Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến 5 - GV: Hồ Sỹ Lý - Trường THCS Nguyễn Tất Thành

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến 5 - GV: Hồ Sỹ Lý - Trường THCS Nguyễn Tất Thành

Tuần 01, tiết 1, 2

Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

A. Mục tiêu cần đạt:

1/ Kiến thức.

- Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Bước đầu hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2/ Kĩ năng.

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ

bản sắc văn hóa dân tộc.

 -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh

vực văn hóa, lối sống.

3/ Thái độ.

- Giáo dục hs lòng kính yêu tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Chủ đề: Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại.

- Mức độ: toàn bộ

- Nội dung tích hợp: Vẽ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống-hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn.

* Giáo dục kĩ năng sống: Các kĩ năng cơ bản được giáo dục

- Xác định giá trị bản thân: xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách HCM.

- Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về nội dung phong cách HCM trong văn bản.

 

doc 54 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến 5 - GV: Hồ Sỹ Lý - Trường THCS Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01, tiết 1, 2 
Ngày soạn: 21/08/2011
Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 (Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu cần đạt: 
1/ Kiến thức.
- Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bước đầu hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2/ Kĩ năng.
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ 
bản sắc văn hóa dân tộc.
 -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh 
vực văn hóa, lối sống. 
3/ Thái độ.
- Giáo dục hs lòng kính yêu tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Chủ đề: Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại.
- Mức độ: toàn bộ
- Nội dung tích hợp: Vẽ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống-hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn...
* Giáo dục kĩ năng sống: Các kĩ năng cơ bản được giáo dục
- Xác định giá trị bản thân: xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách HCM.
- Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về nội dung phong cách HCM trong văn bản.
B. Chuẩn bị:
- Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Động não, thảo luận nhóm.
- Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, tư liệu về Bác, nơi ở và làm việc của Bác.
- Sách "Bác Hồ-con người-phong cách" Nxb Trẻ-2005.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
Đánh vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
	Giới thiệu chương trình
3. Bài mới:
² Hoạt động 1: (2’)
Giới thiệu bài
	“Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” là khẩu hiệu kêu gọi thúc dục mỗi chúng ta rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương đạo đức, cách sống và làm việc của Người. Vậy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là gì?... 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
² Hoạt động 2: Tìm hiểu chung (20 phút) 
? Hãy cho biết xuất xứ văn bản.
- Đọc: với giọng diễn cảm, thể hiện niềm tôn kính với Bác.
- Chú thích: sgk
Lưu ý: Chú thích “phong cách” được 
? Văn bản được chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
Bố cục: 2 phần:
- Phần 1(từ đầuàrất hiện đại): HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Phần 2 (còn lại): Những nét đẹp trong lối sống của HCM.
² Hoạt động 3: (50 phút)
Hướng dẫn học sinh phân tích
? HCM tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong hoàn cảnh nào?
- Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong cuộc đời hoạt động CM đầy gian nan vất vả bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước đầu TK XX.
- GV dùng kiến thức lịch sử giới thiệu cho hs về quá trình hoạt động tìm đường cứu nước của Bác.
? Bác đã làm cách nào để có được vốn tri thức văn hóa của nhân loại? Đối với Bác chìa khóa để mở ra kho tri thức nhân loại là gì?
- Người nắm vững phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ: nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga...
- Qua lao động công việc mà học hỏi: Bác làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống và học tập như đầu bếp, phụ bàn, cào tuyết, viết báo, đánh máy...
- Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nền văn hóa nhiều vùng trên thế giới.
? Động lực nào giúp người có được những tri thức ấy?
- Bác ham hiểu biết, học hỏi: đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu đến mức khá uyên thâm.
? Kết quả HCM đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức ntn? theo hướng nào?
- HCM có vốn kiến thức:
+ Rộng: từ văn hóa phương Đông đến văn hóa phương Tây.
+ Sâu: học hỏi tìm hiểu văn hóa đến mức khá uyên thâm.
- Tiếp thu có chọn lọc: tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực của CNTB.
? Theo em cái độc đáo nhất trong phong cách HCM là gì? Câu văn nào trong văn bản nói lên điều đó? Vai trò của nó trong văn bản? (Thảo luận).
- Cái độc đáo nhất trong phong cách HCM: những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở người, để trở thành một nhân cách rất VN, một lối sống rất bình dị, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
- Nói cách khác, chỗ độc đáo trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, phương Đông - phương Tây, xưa và nay, dân tộc - uốc tế, vĩ đại - bình dị.
- Câu cuối của phần 1, vừa khép lại vừa mở ra vấn đề àlập luận chặt chẽ mạch lạc.
 Tiết 2
? Nếu như phần đầu văn bản nói về thời kì Bác hoạt động ở nước ngoài thì phần này nói về thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động của Bác?
 Thời kì Bác làm chủ tịch nước, Bác sống ở nhà sàn, thủ đô Hà Nội.
? Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống HCM, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào?
- Tác giả đã tập trung vào 3 khía cạnh: nơi ở và làm việc, trang phục, ăn uống.
? Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu ntn?
- Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc, ngủ, đồ đạc thô sơ.
? Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả ntn?
- Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm...
? Việc ăn uống của Bác hằng ngày ntn?
- Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...
? Qua đây em cảm nhận được gì về lối sống của Bác? Phân tích để làm nổi bật sự thanh cao trong lối sống hằng ngày của Bác?
- Lối sống giản dị, đạm bạc lại vô cùng thanh cao, sang trọng (Cuộc đời CM thật là sang).
- Biểu hiện của đời sống thanh cao:
+ Không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một lối sống có văn hóa, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị tự nhiên.
? Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến những nhân vật nổi tiếng nào trong lịch sử? Theo em điểm giống nhau và khác nhau giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết xưa ntn? (Thảo luận).
- Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:
+ Nguyễn Trãi: bậc khai quốc công thần, ở ẩn.
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.
- Điểm giống và khác nhau:
+ Giống: giản dị, thanh cao.
+ Khác: Bác gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng quần chúng nhân dân, đây là lối sống của một vị lãnh tụ CM lão thành.
² Hoạt động 4: (5 phút)
 Hướng dẫn tổng kết
? Em hãy nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản?
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa giữa kể và bình luận.
- Chi tiết chọn lọc tiêu biểu, sắp xếp các ý mạch lạc, chặt chẽ.
- Dẫn chứng thơ, dùng từ Hán Việt, Sử dụng nghệ thuật so sánh, đối lập.
2. Nội dung: Vẻ đẹp trong phẩm chất, lối sống HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dt với tinh hoa văn hóa nhân loại.
² Hoạt động : Hướng dẫn luyện tập
- Cho hs tìm hiểu 1 số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
 I/ Tìm hiểu chung về văn bản
1/ Vài nét về tác giả và tác phẩm:
- Xuất xứ: Là một phần trong bài viết Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà. 
2/ Đọc, giải nghĩa từ
3/ Thể loại: Văn bản nhật dụng
- CĐ: Sự hội nhập với tinh hoa văn hóa thế giới và phát huy vẽ đẹp văn hóa dân tộc.
3/ Bố cục: 2 phần
II. Phân tích
1. HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:
- Hoàn cảnh: cuộc đời hoạt động CM đầy truân chuyên.
- Người nắm vững phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ: nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài.
- Qua lao động, công việc mà học hỏi.
Đi nhiều nơi, tiếp xúc với văn hóa nhiều nước.
- Ham hiểu biết, học hỏi.
- HCM có vốn kiến thức rộng và sâu.
- Tiếp thu có chọn lọc: tiếp thu cái hay cái đẹp, phê phán những tiêu cực.
àPhong cách văn hóa HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống-hiện đại, Đông-Tây...
2. Nét đẹp trong lối sống HCM:
- Nơi ở và làm việc: chiếc nhà sàn nhỏ, vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc, ngủ...
- Trang phục: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp...
- Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...
àLối sống giản dị, đạm bạc lại vô cùng thanh cao, sang trọng, lối sống có văn hóa, cái đẹp gắn với sự tự nhiên, giản dị.
II. Tổng kết 
 Ghi nhớ-sgk
III. Luyện tập
4. Củng cố: (3 phút)
? Qua việc học tập, tìm hiểu phong cách HCM, em rút ra bài học gì cho bản thân? (hs suy nghĩ trả lời).
	? Tìm một số bài văn, bài thơ viết về vẽ đẹp, trong phong cách sống của Bác.
	GV khắc sâu nội dung và nghệ thuật
5. Dặn dò: (2 phút)
	- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
	- Tìm hiểu 1 số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
	- Chuẩn bị “Phương châm hội thoại.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần 01,Tiết 03
Ngày soạn: 21/08/2011
Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
 1/ Kiến thức.
Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. 
 2/ Kĩ năng.
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong giao tiếp.
3/ Thái độ.
Nhận thấy tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp và phải biết trung thực trong giao tiếp.
* Giáo dục kĩ năng sống: Các kĩ năng cơ bản được giáo dục
- Ra quyết định: Lựa chọn cách vận dụng phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.
B. Chuẩn bị:
- Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Phân tích tình huống mẫu để hiểu các phương châm hội thoại cần đảm bảo trong giao tiếp; Thực hành có hướng dẫn: Đóng vai luyệ tập các tình huống giao tiếp theo các vai khác nhau để đảm bảo các phương châm hội thoại trong giao tiếp; Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách giao tiếp đúng phương châm hội thoại
- Bảng phụ và các ngữ liệu ngoài sgk.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
 Đánh vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
	Giới thiệu chương trình
3. Bài mới:
² Hoạt động 1: (1 phút)
Giới thiệu bài
	Trong cuộc sống, con người không thể không trao đổi ý kiến với nhau. Trao đổi bằng ngôn ngữ là hội thoại.
	Trong giao tiếp có những quy định mà ai cũng phải tuân theo. Đó là phương châm hội thoại. Vậy có những phương châm hội thoại nào...
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
² Hoạt động 2: (10 phút)
 Tìm hiểu khái niệm phương châm về lượng
- Cho hs đọc đoạn hội thoại trong mục I1.sgk
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng được nội dung mà An muốn biết không? Tại sao?
 Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng được điều An muốn biết vì nó mơ hồ về nghĩa. An muốn biết Ba học bơi ở đâu (địa điểm) chứ không phải An hỏi Ba bơi là gì.
GV có thể cho hs giải thích khái niệm bơi.
Bơi: di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
? Vậy muốn cho người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì?
 Muốn cho người nghe hiểu thì người nói cần nói nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp.
- Cho hs đọc truyện ... uất đại binh ra Bắc, tổ chức hành quân thần tốc, tranh thủ hỏi ý kiến của Nguyễn Thiếp, tuyển binh duyệt binh ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, hoạch định kế sách đánh giặc, kế hoạch đối phó với quân Thanh sau chiến thắng.
à Nguyễn Huệ là người bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn. Chứng tỏ ông là một chỉ huy quân sự sắc sảo, nhà chính trị có nhãn quan nhạy bén, tự tin.
? Qua những lời phủ dụ của QT trong buổi duyệt binh ở Nghệ An, với bọn Sở, Lân, Ngô Thì Nhậm và cuộc trò chuyện với cống sĩ La Sơn, chứng tỏ nhà vua có phẩm chất gì?
- Lời phủ dụ của nhà vua như lời hịch ngắn gọn mà hào hùng, kích động tâm can binh lính, làm cho họ phấn khích tự hào, sẵn sàng chiến đấu đánh quân xâm lược. Nhà vua khẳng định chủ quyền đất nước độc lập tự chủ, vạch trần dã tâm của giặc, kêu gọi đồng tâm hiệp lực, đề ra kỉ luật nghiêm minh.
- Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: Khi giặc vào Thăng Long, Sở, Lân, Nhậm không đánh mà rút quân nhưng vua không trị tội còn khen là sáng suốt à hiểu tường tận năng lực bề tôi, độ lượng, công minh, khen chê đúng người đúng việc.
- Ông có tầm nhìn xa trông rộng, ý chí quyết thắng, luôn tự tin ở bản thân và các tướng sĩ. Mới khởi binh đã khẳng định sẽ chiến thắng, tính kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng. 
? Tìm hiểu tài dùng binh, tài chỉ huy chiến đấu giành chiến thắng của vua QT ntn?
- Cuộc hành quân thần tốc làm người đời sau kinh ngạc vì đạo binh lớn, đi nhanh, an toàn, đảm bảo bí mật, đúng thời gian quy định, phương tiện chủ yếu là ngựa, voi, xe kéo, đại bác.
+ 25/12 xuất quân từ Phú Xuân à 29/12 đến Nghệ An vượt 350 km núi đèo à 30/12 tuyển quân, duyệt binh ở Nghệ An à ra Tam Điệp 150 km à đêm 30/12 tiến ra Thăng Long à 5/1 ăn tết ở Thăng Long (vượt kế họch 2 ngày)
ðHành quân thần tốc, hành quân bằng chân, bằng cáng võng liên tục nhưng quân lính vẫn chỉnh tề. Tài dùng binh như thần.
? Hình ảnh QT trong chiến trận được miêu tả ntn?
  QT thân chinh cầm quân, hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế.
à Hình ảnh QT hiện lên qua lời kể, tả ,thuật, oai phong lẫm liệt, người anh hùng mang tính sử thi.
? Quân xâm lược nhà Thanh được tác giả miêu tả ntn? Chúng đã chống đỡ ntn trước sức tấn công của quân Tây Sơn?
- Tôn Sĩ Nghị mưu cầu lợi ích riêng, tướng bất tài, kiêu căng,chủ quan, tự mãn, không biết mình biết ta, chỉ lo yến tiệc vui chơi, không đề phòng cảnh giác.
- Sầm Nghi Đống chống đỡ không nổi, thua trận, nhục nhã thắt cổ tự tử ở gò Đống Đa trong trận Ngọc Hồi.
- Quân lính bỏ hàng ngũ đi chơi.
- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng sợ mất mật ngựa không kịp đóng yên, không kịp mặc áo giáp, bỏ chạy qua cầu phao sông Hồng lên hướng Bắc.
- Quân sĩ hoảng loạn, tranh nhau qua cầu, xô nhau xuống sông, sông Nhị Hà bị tắc nghẽn.
? Em có suy nghĩ gì về bọn vua tôi Lê Chiêu Thống? Sau khi quân Thanh thất bại số phận của bọn chúng ra sao?
- "Cõng rắn cắn gà nhà", mưu cầu lợi ích riêng, đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược.
- Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin, mất tư cách quân vương.
- Lê Chiêu Thống và bề tôi đưa thái hậu chạy theo Tôn Sĩ Nghị sang TQ à kết cục chịu số phận của kẻ vong quốc.
? Thái độ của tác giả ntn đối với vua tôi Lê Chiêu Thống?
à Lòng thương cảm và ngậm ngùi của tác giả trước tình cảnh khốn quẫn của vua Lê.
² Hoạt động 4: 3 phút
 Hướng dẫn tổng kết
? Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản?
1. Nội dung:
- Quan điểm lịch sử đúng đắn, lập trường dân tộc.
- Tái hiện sinh động, chân thực hình ảnh anh hùng dt Nguyễn Huệ qua cuộc tấn công thần tốc đại phá quân Thanh.
- Sự thảm bại của quân tướng Thanh, số phận bị đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
2. Nghệ thuật: Lối văn trần thuật kể chuyện xen kẽ miêu tả sinh động, cụ thể, gây ấn tượng mạnh.
² Hoạt động 5: 2 phút
 Hướng dẫn luyện tập:
I. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Vài nét về tác giả,tác phẩm:
.Tác giả:
- Ngô gia văn phái, nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó có 2 tác giả chính: Ngô Thì Chí (1758-1788) và Ngô Thì Du (1772-1840).
- Quê: Thanh Oai-Hà Tây(HN).
.Tác phẩm:
- Viết bằng chữ Hán, ghi chép về sự thống nhất vương triều Lê vào thời Tây Sơn diệt Trịnh trả Bắc Hà cho vua Lê (TK XVIII-XIX).
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi, có 17 hồi.
- Hồi 14 kể chuyện Quang Trung - Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh mùa xuân năm 1789.
2. Đọc- Tóm tắt văn bản:
3. Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầuàhôm ấy là ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân 1788): Quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế cầm quân dẹp giặc.
- Đoạn 2 (Vua QT tự mình đốc suất đại binh à rồi kéo vào thành): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của QT.
- Đoạn 3 (còn lại): Hình ảnh thất bại thảm hại của bọn xâm lăng và lũ vua quan bán nước.
II. Phân tích
1. Hình ảnh Quang Trung - Nguyễn Huệ:
- Nghe tin cấp báo, Nguyễn Huệ rất giận, định kéo quân ra Bắc.
- Lên ngôi Hoàng đế.
- Đốc suất đại binh ra Bắc.
- Tuyển binh,duyệt binh ở Nghệ An.
- Phủ dụ tướng sĩ, hoạch định kế hoạch đánh giặc.
à Bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán.
- Lời phủ dụ quân lính: kích động lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu của quân sĩ, khẳng định chủ quyền, vạch trần dã tâm của giặc, kêu gọi đồng tâm hiệp lực à lời hịch ngắn gọn, hào hùng.
- Sáng suốt trong việc xét đoán, dùng người, hiểu bề tôi, độ lượng, công minh.
- Nhìn xa trông rộng, ý chí quyết thắng.
ð Nhà lãnh đạo chính trị quân sự thiên tài, xuất chúng.
- Cuộc hành quân thần tốc:
+ 25/12 xuất quân từ Phú Xuân à 5/1 ăn tết ở Thăng Long (Vượt khoảng 600 km núi đèo).
+ Đội quân lớn, đi nhanh, an toàn,bí mật, vượt thời gian quy định (2 ngày).
+ Hành quân bằng chân, cáng, võng liên tục, chỉnh tề.
ð Bậc kì tài trong việc dùng binh, bí mật, thần tốc, bất ngờ.
- Thân chinh cầm quân, hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, thống lĩnh đại quân, cưỡi voi ra trận...
ðQT oai phong lẫm liệt, oai hùng hiếm có trong lịch sử.
2. Hình ảnh bọn xâm lược và lũ tay sai bán nước:
a. Bọn quân tướng nhà Thanh:
- Tôn Sĩ Nghị bất tài, kiêu căng, chủ quan, chỉ lo yến tiệc vui chơi.
- Sầm Nghi Đống thua trận, nhục nhã, thắt cổ tự tử.
- Quân Tây Sơn tiến đánh, tướng sợ mất mật, bỏ chạy qua cầu phao sông Hồng lên hướng Bắc.
- Quân sĩ hoảng loạn, tranh nhau qua cầu, xô nhau xuống sông mà chết.
b. Bọn vua tôi Lê Chiêu Thống:
- Cõng rắn cắn gà nhà, mưu cầu lợi ích riêng.
- Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin.
- Chịu số phận bi thảm của kẻ vong quốc.
III. Tổng kết: Ghi nhớ.sgk
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: 2 phút
- Gv cho hs nhắc lại giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản
(Ghi nhớ.sgk).
5. Dặn dò: 1 phút
- Về nhà học bài cũ, soạn bài mới: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tiếp)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 05, tiết 25
Ngày soạn: 18/9/2011
Tiếng Việt: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 
(tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Ngoài việc phát triển nghĩa của từ, từ vựng của một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách tăng thêm về số lượng các từ ngữ nhờ: cấu tạo thêm từ ngữ mới, mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng và tạo thêm từ ngữ mới.
B. Chuẩn bị: 
Bảng phụ.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: 1 phút
Đánh vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
? Hãy tìm 3 từ có sự phát triển nghĩa? Nêu các nét nghĩa phát triển của từng từ?
( Đáp án: xem tiết 21).
3. Bài mới:
² Hoạt động 1: 1 phút
 Giới thiệu bài mới:
Cách phát triển nghĩa của từ vựng là dựa trên cơ sở nghĩa gốc. Ngoài hai cách phát triển nghĩa: theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. hoán dụ ...
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
² Hoạt động 2: 10 phút
 Tìm hiểu việc tạo từ ngữ mới.
? Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ.
Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó? (Thảo luận)
 Mẫu: x + y (x, y là các từ ghép).
- Điện thoại di động
- Kinh tế tri thức
- Sở hữu trí tuệ 
- Đặc khu kinh tế
? Trong tiếng Việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình x + tặc. Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó?
  Mẫu: x + tặc (x là từ đơn).
- Không tặc
- Hải tặc
- Lâm tặc
- Tin tặc
- Gian tặc, gia tặc, nghịch tặc, đinh tặc...
? Vậy qua đây ta thấy từ vựng được phát triển bằng cách nào? Mục đích?
 Cho hs đọc ghi nhớ 1.sgk
² Hoạt động 3: 10 phút
Tìm hiểu cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
Cho hs đọc 2 đoạn trích a, b trong sgk.
? Hãy tìm những từ Hán Việt trong 2 đoạn trích?
? Tiếng Việt dùng những từ ngữ nào để chỉ những khái niệm sau? Những từ này có nguồn gốc từ đâu?
? Trong các tiếng nước ngoài mà tiếng Việt mượn, tiếng nào được mượn nhiều nhất?
 Cho hs đọc ghi nhớ 2.sgk
² Hoạt động 4: 15 phút
 Hướng dẫn luyện tập:
I. Tạo từ ngữ mới:
Vd.sgk
  Mẫu: x +y (x, y là các từ ghép)
- Điện thoại di động : điện thoại vô tuyến nhỏmang theo trong người được sử dụng trong vùng phủ sóng cho thuê bao.
- Kinh tế tri thức: nền kinh tế sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Sở hữu trí tuệ : quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ.
- Đặc khu kinh tế: khu vực dành thu hút vốn, công nghệ nước ngoài.
 Mẫu: x + tặc (x là từ đơn)
- Không tặc: những kẻ cướp trên máy bay.
- Hải tặc: những kẻ cướp biển.
- Lâm tặc: những kẻ khai thác bất hợp pháp tài nguyên rừng.
- Tin tặc: những kẻ dùng kĩ thuật xâm nhập trái phép máy tính để khai thác và phá hoại.
(...)
ðTạo từ ngữ mới làm cho vốn từ vựng tăng lên là cách phát triển từ vựng.
*Ghi nhớ 1.sgk
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
Vd.sgk
1.Các từ Hán Việt:
a.Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh...
b. Bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang...
2.Các từ:
a. AIDS
b. Ma-két-tinh
àMượn của tiếng Anh.
ðMượn từ ngữ nước ngoài để phát triển từ vựng TV, tiếng Hán được mượn nhiều nhất.
*Ghi nhớ 2.sgk
III. Luyện tập:
Bài 1.Tìm 2 mô hình:
- x+trường:
- x+tập:
 (...)
- x+trường: thị trường, chiến trường, thương trường...
- x+tập: học tập, luyện tập, thực tập, sưu tập...
- x+học: văn học, toán học, khoa học...
Bài 2: 5 từ ngữ mới,giải thích nghĩa:
- Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi khéo léo trong lao động, kĩ thuật.
- Cầu truyền hình: truyền hình tại chỗ, trực tiếp giữa các địa điểm xa nhau.
- Cơm bụi: cơm giá rẻ, bán trong quán nhỏ, tạm bợ.
- Công nghệ cao: công nghệ KHKT hiện đại, chính xác, hiệu quả cao.
- Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại có uy tín trên thị trường.
4. Củng cố: 2 phút
 	Gv nhắc lại nội dung chính của bài học
(Ghi nhớ 1, 2.sgk).
5. Dặn dò: 1 phút
 	- Về nhà học bài cũ.
- Làm các BT còn lại trong sgk.
- Chuẩn bị bài mới: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_1_den_5_gv_ho_sy_ly_truong_thcs_nguye.doc