Giáo án Ngữ văn 9 tuần 10 (từ tiết 46 đến tiết 50), năm học 2012 – 2013

Giáo án Ngữ văn 9 tuần 10 (từ tiết 46 đến tiết 50), năm học 2012 – 2013

KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI

I – Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

Đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS phần văn học trung đại.

2. Kĩ năng:

Học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng trong các nội dung đã học về truyện trung đại để hoàn thành bài viết trong thời gian 45 phút.

3. Thái độ:

Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người. Giữ gìn, phát huy những tình cảm đã có.

II - Chuẩn bị của GV & HS

- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh ôn tập, lập ma trận hai chiều, ra đề, hướng dẫn chấm

- Học sinh: Ôn tập theo hướng dẫn

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 tuần 10 (từ tiết 46 đến tiết 50), năm học 2012 – 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy Lớp 9E: ... / ... / 2012 	Tổng số 43 HS	Vắng  HS	 	 Phép 
Tiết 46
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I – Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: 
Đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS phần văn học trung đại.
2. Kĩ năng: 
Học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng trong các nội dung đã học về truyện trung đại để hoàn thành bài viết trong thời gian 45 phút.
3. Thái độ: 
Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người. Giữ gìn, phát huy những tình cảm đã có.
II - Chuẩn bị của GV & HS 
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh ôn tập, lập ma trận hai chiều, ra đề, hướng dẫn chấm
- Học sinh: Ôn tập theo hướng dẫn
III - Tiến trình bài dạy
	1. Kiểm tra chuẩn bị của HS
	2. Nội dung bài mới 
Đề kiểm tra truyện trung đại (ngân hàng đề)
	+ Phát đề kiểm tra tới từng HS
	+ Theo dõi HS làm bài
	+ Thu bài
	3. Củng cố:
 Nhận xét giờ học
	4. Hướng dẫn học ở nhà: 
Xây dựng đáp án bài kiểm tra
Chuẩn bị bài tiết 47
™˜™˜™˜ & ™˜™˜™˜
Ngày dạy Lớp 9E: ... / ... / 2012 	Tổng số 43 HS	Vắng  HS	 	 Phép	 	Tiết 47
(Tiếp): TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Sự phât triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ)
I - Mục tiêu bài học (Giúp học sinh)
1. Kiến thức: Các cách phát triển của từ vựng tiếng việt. Các khái niệm tự mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
2. Kĩ năng: Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ biệt ngữ xã hội. Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc hiểu và tạo lập văn bản.
Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt. HS có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc sử dụng từ ngữ khi nói, viết để giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ.
II - Chuẩn bị của GV & HS
GV: Tư liệu tham khảo ( SGK, SGV, Nâng cao NV9, Bài tập tiếng Việt...)
 Phương tiện dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập, ...
HS: Bài soạn, bảng nhóm, phấn màu, nam châm...
III - Tiến trình bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Kiểm tra (trong giờ học)
2. Nội dung bài mới (1')
Thông báo nội dung thực hiện trong tiết học
HĐ1: Ôn nội dung mục I (10')
Hoạt động nhóm: Hoàn thành sơ đồ (bảng)
Trình bày bảng, nhận xét, kết luận, quan sát kết quả đúng, tự đánh giá
Trình bày miệng các dẫn chứng minh họa
Ghi bảng, phân loại...
Thảo luận
Đọc câu 3, nêu ý kiến, thảo luận, kết luận 
Chuyển mục II
I/ Sự phát triển của từ vựng
 1. Ôn các cách phát triển của từ vựng
 Nội dung còn thiếu: (Phát triển nghĩa của từ; cấu tạo các từ ngữ mới, mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài)
 2. Dẫn chứng minh họa
 - Chuột (động vật); chuột (máy tính)
 - Nồi cơm điện, máy tính điện tử...
 - In - tơ - nét, công - ten - nơ...
 3. Mọi ngôn ngữ đều phát triển theo cả hai cách nêu trên.
HĐ2: Ôn mục II (8')
Nhắc lại khái niệm từ mượn
Phiếu học tập
Chọn nhận định đúng (mục 2 SGK T135)
HS đọc bài tập và nêu nhận xét
Lưu ý cách đọc của từng nhóm từ
Chuyển mục III
II/ Từ mượn
 1. Ôn khái niệm
 2. Bài tập
 - Chọn (c)
 3. Nhận xét
Nhóm 1: đọc như tiếng Việt (Việt hóa)
Nhóm 2: phiên âm theo tiếng nước ngoài
HĐ3: Ôn mục III (7')
Nhắc lại khái niệm
Nhắc lại một số nội dung cần nhớ trong cách phân loại từ Hán Việt
III/ Từ Hán Việt
1. Ôn khái niệm: mượn tiếng Hán, phát 
âm theo cách của người Việt 
 - Phân loại:
Phiếu học tập
Chọn quan niệm đúng (SGK T136)
Chuyển mục IV
2. Bài tập: chọn (b)
HĐ4: Ôn mục IV (5')
HS nhắc lại khái niệm:
- Thuật ngữ, đặc điểm, cách dùng
IV/ Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
 1. Ôn khái niệm
 - Biệt ngữ xã hội, cách dùng
Thảo luận
Trình bày kết quả
Nêu dẫn chứng minh họa
Kể được một số biệt ngữ, nêu rõ được dùng trong tầng lớp XH nào, tự điền vào vở sau khi đã kết luận
Chuyển mục V
 - Thuật ngữ: từ, ngữ biểu đạt các khái niệm chuyên môn KH, KT (chính xác, hệ thống, quốc tế)
 - Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.
 2. Vai trò của thuật ngữ
Sự phát triển của KHKT->nhu cầu nhận thức và giao tiếp tăng->vai trò cần thiết và quan trọng của thuật ngữ
 3. Một số biệt ngữ xã hội
HĐ3: Ôn mục V (10')
Ghi các hình thức trau dồi vốn từ (bảng)
Bản thân em đã làm gì để trau dồi vốn từ?
Giải thích nghĩa của từ
Đọc và quan sát các câu văn có dùng các từ đã cho (bảng phụ)-> xác định nghĩa của từ.
Quan sát bảng phụ (kết quả), tự ghi bài
Hoạt động nhóm
Phát hiện và sửa lỗi dùng từ, trình bày kết quả, nhận xét, kết luận. quan sát kết quả đúng, tự đánh giá.
V/ Trau dồi vốn từ
 1. Các hình thức trau dồi vốn từ
 - Hiểu nghĩa của từ, cách dùng từ
 - Học để làm tăng vốn từ
 2. Bài tập giải nghĩa từ
 3. Bài tập phát hiện và sửa lỗi dùng từ
 - Dùng sai từ: béo bổ (béo bở); đạm bạc (tệ bạc); tấp nập (tới tấp)
3. Củng cố (2') Khái quát toàn bộ nội dung ôn tập. Đánh giá giờ học
4. Hướng dẫn tự học (3’): 
Chỉ ra các từ mượn Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ trong một văn bản cụ thể. Giải thích mục đích sử dụng ... Ôn tập, vận dụng làm các bài tập. Chuẩn bị tiết 48
™˜™˜™˜ & ™˜™˜™˜
Ngày dạy Lớp 9E: ... / ... / 2012 	Tổng số 43 HS	Vắng  HS	 	 Phép 
Tiết 48
 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
I - Mục tiêu bài học (Giúp học sinh)
1. Kiến thức: Hiểu được vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Mục đích của sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự. Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
2. Kĩ năng: Nghị luận trong khi làm bài nghị luận. Phân tích được yếu tố nghị luận trong 1 văn bản tự sự.
3. Thái độ: Gi¸o dục cho häc sinh lßng say mª kh¸m ph¸ kiÕn thøc. Có ý thức vận dụng trong bài viết và trong giao tiếp
II - Chuẩn bị của GV & HS
GV: Tư liệu tham khảo (SGK, SGV, Nâng cao NV9, một số đoạn văn bản mẫu ...)
 Phương tiện dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập, ...
HS: Bài soạn, bảng nhóm, phấn màu, nam châm...
III - Tiến trình bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Kiểm tra (4')
Nêu đặc điểm của phương thức nghị luận?
2. Nội dung bài mới (1')
Chuyển ý từ nội dung kiểm tra	
HĐ1: Tìm hiểu yếu tố nghị luận ... (20')
Hoạt động nhóm
Các nhóm lẻ tìm hiểu phần trích (a)
Các nhóm chẵn tìm hiểu phần trích (b)
Thực hiện theo các yêu cầu SGK (T138) 
Gạch chân các từ, ngữ, câu chữ thể hiện rõ tính chất lập luận trong từng đoạn trích 
Trình bày kết quả, nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh kết quả, kết luận
Quan sát kết quả đúng (bảng phụ), các nhóm tự đánh giá kết quả 
I/ Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
 1. Đoạn trích (SGK T 137)
 2. Tính chất nghị luận 
 a, 
 - Câu, chữ: "nếu ... thì";"vì thế ...cho nên"; "sở dĩ...là vì"; 'khi...thì"...
 - Các luận điểm và lập luận: (... )
 b, Các từ, ngữ, câu....
 - Lập luận của Kiều: ( ... )
 - Lập luận của Hoạn Thư: ( ... )
Đàm thoại, phát vấn qua hệ thống câu hỏi
Tìm những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong văn bản (dạng câu hỏi mở)
Đọc ghi nhớ (T138)
Trình bày ghi nhớ theo cách hiểu của em?
(Câu hỏi mở)
Định hướng:
- Trong văn bản tự sự, có lúc tác giả để cho nhân vật nói ý kiến, suy nghĩ của mình.
- Diễn đạt bằng hình thức lập luận (luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng...)
- Diễn ra dưới các dạng đối thoại...
Nghị luận trong văn tự sự còn có thể diễn đạt bằng hình thức nào khác không (câu hỏi mở)
Chuyển mục II
* Dấu hiệu của lập luận
- Diễn ra dưới dạng đối thoại (hoặc độc thoại)
- Thường dùng kiểu câu có cặp quan hệ từ, phụ từ hô ứng, câu khẳng định, phủ định...
Ghi nhớ
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập (15')
Đọc bài tập 1 (SGK T 139), tìm hiểu yêu cầu bài tập. 
Đọc bài tập 2 (T139), nêu yêu cầu bài tập
Hoạt động nhóm
II/ Hướng dẫn luyện tập
 1. Bài tập 1:
 Lời ông giáo tự nói với mình (độc thoại), tự thuyết phục chính mình về cách nhìn đời, nhìn người ...
Các nhóm chẵn làm bài tập 1 (câu hỏi mở)
Các nhóm lẻ làm bài tập 2 (câu hỏi mở)
Ghi kết quả bài tập trên bảng nhóm, nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh kết quả
Kết luận, đánh giá.
 2. Bài tập 2
 Tóm tắt các lí lẽ của Hoạn Thư để chứng minh cho lời nhận xét của Kiều ...
3. Củng cố (2') 
Nhắc lại những nội dung chính... 
Đánh giá giờ học
4. Hướng dẫn học ở nhà (3') 
Học bài, thuộc ghi nhớ. Vận dụng tìm hiểu, phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả và nghị luận trong một đoạn văn tự sự cụ thể. Chuẩn bị bài tiết 49, 50 
™˜™˜™˜ & ™˜™˜™˜
Ngày dạy Lớp 9E: ... / ... / 2011	Tổng số 45 HS	Vắng  HS	 	 Phép 
Tiết 49
Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
(Huy Cận)
I - Mục tiêu bài học ( Giúp học sinh)
1. Kiến thức: Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển. Nghệ thuật ẩn dụ phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
2. Kĩ năng: Đọc- hiểu một tác phẩm thơ hiện đại. Phân tích đươc một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ trân trọng, biết ơn, tự hào đối với thế hệ cha anh trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển; Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc đẹp để hoàn thiện nhân cách thông qua các tác phẩm VH
II - Chuẩn bị của GV & HS
GV: Tư liệu tham khảo (Tác phẩm, tác giả, SGV, Nâng cao NV9, ...)
 Phương tiện dạy học: Tranh ảnh về tác giả (nếu có)
HS: Bài soạn, bảng nhóm, phấn màu, nam châm ...
III - Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Kiểm tra (4’)
Đọc thuộc lòng, diễn cảm Bài thơ về tiểu đội xe không kính, cảm nhận của em về bài thơ?
2. Nội dung bài mới (1')
(Như hướng dẫn của SGV)
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu TG – TP (5')
Em đã tìm hiểu được gì về tác giả, tác phẩm?
HS trình bày, bổ sung; GV chốt, cho ghi
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
 1. Tác giả: (sgk) 
 2. Tác phẩm (1958)
HĐ2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung (10')
Đọc mẫu, hướng dẫn đọc (chú ý giọng, nhịp điệu của bài thơ)
HS đọc bài, nhận xét, uốn nắn...
Đàm thoại theo hệ thống câu hỏi
Bài thơ gồm ? cảnh? Là những cảnh nào?
Khái quát nội dung biểu cảm của bài thơ?
Nhận xét về vai trò của miêu tả và biểu cảm trong bài thơ?
(tích hợp với kiểu bài biểu cảm, lớp 7...)
Phát hiện nhân vật trữ tình?
I/ Đọc văn bản, tìm hiểu chung
 Cảnh ra khơi
- Ba cảnh: Cảnh lao động trên biển
 Cảnh trở về
 - Cảm hứng về lao động, thiên nhiên...
 - Biểu cảm qua miêu tả - Nhân vật trữ tình: ta - tác giả (tác giả hóa thân người dân chài để cảm nhận) 
Chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ?
Phiếu học tập
Để tìm hiểu bài thơ, em lựa chọn cách chia đoạn nào sau đây?
A. Chia đoạn theo hiện thực được p.ánh
B. Chia đoạn mạch cảm xúc của bài thơ
(chọn B, vì đây là tác phẩm trữ tình)
Giới thiệu không gian (vũ trụ bao la, rộng lớn); thời gian (hoàng hôn-bình minh)
Chuyển mục II
- Mạch cảm xúc: Lời hát đưa đoàn thuyền ra khơi; lời hát ca ngợi thiên nhiên, lao động; lời hát đưa đoàn thuyền trở về
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài (20')
Hoạt động nhóm
Đọc câu hỏi 2 (SGK T 142)
Tìm những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ? Cảm nhận về các hình ảnh đó?
Tìm những từ ngữ miêu tả đoàn thuyền đánh cá, nhận xét về tầm vóc của người lao động giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ?
Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ?
Nêu các dẫn chứng minh họa? (ghi dẫn chứng, trình bày, bổ xung). Kết luận
Kết thúc tiết 51
II/ Tìm hiểu bài
 1. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động
 - Hình ảnh thiên nhiên: mặt trời (hoàng hôn), biển, sóng, màn đêm, gió, trăng, sao, mặt trời (bình minh)...->hùng vĩ, tráng lệ
 - Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá nổi bật giữa thiên nhiên, ngang tầm vũ trụ
 - Trình tự lao động diễn ra hài hòa với nhịp điệu vận hành của thiên nhiên, vũ trụ...
 - Nghệ thuật: Kết hợp nói quá cùng những liên tưởng táo bạo, bất ngờ để sáng tạo hình ảnh người lao động và công việc của họ.
-> Hình ảnh thơ vừa hiện thực vừa tràn đầy cảm hứng lãng mạn, 
3. Củng cố (2')
Khái quát nội dung bài học
Đánh giá giờ học
4. Hướng dẫn học ở nhà (3')
Học bài, thuộc lòng bài thơ; tập đọc diễn cảm, làm bài tập
Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả. huẩn bị bài tiết 52
™˜™˜™˜ & ™˜™˜™˜
Ngày dạy Lớp 9E: ... / ... / 2011.	Tổng số 45 HS	Vắng  HS	 	 Phép 
Tiết 50
(Tiếp) Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
(Huy Cận)
I - Mục tiêu bài học ( Giúp học sinh)
1. Kiến thức : Thấy và hiểu được sự thống nhất giữa cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
2. Kĩ năng: Bước đầu nắm được các bước cảm thụ một văn bản thơ hiện đại 
3. Thái độ: Giáo dục thái độ trân trọng, biết ơn, tự hào đối với thế hệ cha anh trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. có ý thức bảo vệ môi trường biển; Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc đẹp để hoàn thiện nhân cách thông qua các tác phẩm VH
II - Chuẩn bị của GV & HS
GV: Phương tiện dạy học: (Tác phẩm, tác giả, SGV, Nâng cao NV9, ...), ảnh tác giả...
HS: Bài soạn, bảng nhóm, phấn màu, nam châm...
 	III - Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Kiểm tra (10')
HS làm bài kiểm tra ra giấy: 
GV thu bài.
Gọi một HS trình bày miệng kết quả. Nhận xét, đánh giá
Chép lại một khổ thơ mà em cho là hay nhất trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đó.
2. Nội dung bài mới (1’)
Nêu yêu cầu giờ học
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu bài (25’)
Ghi mục 2, (tương ứng câu hỏi 3 T142)
Đàm thoại theo hệ thống câu hỏi
Theo em, đó là những hình ảnh nào?
Gợi dẫn:
+ Cảnh biển vào đêm ... 
+ Hình ảnh ... ?
Quan sát các khổ thơ được dẫn 
Thảo luận
Khái quát phần 2
Những hình ảnh tuyệt đẹp ấy cho ta biết gì về cảm xúc của tác giả?
Từ bức tranh thơ này, tác giả đã thể hiện cách nhìn như thế nào về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong cuộc sống của chúng ta?
Chuyển và ghi mục 3
II/ Hướng dẫn tìm hiểu (tiếp) 
2. Những hình ảnh thơ đẹp
- Khổ thơ đầu
 + Cảnh biển vào đêm (mặt trời - hòn lửa; sóng - then; màn đêm - cánh cửa (liên tưởng độc đáo, thú vị) -> vừa rộng lớn, vừa gần gũi
 + Hình ảnh: câu hát, buồm, gió khơi 
-> Niềm vui của con người làm chủ...
- Khổ thơ 3: hình ảnh con thuyền kì vĩ, khổng lồ (lái gió, buồm trăng, lướt, dò, dàn đan thế trận, vây, giăng...) tương xứng với thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn...
- Khổ thơ 2,4: vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ của các loài cá... 
* Những bức tranh đẹp, rộng lớn, lộng lẫy kế tiếp nhau thể hiện niềm tin, niềm vui, niềm tự hào trước cuộc sống mới của những người lao động; cái nhìn của tác giả về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người thống nhất, hài hòa, con người làm chủ TN...
Gạch dưới những câu thơ có từ hát
Đó là lời hát của ai? Hát về điều gì?
Phiếu học tập
Em cảm nhận được tình cảm nào của tác giả trong bài thơ
Bài thơ bồi đắp cho em tình cảm gì?
(Yêu quí đất nước, con người lao động, yêu quí, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên...)
Đọc ghi nhớ T 142
HĐ2: Luyện tập (5’)
3. Khúc tráng ca của người lao động
- Lời hát của nhà thơ, của những con người lao động 
- Ca ngợi:
 + Biển đẹp, biển giàu, biển ân tình
 + Cuộc sống mới, con người lao động với niềm vui, với tinh thần làm chủ ...
Ghi nhớ
II/ Luyện tập
HS đọc diễn cảm bài thơ
Tập cảm nhận một vài hình ảnh đẹp của bài
3. Củng cố (2’)
Nhắc lại những thao tác tìm hiểu bài thơ,
Khái quát những ý chính của bài
Đánh giá giờ học
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'): Học bài, thuộc lòng bài thơ; tập đọc diễn cảm, làm bài tập
Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả. Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được xây dựng với những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo; giọng điệu thơ khỏe khoắn, hồn nhiên.
Chuẩn bị bài tiết 51
™˜™˜™˜ & ™˜™˜™˜

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan NV9 tuan 10.doc