt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này ( Dựa vào chú thích SGK)
- Cho HS đọc một vài chú thích từ khó 
- Tác giả: Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ, 
- Đan Loan, Đường An, Hải Dương 	(nay là xã Nhân Quyền, Bình Giang, Hải Dương). 
- Sống vào thời buổi loạn lạc, muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, bị triệu ra làm quan. 
- Ông để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực : văn học, triết học, lịch sử, địa lí,... tất cả đều 	bằng chữ Hán. 
- Tác phẩm : Vũ trung tuỳ bút (Theo ngọn bút viết trong khi mưa) được viết 	khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX) gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, viết theo thể tuỳ bút. Nội dung bàn về lễ nghi, phong tục tập quán về một số nhân vật, di tích lích sử, khảo cứu về địa dư, chủ yếu là vùng Hải Dương quê ông. 
- Tác phẩm trình bày một cách giản dị , sinh động và hấp dẫn vừa có giá trị văn chương đặc sắc vừa là những tài liệu quý về sử học, địa lý và xã hội học. 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích 
- Tác giả
- Tên tác phẩm Vũ trung tuỳ bút 
- Từ ngữ khó :
I. Tìm hiểu văn bản 
1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa: 
- Hãy tìm các chi tiết miêu tả thói ăn chơi của chú Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa
- Hãy nhận xét về lời văn ghi chép sự việc của tác giả.
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả ?
1. Thói ăn chơi xa xỉ 
- Xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi ,cứ làm liên tực, hao tiền tốn của. 
- Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ diễn ra thường xuyên, huy động rất đông người hầu hạ 
- Bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém
- Việc tìm thu, thực chất là cướp doạt những của quý trong thiên hạ về tố điểm cho nơi ở của chúa 
*Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, 
(không xen lời bình của tác giả, vừa liệt kê vừa miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng. )
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa: 
2. ý nghĩa đoạn văn cuối : 
- Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói : ''... kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” ? 
GV cho Hs đọc đoạn văn :”Bọn hoạn quancớ ấy”
- Hãy cho biết bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào ? Em hãy nhận xét về thủ đoạn này (Cho Hs thảo luận , trình bày theo nhóm ).
- Cho Hs đọc đoạn văn:”Nhà ta ở cớ ấy” đoạn văn này đã miêu tả điều gì ?. Tác giả muốn gởi gắm điều gì qua đoạn văn này ?
2. ý nghĩa đoạn văn cuối : 
Đoạn văn :
“Mỗi khi đêm thanh, cảnh vắng... kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường. “
à N hững khu vườn rộng, đầy trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch, lại được bày vẽ, tố điểm như bến bể, đầu non, nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương chứ không phải trước cảnh đẹp yên bình, phồn thực 
 *Cảnh được miêu tả là cảnh thực kết hợp cảm xúc chủ quan của tác giả 
- Cụm từ “triệu bất tường,”à Báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết chặm lo đến chuyện ăn chơi hưởng lạc 
Đoạn văn : “Bọn hoạn quancớ ấy “
*Hành động vừa ăn cướp, vừa la làng,
*Người dân như thế là bị cướp của tới hai lần, hoặc phải tự tay huỷ bỏ vật quý của mình. 
*Bọn hoạn quan vừa vơ vét để chất đầy túi tham, vừa được tiếng mẫn cán trong việc nhà chúa 
*Đó là điều hết sức vô lí, bất công.
Đoạn văn cuối bài : ''Nhà ta ở phường Hà Khẩu cũng là vì cớ ấy''
- Đoạn văn miêu tả thủ đoạn của bọn hoạn quan
-kể lại một sự việc đã từng xảy ra ngay tại gia đình mình à -làm gia tăng sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực - Cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm một cách kín đáo 
2. ý nghĩa đoạn văn cuối : 
- Báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết chặm lo đến chuyện ăn chơi hưởng lạc
- Miêu tả thủ đoạn của bọn hoạn quan
- Gửi gắm một cách kín đáo cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) 
3.Hãy cho biết thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước ? 
- Hãy so sánh hai tác phẩm: truyện “Người con gái Nam Xương” và “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” để tìm ra sự khác biệt về thể loại 
 - Ghi nhớ
- Ở thể loại truyện, hiện thực của cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể với cốt truyện, nhân vật 
- Thể loại tuỳ bút : ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống 
- Lối ghi chép của tuỳ bút giàu chất trữ tình hơn ở các loại ghi chép khác (ví dụ như bút kí, kí sự).
 - Ghi nhớ
3. thể văn tuỳ bút
- ghi chép con người, sự việc cụ thể, có thực qua đó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá 
4. Ghi nhớ 
LUYỆN TẬP 
Viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê
LUYỆN TẬP -Hs thực hiện
 Căn cứ vào bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và cả bài đọc thêm hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuốí thế kỉ XVIII.
III. Luyện tập- 
 IV. CỦNG CỐ :
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phản ánh điều gì ?
	- Hãy nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích 
 V. Hướng dẫn học tập:
Nắm vững nội dung và nghệ thuật của đoạn trích 
Chuẩn bị bài : Hoàng Lê nhất thống chí 
Tuần 5 
Tiết 23,24 (tiết 23) HÒANG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (l)
 HỒI THỨ MƯỜI BỐN
Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT . Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước. 
- Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động. 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phản ánh điều gì ?
	- Hãy nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích 
	III. Bài mới : 
 *Hoạt động l. Giới thiệu bài.
 Giới thiệu tác phẩm và có thể tóm tắt đôi nét về diễn biến ở hai hồi trước
 ... ảm, mạnh mẽ, có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại .
 IV. CỦNG CỐ: 
- Hãy nêu cảm nghĩ của em về người anh hùng Nguyễn Huệ
	- Vì sao có thể nói đoạn nói về người anh hùng Nguyễn Huệ rất chân thực ?
- Em hiểu như thế nào về những nhà văn thuộc Ngô gia văn phái ?
 V. Hướng dẫn học tập :
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh người anh hùng Nuyễn Huệ
- Soạn tiếp những câu hỏi 3,4,5 phần Đọc hiểu văn bản (SGK)
Tuần 5 
Tiết 23,24 (tiết 24) HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (l)
 HỒI THỨ MƯỜI BỐN
 Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận
 Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT . Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước. 
- Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động. 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Hãy nêu cảm nghĩ của em về người anh hùng Nguyễn Huệ
	 - Vì sao có thể nói đoạn nói về người anh hùng Nguyễn Huệ rất chân thực ?
 - Em hiểu như thế nào về những nhà văn thuộc Ngô gia văn phái ?
	III. Bài mới:
Hoạt động 4: Hình ảnh quân tướng bọn xâm lược :
- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào ? 
- Tôn Sĩ Nghị kéo quân sang An Nam với những ý đồ như thế nào ? Hành động của Tôn như thế nào ?
- Khi quân Tây Sơn kéo đến Tôn đã làm những gì ?
- Quân tướng dưới quyền Tôn đã hành động như thế nào ?
+ Mục đích xâm lược của Tôn Sĩ Nghị : -Nhằm những lợi ích riêng, không muốn tốn nhiều xương máu. 
+ Hành động của Tôn :
- Bắt buộc vua tôi nhà Lê phải đương lấy rất nặng nề . 
- Quân của Tôn chỉ lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thế suông để doạ dẫm mà thôi.
- Không biết được tính hình thực hư ra sao, lại còn kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch, không chút đề phòng, chăm chú vào yến tiệc, không hề lo đến việc bất trắc, cho quân lính mặc sức vui chơi
- .Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, y sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp... chuồn trước qua cầu phao,
- Quân tướng lúc lâm trận ai nấy đều lụng rời sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, quân sĩ các doanh nghe tin đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết 
- Cả đội binh hùng tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai giờ Đây chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi.
2. Hình ảnh quân tướng bọn xâm lược :
- Tôn Sĩ Nghị
- Bọn quân tướng dưới quyền 
Hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống 
Hãy tóm tắt những hành động của vua tôi Lê Chiêu Thống 
Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây ? 
Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín đưa Thái hậu ra ngoài, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày không ăn. May gặp người thổ hào thương tính đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt.
3. Hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống :
 - Thảm hại 
- Cho HS so sánh hai đoạn văn miêu tả hai cuộc tháo chạy, một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống
4. Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt ? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó.
 - Hs thảo luận , trình bày theo nhóm. Giáo viên nhận xét và chốt lại những nét chính 
- Tất cả đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại rất khác nhau
- Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả: ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau..., ngòi bút miêu tả khảch quan, nhưng vẫn hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước. 
 - Ở đoạn văn dưới, nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc tiếp đãi thịnh tình giết gà làm cơm của kẻ bề tôi... 
*âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.( Cảm xúc của kẻ cựu thần trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ)
- Nghệ thuật miêu tả đặc sắc chân thực. Miêu tả kết hợp với cảm xúc hợp lý một đoạn lịch sử được ghi lại sống động
 IV. CỦNG CỐ : - Hãy nêu vai trò của miêu tả trong đoạn văn trần thuật cảnh vua tôi nhà Lê lúc bấy giờ ? 
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
 - Cho HS luyện tập cách t óm tắt một văn bản tự sự cho HS làm bài tập trong SGK.
- Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tốí 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789). 
- 
Tuần 5 
Tiết 25 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
(tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
Giúp HS nắm được ngoài việc phát triển nghĩa của từ ngữ, từ vựng của một ngôn ngữ có thể phát triển bầng cách tăng thêm về số lượng các từ ngữ nhờ :
a) Tạo thêm từ ngữ mới. 
b) Mượn từ ngữ của.tiếng nước ngoài.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: -Vì sao từ vựng luôn phát triển ?
	-Hãy nêu những phương thức chuyển nghĩa của từ vựng thường gặp 
	III. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
I - TẠO TỪ NGỮ MỚI 
1. Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên co sở các từ sau : điện thoại, kinh tế , dí động , sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó.
Mẫu : điện thoại di động, sở hữu trí tuệ. 
2, Trong tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình x + tặc (như không tặc, hải tặc,...). Hãy tìm những từ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó.
 Ghi nhớ .
- Điện thoại di động : điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao. 
- Kinh tế tri thức : nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. 
- Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi. 
- Sở hữu trí tuệ : quyền sở hữu đối với.sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lạl được pháp luật bảo hộ như quyên tác giả quyền phát minh, sáng chế. 
- Lâm tặc : kẻ cướp tài nguyên rừng. 
- Tin tặc : kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại. 
 Ghi nhớ .
I. TẠO TỪ NGỮ MỚI 
 Tạo thêm từ ngữ mới làm cho vốn từ tăng lên là một cách thức để phát triển từ vựng tiếng Việt
 Ghi nhớ
II - MƯỢN TỪ NGỮ CỦA TIẾNG NƯỚC NGOÀI 
1. Hãy tìm những từ Hán Việt trong haí đoạn trích sau đây:
a) Thanh minh trong tiết tháng ba, áo quần như nêm.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b) Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu,. mọi người phỉ nhổ .
(Nguyễn Dữ, chuyện người con gái Nam Xương)
2. Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau 
a) bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong ;
b) nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, (chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng...).
- Những từ này có nguồn gốc từ đâu .
Ghi nhớ 
II - MƯỢN TỪ NGỮ CỦA TIẾNG NƯỚC NGOÀI :
1. Những từ Hán Việt trong haí đoạn trích
a) thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội đạp thanh yến anh bộ hành, xuân, tài tử giai nhân. 
b) bạc mệnh duyên, phận, thần linh chứng giáml, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch ngọc (không kể tên riêng trong đoạn trích). 
- Viết nguyên dạng.. Marketing (tiếng Anh) Phiên âm trong tài liệu chuyên môn .maketing
 -Phiên âm trong tài liệu thông thường : makét tinh 
2. Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau :
a) bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong: bệnh Ếch (Aids) 
b) nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, (chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng...). Makétting
- Gốc Âu
Ghi nhớ 
II - MƯỢN 
TỪ NGỮ CỦA TIẾNG NƯỚC NGOÀI :
Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài, nhất là ,của tiếng Hán cũng là một cách thức để phát triển từ vựng tiếng Việt.
- Mượn từ gốc Hán
- Mượn từ gốc châu Âu
Ghi nhớ 
III - LUYỆN TẬP
1. Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ mới như kiểu x + tặc ở trên (phần l-2).
2. Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó. 
3. Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 6 (bài từ mượn, trong Ngữ văn 6, tập một, tr. 24) và lớp 7 (bài Từ Hán Việt, trong Ngữ văn 7 tập một, tr. 69 và 81) hãy chỉ rõ trong những từ sau đây, từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu : mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô , tô thuế tham ô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, 
ca sĩ, nô lệ.
4. Nêu vắn tắt những cách thức phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề : Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không ? 
III - LUYỆN TẬP:
 Bài tập 1:
x + trường : chiến trường, nông trường , thị trường
x + hoá : ô xi (ôxi) hoá, lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, công nghiệp hoá, thương mại hoá,
x + đíện tử : thư điện tử, thương mại điện tử, giáo dục điện tử, chính phủ điện tử.
Bài tập 2
Bàn tay vàng : bàn tay tài gịỏi, khéo léo hiếm có trong vi thực hiện một thao tác lao động hoặc kĩ thuật nhất định.
Cầu truyền hình : hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống camêra . (camera) giữa các địa điểm cách xa nhau.
- Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong hàng quán nhỏ, tạm bợ. 
 - Công nghệ cao : công nghệ dựa trên cơ sở khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chinh xác và hiệu quả kinh tế cao.
- Công viên nước : công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước như trượt nước, bơi thuyền, tắm biển nhân tạo,...
Bài tập 3. Từ mượn của tiếng Hán : mãng xà, biên phòng, tham ô, tố thuê, phê bình phê phán, ca sĩ, nô lệ.
Từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu : xà phòng, ô tô , ra đi ô, ô xi, Cà phê , ca nô. 
Bài tập 4. 
- Cần khẳng định ngay là từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi.
Ví dụ cụ thể.: Chẳng hạn khi xuất hiện loại phương tiện đi lại có hai bánh, chạy bằng động cơ thì tiếng Việt phải có từ ngữ để biểu thị : xe gắn máy 
III - LUYỆN TẬP
 IV.CỦNG CỐ :
	- Vì sao phải tạo thêm từ mới ?
	- Trong ngôn ngữ tiếng Việt người ta tạo thêm từ mới bằng cách nào ? (trên cơ sở của những từ có sẵn , mượn từ ở tiếng nước ngoài (Tiếng Hán và tiếng Ấn Âu)
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
	- Sưu tầm những từ mới xuất hiện trong ngôn ngữ tiwngs Việt trong những năm gânbf đây và giải thích nguồn gốc các từ mới này, giải thích ý nghĩa của từng từ.
	- Chuẩn bị bài mới . THUẬT NGỮ

Tài liệu đính kèm:

  • docT5.doc