Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 7

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 7

Tiết 31 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS

- Qua tâm trạng cô đơn, buổn tủi, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu của nàng

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:

B. Chuẩn bị của thầy và trò :

 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT.

 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C. Lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc lại đoạn thơ “Cảnh ngày xuân”

- Cảnh ngày xuân được miêu tả như thế nào ?

- Cảnh lễ hội mùa xuân được miêu tả thế nào ?

- Nguyễn Du đã thành công như thế nào trong nghệ thuật niêu tả cảnh thiên nhiên qua đoạn trích này ?

 III. Bài mới : *Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 

doc 13 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 
Tiết 31 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Qua tâm trạng cô đơn, buổn tủi, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu của nàng 
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT.
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc lại đoạn thơ “Cảnh ngày xuân”
- Cảnh ngày xuân được miêu tả như thế nào ?
- Cảnh lễ hội mùa xuân được miêu tả thế nào ? 
- Nguyễn Du đã thành công như thế nào trong nghệ thuật niêu tả cảnh thiên nhiên qua đoạn trích này ?
	III. Bài mới : *Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
*Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích 
- GV hướng dẫn học sinh đọc đúng nhịp thơ lục bát, giọng trầm lắng, cảm xúc
- Hãy cho biết vị trí của đoạn trích trong toàn bộ câu chuyện .
- Đoạn trích có kết cấu như thế nào ?
 Đọc và tìm hiểu chú thích 
Kết cấu đoạn thơ :
 + Sáu câu thơ đầu : hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều
 + Tám câu thơ tiếp : Kiều thương nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ
 + Tám câu cuối : cảnh được cảm nhận qua tâm trạng, cảnh nói lên tâm trạng đau buổn, âu lo của Kiều 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích 
-Kết cấu của đoạn thơ 
*Hoạt động 3: Phân tích sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều .
- Mở đầu đoạn trích nhà thơ dùng từ” khoá xuân” Em hiểu từ này có nghĩa là gì ?
- Hãy nêu những hình ảnh miêu tả cảnh thiên nhiên ở đây.
-Theo em đặc điểm của không gian trước lầu Ngưng Bích như thế nào ? (chú ý không gian mở ra theo chiều rộng, chiều xa, chiều cao qua cái nhìn của nhân vật).
- Thời gian qua cảm nhận của Thuý Kiều có gì đ áng chú ý ? (chú ý hình ảnh trăng, “mây sớm đèn khuya”). .- Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Thuý Kiều đang ở trong hoàn cảnh tâm trạng như thế nào ? Từ ngữ nào góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy ? (khoá xuân)
Phân tích sáu câu thơ đầu 
- khoá xuân àgiam lỏng 
- Bốn bề bát ngát xa trông –không gian mênh mông, hoang vắng àgợi lên sự rợn ngợp của không gian 
- Cảnh non xa, trăng gần –gợi vị trí lầu Ngưng Bích cao ngất nghểu, trơ trọi giữa mênh mang trời nước. - Cái lầu trơ trọi ấy giam một thân phận trơ trọi 
- Hình ảnh “non xa”, “trăng gần”, “cát vàng”, “bụi hồng” ( cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh ước lệ) àgợi sự mênh mông rợn ngợp của không gian, khắc đậm tâm trạng cô đơn của Kiều
+ Cụm từ :”mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín 
- Không gian trơ trọi. Thời gian khép kín như chiếc lồng son giam hãm con người,
II. Tìm hiểu văn bản 
1Hoàn cảnh cô đơn bẽ bàng của nhân vật Thuý Kiều : 
- Cảnh tả thực 
-Không gian trơ trọi. Thời gian khép kín như chiếc lồng son giam hãm con người.
2. Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.
a) Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ tới ai ? Nàng nhớ ai trước, ai sau ? Nhớ như thế có hợp lí không, vì sao ?
b) Cùng là nỗi nhớ nhưng lại là cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó .
c) Em có nhận xét gì về tấm lòng Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng ?
Cho 3 tổ thảo luận, mỗi tổ 1 câu rồi cử đại diện trình bày trước lớp .
Phân tích tám câu thơ tiếp theo
- Kiều nhớ Kim Trọng trước và cha mẹ sau. Cách sắp xếp hợp với tâm trạng thật của nàng (Kiều đã “nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai” nhưng lòng vẫn đau đáu một mặc cảm lỗi thề với chàng Kim)
- Nhớ Kim Trọng là “tưởng” là nhớ đến tình duyên “dưới nguyệt chén đồng”, là “ người” chứ không còn là “chàng” hay “Kim lang”
- Nhớ hoà trong thương xót day dứt không nguôi : Đã “luống những” lại còn “rày mai”, “trông chờ”. Đã chẻ (từ ngữ) ra rồi lại đan kết buộc chặt lại. Nỗi trông chờ của chàng như dài thêm và nỗi xót thương vì thế thêm đậm 
- Nhớ người rồi xót mình : “Tấm son cho phai” Lòng thuỷ chung đẹp, đỏ như son, ấy vậy mà phải “gột rửa” (xoá bỏ) đi nhưng biết bao giờ mới làm được ? Nỗi đau oằn lên trên câu chữ
-Nhớ cha mẹ:
- Dùng đến 3 điển tích: “Quạt nồng ấp lạnh”, “sân Lai”, “gốc Tử” khiến cho nỗi nhớ thương thêm phần trạng trọng
- Hơn một lần “ nát thân” cho gia đình mà nỗi lo lắng vẫn còn canh cánh . 
- Thời gian xa cách gia đình cũng được nhân lên “ mấy nắng mưa”.Nỗi nhớ day dứt khôn nguôi
à Từ ngữ chọn lọc, sắc sảo: ước lệ mà tinh tế. Mỗi câu chữ như oằn lên nỗi nhớ, nỗi lo nỗi buồn , nỗi đau đến rớm lệ . Đoạn trích góp phần tô đậm con người thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều 
2. Nhớ thương Kim Trong và cha mẹ
-Trình tự miêu tả phù hợp với tâm trạng vốn có của nhân vật 
- Từ ngữ chọn lọc, sắc sảo: ước lệ mà tinh tế. Mỗi câu chữ như oằn lên nỗi nhớ, nỗi lo nỗi buồn , nỗi đau đến rớm lệ . 
- Đoạn trích góp phần tô đậm con người thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều
3. Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng:
a) Cảnh là thực hay hư ? Đó là những cảnh nào ?
- Cảnh được miêu tả theo trình tự nào ?
Mỗi cảnh vật như gợi lên một nỗi buồn khác nhau của nhân vật. Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều qua tám câu thơ này ?
b) Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối ? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào ?
- GV kết luận : Đoạn thơ tả cảnh ngụ tình độc đáo , một bức tranh tâm tình đầy xúc động diễn tả một cách tinh tế tâm trạng của Thuý Kiều khi bắt đầu nếm trãi cạm bẫy cuộc đời
Phân tích tám câu thơ cuối :
- Cảnh là cảnh thật trước lầu Ngưng Bích :
 +Cửa bề chiều hôm với cánh buồm thấp thoáng 
 +Ngọn nước , mới sa và cánh hoa trôi man mác 
 +Nội cỏ rầu rầu với mặt đất mênh mông
 +Gió cuốn mặt duềnh với tiếng sóng ầm ầm
à cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ.
*Cảnh như đồng điệu với tâm trạng:
 +Cửa bề chiều hôm với cánh buồm thấp thoáng : như gợi tâm trạng buồn nhớ quê hương cha mẹ
 +Ngọn nước , mới sa và cánh hoa trôi man mác : như gợi tâm trạng xót xa cho tình duyên, thân phận 
 +Nội cỏ rầu rầu với mặt đất mênh mông: như gợi nỗi cô đơn trống vắng , ủ ê
 +Gió cuốn mặt duyềnh với tiếng sóng ầm ầm như cảnh tượng hãi hùng, như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều
*cụm từ “buồn trông” mở đầu câu thơ sáu chữ, tạo âm hưởng trầm buồn đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng
- Hs cần nắm rõ “tả cảnh ngụ tình” là thế nào
-Nội dung chủ yếu của đoạn trích 
3.Nỗi buồn được nhìn qua cảnh vật
- Miêu tả tăng tiến diễn tả trình tự diễn biến của tâm trạng-Ngoại cảnh như đồng điệu với tâm trạng
*Cụm từ “buồn trông” tạo âm hưởng trầm buồn - trở thành điệp khúc của đoạn thơ -điệp khúc của tâm trạng
4. Tổng kết 
-Đoạn thơ tả cảnh ngụ tình độc đáo , một bức tranh tâm tình đầy xúc động diễn tả một cách tinh tế tâm trạng của Kiều khi bắt đầu nếm trãi cạm bẫy cuộc đời
 IV. CỦNG CỐ: - Đọc lại đoạn trích 
	 - Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích 
	 - Nội dung đoạn trích ?
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
	- Học thuộc lòng đoạn trích 
	- Nêu cảm nhận của em về cái hay cái đẹp của đoạn (Chọn 1 trong 3 đoạn)
	- Chuẩn bị bài mới :
Tuần 7 
Tiết 31 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Qua việc phân tích chân dung Mã Giám Sinh, tên buôn người khoác áo thanh lịch, giúp học sinh khám phá tính cách của nhân vật này, đồng thời cảm nhận được nỗi đau của Thuý Kiều trước cảnh trái ngang
- Thấy được nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật phản diện thông qua ngoại hình, ngôn ngữ và hành vi .
Hướng dẫn :
 l. Phân tích những nét về ngoại hình và tính cách để àm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh:
- Về ngoại hình, hành động: cách ăn mặc, cách nói năng, cử chỉ, thái độ,...( tính chất tương phản )
- Về bản chất, tính cách : tính chất bất nhân, tính. chất con buôn vì tiền, sự giả dối,...(Cần chú ý đến hành vi, ngôn ngữ, thái độ cò kè bớt một thêm hai)
 2. Cảm nhận của em về hình ảnh Thuý Kiều ? 
- Tình cảnh tội nghiệp. (Nỗi mình, nỗi nhà)
- Nỗi đau đớn, tái tê.)(Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng - thái độ câm lặng )
 3. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích.
- Nỗi đau đớn, xót xa trước tình cảnh con nguời bị hạ thấp, bị chà đạp. Sự khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người bất nhân, tàn bạo.)
Tuần 7 
Tiết 32 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc cảnh vật và con người trong văn bản tự sự
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở (phần sửa chữa bài văn- bài viết số 1 của học sinh)
	III. Bài mới: *Hoạt động 1: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
I TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
*Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự 
-. Đọc đoạn trích (SGK)
 Suy nghĩ và trả lời câu hỏi 
a) Đoạn trí kể về trận đánh nào ? Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào ?
b) Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào ? .
c) Kể lại nối dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây :
- Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi. 
- Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa. .
- Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
- Quân Thanh chống đỡ không nổi tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
-Nếu chỉ kể sự víệc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không ? Trận đánh có sinh động không ? Tại sao ? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với đoạn trích để có thể rút ra nhận xét : Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự ? 
Từ đây, GV cho HS rút ra nội dung Ghi nhớ trong 
- Đoạn trích kể lại trận đánh Hà Hồi-Ngọc Hồi 
- Trong đó vua Quang Trung tự mình chỉ huy. Nhà vua xuất hiện như một vị anh hùng 
Những chi tiết miêu tả trong đoạn trích :
- “vua Quang Trung  rốí loạn” àMưu lược của vua Quang Trung: chuẩn bị xuất kích 
 -“Vua Quang Trung liền gấp  xông tới mà đánh” : cách xuất kích 
“Quân Tây Sơn  quân Thanh đại bại”. Quân Thanh thảm bại 
- HS nhận xét xem các sự việc chính bạn nêu lên đã đầy đủ chưa (Nhận xét : đầy đủ)
- HS nối các sự víệc ấy thành một đoạn văn và nêu vấn đề : Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không ? Tại sao ? (Nhận xét : không sinh động, vì chi đơn gián kể lại các sự việc, tức là chỉ mới trả lời câ ... II.RÈN LUYỆN ĐỂ LÀM TĂNG VỐN TỪ
học hỏi để bíết thêm từ mà tự mình chưa bíêt
 LUYỆN TẬP
Hướng dẫn HS làm các bài tập ở mục III trong SGK 
Bài tập l Chọn cách giải thích đúng :
- Hậu quả: kết quả xấu -Đoạt: chiếm được phần thắng -Tinh tú : sao trên trời (nói khái quát) 
Bài tập 2 Xác định nghĩa của yêú tố Hán Việt 
a) Tuyệt: dứt, không còn gì : +tuyệt chủng bị mất hẳn nòi giống + tuyệt giao (cắt đứt giao thiệp), + tuyệt tự (không có ngườì nối dõi), +tuyệt thựcc (nhịn đói, không chịu ăn để phản đối, một hình thức đấu tranh
Tuyệt còn có nghĩa cực kì, nhất : +tuyệt đỉnh (điểm cao nhất, mức cao nhất), +tuyệt mật (cần được giữ bí mật tuyệt đối), +tuyệt tác (tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái hơn), + tuyệt trần (nhất trên đời, không có gì sánh bằng)
b) đồng: cùng nhau, giống nhau : + đồng âm (có âm giống nhau), +đồng bào (những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt), +đồng bộ (phối hợp với nhaư một cách nhip nhàng), +đồng chí (người cùng chí hướng chính trị), +đồng dạng (có cùng một dạng như nhau), +đồng khởi (cùng vùng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp), + đồng môn (cùng học một thầy hoặc cùng môn phái), + đồng niên (cùng một tuổi), đồng sự(cùng làm việc ở một cơ quan nói về những người ngang hàng với nhau) 
Đồng còn có nghĩa là trẻ em trẻ em : + đồng âú (trẻ em khoảng 6, 7 tưổi), +đồng dao (lời hát dân gian của trẻ em), +đồng thoại (truyện viết cho trẻ em) 
+(chất) đồng : trống đồng (nhạc khí gõ thời cổ, hình cái trống, đúc bằng đổng, trên mặt có chạm những hoạ tiết trang trí) 
 Bài tập 3 Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau : 
a) "Vào đêm khuya, đường phố rất im lặng " : Dùng sai từ im lặng. Từ này dùng để nói về con người, về cảnh tượng của con người Có thể thay im lặng bằng yên tĩnh, vắng lặng, Chú ý : trong cách nói Đường phố ! Hãy im 1ặng vấn đề có hơi khác. Khi đó đường phố được dùng theo phép nhân hoá
b) "Trong thời kì đổi mới, Vỉệt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế gíới : Dùng sai từ thành lập Từ này có nghĩa là lập nên, xây dựng nên một tổ chức như nhà nước, đảng, hội, công ti, câu lạc bộ, Quan hệ ngơại giao không phải là một tổ chức .Tiếng Việt thường sử dụng cụm từ thiết lập quan hệ ngoạí giao 
c) “Những hoạt động tù thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc” : Dùng sai từ cảm xúc. Từ này thường được dùng như danh từ, có nghĩa là sự rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì như : Bài thơ gây cảm xúc rất mạnh. Đôi khi nó được dùng như động từ, có nghĩa là rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì như : Cô âý , người dễ cảm xúc Người Việt không nói X khiến Y rất cảm xúc, mà nói X khiến Y rất cảm động (hoặc xúc động, cảm phục,): 
Bài tập 4 Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên
Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của những người nông dân. Muốn gìn giữ sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ 
Bài tập 5 Để làm tăng vốn từ cần Chú ý quan sát, lắng nghe tiếng nói hằng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truvền hình : Đọc sách báo, nhất là những tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nối tĩếng 
-Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được Gặp những từ ngữ khó không tự giải thích được thì tra cứu từ thển hoặc hỏi người khác, nhất là hỏi thầy, cô giáo 
-Tập sử dụng những từ ngữ mới trong những hoàn cảnh giao tiếp thích hợp
Bài tập 6 Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu
a) Đồng nghĩa với cứu cánh là mục đích cuôí cùng b) Đồng nghĩa với nhược điểm là điểm yếu c)Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề đạt d) Nhanh nhảu mà thiếú chín chắn là láu táu e) Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn 
Bài tập 7 Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với từ ngữ mới
a) Nhuận bút là tiền trả cho người viết một tác phẩm , còn thù lao là trả để bù đắp vào lao động đã bỏ ra (động từ) hoặc khoản tiền trả công để bù đắpvàọ lao động đã bỏ ra (độngtừ) hoặclkhoản tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra (danh từ): Như vậy, nghĩa của thù lao rộng hơn nghĩa của nhuận bút rất nhiều , 
b) Tay trắng là không có chút vốn íiếng, của cải gì,còn trắng tay là mất hết tất cả tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì. 
c) Kiểm đểm là xem xét đánh giá lại từng caí hoặc từng việc để có được một nhận định chung, còn kiểm kê là kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng và chất lượng của chúng 
d) Lược khảo là nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi hết, còn lươc thuật là kể, trình bày tóm tắt 
Bài tập 8: Yêu cầu của bài tập này !à tìm năm từ ghép và năm từ láy có các yếu tố cấu tạo giống nhau và nghĩa, về cơ bản, không khác nhau Tuy nhiên, đối với bài tập này, GV có thể thay đổi yêu cầu của SGK, chia lớp thành các nhóm và câc em thi nhau xem nhóm nào tìm ra được nhiều từ nhất 
a) GV có thể chọn năm trong số những từ ghép sau : bàn luận Iuận bàn, ca ngơi ngợi ca; đâú tranh, tranh đâú, cầu khẩn khẩn cầu, bảo đảm đảm bảo, dịu hiền hiền dịu, đơn giản giản đơn khổ cực cực khổ díệu kì, kì diệu, màu nhiệm nhiệm màu thương yêu yêu thương đợi chờ chờ đợi; ngoại lệ, lệ ngoại triển khai khai tríển, 
: b) GV có thể chọn năm trong số những từ láy sau :
 ao ước ước ao, bạn bè, bè bạn, bề bộn bộn bề, bồng bềnh bềnh bồng, dày dạn , dạn dày dào dạt. dạt daò, dập dồn, dồn dập, đày doạ doạ đày, đau đớn đớn đau, hắt hiu hiu hắt, hững hờ hờ hững, khát khao khao khát lọc lừa lừa lọc, manh mối mốí manh, mịt mờ mờ mịt ngại ngần, ngần ngại, ngào ngạt ngạt ngào, quẩn quanh, quanh quẩn; thiết tha tha thiết, tối tăm tăm tối xác xơ ,xơ xác ,trăng trối trối trăng giữ gìn, gìn giữ nhớ nhung nhung nhớ,
 Lưu ý HS trường hợp những từ phức ,có nghĩa khác hẳn nhau, nhưng vỏ ngữ âm có phần giống nhau, dễ nhầm lẫn như : điểm yêú. yêú điêm, vãng lai lai vãng, công nhân nhân công sĩ tử, tử sĩ, bệ hạ, hạ bệ Những từ này rõ ràng không thuộc vào nhóm được nêu ở điểm (a) và cũng không thuộc nhóm được nêu ở điểm (b) 
Bài tập 9 Tìm hai từ ghép có yếu tố Hán Việt cho trước 
GV nên dùng từ điển Hán Việt để chuẩn bị ngữ liệu cho bài tập này Có thể gọi nhìều HS, mỗi em tìm hai từ HS sau không được lặp lại của HS trước đã tìm . Sau đây là một số từ gợi ý 
- bất (không, chẳng) : bất liêm, bất bình đẳng, bất chính, bất công, bất diệt
-bí (kín) : bí mật, bí danh, bí âm bí hiểm, bí quyết, bí truyền, 
-đa (nhiều) : đa cảm, đa dạng, đa diện, đa giác, đa khoa, đa nghĩa, 
-để (nâng, nêu ra) : đề án, đề bạt, đề cao, đề cập, đề al, đê đạt đên,ghi, đề xuất
gia (thêm vào) gía cố, gia công, gia giảm, gia hạn, 
-giáo (dạy bảo) : giáo án, giáo dục, giáo khoa, giáo vụ, giáo viên, giáo sư,
-hổi (về, trớ lại) : hồi hương, hồi phục, hồi sinh, hồi tâm, hồi xuân
-khai (mở, khơi) : khai bút, khai niêm, khai giảng, khai hoá, khai hoang, khai mạc,
-quảng (rộng, rộng rãi) : quảng canh, quang cáo, quảng đại, quảng giao, quảng trường,
 	-suy (sút kém) : Suy đồi, suy nhược, suy tàn, suy thoái, suy vi,
-thuần (ròng, không pha tạp) : thuần chủng, thuần khiết, thuần nhất, thuần tuý,
- thủ (đâu đầu tiên, đứng đầu) : thủ thủ khoa, thủ Iĩnh, thủ phủ, thủ tướng ,
 -thuần (thật, chân thật, chân chât) : thuần hậu, thuần phác,
-thuần (dễ bảo, chịu khiến) : thuần dưỡng, thuần hoá, thuần phục, 
-thuỷ (nước) : thuỷ chiến, thuỷ điện, thuỷ lôi thuỷ lợi, thủy lực, thủy sản thuỷ tạ thuỷ thủ 
-tư (riêng) : tư lợi, tư nhân tư thục 
-trữ(chứa, cất) : trữ lượng, dự trữ, lưu trữ, tàng trữ, tích trữ, 
-trường(dài) : trường ca, trường chinh , từ trường, trường kì, trường sinh , trường thiên, trường thọ, trường tồn
-Trọng (nặng, coi nặng, coi là quý) : trọng âm, trọng dụng, trọng đại, trọng điểm, trọng lượng, trọng thưởng trọng trách
-vô (không, không có) : vô biên vô bổ, vô ca,n vô chủ, vô cùng, vô tình, vô dụng, vô duyên, vô đề, vô địch, vô điều kiện, vô định, vô giá, vô giá trị, vô hại, vô hiệu, vô hình, vô học, vô ích, vô lại, vô tư, 
-xuất (đưa ra, cho ra) : xuất bản xuất chính, xuất gia, xuất giá, xuất hình, xuất khâủ, xuất ngũ, xuất síêu, đề xuất, trục xuất,
- yêú (quan trọng) : yêú điểm, yêú lươc, yêú nhân, chính yêú, cốt yêú, cơ yêú, trích yêú, xung yêú 
 IV. CỦNG CỐ: - Hãy nêu 2 cách thức quan trong để trau giồi vốn từ ? 
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: - Tập trau giồi vốn từ để làm tập làm văn và để sử dụng trong giao tiếp 
	- Chuẩn bị bài mới : Tổng kết về từ vựng.
Tuần 7 
Tiết 34-35 Bài viết tập làm văn số 2
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động
 - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, chọn đề cho phù hợp.
	- Học sinh : Chuẩn bị bài theo đề SGK.
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Bài mới : HS làm hai đề AB.
Đề A: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Đề B: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
 YÊU CẦU:
ĐỀ A: - Hình thức bài viết là một lá thư gửi bạn học cũ.
- Nội dung kể về một buổi thăm trường vào một ngày hè sau 20 năm xa cách. Có nghĩa là HS phải tưởng tượng mình đã trưởng thành, có một vị trí, công việc nào đó, nay trở lại thăm trường.
Cần viết được một số ý sau: Lí do trở lại thăm trường, thăm vào buổi nào, đi với ai, đến trường gặp ai, thấy quang cảnh trường như thế nào, nhớ lại quang cảnh trường ngày xưa mình học ra sao, ngôi trường ngày nay có gì khác trước, những gì gợi lại cho mình kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào
ĐỀ B: - Hình thức kể lại một giấc mơ, trong mơ gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày ( người thân là người có kỉ niệm gắn bó sâu nặng, quen thuộc, thân thiết với mình. Đi xa có thể hiểu là đi công tác xa, chuyển chỗ ở tới nơi xa, cũng có thể là đã mất từ lâu )
	- Nội dung cần viết được một số ý sau: Em mơ gặp người thân nào, vào dịp nào ? Hình dáng, cử chỉ, nét mặt của người thân,cuộc đối thoại hỏi thăm tin tức của nhau, cuộc sống của người thân, của những người cùng đang sống với người thân, cuộc sống của mình, lời nhắn gửicảm xúc, suy nghĩ khi chia tay với người thân.
 BIỂU ĐIỂM:
	- Điểm 9,10: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu trên. Biết kết hợp nhiều yếu tố diễn đạt.
	- Điểm 7,8: Bài viết đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. Biết kết hợp các yếu tố diễn đạt ở mức độ khá, sai vài lỗi nhẹ về diễn đạt.
 - Điểm 5,6: Bài viết thực hiện các yêu cầu trên ở mức trung bình, chủ yếu liệt kê sự việc. Kết hợp các yếu tố diễn đạt còn lúng túng.
Điểm 3,4: Bài làm yếu, chưa đảm bảo các yêu cầu trên. Sụ việc kể chưa ấn tượng. Sai nhiều về diễn đạt.- 

Tài liệu đính kèm:

  • docT7.doc