Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

TUẦN 1.TIẾT 1- 2

 NS : 7/ 8/ 2010 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ND : 10/ 8/ 2010 - Lê Anh Trà -

A . Mức độ cần đạt.

- Qua nội dung tiết học, giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

 - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu góp phần làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh : kết hợp giữa kể với bình luận , chọn lọc chi tiết tiêu biểu

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

1. Kiến thức

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống vàtrong sinh hoạt.

-Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể,

2. Kĩ năng.

- Nắm bắt nội dng văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

- Vận dung các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá , lối sống.

 3. Giáo dục: Thông qua bài học, giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác. Từ đó, có ý thức tự học tập và rèn luyện theo tấm gương của Bác.

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1.TIẾT 1- 2
 NS : 7/ 8/ 2010 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ND : 10/ 8/ 2010 - Lê Anh Trà -
A . Mứïc độ cần đạt.
- Qua nội dung tiết học, giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
 - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu góp phần làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh : kết hợp giữa kể với bình luận , chọn lọc chi tiết tiêu biểu
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống vàtrong sinh hoạt.
-Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể,
2. Kĩ năng.
- Nắm bắt nội dng văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Vận dung các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá , lối sống.
 3. Giáo dục: Thông qua bài học, giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác. Từ đó, có ý thức tự học tập và rèn luyện theo tấm gương của Bác.
 C. Phương pháp. - Vấn đáp, thuyết trình.
C. Tiến trình dạy học : 
 1. Ổn định Sĩ số: 9D : 
 9E : 
 2. Bài cũ : 2p Kiểm tra bài soạn của HS.
 3. Bài mới : 2p * Giới thiệu :Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là lhẩu hiệu và là cuộc vận động lớn mà Chính phủ ta đã và đang phát động trong mọi lứa tuổi, mọi thế hệ.Hôm nay chúng ta sẽ bắt gặp thêm ở HCM vẻ đẹp trong phong cách sống của Người.
* Bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 :Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
 Giáo viên giới thiệu một vài nét chính về tác 
giả Lê Anh Trà. 
? Cho biết xuất xứ của văn bản ? 
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giọng khúc triết , mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với chủ tịch Hồ Chí Minh.
 Yêu cầu học sinh giải thích các từ khó trong 	sách giáo khoa trang 7. 
 ? Văn bản phong cách Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào? Dựa vào đâu em biết vănbản được viết theo thể loại đó?
? Văn bản có thể được chia thành mấy phần? 
Xác định ranh giới giữa mỗi phần và nêu ý chính?
 Học sinh đọc lại phần một.
? Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào? 	
?Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hóa của nhân loại?
?Hồ Chí Minh tiếp thu tất cả văn hóa của nhân loại đúng không? Vì sao?
Hãy cho biết cách tiếp thu của Người?
?Phần văn bản trên cho biết tác giả khắc họa thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động của Bác?
 Gợi ý: Thời kì Bác làm chủ tịch nước.
? Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống
của Hồ Chí Minh tác giả tập trung vào mấy khía
cạnh? Đó là những khía cạnh nào?
?Ở mỗi khía cạnh tác giả khắc họa ra sao? 
?Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách của Bác tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
? Cảm nhận của em về lối sống của Bác?	ØTích hợp: Chỉ ra điểm khác biệt giữa văn bản này 
?Phong cách sống của Hồ Chí Minh có gì giống và khác với lối sống của các vị hiền triết ngày xưa?
? Nêu một vài dẫn chứng mà em biết về lối sống giản dị của Bác Hồ?. 
?: Trong cuộc sống hiện đại, xét về phương diện văn hoá thì ta đang đứng trước những thuận lợi và nguy cơ nào?
? Nêu một vài biểu hiện mà theo em là có văn hóa hoặc phi văn hoá? 
? Theo em, việc học tâp và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động 4 :Hướng dẫn HS khái quát nội dung và nghệ thuật.(Thảo luận)
Hỏi: Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh 
 Giáo viên gọi học sinh đọc phần ghi nhớ ở sách giáo khoa trang 8.
I. Giới thiệu chung. 8p
 1. Tác giả : ( SGK/7 )
 2. Tác phẩm : văn bản trích trong “ phong cách Hồ Chí Minh , cái vĩ đại gắn với cái giản dị”.
II. Đọc - hiểu văn bản.
 1. Đọc – tìm hiểu chú thích. 3p
 - Đọc.
- Chú thích : SGK/7.
 2.Tìm hiểu văn bản. 25p
 a Thể loại : văn bản nhật dụng.
 b. Bố cục: 2 phần.
 c. Phân tích.
*. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa nhân loại.
 - Hoàn cảnh tiếp thu.
 + Đi qua nhiều nơi.
 + Tiếp xúc với nhiều nền văn hóa.
 - Cách tiếp thu.
 + Nắm vững phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ + Qua công việc lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau).
 + Học hỏi đến mức sâu sắc
 + Tiếp thu có chọn lọc văn hóa nước ngoài.
 + Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
 => Sự hiểu biết sâu , rộng về các dân tộc và văn hoá thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hoá dân tộc Hồ Chí Minh. 
 *. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
 - Nơi ở và làm việc đơn sơ: chiếc nhà nhỏ bằng gỗ, vài phòng nhỏ
 - Trang phục giản dị: quần áo bà ba nâu, dép cao su
 - Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, dưa ghém 	 
 -> kết hợp giữa kể và bình luận, chọn lọc những dẫn chứng tiêu biểu, đan xen thơ, sử dụng từ Hán – Việt, nghệ thuật đối => Bác giản dị trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày, là cách di dưỡng tinh thần , thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.
* Nghệ thuật.
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
- Kết hợp tự sự, biểu cảm, lập luận.
- Vận dụng hình thức so sánh, đối lập.
* Ý nghĩa văn bản 
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực.
- Đặt ra vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn , phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
	 	 phong cách Hồ Chí Minh.
 Ghi nhớ : SGK 
III. Hướng dẫn tự học: 5p
- Sưu tầm một số mẫu chuyên về cuộc đời hoạt động của Bác.
- Đọc và trả lời phần tìm hiểu ví dụ của bài Các phương châm hội thoại.	
D.Rút kinh nghiệm : 
..
TIẾT 3
NS : 12/8/2010 	CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
ND : 13/ 08/ 2010
AMức độ cần đạt.
- Nắm được những kiến thức cốt yếu về hai phương châm hội thoại; Phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng 2 phương châm ấy vào giao tiếp cụ thể.
B. Trọng tâm kiến thức
 1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
 2.Kĩ năng: V ận d ụng dụng các phương châm hội thoại này trong giao tiếp.
 3. Thái độ : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh có ý thức sử dụng các phương châm hội thoại một cách đúng đắn
C. Phương pháp.: 
 - Phát vấn, thuyết giảng, thảo luận nhóm.
D Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định : 1P Sĩ số:9D : 9E : 
 2. Bài cũ : 3P Kiểm tra vở soạn của HS.
 3. Bài mới : * Giới thiệu : Trong bất kì cuộc hội thoại nào, người tham gia giao tiếp cũng phải tôn trọng lẫn nhau. Có nghĩa là người nói phải nói đúng , đủ nội dung , không sai không thừa không thiếu. Chính vì thế hôm nay chúng ta tìm hiểu kĩ hơn vấn đề đó qua bài “ Các phương châm hội thoại”.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 :Hình thành khái niệm phương châm về lượng.
 Học sinh đọc ví dụ 1 ở bảng phụ.
? Em hiểu như thế nào về từ “bơi”?
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng được yêu cầu mà An muốn biết không? Vì sao?Ba cần trả lời như thế nào? Trong giao tiếp,cần chú ý điều gì?
 Học sinh đọc truyện cười ở sách giáo khoa trang 9.	
? Theo em, câu chuyện trên gây cười ở chỗ nào?Anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải trả lời như thế nào để người nghe biết được điều muốn hỏi và điều cần trả lời? 
 Gọi 2 – 3 học sinh đọc ghi nhớ 
Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm phương châm về chất.
Học sinh đọc truyện cười ở bảng phụ.
? Truyện cười trên phê phán điều gì?
? Khi nói, các nhân vật trong truyện có biết những điều mình nói là không có thật không? Từ đó em rút ra được điều lưu ý gì khi giao tiếp?
 Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc ghi nhớ sách	
giáo khoa trang 10. 
Hoạt động 3 : Học sinh thảo luận bài tập.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm phần luyện tâp.
 Học sinh đọc bài tập 1 sách giáo khoa trang 10 và xác định yêu cầu đề ra. 
? Vận dụng những hiểu biết về phương châm 	
về lượng phân tích lỗi trong các câu ở bài tập 1?
 Học sinh đọc bài tập 2.	
? Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống?
? Những cách nói trên vi phạm phương châm hội thoại nào?
? Đọc truyện cười “Có nuôi được không”và cho biết phương châm nào không được tuân thủ?
4. Bài tập 4.
 a. Để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất, 
người nói phải dùng những cách nói như trên nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
 b. Để đảm bảo phương châm về lượng, người nói
phải dùng những cách nói như trên nhằm báo cho người nghe biết việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói.
I. Tìm hiểu chung
1.Phương châm về lượng.
 a. Ví dụ : SGK\8 – 9.
 *. Ví dụ 1.
 Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An muốn biết ( một địa điểm cụ thể ).
 => Không nên nói ít hơn điều người giao tiếp hỏi.
 *. Ví dụ 2 :
 Các nhân vật nói nhiều hơn những điều cần nói.
=> Không nên nói nhiều hơn những điều giao tiếp cần.
* Ghi nhớ : SGK/ 9. 
2. Phương châm về chất.
 *. Ví dụ : SGK/ 9 – 10. 
 Phê phán tính nói khoác, nói sai sự thật.
*. Ghi nhớ : SGK\10.
2. Luyện tập.
 Bài tập 1. Phân tích lỗi câu.
 Những câu trên vi phạm phương châm về lượng.
 a. Thừa cụm từ “ nuôi ở nhà”.
 b. Thừa cụm từ “có hai cánh”.
 Bài tập 2. Điền vào chỗ trống.
 a. Nói có sách mách có chứng.
 b. Nói dối.
 c. Nói mò.
 d. Nói nhăng nói cuội.
 e. Nói trạng.
=> Vi phạm phương châm về chất.
 Bài tập 3. Tìm phương châm hội thoại không được tuân thủ.
 Truyện vi phạm phương châm về lượng .
 Bài tập 5. Giải thích nghĩa của thành ngữ và
nêu các phương châm hội thoại có liên quan.
 Aên đơm nói đặt : vu khống, đặt điều, bịa chuyện	 	
 Ăn ốc nói mò : nói không có căn cứ.
 Ăn không nói có : vu khống, bịa đặt.
 Cãi chày cãi cối : không có lí lẽ nhưng cố tranh cãi.
 Khua môi múa mép : nói năng ba hoa, khoác lác, khoa trương.
 Nói dơi nói chuột : nói lăng nhăng, linh tinh,không xác thực.
 Hứa hưu hứa vượn : hứa để được lòng người khác rồi không thực hiện lời hứa. 
 3. Hướng dẫn tự học.
 - Học bài.
 - Hoàn chỉnh các bài tập.
 - Chuẩn bị : “ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. “
E. Rút kinh nghiệm: 
TIẾT 4	
NS : 12/8/2010 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
ND: 13/8/2010 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mức độ cần đạt.
- Hiểu được vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số văn bản nghệ thuật.
B. Trọng tâm kiến thức
 1. Kiến thức : - Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
 - vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
 2. Kĩ năng : rèn kĩ năng nhận biết một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài văn thuyết minh cụ thể; vận dụng các biện pháp khi viết văn thuyết minh.
 3. Thái độ : Qua việc tìm hiểu văn bản “ Hạ Long – đá và nước” giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước
C. Phương pháp:
 Phát vấn, thuyết giảng, tái hiện, thảo luận. 
.D.Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định : Xem xét tình hình chung _ Sĩ số: 9C: 9D
 2. Bài cũ : Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm, đặc điểm và những phương pháp thuyết minh của văn thuyết minh đã học.
 3. Bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật.
 Học sinh đọc văn bản : Hạ Long : đá và nước ở bảng phụ.
 ? Bài văn thuyết minh về đặc điểm gì của đối tượng? Văn bản có cung cấp các tri thức về đối tượng không?
? Vấn đề “sự kì lạ của Hạ Long” là vô tận được tác giả thuyết minh bằng những phương pháp nào? 
? Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê : Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng thì đã nêu được sự kì lạ của Hạ Long chưa? 	Vì sao? 	
? Tác giả hiểu sự kì lạ này là gì? Chỉ ra câu 
văn nêu ý nghĩa khái quát nhất về sự kì lạ của 
Hạ Long?
? Nhận xét về tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
Gọi 2 – 3 học sinh đọc ghi nhớ trong sách 
giáo khoa trang 13. 
Hoạt động 2 : Học sinh thảo luận bài tập.
 Học sinh đọc văn bản “ Ngọc Hoàng xử tội 
 ruồi xanh”.
? Văn bản trên có tính chất thuyết
minh không? Tính chất ấy được thể hiện ở 	 
những điểm nào? 
? Phương pháp thuyếtminh nào được sử dụng? 
? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ 
thuật nào?
? Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì? Chúng có gây hứng thú và làm nổi bật nội dung thuyết minh không?	 
 Học sinh đọc bài tập 2 sách giáo khoa trang 15.
? Nhận xét về biện pháp nghệ thuât được sử 
dụng để thuyết minh trong đoạn văn?
I. Tìm hiểu chung.
1. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 
 a. Tìm hiểu văn bản : Hạ Long : đá và nước SGK\12 – 13).
 - Vấn đề thuyết minh : sự kì lạ của Hạ Long.
 - Phương pháp thuyết minh : kết hợp giải thích những khái niệm, sự vận động của nước, biện pháp tưởng tượng, liên tưởng, liệt kê.
 + Nước Tạo sự di chuyển.
 + Thiên nhiên tạo nên thế giới bằng những nghịch lí lạ lùng.
 => Thuyết minh kết hợp các phép nghệ thuật.
 b. Ghi nhớ : SGK\13.
2. Luyện tập.
 Bài tập 1.
 a. Văn thuyết minh thể hiện ở chỗõ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống : tính chất chung về họ, giống, loài, đặc điểm  những tri thức đáng tin cậy. 
 * Phương pháp thuyết minh.
 - Nêu định nghĩa :thuộc họ côn trùng, hai cánh, mắt lưới 
 - Phân loại : các loại ruồi.
 - Số liệu : số vi khuẩn, số liệu sinh sản 	
 - Liệt kê : mắt lưới, chân tiết chất dính 
 b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng : nhân hoá.
 c. Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, nó vừa là truyện vui, vừa giúp các em tiếp thu thêm tri thức.
 Bài tập 2.
 Biện pháp nghệ thuật được sử dụng : lấy sự ngộ nhận lúc nhỏ làm đầu mối cho câu chuyện.
3. Hướng dẫn tự học :
- Viết đoản văn thuyết minh về một thắng cảnh mà em biết trong đó có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
- Học bài, hoàn chỉnh các bài tập.
- Chuẩn bị bài “ Luyện tập”: Trả lời các yêu cầu trong SGK.
 E. Rút kinh nghiệm: .
TIẾT 5	 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG 
NS : 15/ 8/ 2010 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
ND: 16/ 8/ 2010	 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mức độ cần đạt.
 Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
B. Trọng tâm kiến thức
 1. Kiến thức : - Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng : cái quạt, cái bút, cái kéo
 - Tác dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh
 2. Kĩ năng : - Xác định yêu càu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
 - Lập dàn ý chi tiếtvà viết phàn mở bài cho bài văn thuyết minh.
 3. Thái độ : - Thông qua việc thuyết minh một đồ vật (cái quạt, nón lá ) giáo dục học sinh ý thức sử dụng các đồ vật ấy trong qúa trình sử dụng.
C. Phương pháp : Phát vấn, thuyết trình, thảo luận.
D. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định : Sĩ số: 9D: 9E : 
 2. Bài cũ : - Nêu tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
 - Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong một văn bản thuyết minh cụ thể? 
 3. Bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
? Nhắc lại các bước làm một bài văn thuyết minh?	 
 Học sinh đọc lại đề.
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiều đề.
? Đề văn yêu cầu làm gì? 
? Xác định vấn đề cần thuyết minh? 
Hoạt động 2 :Lập dàn ý.
? Phần mở bài ta cần nêu những ý nào?
Thử nêu phần mở bài theo cách của riêng em?
Tìm ý và sắp xếp ý cho phần thân bài của đề bài trên? 
? Thái độ của em ra sao đối với quạt nói riêng và các đồ vật khác nói chung ?
? Nêu suy nghĩ của em về vai trò của quạt trong 
xã hội hiện nay?	
Hoạt động 3 :HS viết bài.
 Giáo viên chia học sinh theo nhóm, lần lượt viết phần mở bài, thân bài, kết bài trong đó có sử dụng một vài biện pháp nghệ thuật.
Hoạt động 4 : Sửa bài.
* GV hướng dẫn HS luyện tập : Trình bày phần mở bài cho dàn ý trên.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đề bài:
 Thuyết minh về cái quạt.
a. Tìm hiểu đề.
 - Yêu cầu : thuyết minh ( có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật).
 - Nội dung : công dụng, cấu tạo, lịch sửcủa quạt
b. Lập dàn ý. 
 a. Mở bài.
 Trong cuộc thi “Bạn có là người hữu ích” do bình hoa tổ chức, quạt tham gia và trình bày phần dự thi của mình.
 b. Thân bài.
 - Qụat là dụng cụ mang gió mát đến cho
muôn nhà, muôn vật 
 - Quạt gồm nhiều loại : quạt trần, quạt bàn, quạt gió, quạt giấy 
 - Cấu tạo, công dụng, cách bảo quản 
 - Gặp người biết bảo quản : mới, sạch, bền 
 - Gặp người không biết bảo quản : mau hư 
 - Qụat nơi công sở 
 - Qụat giấy ngày xưa 
 - Qụat thóc ở nông thôn 
 - Qụat lúc cần, lúc không cần 
 c. Kết bài.
 Ý nghĩa của quạt đối với con người trong xã hội hiện đại.
c. Viết bài.
d. Đọc lại và sửa chữa.
2. Luyện tập
3. Hướng dẫn tự học.
 - Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sự dụng trong văn bản Họ nhà Kim.
	- Xem lại bài, học bài.
	- Chuẩn bị bài : “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
 E.Rút kinh nghiệm : ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_1_gv_hoang_thi_hong_van_truong_thcs_t.doc