BÀI 4
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(TRÍCH TRUYỀN KÌ MẠN LỤC)
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của truyện truyền kì.
* Kỹ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
* Thái độ: Giáo dục tinh thần trân trọng thương yêu con người, phê phán những gì bất công ngang trái chà đạp lên hạnh phúc lứa đôi.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tham khảo SGK, SGV, Những điều cần lưu ý.
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, gợi tìm, tái hiện, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức: Trả lời cá nhân, thảo luận.
- HS: Đọc bài, tóm tắt văn bản, soạn theo câu hỏi mục Đọc- Hiểu văn bản.
Tuần 4- Tiết 16- 17 Ngày soạn: 10/8/10 Ngày dạy: 6-8/9/10 BÀI 4 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (TRÍCH TRUYỀN KÌ MẠN LỤC) I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của truyện truyền kì. * Kỹ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. * Thái độ: Giáo dục tinh thần trân trọng thương yêu con người, phê phán những gì bất công ngang trái chà đạp lên hạnh phúc lứa đôi. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tham khảo SGK, SGV, Những điều cần lưu ý. - Phương pháp: Đọc diễn cảm, gợi tìm, tái hiện, nêu vấn đề. - Hình thức tổ chức: Trả lời cá nhân, thảo luận. - HS: Đọc bài, tóm tắt văn bản, soạn theo câu hỏi mục Đọc- Hiểu văn bản. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG - TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Khởi động (15’) 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:15’ 3. Giới thiệu bài: Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh. Đề: 1. Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh là gì?(5đ) 2. Cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật trong văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”? ( 5đ) Trước đây, chế độ phong kiến thường hà khắc với người phụ nữ. Sống trong xã hội, họ thường không có địa vị. Hôm nay, chúng ta sẽ được học một văn bản nói về số phận của người phụ nữ: “Chuyện người con gái Nam Xương”. Lớp trưởng báo cáo Đáp án: 1.Học sinh nêu được : - Nơi ở và làm việc: đơn sơ, nhỏ bé - Trang phục: giản dị - Tư trang : ít ỏi - ăn uống: đạm bạc -> lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của văn hóa nhân loại. (5đ) 2/ - Nội dung: + Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa loài người và sự sống trên trái đất. (2đ) + Vì vậy đấu tranh cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. (2đ) - Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, có sức thuyết phục cao.(1đ) Nghe Ghi tựa bài HĐ2: Đọc- Hiểu văn bản (70’) I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Nguyễn Dữ (?- ?) 2. Tác phẩm: - CNCGNX: là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”. - Thể loại: Truyền kì. 3. Bố cục: 3 đoạn II. Phân tích văn bản: 1. Nhân vật Vũ Nương: Tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. - Trong cuộc sống vợ chồng: luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hòa. - Khi tiễn chồng đi lính: nàng không mong vinh hiển, chỉ cầu bình an trở về. - Khi xa chồng: +Buồn nhớ, thủy chung, yêu chồng tha thiết. + Đảm đang, tháo vát, hiếu nghĩa. Tiết 2: + Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. + Đau đớn, thất vọng vì hạnh phúc gia đình tan vỡ. + Thất vọng đến tột cùng, tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch vô tội của mình. =>Người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, hiếu thảo, một dạ thủy chung với chồng. Một con người như thế đáng phải được hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng. 2. Nỗi oan của Vũ Nương là do: - Cuộc hôn nhân không bình đẳng, chế độ gia trưởng phong kiến. - Sự hiểu lầm lời con trẻ của Trương Sinh. - Trương Sinh có tính đa nghi, cố chấp, xử sự hồ đồ, độc đoán . * Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo XHPK xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình. 3. Những yếu tố kì ảo trong truyện: - Tạo sự lôi cuốn hấp dẫn cho truyện. - Hoàn chỉnh thêm tính cách Vũ Nương. - Kết thúc có hậu: ước mơ cuộc sống công bằng cho những người tốt. - Gọi HS đọc chú thích * . H: Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Dữ? Giảng: + Sống ở thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng; các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền binh gây ra cuộc nội chiến kéo dài. + Ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. + Ông học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ, sống ẩn dật. H: Văn bản được trích từ tác phẩm nào? H: Hãy giải thích nhan đề “Truyền kì mạn lục”? Giảng: Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng truyện cổ tích VN, được gọi là truyện “ Vợ chàng Trương”, chỉ thiên về kể những sự kiện dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương. GV giới thiệu về thể loại truyện. Giảng: Truyền kì mạn lục: ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền trong dân gian. “ CNCGNX” phóng tác dựa trên câu chuyện xảy ra và được lưu truyền trong dân gian từ thế kỉ trước. H: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? -Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn. Đọc theo phân vai, diễn cảm. Cần phân biệt các đoạn tự sự và những lời đối thoại. Gọi HS đọc theo phân vai. H: Câu chuyện kể về ai? Về sự việc gì? H: Đoạn trích được chia thành mấy đoạn? Hãy nêu ý chính của từng đoạn. * Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hiện phần phân tích văn bản, trước tiên ta sẽ tìm hiểu nhân vật Vũ Nương. H: Ngay từ đầu tác phẩm, tác giả đã giới thiệu Vũ Nương như thế nào? H: Trong những ngày đầu làm vợ Trương Sinh, nàng đã tỏ ra là người vợ như thế nào? û H: Khi tiễn chồng đi lính nàng đã dặn chồng thế nào? Em hiểu gì về nàng qua lời đó? Giảng: Lời dặn dò đậm đà tình nghĩa của người vợ hiền khi chồng phải đi xa ...-> Khao khát được hạnh phúc của Vũ Nương. + Câu văn nhịp nhàng theo lối biền ngẫu, những hình ảnh dùng nhiều ước lệ, điển tích: thế chẻ tre, dưa chín quá kì, liễu rũ bãi hoang ... H: Khi xa chồng, Vũ Nương đã sống một cuộc sống như thế nào? Chi tiết chứng minh cụ thể? Giảng: “Bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi . . .” là hình ảnh uớc lệ, mượn hình ảnh thiên nhiên để diễn tả thời gian trôi qua. H: Đối với mẹ chồng, nàng đã có cách cư xử ra sao? Tìm chi tiết thể hiện điều đó? H: Khi mẹ chồng ốm nàng đã làm gì? Nêu suy nghĩ của em về đức tính ấy? H: Việc làm của Vũ nương cũng giống như một nàng dâu trong dân gian thuở trước đó là ai? H: Mẹ chồng mất nàng đã làm gì? bằng tình cảm như thế nào? - Gọi HS đọc lời trăn trối của bà mẹ trước lúc mất. H: Lời trăn trối ấy thể hiện tình cảm gì của bà mẹ chồng đối với con dâu? Có ý nghĩa ntn? H: Qua lời trăn trối đó giúp ta hiểu rõ thêm điều gì về Vũ Nương? H: Vì sao, khi Trương sinh được trở về sum họp gia đình lại nghi Vũ Nương hư? Giảng: Nghệ thuật và dựng truyện thắt nút. H: Khi bị chồng nghi oan, VN đã làm gì? Tìm chi tiết? H: Lời phân trần này của Vũ Nương có ý nghĩa gì? H: Nhưng sau đó Trương Sinh vẫncố chấp không nghe, đuổi nàng đi, nàng nói ntn? H: Lời nói thống thiết của VN nói lên điều gì? H: Cuối cùng Vũ Nương đã làm gì? Trước khi tìm đến cái chết VN đã khấn ntn? H: Lời khấn nguyện với thần linh của Vũ Nương thể hiện điều gì? H: Theo em hành động tự vẫn của VN là đúng hay sai, đáng thương hay đáng giận? Vì sao? GV chốt ý: Hành động tự vẫncủa VN đáng thương, bởi vì nàng không còn cách nào để minh oan trước sự đa nghi, cố chấp của chồng, khi màphẩm hạnh và nhân cách của nàng bị phủ nhận, và hạnh phúc vợ chồng không thể cứu vãn trong một XH ma người phụ nữ không có quyền được bảo vệ mình.Mặt khác, cũng có thể thấy hành động của VN cũng đáng giận, vì nàng từ bỏ con, từ bỏ hạnh phúc mà mình từng vun đắp và khao khát. VN tỏ ra thụ động, không dám bày tỏ một cách kiên trì làm thay đổi ý nghĩ của chồng -> cuối cùng phải chọn cái chết một cách thảm thương., H: Em có cảm nhận gì về con người, tâm hồn, tính cách và số phận của Vũ Nương? * Chuyển ý: Một người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp như thế mà phải chịu oan khuất. Chúng ta sẽ tìm hiểu nỗi oan ấy là do đâu. H: Theo em nguyên nhân nào dẫn đế cái chết của VN? H: Trương Sinh và Vũ Nương có gia cảnh như thế nào? H: Em có nhận xét gì về nhân vật chàng Trương?à H: Tính đa nghi, ghen tuông của chàng được phát triển như thế nào? H: Khi nghe con nói, TS có cách cư xử như thế nào với Vũ Nương? H: Em đánh giá như thế nào về cách xử sự đó? H: Theo em, cái chết của Vũ Nương nói lên số phận người phụ nữ ngày xưa như thế nào? Tố cáo điều gì ở xã hội? Giảng: Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo XHPK xem trọng quyền uy của kẻ giàu và người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đ/ v số phận oan nghiệt của người phụ nữ. GV liên hệ: Số phận đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ trong truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, ca dao H: Sau khi Vũ Nương chết, ai đã tìm ra sự thật về Vũ Nương? H: Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và lời thoại trong câu chuyện? Giảng: - Sắp xếp tình tiết có ý nghĩa hợp lý. ( giới thiệu TS). - Lời nói đứa con-> nghi ngờ, ghen tuông -> bi kịch. - Truyện có nhiều lời thoại và lời tự bộc bạch của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa diễn biến tâm lí và tính cách nhân vật ( lời của bà mẹ, Vũ Nương, bé Đản). * Chuyển ý: Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu những yếu tố kì ảo trong truyện. H: Chuyện NCGNX có thể kết thúc ở đoạn TS tỉnh ngộ thấu hiểu nỗi oan của vợ. Nhưng Nguyễn Dữ lại thêm phần Vũ Nương ở thủy cung và trở về dương gian nhằm để làm gì? H: Đoạn truyện có một số chi tiết kì ảo hoang đường. Đó là những chi tiết nào? H: Cách đưa các yếu tố kì ảo xen với các yếu tố thực có ý nghĩa gì? H: Dưới thủy cung, Phan Lang gặp Vũ Nương. Qua lời tâm sự với Phan Lang, em thấy VN sống có hạnh phúc không? Tại sao? H: Chi tiết đó có ý nghĩa gì? H: Việc giải oan cho VN ở thế giới thủy cu ... găn cách với nhau bằng những dấu gì? H: Làm thế nào để phân biệt lời nói hay ý nghĩ? Cách dẫn ở hai ví dụ có gì giống nhau? H: Đó là những cách dẫn trực tiếp. Vậy cách dẫn trực tiếp là gì? GV chốt ý. H: Hãy tìm ví dụ về cách dẫn trực tiếp? * Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu về cách dẫn gián tiếp. - Gọi HS đọc hai đoạn trích SGK. H: Cho biết phần in đậm ở đoạn trích (a), là lời nói hay ý nghĩ? H: Phần in đậm có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không? H: Phần in đậm ở đoạn trích (b) là lời nói hay ý nghĩ? H: Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì? GV chốt ý: Cách thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc của nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp -> Cách dẫn gián tiếp. H: Đó là những cách dẫn gián tiếp. Vậy cách dẫn gián tiếp là gì? H: Hãy tìm ví dụ về cách dẫn gián tiếp? * Chuyển ý: Để hiểu thêm về một số trường hợp về các cách dẫn trực tiếp và gián tiếp, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập. HS đọc Trả lời cá nhân a. Là lời nói của nhân vật Vì trước đó có từ “ nói”. Ngăn cách bằng dấu hai chấm và ngoặc kép. Trả lời cá nhân b. Là ý nghĩ của nhân vật. Vì trước đó có từ “ nghĩ” Ngăn cách bằng dấu hai chấm và ngoặc kép. Trả lời cá nhân Được. Ngăn cách bằng dấu ngoặc kép và gạch ngang. Trả lời cá nhân Căn cứ vào từ ngữ được thể hiện trước lời dẫn. Đều là lời dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép. HS phát biểu HS nêu ví dụ HS đọc. Trả lời cá nhân Là lời nói, lời khuyên, vì có từ “ khuyên”. Trả lời cá nhân Không có dấu hiệu gì. Trả lời cá nhân Là ý nghĩ. Vì trước đó có từ “ hiểu”. Trả lời cá nhân Có từ “ rằng”. Có thể thay bằng từ là. HS phát biểu HS cho ví dụ HĐ3: Hướng dẫn luyện tập ( 20’) II.Luyện tập: 1. Nhận diện lời dẫn và cách dẫn: a. Lời dẫn “A! lão già . . . này à?” là ý nghĩ. Là lời dẫn trực tiếp. b. Lời dẫn “cái vườn là . . . còn rẻ cả” là ý nghĩ. Là lời dẫn trực tiếp. 2. Trích dẫn ý kiến theo hai cách: a. Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong “ Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ... anh hùng”. - Câu có lời dẫn gián tiếp: Trong “ Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc ... của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải ... anh hùng. 3. Đoạn trích được viết lại: Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nhờ nói hộ với chàng Trương rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về. - Gọi HS đọc BT1 và cho HS xác định lời dẫn trong đoạn trích.. H: Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? - Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. H: Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến a. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. - Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Yêu cầu HS thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích theo cách dẫn gián tiếp. Có thể thêm vào trong câu những từ ngữ thích hợp. Gọi HS đọc đoạn trích. GV nhận xét. HS đọc HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến. HS đọc Hoạt động theo nhóm Ghi kết quả vào bảng con. Cử đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung. Đọc Đọc Thảo luận. Đại diện trình bày. Nhóm khác bổ sung. Nghe HĐ4: Củng cố- Dặn dò (2’) - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Về làm tiếp bài tập 2b, c SGK. - Học bài. Chuẩn bị “ Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”. + Trả lời câu hỏi mục /I, II. HS đọc Nghe. Ghi nhận về thực hiện. TIẾT 20 Tuần 4- Tiết 20 Ngày soạn: 12/8/10 Ngày dạy: 11- 13/9/10 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự. * Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự. * Thái độ: Yêu thích tóm tắt văn bản tự sự. II. CHUẨN BỊ: * GV: Tham khảo SGK, SGV, ngữ văn 8 tập 1. - Phương pháp: Vấn đáp, thực hành. - Hình thức tổ chức: Trả lời cá nhân, thảo luận nhóm. * HS: Trả lời câu hỏi mục I, thực hành tóm tắt văn bản. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG - TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Khởi động (5’) 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài: Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh. H: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? H: Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt? H: Cách tóm tắt văn bản tự sự? - Kiểm tra phần chuẩn bị của HS. Văn bản tự sự là những văn bản phản ánh cuộc sống bằng cách kể lại các sự việc theo một chuỗi liên tục, có quá trình, có các mối liên hệ với nhau . . . Trong chương trình ngữ văn 8, các em cũng đã được học một tiết “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”. Hôm nay, chúng ta sẽ lại được học một tiết như thế nhưng với yêu cầu cao hơn. Lớp trưởng báo cáo. Trả lời cá nhân Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó. Trả lời cá nhân Phản ánh trung thành nội dung của văn bản. Trả lời cá nhân - Cần đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề văn bản. - Xác định nội dung chính cần tóm tắt. - Sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý. Tổ trưởng báo cáo. Nghe Ghi tựa bài HĐ2: Hình thành kiến thức mới ( 13’) I.Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự: - Tóm tắt một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó. - Văn bản tóm tắt phải nêu được cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt. - Gọi HS đọc 3 tình huống mục 1a, 1b, 1c/ SGK. H: Trong cả 3 tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản. Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự? H: Hãy tìm các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng tóm tắt văn bản tự sự? Giảng: Tóm tắt văn bản tự sự để giúp người nghe nắm được nội dung chính của câu chuyện. Văn bản tự sự tóm tắt nổi bật các sự việc vànhân vật chính, văn bản ngắn gọn, dễ hiểu. * Chuyển ý: Tiếp theo chúng ta sẽ thực hành tóm tắt một vài văn bản tự sự. - Gọi HS đọc các sự việc đã tóm tắt ở mục II/ 1/ SGK. H: Các sự việc chính đã nêu đủ chưa? H: Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu? H: Các sự việc nêu trên đã hợp lý chưa? Có gì cần thay đổi không? H: Hãy tóm tắt văn bản bằng H: Hãy tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn khoảng 20 dòng, và tóm tắt văn bản này một cách ngắn gọn hơn? GV nhận xét, bổ sung. H: Hai văn bản có độ dài ngắn như thế nào? Các sự việc có đầy đủ không? H: Qua phần tìm hiểu trên, em thấy tại sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự? GV chốt. H: Hãy nêu yêu cầu của văn bản tóm tắt? * Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hành tóm tắt một vài văn bản tự sự. Đọc Trả lời cá nhân Tóm tắt văn bản tự sự giúp dễ nhận nắm nội dung chính, làm nổi bật các sự việc, nhân vật chính, văn bản ngắn gọn, dễ hiểu. Trả lời cá nhân + Bà của em mắt kém, không đọc được sách nên nhờ em đọc và kể lại cho bà nghe một truyện ngắn đăng trên báo Vĩnh Long. + Một bạn HS kể cho bạn nghe về một vụ tai nạn giao thông ( sự việc xảy ra ở đâu? Như thế nào? Ai đúng, ai sai?) Nghe Đọc Trả lời cá nhân Khá đầy đủ. Thảo luận nhóm Thiếu một sự việc rất quan trọng. Trương Sinh nghe con chỉ cái bóng cha Đản, người cha hiểu nổi oan của vợ.Đây là sự việc quan trọng làm nổi bật kịch tính của câu chuyện. Trả lời cá nhân Sự việc (7) có chỗ chưa hợp lý. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết nỗi oan của vợ. HS tóm tắt. Cả lớp theo dõi và bổ sung. Trả lời cá nhân HS phát biểu Trả lời cá nhân HĐ3: Hướng dẫn luyện tập (25’) III. Luyện tập: 1. Tóm tắt văn bản Lão Hạc: Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ chết, người con trai duy nhất của lão phẩn chí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão chỉ còn lại cậu vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai, nên lão đã quyết định gạt nước mắt bán con vàng. Lão gom góp số tiền dành dụm được gởi cho ông giáo, nhờ ông giáo trông coi giúp mảnh vườn và lo việc ma chay khi ông chết. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối tất cả những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão. Một hôm, lão Hạc xin Binh Tư bả chó để thực hiện cái ý định trong đầu. Ông Giáo rất ngạc nhiên và cũng rất buồn khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy. Nhưng đến khi được tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn quằn quại của lão Hạc thì ông Giáo và Binh Tư mới hiểu. Còn cả làng đều bất ngờ trước cái chết của lão Hạc. 2. Tóm tắt về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống: - Gọi HS đọc BT1. H: Viết văn bản tóm tắt một văn bản tự sự đã học trong chương trình Ngữ văn 8 ( Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng)? GV nhận xét, kết luận. - Gọi HS đọc yêu cầu a, xác định yêu cầu. H: Tóm tắt miệng trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc chứng kiến? GV lưu ý HS: Kể việc tốt hoặc chuyện cười. Khi kể phải có mở đầu, diễn biến, kết thúc. GV nhận xét chung. HS đọc. Thảo luận nhóm. Cử đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. HS đọc và trả lời. Cá nhân kể tóm tắt ( 3- 5 HS). HS khác nhận xét. Nghe HĐ4: Củng cố- Dặn dò ( 2’) - Gọi HS đọc ghi nhớ. - HS viết hoàn chỉnh văn bản bài tập 2. - Học bài. - Chuẩn bị “Sự phát triển của từ vựng”. + Đọc ngữ liệu SGK/ 55. + Trả lời câu hỏi mục I, II. HS đọc Nghe. Ghi nhận về thực hiện. Duyệt của TTCM Ngày Trần Thị Lục
Tài liệu đính kèm: