Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến 6 - GV: Nguyễn Thị Diễm Vân - Trường THCS Ngô Gia Tự

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến 6 - GV: Nguyễn Thị Diễm Vân - Trường THCS Ngô Gia Tự

Tuần I, Tiết 1

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

( Trích - Lê Anh Trà )

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức: Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh. Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản.

3. Thái độ : Tình cảm kính yêu, tự hào, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.

II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Xác định giá trị bản thân: từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh ( kết hợp tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc và nhân loại) xác định mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản.

III. Chuẩn bị:

 1. Thầy: Đọc, soạn văn bản, chân dung Hồ Chí Minh, ảnh tư liệu.

 2. Trò: Học bài cũ, đọc soạn văn bản .

IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1. Ổn định tổ chức( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ : Vở soạn HS ( 2’)

3 . Bài mới ( 1’): GV giới thiệu :

 Sống, chiến đấu, lao động và học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi thúc giục mọi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thưc chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng của người, học tập theo gương sáng của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 102 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến 6 - GV: Nguyễn Thị Diễm Vân - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tuần I, Tiết 1 
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
( Trích - Lê Anh Trà )
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh. Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản.
3. Thái độ : Tình cảm kính yêu, tự hào, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Xác định giá trị bản thân: từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh ( kết hợp tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc và nhân loại) xác định mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản.
III. Chuẩn bị: 
 1. Thầy: Đọc, soạn văn bản, chân dung Hồ Chí Minh, ảnh tư liệu...
 2. Trò: Học bài cũ, đọc soạn văn bản .
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định tổ chức( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : Vở soạn HS ( 2’)
3 . Bài mới ( 1’): GV giới thiệu : 
	 Sống, chiến đấu, lao động và học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi thúc giục mọi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thưc chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng của người, học tập theo gương sáng của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Mục tiêu: Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của văn bản.
Phương pháp: Trình bày, vấn đáp.
- Em hiểu biết gì về tác giả Lê Anh Trà?
- Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào ?
Hoạt động 2
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu và giải nghĩa một số từ khó nhằm giúp cho hs bước đầu hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản.Học sinh xác định được bố cục, kiểu loại và phương thức biểu đạt văn bản.
Phương pháp: đọc hiểu, vấn đáp, trình bày, giải thích
- GV hướng dẫn hs đọc chậm, rõ ràng, khúc chiết, giọng kể, bình, thể hiện niềm tôn kính, tự hào về Bác.
GV đọc mẫu ->Gọi HS đọc
- GV cho HS giải một số từ khó trong bài học
? Văn bản trích trên có thể chia làm mấy phần, hãy nêu giới hạn và nội dung từng phần ? 
- Em hãy nêu đại ý của văn bản.
? Hãy cho biết văn bản được viết theo kiểu loại nào ? Vì sao ? Nêu nội dung nhật dụng của VB?
- VB viết theo phương thức biểu đạt nào?
 - HS trả lời.
 - GV nhận xét.
 Kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
Mục tiêu: HS hiểu được con đường hình thành phong cách văn hoá HCM là do ảnh hưởng văn hoá quốc tế và văn hoá dân tộc , trở thành một nhân cách rất Việt Nam. 
Phương pháp: Vấn đáp , tích hợp lịch sử, phân tích, đánh giá.
- HS đọc đoạn 1.
 ? Hãy cho biết hoàn cảnh hình thành phong cách HCM?
( Con đường hoạt động đầy gian truân của Bác diễn ra như thế nào ? –HS trình bày dựa vào cuộc đời hoạt động của Bác)
 ? Quá trình hình thành phong cách HCM được tác giả trình bày như thế nào ?
? Kết quả của quá trình rèn luyện của Bác là gì ?
? Theo em nhờ đâu mà Bác lại có được vốn tri thức văn hoá như vậy ? ?(HS thảo luận)
? Để tiếp thu tri thức nhân loại HCM đã dựa vào cơ sở nào ?(HS thảo luận)
HS cho biết điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì ?
Để trình bày con đường hình thành PCVHcủa HCM tác giả đã dùng nghệ thuật lập luận nào ?
 GV chốt lại vấn đề.
*Luyện tập 
- GVcho HS đọclại đoạn 1 văn bản ? 
? HS cho biết phong cách sống Hồ Chí Minh được tác giả bình luận qua câu văn nào ?(HS tìm)
 ?Nhận xét về lối bình luận của Lê Anh Trà?
-> Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế đã tạo nên sức thuyết phục
I. GIỚI THIỆU CHUNG ( 5’):
1. Tác giả: Lê Anh Trà.
2. Tác phẩm
- Trích từ bài viết: Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị trong “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Lê Anh Trà.
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN (35’) 
1. Đọc và giải nghĩa từ khó
2. Bố cục
 1, Từ đầu -> hiện đại: Con đường hình thành phẩm chất HCM
 2, Tiếp -> tắm ao : Vẻ đẹp phẩm chất HCM
 3, Còn lại : Khẳng định vẻ đẹp phẩm chất HCM.
3. Đại ý
Văn bản trình bày về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
4. Kiểu văn bản : Văn bản Nhật dụng.
*Nội dung nhật dụng : Hội nhập, hợp tác cùng phát triển
5. Phương thức biểu đạt : Nghị luận 
4. Phân tích. (20’)
4.1.Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh (10’)
- Hoàn cảnh:
+ Trên con đường hoạt động đầy gian truân
+ Đi nhiều, tiếp xúc nhiều nền văn hoá.
- Quá trình hình thành:
+ Nói viết thành thạo nhiều ngoại ngữ.
+ Có ý thức học hỏi toàn diện sâu sắc.
+ Học mọi nơi mọi lúc.
+Biết lựa chọn,học hỏi những cái hay ,phê phán những cái xấu
- Kết quả: Có vốn tri thức văn hoá sâu rộng,uyên thâm
à Nhờ thiên tài, dầy công học tập.
- Cơ sở tiếp thu tri thức văn hoá nhân loại của HCM là cái gốc văn hoá dân tộc
- Điều kì lạ nhất : Những ảnh hưởng văn hoá quốc tế và văn hoá dân tộc trở thành một nhân cách rất Việt Nam.
=>NT: Bình luận, nêu dẫn chứng, khẳng định, so sánh
* Tiểu kết: Lối sống bình dị rất Việt Nam những rất mới rất hiện đại. Đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế.
*Luyện tập (10’)
Bài tập:
Các câu văn bình luận: “Có thể nói ít có .như HCM”
“Nhưng điều kì lạ ”
4. Củng cố: 4’
Gv hệ thống bài học.
Bài tập: Nêu những biểu hiện của sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
 5. Hướng dẫn về nhà: 1’
Học bài + soạn tiếp tiết 2 của văn bản.
V. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tuần I, Tiết 2 
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
( Trích - Lê Anh Trà )
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh. Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản.
3. Thái độ : Tình cảm kính yêu, tự hào, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Xác định giá trị bản thân: từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh ( kết hợp tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc và nhân loại) xác định mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản.
III. Chuẩn bị: 
 1. Thầy: Đọc, soạn văn bản, chân dung Hồ Chí Minh, ảnh tư liệu...
 2. Trò: Học bài cũ, đọc soạn văn bản .
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định tổ chức( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : 
Câu hỏi:
a. Đại ý của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”. (4 điểm).
b. Phong cách văn hoá Hồ Chí Minh đợc hình thành như thế nào? Điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì? (6 điểm).
Đáp án:
a. Đại ý
Văn bản trình bày về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
b. - Quá trình hình thành:
+ Nói viết thành thạo nhiều ngoại ngữ.
+ Có ý thức học hỏi toàn diện sâu sắc.
+ Học mọi nơi mọi lúc.
+ Biết lựa chọn,học hỏi những cái hay, phê phán những cái xấu.
- Điều kì lạ nhất : Những ảnh hưởng văn hoá quốc tế và văn hoá dân tộc trở thành một nhân cách rất Việt Nam.
3 . Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh
Mục tiêu: Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh là giản dị nhưng thanh cao.
Phương pháp : vấn đáp, kể chuyện, tích hợp, đàm thoại
- GV cho HS đọc phần 2
- HS tìm những chi tiết chứng minh cho lối sống giản dị thanh cao của Bác.
? Để làm nổi bật lối sống giản dị của Bác, tác giả đã sử dụng những biện pháp nhgệ thuật nào?
( HS tìm,GV chốt) 
? Hãy tìm những câu văn bình luận?
(- BL : Lần đầu tiên...giản dị như vậy.
- BL : Chưa có một nguyên thủ quốc gia)
GV : - Nguyễn Trãi : 
 Thu ăn măng trúc...
 Xuân tắm ...
 - Nguyễn Bỉnh Khiêm 
 : Ao cạn vớt bèo cấy muống
 Đìa thanh phát cỏ ươm sen.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh
Mục tiêu: Giúp hs thấy được ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh là lối sống cuả một chiến sĩ , lão thành cách mạng, linh hồn của dân tộc Việt Nam
Phương pháp: So sánh, vấn đáp, trình bày.
- HS đọc đoạn 3.
- HS trình bầy ý nghĩa của phong cách sống Hồ Chí Minh.
HS trao đổi thảo luận.
? Điểm gì giống với các vị danh nho ?
? Điểm gì khác với các vị danh nho.?
HS đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
GV : Kết luận. 
Hoạt động 3: Tổng kết
Mục tiêu : Giúp hs khái quát và nắm vững kiến thức đã học trong bài qua phần ghi nhớ về vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.
Phương pháp : Trình bày, tổng hợp
? Để làm rõ , nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, người viết dùng các biện pháp nghệ thuật nào?
? Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản ?
? Sau khi đọc song văn bản em có suy nghĩ gì về con người, cuộc đời của Bác.
- Học sinh đọc ghi nhớ
2. Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh
- Chỗ ở : Ngôi nhà sàn độc đáo cảu Bác ở Hà Nội, đồ đạc mộc mạc đơn sơ.
- Trang phục : áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
- Ăn uống : đạm bạc.
- Sống ; một mình , không xây dựng gia đình.
- NT: nêu dẫn chứng xác thực, bình luận
à Đạm bạc, thanh cao.
à Phong cách sống Hồ Chí Minh rất Việt Nam.
3. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh. 
- Điểm giống các vị danh nho: Không tự thần thánh hoá, tự làm cho khác người mà là cách di dưỡng tinh thần.
- Khác các vị danh nho : Đây là lối sống cuả một chiến sĩ , lão thành cách mạng, linh hồn của dân tộc Việt Nam.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật.
- Sử dụng phép phân tích, chứng minh chặt chẽ kết hợp lời bình.
- So sánh.
2. Nội dung .
- Khẳng định, ngợi ca phong cách văn hoà Hồ Chí Minh.
4. Củng cố: 
 Hãy kể một mẩu chuyện hoặc đọc một bài thơ viết về Bác thể hiện lối sống giản dị thanh cao. (Tố Hữu)
Bài tâp trắc nghiệm:
 1.Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản là gì?
	A.Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch HCM
	B.Phong cách làm việc và nếp sốngcủa HCM
	C.Tình cảm của nhân dân VN đối với Bác
	D.Trí tuệ tuyệt vời của HCM
2.Ý nào nói đúng nhất điểm cốt lõi của phong cach HCM?
	A.Biết kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại
	B.Đời sống vật chất giản dị kết hợp hài hoà với đời sống tinh thần phong phú
	C.Có sự kế thừa vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa
D.Am hiểu nhiều về các dân ...  xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không thở bằng mang mà thở bằng phổi.
	Căn cứ vào các xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ cá. Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của từ ca theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo.)
Bài tập 5. Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường (thị : chợ – yếu tố Hán Việt) chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hoá, còn trong quang học (phân ngành vật lý nghiên cứu về ánh sáng và tương tác của ánh sáng với vật chất), thuật ngữ thị trường (thị: thấy - yếu tố Hán Việt) chỉ phần không gian mà mắt có thể trông thấy được.
H - Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ- một khái niệm đã nêu ở phần bài học không ? Vì sao?
I. Bài học
1. Khái niệm
Thuật ngữ
Thuộc bộ môn
Thạch nhũ
Địa lý
Bazơ
Hóa học
Ẩn dụ
Ngữ văn
Phân số thập phân
Toán học
Những từ ngữ này chủ yếu được dùng trong các văn bản khoa học.
à Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
2. Đặc điểm của thuật ngữ
a. Muối: là một thuật ngữ không có sắc thái biểu cảm, chính xác đặc điểm của muối.
b. Ca dao có sắc thái biểu cảm.
Đặc điểm quan trọng nhất của thuật ngữ là tính chính xác với các biểu hiện dễ nhận thấy:
- Về nguyên tắc, trong một lịnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm. 
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Điền thuật ngữ thích hợp :
- ( 1 ) : lực.
- ( 2 ) : xâm thực
- ( 3 ) : hiện tượng hóa học
- ( 4 ) : trường từ vựng
- ( 5 ) : di chỉ
- ( 6 ) : thụ phấn
- ( 7 ) : lưu lượng
- ( 8 ) : trọng lực
- ( 9 ) : khí áp
- ( 10 ) : đơn chất
- ( 11) : thị tộc phụ hệ
- ( 12) : đường trung trực
Bài tập 2: - Từ “ điểm tựa” hiểu theo thuật ngữ vật lý thì có nghĩa là : điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. 
- Do vậy, từ “điểm tựa” trong câu thơ đã cho không dùng theo nghĩa của thuật ngữ vật lý. Nó chỉ có nghĩa là “nơi làm chỗ dựa chính”
Bài tập 3: Xác định khái niệm “hỗn hợp” 
- Trường hợp (a) là thuật ngữ.
- Trường hợp (b) là một từ thông thường.
Đặt câu : 
Người ta nuôi gia súc bằng thức ăn hỗn hợp.
Bài tập 4. - Thuật ngữ “cá” : động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
- Người Việt dùng từ “cá” theo cách hiểu thông thường, không nhất thiết phải thở bằng mang ( cá voi, cá heo, cá sấu)
Bài tập 5. Hiện tượng này không hề vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ một khái niệm. Bởi vì đây là hai thuật ngữ khác nhau và được dùng trong hai lĩnh vực khác nhau. Chúng chỉ tình cờ đồng âm với nhau mà thôi.
4. Củng cố 
 - Trong sinh học,virút có nghĩa là : “một sinh vật cực nhỏ ,đơn giản,chưa có cấu tạo tế bào ,gây các bệnh truyền nhiễm”
 - Trong tin học,virút có nghĩa là : “một bộ mật mã xâm nhập vào chương trình máy tính nhằm gây ra lỗi phá hoại những thông tin được lưu trữ”
 Theo em nghĩa của các từ virút trên có quan hệ nhau không và có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ một khái niệm không .
5. Hướng dẫn học bài
 - Về nhà học bài và làm bài tập.
 - Soạn bài tiếp theo: “ Trau dồi vốn từ”.
 - Nhận xét tiết học .
VI. Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần VI, Tiết 30
TRẢ BÀI VIẾT SỐ MỘT
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Ôn tập củng cố về văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng: Đánh giá ưu nhược của bài viết cụ thể về các mặt: kiểu bài, nội dung, sự kết hợp các biện pháp nghệ thuật, miêu tả một cách hợp lý.
3. Thái độ: Nghiêm túc sửa chữa lỗi.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: Chấm bài, phát hiện lỗi để sửa cho HS. 
Giáo viên chọn ra 1 bài khá tốt; 1 bài TB; 1 bài yếu .
2. Trò: Xem lại đề bài, chuẩn bị dàn ý.
Bảng ghi một số lỗi thường mắc phải ( lỗi chính tả; lỗi về cách sử dụng câu; cách viết hoa )
III. Phương pháp / Kỹ thuật dạy học 
Vấn đáp, thực hành.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các phương pháp thuyết minh? Vai trò của miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới
Lần trước chúng ta đã viết bài Tập làm văn số 1 về văn bản thuyết minh. Hôm nay cô sẽ trả bài các em chú ý nghe cô sửa để nhận ra các ưu, khuyết điểm của mình và rút kinh nghiệm cho các bài viết lần sau.
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Nêu và phân tích đề bài .
? Theo em để làm tốt bài văn ,điều trước tiên ta phải làm gì .
O : Tìm hiểu đề bài .
? Hãy cho biết yêu cầu đề bài .
? Thuyết minh về cây cây tre, nghĩa là chúng ta phải cung cấp điều gì .
O : Phải cung cấp tri thức khách quan về đối tượng thuyết minh .
? Hướng kết hợp .
O : Thuyết minh kết hợp với yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật .
Hoạt động 2: HD học sinh xây dựng dàn ý.
GV ghi tóm tắt.
Biểu điểm
- Điểm 9 - 10: Bài làm đáp ứng được yêu cầu về nội dung, biết vận dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật để làm bài, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, khoảng 5 lỗi về chính tả diễn đạt.
- Điểm 7- 8: Bài làm đáp ứng được yêu cầu về nội dung, bước đầu biết vận dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật để làm bài, bố cục rõ ràng, diễn đạt được. Có thể sót một vài ý nhỏ, khoảng 8 - 10 lỗi về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 5 - 6: Bài làm xác định đúng đối tượng thuyết minh, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về nội dung, còn sa vào kể, ít miêu tả và các biện pháp nghệ thuật. Còn nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 3 - 4: Bài làm còn yếu, sa vào kể, bố cục không rõ ràng, diễn đạt còn yếu.
- Điểm 1- 2: Bài làm kém, sai lạc về nội dung và phương pháp.
Hoạt động 3: Nhận xét chung về bài viết .
Về kiểu bài : Đa số các em làm đúng kiểu bài thuyết minh .
Về nội dung : cung cấp đưỡc đặc điểm ,công dụng giá trị của cây mai.
Các em đã vận dụng được các phương pháp thuyết minh ở lớp 8 ( liệt kê,nêu ví dụ,số liệu),biết kết hợp yếu tố miêu tả .
Tuy nhiên vẫn còn một số sai sót : Nêu chưa đủ đặc điểm và công dụng . Ý còn lộn xộn .
Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến những sai sót và hướng khắc phục .
▲ Học sinh thảo luận chỉ ra các nguyên nhân và hướng khắc phục.
Hoạt động 4: HS tự chữa lỗi trong bài làm của mình
- GV chọn một số bài khá, giỏi đọc. HS nhận xét. GV chỉ ra ưu điểm
- GV chọn một số bài TB, yếu đọc. HS nhận xét. GV chỉ ra tồn tại, rút kinh nghiệm
 I. Đề bài .
 Vận dụng kiến thức về việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả , em hãy viết một bài văn thuyết minh về cây cây mai ngày tết . ( Học sinh lập dàn ý trước khi làm bài )
1. Tìm hiểu đề .
 - Kiểu bài : Thuyết minh .
 - Đối tượng : Cây tre Việt Nam.
Kết hợp : thuyết minh + miêu tả + biện pháp nghệ thuật .
2. Dàn ý : 
1. Mở bài
Cây tre là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt Nam. 
2. Thân bài
a. Nguồn gốc: Có từ lâu đời.
b. Đặc tính:
- Không kén đất, thường được trồng ở nơi đất xấu, cằn cỗi, bên bờ cõi, góc ao
- Sức sống dẻo dai, mãnh liệt, dễ sống. 
- Mọc thành từng khóm, có nơi tre mọc thành rừng.
c. Hình dáng
- Thân tre:
+ Màu xanh nhạt.
+ Gầy, cao, thẳng, nhẵn.
+ Có đốt, mắt, rỗng giữa, vỏ dầy.
- Cành (Tay tre): nhỏ, nằm ở nửa trên của thân tre, đan xen quấn quít lấy nhau.
- Lá tre: Màu xanh, mỏng manh, có lớp lông mao trên bề mặt, cạnh sắc.
Lá non: màu xanh nhợt, búp quận lại. Khi già lá có màu vàng, lúc khô lá có màu trắng bạc.
- Gốc tre: Rễ chùm nhiều rễ bám vào nhau, ăn sâu xuống đất (hút nước, chất dinh dưỡng, giúp cây đứng vững).
d. Sinh sản
- Nhanh, nhiều (từ gốc tre già).
- Cây tre non: Thẳng, hình búp măng, mọc ra từ thân cây mẹ.
- Cây măng: Có lớp bẹ (mo nang) dày bên ngoài, nhiều lông mao. Măng lớn thành tre thì lớp bẹ ngoài khô và bong dần đi.
c. Vai trò, ý nghĩa:
Có nhiều vai trò, tác dụng trong đời sống sinh hoạt, lao động, chiến đấu của con người.
- Tre già : làm kèo cột dựng nhà.
- Làm nhiều đồ dùng sinh hoạt và sản xuất: làm đòn gánh, đòn kéo bừa, làm giường, chõng, đan rổ, rá, thúng, mủng, tăm,...
- Tre làm thành lũy để ngăn lũ, chắn gió, cát, chống thiên tai.
- Làm vũ khí đánh giặc: gậy, chông.
- Đi vào thơ ca: « Cây tre » - Thép Mới, « Tre Việt Nam » - Nguyễn Duy, « Truyện Thánh Gióng »...
- Là biểu tượng của con người Việt Nam (Với nhiếu đức tính).
Hàng tre danh dự bên lăng Bác.
- Mo tre: Làm lớp lót nón, bền, dày, che nắng tốt, không bắt nhiệt.
- Măng tre: Nấu với cá, thịt vịt, xào với lòng gà, vịt làm gỏi, muối dưa.
- Cành, lá, gốc làm chất đốt.
3. Kết bài
Cây tre gần gũi thân thiết với con người Việt Nam. Tre giúp ích cho con người trong nhiều lĩnh vực đời sống, văn hóa, xã hội. Tre được phong anh hùng: « Anh hùng trong chiến đấu, anh hùng trong lao động ».
II. Nhận xét chung
1. Ưu điểm 
- Nắm được đặc trưng phương pháp thuyết minh
- Bố cục 3 đoạn rõ ràng
- Nêu được các đặc điểm của cây lúa Việt Nam
- Diễn đạt có tính nghệ thuật, cảm xúc
- Sắp xếp các ý thuyết minh khoa học.
b. Nhược điểm :
- Diễn đạt còn vụng
- Nội dung 1 số bài còn sơ sài, thiếu ý -> sự hiểu biết ít
- Một số chưa có ý thức vận dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả trong bài viết
- Viết câu chưa đúng chuẩn.
III. Hướng dẫn sửa chữa một số lỗi học sinh thường mắc phải .
A / Lỗi chính tả .
B / Sử dụng dấu câu .
C / Cách dùng từ.
D / Câu sai .
■ Nguyên nhân dẫn đến sai sót: 
- Do không hiểu nghĩa của từ.
- Chưa nắm chắc cách sử dụng dấu câu.
- Chưa rõ quy tắc viết hoa .
- Không cẩn thận khi viết bài.
IV. Đọc và phát bài .
- Gv đọc một bài văn hay và một bài văn yếu .
- Phát bài, học sinh xem lại và sửa chữa.
4. Củng cố
- Phương pháp làm bài văn thuyết minh. 1 số lưu ý cần sửa
- Sửa lỗi còn lại
5. Hướng dẫn học bài
- Về nhà xem lại bài viết và sửa chữa .
- Chuẩn bị bài viết số 2 “ Tự sự kết hợp miêu tả”.
THỐNG KÊ ĐIỂM
 Lớp
 SS
 SB
 0 - 1- 2
 3 - 4
 Dưới TB
 5 - 6
 7 - 8
 9 - 10
Trên TB
SLS SL
% %
SL SL
%% %
SL SL
% %
SL SL
%% %
SLS SL
%% %
SLS SL
%% %
SLS SL
%% %
l
 9/3
9b9 9/4
V. Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KÝ DUYỆT CỦA TỔ
KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_1_den_6_gv_nguyen_thi_diem_van_truong.doc