Giáo án Vật lí 6 năm 2010 - 2011

Giáo án Vật lí 6 năm 2010 - 2011

Tiết 1:

Đ1: ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Kể tên được một số dụng cụ đo độ dài.

- Biết xác định giới hạn đo(GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo độ dài.

2. Kỹ năng:

 - Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

 - Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường.

 - Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo.

3. Thái độ:

 - Có thái độ trung thực, tỉ mỉ cẩn thận, chính xác trong việc thu nhận thông tin, trong quan sát và thực hành thí nghiệm.

 - Có hứng thú học tập môn vật lí, cũng như áp dụng các kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.

 - Có tinh thần hợp tác trong học tập , đồng thời có ý thức bảo vệ những syu nghĩ và việc làm đúng đắn.

 - Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trong gia đình, cộng đồng và nhà trường nhằm cải thiện điều kiện sống, bảo vệ và giữ gìn môi trường.

 

doc 88 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 6 năm 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Chương I: Cơ Học
Ngày soạn: 15/8/2010
Ngày giảng: /8/2010 
Tiết 1:
Đ1: Đo độ dài
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kể tên được một số dụng cụ đo độ dài.
- Biết xác định giới hạn đo(GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo độ dài.
2. Kỹ năng:
 - Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
 - Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường.
 - Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo.
3. Thái độ:
 - Có thái độ trung thực, tỉ mỉ cẩn thận, chính xác trong việc thu nhận thông tin, trong quan sát và thực hành thí nghiệm.
 - Có hứng thú học tập môn vật lí, cũng như áp dụng các kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.
 - Có tinh thần hợp tác trong học tập , đồng thời có ý thức bảo vệ những syu nghĩ và việc làm đúng đắn.
 - Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trong gia đình, cộng đồng và nhà trường nhằm cải thiện điều kiện sống, bảo vệ và giữ gìn môi trường.
II. Phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm HĐ nhóm.
III. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên:
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
 - 1 thước có ĐCNN là 1mm.
 - 1 thước dây có ĐCNN là 1cm.
 - 1 thươc cuộn có ĐCNN là 0,5 cm.
 * Chuẩn bị cho cả lớp:
 - Tranh vẽ phóng to 1 thước kẻ có GHĐ là 20cm.
 - Tranh vẽ to bảng kết quả đo độ dài( Bảng 1.1 SGK/8).
Chuẩn bị của học sinh:
- Chép sẵn bảng 1.1. vào vở.
- Một số loại thước dùng trong học tập.
IV. Tổ chức các hoạt động của học sinh:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 GV: Giới thiệu cấu trúc chương trình vật lí 6.
 HS: Tìm hiểu mục tiêu chương I ( SGK / T3)
 GV: Lưu ý HS về phương pháp học và các yêu cầu chung khi học chương I.
3.Bài mới
Hđ của giáo viên
Hđ của học sinh
Hoạt động 1 
Tìm hiểu tình huống học tập.
- Cho HS quan sát tranh vẽ.
- Yêu cầu HS đọc tình huống ở đầu bài.
? Hãy dự đoán xem: gang tay của 2 chị em có bằng nhau không?
? Để tránh tranh cãi, 2 chị em cần phải thống nhất nhau những điều gì? đ Vào bài.
* Hoạt động cá nhân:
- Đọc tình huống đầu bài trong SGK.
- Nêu ý kiến dự đoán.
- Trả lời theo ý hiểu.
Hoạt động 2 :
Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài
? Kể tên những đơn vị đo độ dài mà em đã biết?
? Trong các đơn vị đó, đơn vị nào là đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp nước ta?
- Yêu cầu HS hoàn thành C1.
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày.
GV lưu ý: Các đơn vị đo độ dài liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần.
- Giới thiệu 1 số đơn vị đo độ dài khác:
 1 inh(inch) = 2,54 cm.
 1 ft (foot) = 30,48 cm.
Để đo các khoảng cách lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị “năm ánh sáng”.
GV nhấn mạnh: Có nhiều đơn vị đo độ dài, tuy nhiên đơn vị đo độ dài chính là “m”. Vì vậy, trong các phép tính toán ta nên đưa về “m”.
- Yêu cầu HS đọc và thực hiện C2.
- Yêu cầu HS đọc và thực hiện C3.
- GV sửa cách đo cho HS sau khi kiểm tra phương pháp đo. 
? Độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước có giống nhau không?
- GV tuyên dương những em có độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước gần giống nhau.
- Nhấn mạnh: Sự khác nhau độ dài ước lượng và độ dài kiểm tra càng nhỏ thì khả năng ước lượng càng tốt.
Chuyển ý: Tại sao trước khi đo độ dài, chúng ta thường phải ước lượng độ dài vật cần đo? đ Phần II.
1. Ôn lại đơn vị đo độ dài.
- Kể tên các đơn vị đo độ dài: m; dm ; cm; 
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp nước ta là mét ( m).
- Hoàn thành C1: Điền vào chỗ trống:
 1m = 10 dm ; 1m = 100 cm.
 1cm = 10 mm; 1Km = 1000m.
- Nghe GV giới thiệu.
2. Ước lượng độ dài.
* Thực hiện C2 theo bàn:
- Ước lượng 1m trên chiều dài bàn.
- Kiểm tra lại bằng thước.
- Nhận xét về giá trị ước lượng và giá trị đo.
* Cá nhân thực hiện C3. 
- Ước lượng độ dài gang tay.
- Kiểm tra lại bằng thước.
- Nhận xét qua 2 cách đo ước lượng và bằng thước.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
- Yêu cầu HS : 
+) Quan sát H1.1.
+) Thảo luận mhóm đôi trả lời C4.
- Yêu cầu HS đọc khái niệm GHĐ và ĐCNN.
? Giới hạn đo là gì? 
? Độ chia nhỏ nhất là gì?
- Yêu cầu HS vận dụng trả lời C5.
GV treo tranh vẽ và giới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
- Yêu cầu HS thực hành C6.
Lưu ý: Mỗi loại thước chỉ được chọn 1 lần.
? Tại sao lại chọn loại thước đó?
Nhấn mạnh: Ước lượng độ dài cần đo trước khi tiến hành đo là một việc quan trọng. Làm như vậy ta có thể lựa chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp, kết quả đo có độ chính xác cao, hạn chế tối đa sai số.
 * Trả lời C4 ( Nhóm đôi )
-Thợ mộc dùng thước dây.
- Học sinh dùng thước kẻ.
- Thợ may dùng thước mét.
* Cá nhân HS đọc SGK.
- Nắm khái niệm GHĐ và ĐCNN của thước.
* Vận dụng trả lời C5.
* Thực hành C6,.
- Cá nhân HS đo chiều rộng của quyển sách vật lí.
- Cá nhân HS đo chiều dài của quyển sách vật lí.
Hoạt động 4 :
2. Đo độ dài 
- GV treo bảng kết quả đo độ dài.
- Hướng dẫn HS đo và ghi kết quả vào bảng 1.1. 
- Hướng dẫn HS cách tính giá trị trung bình: ( l1 + l2 + l3) / 3.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện đo chiều dày quyển SGK lí.
- Hỗ trợ các nhóm yếu.
- Kiểm tra kết quả của 1-2 nhóm.
Nhấn mạnh: Để hạn chế sai số và có kết quả đo chính xác nhất, ta thường đo nhiều lần và tính giá trị TB
2. Đo độ dài.
* Hoạt động nhóm: thực hành đo độ dài.
- Thực hành đo độ dài .
- Ghi kết quả vào bảng 1.1.
- Tính giá trị trung bình của các lần đo.
Hoạt động 5 : Củng cố – Vận dụng.
GV ra bài tập ( Bảng phụ)
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp nước ta là (1)
- GHĐ của thước là (2)
- ĐCNN của thước là ( 3)
- Khi đo độ dài ta phải chọn thước có ( 4)..và (5) phù hợp.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1-2.4/SBT.
- Cá nhân HS làm bài tập:
Các từ cần điền:
1. Mét.
2. số lớn nhất ghi trên thước.
3. Khoảng cách giữa 2 vạch gần nhất trên thước.
4. GHĐ
5. ĐCNN.
* Làm bài tập 1-2.4/SBT.
Nối: 1 - C
 2 - A
 3- B.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: 
 - Học, hiểu ghi nhớ.
 - BTVN: 1-2.2 đ1-2.6/ SBT.
 - Xem lại nội dung câu trả lời của C1 đ C6.
 - Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
Tuần 2:
Ngày soạn: /8/2010
Ngày giảng: /8/2010
Tiết 2: 
 Đ2: Đo độ dài ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức	
- Biết thực hiện các bước khi tiến hành đo độ dài.
 - Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo qui tắc đo.
 - Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo.
2. Kỹ năng: Đo độ dài theo quy tắc đo.
3. Thái độ: Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
II. Phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm HĐ nhóm.
III. Chuẩn bị:
1Chuẩn bị của giáo viên:
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
	- 1 thước có ĐCNN 0,5 cm.
	- 1 thước có ĐCNN là 1mm.
	- 1 thước dây, 1 thước cuộn.
* Chuẩn bị cho cả lớp: 
	- Phóng to hình 2.1; 2.2; 2.3/ SGK.
	- Bảng phụ ghi C6.
	- Bảng phụ ghi bài tập 1-2.7/SBT.
2.Chuẩn bị của học sinh: Các loại thước HS có.
IV. Tổ chức các hoạt động của học sinh:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: GHĐ và ĐCNN của thước là gì? Tại sao khi đo độ dài cần ước lượng độ dài cần đo?
 Bài tập: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài lớp em?
	A: Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
B: Thước có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
C: Thước có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
D: Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
 * ĐVĐ: Chúng ta đã tiến hành đo độ dài trong một số trường hợp, nhưng để đo độ dài để có kết quả chính xác nhất ta làm như thế nào? đ vào bài
3. Bài mới:
Hđ của giáo viên
H đ của học sinh
Hoạt động 1:
Thảo luận về cách đo độ dài.
- Yêu cầu HS nhớ lại phần thực hành đo độ dài ở tiết trước.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm Trả lời từ câu C1 đến câu C5 / SGK.
- Hướng dẫn HS thảo luận chung trên cơ sở kết quả của nhóm:
+) Gọi đại diện 1-2 nhóm trả lời C1.
GV đánh giá lại két quả ước lượng của 1-2 nhóm.
+) Yêu cầu đại diện nhóm HS trả lời C2.
? Tại sao em không dùng thước kẻ để đo chiều dài bàn học, dùng thước dây để đo bề dầy quyển sách vật lí?
GV chốt: Trên cơ sở ước lượng gần đúng độ dài cần đo đề chọn dụng cụ đo thích hợp.
+) Yêu cầu đại diện nhóm HS trả lời C3.
? Khi đầu thước có vạch số 0 bị gãy hoặc vạch số 0 bị mờ, ta làm thế nào để đo được độ dài cần đo?
GV lưu ý : Cách đo này chỉ sử dụng khi đầu thước bị gãy hoặc vạch số 0 bị mờ. Bình thường, ta nên đặt một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước. 
+) Khi đo độ dài cần chú ý đặt thước dọc theo độ dài cần đo, không được đặt thước lệch đ Kết quả không chính xác. 
+) Yêu cầu HS trả lời C4.
GV treo tranh vẽ minh hoạ 3 trường hợp đầu cuối của vật không trùng với vạch chia.
- Yêu cầu HS đọc độ dài đo được.
GV thống nhất cách đọc kết quả.
+) Yêu cầu HS trả lời C5. 
- Thảo luận nhóm trả lời các câu từ C1 đến C5.
- Cử đại diện nhóm trả lời:
C1: So sánh độ dài ước lượng và độ dài đo được ở tiết trước xem độ chênh lệch là bao nhiêu.
C2: Chọn thước có GHĐ 20 cm, ĐCNN 1mm.
C3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với 1 đầu của vật.
HS: Khi thước bị gãy đầu thước có vạch số 0 hoặc vạch số 0 bị mờ, ta có thể đặt đầu thứ nhất của chiều dài cần đo trùng với một vạch khác vạch số 0 của thước. Độ dài đo được chính là hiệu của 2 giá trị tương ứng với 2 đầu của chiều dài cần đo.
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Hoạt động 2: Rút ra kết luận.
GV treo bảng phụ ghi C6.
- Yêu cầu HS điền từ thích hợp vào chỗ trống theo yêu cầu C6.
- Gọi 1 HS trình bày C6 trước lớp.
- Gọi HS nhận xét, bổ xung.
- Thống nhất nội dung C6.
GV chốt: Nội dung C6 quy trình đo độ dài.đ Nội dung kết luận.
*Rút ra kết luận.
* Hoạt động cá nhân:
- Đọc và xác định yêu cầu C6.
- Tự lực hoàn thiện C6.
- Trình bày C6 trước lớp.
a. Ước lượng độ dài cần đo.
b. Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
c. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
d. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e. Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
- Ghi nội dung C6 vào vở.
Hoạt động 3:
Củng cố – Vận dụng.
GV ra bài tập ( Bảng phụ)
1. Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để:
A Chọn dụng cụ đo thích hợp nhằm tránh sai số trong khi đo.
B: Chọn dụng cụ có GHĐ lớn hơn độ dài cần đo để chỉ phải đo 1 lần.
C: Chọn dụng cụ đo có GHĐ nhỏ hơn độ dài cần đo để thực hiện nhiều lần đo.
D: Có thể chọn nhiều dụng cụ đo tuỳ ý khác nhau.
2. Để làm giảm sai số trong khi đo độ dài của 1 vật nên:
A: Đặt mép thước song song và vừa sát với vật cần đo.
B: Đặt mắt nhìn thẳng theo hướng vuông góc với cạnh thước.
C: Đặt một đầu vật trùng với vạch số 0 của thước.
D: Phải thực hiện cả 3 thao tác trên.
? Nhắc lại các thao tác cơ bản của quy trình đo độ dài?
- GV treo tranh hình 2.1; 2.2; 2.3/ SGK.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và lần lượt trả lời C7, C8, C9.
GV:Chuẩn lại câu trả lời của HS.
Nhấn mạnh: Khi đo độ dài trong thực tế, chúng ta nên thực hiện đúng các bước theo quy trình đo để có kết quả chính xác nhất.
- ... thể lỏng. Là qúa trình ngược lại của sự bay hơi.
- Lấy được ví dụ về sự ngưng tụ trong thực tế.
- Biết được sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ thấp.
2. Kỹ năng:
- Biết cách tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ thấp. 
- Biết sử dụng đúng các thuật ngữ: dự đoán, kiểm chứng, đối chứng.
3. Thái độ: Có ý thức liên hệ kiến thức vào thực tế.
II. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- 2 cốc thuỷ tinh giống nhau; nước màu; nước đá.
- 1 nhiệt kế, 1 khăn lau.
2.Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài.
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh:
1.ổn định tổ chức 6A:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) 
Câu hỏi: Lấy ví dụ về sự bay hơi trong thực tế? 
Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
3. Bài mới:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gọi HS đọc thông tin SGK.
 ? Sự ngưng tụ là gì?
? Để dễ quan sát sự bay hơi ta làm như thế nào 
? Muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ, ta làm tăng hay giảm nhiệt độ
GV: Ngưng tụ là quá trình ngược lại của bay hơi, nên ta có thể dự đoán khi giảm nhiệt độ, sự ngưng tụ có thể xảy ra nhanh hơn và ta dễ quan sát hơn. đ Thí nghiệm kiểm tra.
GV thông báo: trong không khí có hơi nước. Bằng cách giảm nhiệt độ không khí, ta có thể làm hơi nước ngưng tụ nhanh hơn.
? Nêu các dụng cụ thí nghiệm? 
? Các bước tiến hành thí nghiệm?
GV thống nhất các bước tiến hành thí nghiệm.
- Lưu ý HS: 2 cốc phải để xa nhau.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm ( 4 phút) tiến hành thí nghiệm.
? Có gì khác nhau giữa nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và cốc thí nghiệm?
? Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm?
? Hiện tượng đó có xảy ra ở cốc đối chứng không?
? Các giọt nước ở mặt ngoài cốc thí nghiệm có phải do nước ở trong cốc thấm ra không? Tại sao?
? Các giọt nước đó do đâu mà có?
- Yêu cầu HS khẳng định dự đoán.
Hoạt động 1 (25 phút)
Tìm cách quan sát sự ngưng tụ. 
a. Dự đoán. 
- HS đọc thông tin SGK.
HS: Sự ngưng tụ là hiện tượng hơi biến thành chất lỏng. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi. 
HS: Làm tăng nhiệt độ của chất lỏng.
HS: Giảm nhiệt độ.
b. Thí nghiệm kiểm tra.
- Tìm hiểu nội dung thí nghiệm.
HS: Nêu dụng cụ thí nghiệm.
- Các bước thí nghiệm:
+) Lau khô mặt ngoài của 2 cốc.
+) Đổ nước tới 2/3 cốc. 1 cốc làm cốc đối chứng, 1 cốc làm cốc thí nghiệm.
+) Đo nhiệt độ ở 2 cốc.
+) Đổ nước đá vụn vào cố làm thí nghiệm.
* Hoạt động nhóm ( 4 phút).
- Tiến hành TN theo các bước đã thống nhất.
- Theo dõi nhiệt độ của nước ở cả 2 cốc.
- Quan sát hiện tượng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm, đối chiếu với cốc đối chứng. 
c. Rút ra kết luận.
- Nhiệt độ của cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ của cốc đối chứng. 
- Mặt ngoài của cốc thí nghiệm có các giọt nước nhỏ.
đ Các giọt nước đó do hơi nước trong không khí ngưng tụ lại. Điều đó chứng tỏ: Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ thấp.
GV treo đề bài tập trắc nghiệm:
* Bài tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
- Sự chuyển từ thể .... sang thể hơi gọi là ....Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố: ....
- Sự chuyển từ thể ...sang thể ...gọi là ....Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi...
- Gọi HS hoàn thiện bài tập.
? Lấy ví dụ về sự ngưng tụ?
Giải thích sự hình thành các giọt sương trên lá cây vào ban đêm?
? Tại sao đựng rượu trong bình đậy nút kín thì không bị cạn dần, còn nếu không nút kín thì bị cạn dần?
? Nêu các nội dung chính của bài?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Gọi HS đọc “ Có thể em chưa biết”.
GV: chốt nội dung ghi nhớ.
Hoạt động 2 (12 phút) Củng cố – Vận dụng.
* Bài tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
 lỏng ; sự bay hơi; nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng.
hơi ; lỏng; sự ngưng tụ.; nhiệt độ thấp.
- HS điền hoàn thiện bài tập.
- Lấy ví dụ về sự ngưng tụ.
- Trả lời C7: Ban đêm nhiệt độ thấp, nên hơi nước trong không khí ngưng tụ đọng lại trên các lá cây, tạo thành các giọt sương.
* Trả lời C8: 
Rượu đựng trong bình kín khi bay hơi sẽ ngưng tụ trên nút rồi rơi trở lại bình nên rượu không bị cạn, trong bình không kín rượu sẽ bay hơi và cạn dần.
- Nêu các nội dung chính của bài.
- Đọc “ Ghi nhớ”
- Đọc “ Có thể em chưa biết”
Hướng dẫn học ở nhà ( 2 phút)
Học nội dung ghi nhớ.
Giải thích các hiện tượng liên quan đến sự bay hơi, ngưng tụ trong thực tế.
BTVN: 27.2đ 27.5/ SBT.
Tuần33:
Ngày soạn: 23/ 04/ 2010
Ngày giảng: 24/ 04/ 2010
Tiết 32: 
Đ28: Sự sôi
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS mô tả được hiện tượng sôi và các đặc điểm của sự sôi. 
2. Kỹ năng:
- Biết tiến hành thí nghiệm quan sát sự sôi và ghi chép, khai thác số liệu từ thí nghiệm.
3. Thái độ: Có ý thức liên hệ kiến thức vào thực tế.
II. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- 1 đèn cồn, 1 cốc nước.
- 1 nhiệt kế.
- 1 kẹp vạn năg, 1 giá đỡ, 1 lưới đốt. 
2.Chuẩn bị của học sinh:
Mỗi nhóm 1 bảng phụ kẻ sẵn bảng 28.1/ SGK để ghi kết quả thí nghiệm. 
Mối HS 1 tờ giấy kẻ ô li.
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh:
1.ổn định tổ chức 6A:
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) 
	Câu hỏi: Điền tên các quá trình biểu diễn sự chuyển thể của các chất theo sơ đồ sau:
 Rắn Lỏng Khí
	? Giải thích sự hình thành giọt sương trên lá cây vào ban đêm? 
3. Bài mới:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ĐVĐ: Như SGK.
- Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm.
? Dụng cụ thí nghiệm?
? Cách tiến hành thí nghiệm?
? Cần quan sát những hiện tượng gì?
GV treo bảng phụ ghi các hiện tượng ở trên mặt nước và ở trong lòng nước 
- Hướng dẫn HS cách ghi bảng kết quả thí nghiệm: chỉ cần ghi bằng kí hiệu A,B,C, D hoặc I,II, III , không cần dùng lời để mô tả hiện tượng.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm ( 15 phút): tiến hành thí nghiệm và thu thập số liệu.
*Lưu ý HS: 
+) Điều chỉnh ngọn lửa đèn cồn cho vừa phải.
+) Cẩn thận khi làm thí nghiệm với nước sôi, đèn cồn, đồ dễ vỡ.
- Lưu ý hỗ trợ các nhóm còn lúng túng. 
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
Hoạt động 1 (20’ phút) Thí nghiệm về sự sôi.
1. Tiến hành thí nghiệm.
* Tìm hiểu thí nghiệm: 
- Đọc thông tin SGK.
HS: Nêu các dụng cụ cần thiết.
- Các bước tiến hành thí nghiệm:
+) Đo nhiệt độ nước ban đầu. 
+) Đun nước đến 400C bắt đầu theo dõi hiện tượng trên mặt nước và hiện tượng trong lòng nước.
+) Ghi kết quả vào bảng 28.1.
- Đọc và nhớ các hiện tượng thông qua các lý hiệu.
* Tiến hành thí nghiệm:
Hoạt dộng nhóm ( 15 phút).
- Tiến hành thí nghiệm theo các bước đã thống nhất.
- Theo dõi và ghi kết quả vào bảng kết quả thí nghiệm của nhóm.
- Báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Gọi HS đọc mục 2/ SGK.
? Để vẽ đường biểu diễn, ta phải vẽ những trục nào?
? Chia đơn vị trên các trục đó như thế nào?
? Gốc của mỗi trục là bao nhiêu?
? Nêu cách vẽ đường biểu diễn?
- Yêu cầu các nhân HS tự vẽ đường biểu diễn vào giấy kẻ ô li.
- GV chú ý hỗ trợ những HS yếu.
? Có nhận xét gì về đường biểu diễn?
GV: Đường biểu diễn cho biết sự thay đổi nhiệt dộ theo thời gian, tương ứng với các hiện tượng đã quan sát được. 
đ Yêu cầu HS căn cứ vào kết quả vừa thu thập được để trả lời câu hỏi C1 đ C4 SGK. 87. ( Giao về nhà)
Hoạt động 2 (17’ phút)
Vẽ đường biểu diễn. 
- Đọc thông tin mục 2 / SGK.
- Vẽ 2 trục:
+) Trục nằm ngang là trục thời gian.
Mỗi cạnh ô vuông biểu thị 1 phút.
+) Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ.
Mỗi cạnh ô vuông biểu thị 20 c.
+) Gốc trục nhiệt độ là 400 c, trục thời gian là phút 0. 
+) Vẽ các điểm biểu diễn tương ứng rồi nối các điểm đó lại với nhau ta được đường biểu diễn.
* Vẽ đường biểu diễn:
- HS dựa trên kết quả thí nghiệm của nhóm để vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. 
HS: đường biểu diễn là 1 đường nằm nghiêng.
4.Hướng dẫn học ở nhà ( 2 phút)
- Căn cứ vào kết quả vừa thu thập được để trả lời câu hỏi C1 đ C4 .
- Tìm hiểu các hiện tượng liên quan đến sự sôi trong thực tế.
Tuần 34:
Ngày soạn: 01/ 05/ 2010
Ngày giảng: / 05/ 2010
Tiết 33
Đ29: Sự sôI ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - HS mô tả được hiện tượng sôi và các đặc điểm của sự sôi. 
 - Nước sôi ở 1000 c. Trong thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
2. Kỹ năng: Biết phân tích kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận.
- Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi.
3. Thái độ: Có ý thức liên hệ kiến thức vào thực tế.
II. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ ghi đề bài tập.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Bảng kết quả thí nghiệm ở tiết trước.
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh:
1.ổn định tổ chức 6A:
2.Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra) 
3. Bài mới:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS dựa vào kết quả thí nghiệm ở tiết trước để trả lời các câu hỏi. 
? ở nhiệt độ nào nước bắt đầu xuất hiện các bọt khí ở đáy bình?
? ở nhiệt độ nào các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước?
? ở nhiệt độ nào các bọt khí đi lên mặt nước vỡ tung, hơi nước bay lên nhiều?
? Trong khi sôi, nước có thay đổi nhiệt độ không?
GV nhấn mạnh: Nước sôi ở 1000 c. Trong thời gian sôi, nước không thay đổi nhiệt độ.
GV lưu ý: Trong quá trình sôi, nước vừa bay hơi trên mặt thoáng, vừa bay hơi vào các bọt khí.
GV treo bảng nhiệt độ sôi của 1 số chất.
? Có nhận xét gì về nhiệt độ sôi của các chất
GV chốt: Các chất khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.
Hoạt động 1 ( 20phút) Mô tả lại thí nghiệm của sự sôi.
1. Trả lời câu hỏi.
- Xem lại kết quả thí nghiệm ở tiết trước.
- Trả lời câu hỏi:
+) Căn cứ vào kết quả thí nghiệm để trả lời câu hỏi.
đ Nước sôi ở 1000 c.
đ Trong khi sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
+) Nhận xét: Các chất khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.
GV treo bảng phụ ghi C6.
- Yêu cầu HS hoàn thiện vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng điền.
Hoạt động 2 (10 phút)
2.Rút ra kết luận.
Cá nhân HS hoàn thiện nội dung kết luận.
Nước sôi ở nhiệt độ 1000c, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước. 
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
Sự sôi là 1 sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng. 
? Tại sao người ta chọn nhiệt độ sôi của nước làm mốc chia nhiệt độ?
? Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân, mà không dùng nhiệt kế rượu?
- GV treo bảng phụ ghi C9.
? Đoạn AB, BC ứng với những quá trình nào?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Gọi HS đọc “ Có thể em chưa biết”.
GV chốt: Ghi nhớ.
Hoạt động 3 (12 phút)Củng cố – vận dụng.
HS: Vì trong thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
HS: Vì rượu sôi ở 800 c.
- Đọc đề bài C9:
+) Đoạn AB: Quá trình đun nước.
+) Đoạn BC: Quá trình nước sôi.
- Đọc “ Ghi nhớ”.
- Đọc mục “ Có thể em chưa biết”.
4.Hướng dẫn học ở nhà ( 2 phút)
- Học thuộc nội dung ghi nhớ. 
- Trả lơi các câu hỏi phần I/ tiết ôn tập để chuẩn bị cho tiết sau ôn tập học kì II.
Tuần 35:
Ngày soạn: 08/ 05/ 2010
Ngày giảng: / 05/ 2010
Tiết 34. 
Đ30: tổng kết chương II: Nhiệt học

Tài liệu đính kèm:

  • docGA vat ly 6 (2010 - 2011).doc