Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

TIẾT : 51 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

NS : 17/10/2010 Huy Cận -

ND : 18/10/2010

A. Mức độ cần đạt.

- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng CNXH.

- Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh , bút pháp nghệ thuật , ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới.

B. Trọng tâm kiến thức.

1. Kiến thức.

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả huy cậnvà hoàn cảnh ra đời của bài thơ,

- Những xúc cảm của nha thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

- Nghệ thuật ẩn dụ , phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ , lãng mạn.

2. Kĩ năng : - Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật thơ tiêu biểu trong bài thơ.

- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đê12 cập đến trong bài thơ.

3 Thái độ :- Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh lòng tự hào về sự giàu, đẹp của đất nước, yêu cuộc sống lao động khoẻ khoắn, vất vả nhưng đầy chất thơ.

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : 51 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
NS : 17/10/2010 Huy Cận -
ND : 18/10/2010
A. Mức độ cần đạt.
- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng CNXH.
- Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh , bút pháp nghệ thuật , ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới.
B. Trọng tâm kiến thức.
1. Kiến thức.
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả huy cậnvà hoàn cảnh ra đời của bài thơ,
- Những xúc cảm của nha thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ , phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ , lãng mạn.
2. Kĩ năng : - Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật thơ tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đê12 cập đến trong bài thơ.
3 Thái độ :- Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh lòng tự hào về sự giàu, đẹp của đất nước, yêu cuộc sống lao động khoẻ khoắn, vất vả nhưng đầy chất thơ.
- GDHS ý thức bảo vệ môi trường biển.
C. Phương gháp:Phân tích, bình giảng, tái hiện.
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ :- Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và nêu ý nghĩa của tác phẩm?
 - Phân tích vẻ đẹp hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ? Em cảm nhận gì về hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính?
 3. Bài mới : Sau khi hoà bình lập lại , cả Miền Bắcđi lên xây dựng CNXH, toàn dân thi đua lao động , tăng gia sản xuất với một không khí hào hứng nhằm góp phần phục vụ cho miền Nam đánh thắng gặc Mĩ. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận tái hiện không khí ấy của ngươi dân chài vùng biển Quảng Ninh.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Học sinh đọc chú thích é trang 141.
? Cho biết một vài nét chính về tác giả Huy Cận?
? Kể tên một vài tác phẩm chính của tác giả?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc : giọng vui, phấn chấn, nhịp vừa phải. Ở khổ thơ hai, ba, bảy giọng cao hơn, nhanh hơn.
 Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc tiếp.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích.
?Bài thơ được làm theo thể thơ gì? 
? Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Xác định ranh giới và nêu nội dung chính của mỗi phần?
Cảm hứng bao trùm toàn bài thơ là gì?.( Cảm hứng thiên nhiên ,vũ trụ và cảm hứng lao động=> Thống nhất và bao trùm toàn bài thơ)
? Đoàn thuyền ra khơi vào thời điểm nào? Thời điểm đó gợi cho em suy nghĩ gì ? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh vật vào thời điểm đó?
? Nhận xét về nghệ thuật được sử dụng qua các chi tiết trên?
(Tác giả liên tưởng thật thú vị:Vũ trụ là một ngôi ngà lớn,màn đêm là tấm cửa khổng lồ và những lượn sóng là then cửa)
Tác dụng của việc sử dụng từ “lại” trong hai câu thơ tiếp?và ý nghĩa câu hát của người dân chài?
(Tiếng hát của những chàng trai biển đang vang xa,bay cao cùng với gióhoà với gió thổi căng cánh buồm.Đó là tiếng hát chan chứa niềm vui của nhữngngười dân lao động được làm chủ thiên nhiên đất nước nình,công việc của mình mà mình gắn bó yêu thích.)
? Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá vào ban đêm được khắc hoạ qua những chi tiết nào?
? Tác giả sử dụng những nghệ thuật nào để miêu tả? Hình ảnh con thuyền hiện lên ra sao?
-Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá cịn được miêu tả qua những chi tiết nào nữa? 
? Bức tranh thiên nhiên ấy được khắc hoạ qua những thủ pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
? Biển được khắc họa là một “vùng đất” rất ‘trù phú”, giàu có? Tìm những chi tiết chứng minh điều đó? -> Liên tưởng, tưởng tượng, quan sát tinh tế.
Tài nguyên phong phú, thiên nhiên đẹp lộng lẫy, rực rỡ.
? Đoạn thơ tả cảnh đoàn thuyền trở về có gì đặc biệt? Nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì?
* Thảo luận: Ông cha ta từng nói: “Rừng vàng biển bạc” quả thật, tài nguyên biển vô cùng phong phú và giàu có, vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ vốn tài nguyên ấy?
? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ?
? Cảm nhận của em về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên, đất nước và con người lao động? 
? Em sẽ làm gì để bảo vệ và xây dựng đất nước trong thời hiện đại?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết.
? Khái quát một vài nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
? Suy nghĩ của em về vai trò, nhiệm vụ của người lao động trong thời đại ngày nay?
Học sinh đọc ghi nhớ trang 142.
I. Giới thiệu chung.
 1. Tác giả : SGK/ 141.
 - Huy Cận (1919 – 2005), là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới.
 - Thơ ông sau cách mạng tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới.
 2. Tác phẩm. Tác phẩm được sáng tác năm 1958, sau chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Qủang Ninh của tác giả và được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.
 II. Đọc hiểu văn bản.
 1. Đọc, giải thích từ khó.
 2. Tìm hiểu văn bản.
a. Thể thơ : bảy chữ
b. Bố cục : 3 phần.
c. Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi.
 - Mặt trời – như hòn lửa 
 - Sóng cài then, đêm sập cửa.
 -> so sánh, ẩn dụ.
=>Cảnh hoàng hôn độc đáo, thú vị và hùng vĩ,tráng lệ.
-Đoàn thuyền-lại ra khơi.
Câu hát – cùng gió khơi.
->Hình cảnh khỏe khoắn , niềm vui, sự phấn chấn của người lao động 
 d. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
 - Thuyền :Lái gióvới buồm trăng
 Đậu dặm xa, dò bụng biển.
 Dàn đan thế trận.
-> Động từ ,Nhân hoá=> Con thuyền tung hoành giữa biển cả mênh mông và làm chủ biển khơi.
 - Hát gọi cá vào.
 Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng 
 -> Miêu tả, nhân hóa.
 => Công việc nặng nhọc trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.
e. Cảnh bình minh tr6n biển và đoàn thuyền trở về.
 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
 -> Nghệ thuật nhân hóa, hình ảnh thực.
 => Con người chinh phục thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên.
g. Ý nghĩa văn bản.
Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao , giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.
3. Tổng kết.
a. Nghệ thuật: 
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh , ẩn dụ, nhân hoá , phóng đại.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
b. Nội dung: ( xem ghi nhớ )
III.. Hứơng dẫn tự học.
 - Học thuộc lòng diễn cảm bài thơ.
 - Tìm chi tiết khắc hoạ hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiê và con người lao động trên biển cả.
- Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được xây dựng với những liên tưởng tưởng tượng sáng tạođộc đáo..
- Chuẩn bị bài “ Tổng kết từ vựng ” 
ERút kinh nghiệm :
TIẾT : 53 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Tiếp theo)
NS : 17/ 10/ 2010
ND : 19/ 10/ 2010
A. Mức độ cần đạt.
 Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về từ vựng và một số phép tu từ từ vựng .
B. Trọng tâm kiến thức.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm vững, khắc sâu hơn kiến thức về từ vựng và biết vận dụng linh hoạt, hiệu qủa những kiến thức đó.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích một số biện pháp tu từ trong những ngữ cảnh cụ thể.
 3. Thái độ : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý thức sử dụng các biện pháp tu từ một cách đúng đắn, hiệu quả.
 C. Phương pháp: Thuyết trình, phân tích, thảo luận....
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 9D: 9E:
 2. Bài cũ : Chỉ ra từ Hán Việt trong đoạn văn sau: “ Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.”?
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Từ tượng hình, từ tượng thanh.
? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Lấy ví dụ minh hoạ?
? Tìm tên những loài vật là từ tượng thanh?
Học sinh đọc đoạn trích trong tác phẩm của Tô Hoài ở bài tập 3.
? Xác định từ tượng hình trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của chúng?
Hoạt động 2 : Một số biện pháp tu từ từ vựng. 
? Kể tên một số biện pháp tu từ từ vựng đã học?
? Nêu khái niệm của các biện pháp tu từ : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chới chữ và lấy ví dụ minh hoạ?
 Học sinh đọc các câu thơ trong bài tập 2.
? Trong mỗi câu thơ, tác giả đã sử dụng những biệp pháp tu từ từ vựng nào?
 Học sinh đọc các câu thơ trong bảng phụ.
? Tìm và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hai bài thơ trên?
? Theo em, các biện pháp tu từ từ vựng có tác dụng như thế nào trong văn miêu tả, biểu cảm, tự sự?
Khi sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng, ta cần chú ý những gì?
I. Từ tượng hình, từ tượng thanh.
 1. Khái niệm.
 2. Tên những loài vật là từ tượng thanh :
 Tắc kè, mèo, chim cu, tu hú, bò, quốc
 3. Từ tượng hình và tác dụng.
 Loáng thoáng, lốm đốm, lê thê, lồ lộ.
 => Tác dụng : mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể, sống động.
II. Một số biện pháp tu từ từ vựng. 
 1. Khái niệm.
 a. Ẩn dụ
 b. So sánh.
 c. hoán dụ.
 d. Nói quá.
 e. Chơi chữ.
 g Nói giảm nói tránh
 h. Điệp ngư
2. Bài tập 1.
 a. Ẩn dụ : - Hoa, cánh chỉ cuộc đời của Thuý Kiều.
 - Cây, lá chỉ gia đình nàng và cuộc sống của họ.
 b. So sánh.
 c. Nói quá.
 d. Nói quá.
 e. Chơi chữ.
 3. Bài tập 2.
 Phân tích nghệ thuật độc đáo trong thơ.
 a. Sử dụng điệp ngữ “còn”.
 Dùng từ nhiều nghĩa :
 “Say sưa” : say rượu.
 	 say cô bán rượu.
 b. Nói quá để nói lên sức mạnh của nghĩa quân.
 c. So sánh.
 d. Nhân hoá.
 e. Ẩn dụ : “Mặt trời của mẹ” chỉ người con.
III. Hướng dẫn tự học.
- Viết đoạn văn có sử dụng từ tượng thanh,tượng hình.
- Viết đoạn văn có sử dụng Ẩn dụ, so sánh.
 hoán dụ,nói quá,chơi chữ.nói giảm nói tránh ,điệp ngư
 - Chuẩn bị bài “ Tập làm thơ 8 chữ” (tiếp theo).
E. Rút kinh nghiệm :.
TIẾT : 54 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
NS : 18/ 10/ 07
ND : 19/ 10/ 07
A. Mức độ cần đạt.
 Nhận diện thể thơ tám chữ qua các văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.
B. Trọng tâm kiến thức.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả và biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
 2 . Kĩ năng: Qua hoạt động làm thơ tám chữ, phát huy tinh thần sáng tạo, hứng thú học tập cũng như biết cách thể hiện, cảm nhận những tâm tư, tình cảm ở thơ tám chữ của các em.
 3. Thái độ: Rèn kĩ năng nhận diện thể thơ tám chữ, kĩ năng làm thơ tám chữ và cảm thụ thơ.
C. Phương pháp: Thảo luận, thực hành, phân tích, thuyết trình.
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 9D: 9E:
 2. Bài cũ : Đọc thuộc bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” và nêu ghi nhớ ?
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Nhận diện thể thơ tám chữ.
Học sinh đọc ví dụ ở sách giáo khoa trang 148,149.
? Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn? Nhận xét về cách gieo vần ở mỗi đoạn thơ đó?
? Em hiểu như thế nào về vần chân, vần lưng, cách gieo vần liên tiếp, gieo vần gián cách ?
? Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên?
? Nêu những hiểu biết của em về thể thơ tám chữ?
 Học sinh đọc ghi nhớ trang 150.
Hoạt động 2 : Học sinh thảo luận bài tập.
 Đọc các câu thơ trong sách giáo khoa trang 150.
? Điền vào cuối mỗi dòng thơ một từ thích hợp?
? Đọc bốn câu thơ ở bài tập 3. Chỉ ra lỗi sai và sửa lại cho đúng?
 Mỗi nhóm thảo luận để làm một bài thơ tám chữ, sau đó trình bày trước lớp. Giáo viên cùng các học sinh khác nhận xét, góp ý.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về một số đoạn thơ tám chữ ở bảng phụ.
 Hoạt động 3 : Thực hành làm thơ tám chữ.
? Chọn một từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu thơ cho sẵn?
? Các nhóm thảo luận va tập làm bài thơ chủ đề môi trường?
Đại diện mỗi nhóm trình bày bài thơ đã chuẩn bị trước của nhóm mình. Cả lớp nhận xét.
 Giáo viên nhận xét, đánh giá.
I. Nhận diện thể thơ tám chữ.
 1. Ví dụ : SGK/ 148, 149.
 - Gieo vần :
 + Vần chân liên tiếp :
	 Vần “ưng, an” (ví dụ a).
 Vần “oc” (ví dụ b).
 + Vần chân gián cách :
 Vần “at, ưng, iên” (ví dụ c).
 - Ngắt nhịp :
 + Đoạn a : ngắt nhịp 2 / 3 / 3; 3 / 2 / 3;
 3 / 2 / 3; 3 / 3 / 2.
 + Đoạn b : ngắt nhịp 3 / 2 / 3; 4 / 2 / 2;
 4 / 4; 3 / 3 / 2.
 + Đoạn c : ngắt nhịp 3 / 3 / 2; 3 / 2 / 3;
 3 / 3 / 2; 3 / 2 / 3.
 => Ngắt nhịp phong phú.
 - Số tiếng : mỗi câu có tám tiếng.
 - Số câu : không hạn định.( Ít nhất phải có 4 câu )
 2. Ghi nhớ : SGK/ 150.
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ.
 1. Bài thơ “Tháp đổ” của Tố Hữu.
 Ca hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa.
 2. Bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.
 Cũng mất.
 Tuần hoàn.
 Đất trời.
 3. Bài thơ “Tựu trường” của Huy Cận.
 Thay từ “rộn rã” bằng từ “vào trường”.
III. Thực hành làm thơ tám chữ.
 1. Điền từ.
 Vườn.
 Qua.
 2. Điền câu.
 Của đàn chim tung cánh đi muôn phương.
 3. Làm thơ.
 Gợi ý: đánh giá về số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp, đúng, sai, kết cấu hợp lý không? Nội dung có chân thành sâu sắc không?
 Chủ đề bài thơ có ý nghĩa gì?
III. Hướng dẫn tự học.
 Sưu tầm một số bài thơ tám chữ.
 Tự làm một bài thơ 8 chữ.
 Chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra văn
E. Rút kinh nghiệm:.
TIẾT : 55 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN & bài viết số 2
NS : 21/ 10/ 2010
ND : 25/ 10/ 2010
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : giúp học sinh thấy được những ưu điểm trong bài viết của mình để phát huy, đồng thời, phát hiện ra những lỗi sai, những hạn chế để khắc phục, sửa chữa.
 2. Giáo dục : thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý thức nghiêm túc khi đánh giá bài làm của mình, bồi dưỡng tinh thần ham học hỏi, tinh thần cầu tiến ở học sinh 
 3. Kĩ năng : rèn kĩ năng nhận diện và sửa lỗi ở học sinh.
B. Chuẩn bị.
	 Giáo viên : giáo án, bài làm của học sinh.
 Học sinh : Ôn tập.
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : Xem xét tình hình chung 
 2. Bài cũ - Đọc phần đầu bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” ? Nêu những nét chính về tác giả? Nêu ý nghĩa bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ?
 3. Trả bài :
I. Nhận xét chung:
 1. Giáo viên lần lượt yêu cầu học sinh nhắc lại đề, giáo viên căn cứ vào đáp án để sửa lỗi cho học sinh.
 2. Giáo viên nhận xét chung.
 a . Bài ki ểm tra V ăn
 * Ưu điểm : -HS nắm vứng kiến thức và biết vận dụng khi làm bài.
 - HS làm khá tốt phần trắc nghiệm.
 * Tồn tại : -Một số bài kĩ năng viết đoạn văn còn yếu.
 - Có một số bài ở2 lớp phần câu 2 tự luận chưa nắm chắc nội dung văn bản :9E: Dương, Khánh, Đình. Sang..
 b. Bài viết số 2:
* Ưu điểm: - So với bài 1 , chất lượng chung cao hơn. Nhiều bài thực hiện đúng yêu cầu của đề , biết kết hợp miêu tả, cảm xúc .
- Phần lớn đã chú ý bố cục , xây dựng đoạn văn.
- Số bài mắc lỗi cính tả, diễn đạt đã giảm.
 * Tồn tại:
 - Một số ít bài trình bày chữ viết còn cẩu thả, lỗi chính tả: 9D: có T. Uyên, Diệm, Mạnh.
 9Ecó Tuấn, Đức Cường.
 - Lỗi bố cục : phần mở đầu và kết thúc chưa đạt; xây dựng đoạn văn chưa tốt: 9Dcó Thuý, 
 Q. Thảo, Tấn, Mạnh. 9Ecó Cường, L.Thuỷ , Lan.
 - Nhiều bài làm chưa kết hợp tốt miêu tả và biểu cảm. 
3. Lỗi cụ thể:
TT
TÊN HS
LỖI
NỘI DUNG LỖI
SỮA LỖI
9D
9E
Mạnh
T. Uyên
V. Hoàng
Mạnh
L. Thuỷ
Tuất
Tuấn
Đức
Cường
Lan 
Chính tả
Diễn đạt 
Chính tả
Diễn đạt 
Trợt, nói truyện, súc động, lữa, lô đùa
Những thay đổi của trường so với trước rất nhiều.
Xuôn xẻ, khuôn mặc, thấm thoắc, chăn thủ, chú mưa, 
Lan dạo này thì tốt nhưng công việc thì chưa tốt lắm.
chợt, nói chuyện, xúc động, nữa, nô đùa
So với trước, ngôi trường thay đổi rất nhiều.
suôn sẻ, khuôn mặt, thấm thoắt, tranh thủ, trú mưa,
Lan dạo này vẫn khoẻ, cuộc sống tạm ổn nhưng công việc thì chưa được tốt lắm.
II. Chữa bài – đọc bài mẫu.
	(GV đưa ra sườn bài – có ở tiết viết bài)
Đọc bài mẫu : 9D: Kim, Hiền
 9 D: Thương, Ân.
III. Thu bài lại.
Gọi điểm và thống kê chất lượng.
Lớp/ Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
9D/ 31
VĂN
BVS2
VĂN
BVS2
VĂN
BVS2
VĂN
BVS2
0
9E/ 30
* Có .em không làm bài số 2. 
 .. em không làm bài KT Văn.
4. Hướng dẫn tự học.
 - Xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài “Bếp lửa ”,“Khúc hát ru những em bé lơnù trên lưng mẹ”.
D. Rút kinh nghiệm : ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_11_gv_hoang_thi_hong_van_truong_thcs.doc