Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Tiết 51,52,53,54,55

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Tiết 51,52,53,54,55

TUẦN 11

TIẾT 51 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

 (Huy cận)

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:

 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được sự thống nhất về cảm hứng, về thiên nhiên, về vũ trụ và về lao động của tác giả đã tạo nên bức tranh tráng lệ, giàu sức lãng mạn.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích các yếu tố nghệ thuật vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ

 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu thiên nhiên, yêu đất nước và tự hào về một dân tộc cần cù, chăm chỉ.

II/ CHUẨN BI CỦA GV VÀ HS:

 - Chuẩn bị của GV: - Ảnh tác giả.

 - Chuẩn bị của HS: Soạn bài theo câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc 15 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Tiết 51,52,53,54,55", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tuần 11
Tiết 51 	đoàn thuyền đánh cá
 (Huy cận)
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	1. Kiến thức: Học sinh hiểu được sự thống nhất về cảm hứng, về thiên nhiên, về vũ trụ và về lao động của tác giả đã tạo nên bức tranh tráng lệ, giàu sức lãng mạn.
	2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích các yếu tố nghệ thuật vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ
	3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu thiên nhiên, yêu đất nước và tự hào về một dân tộc cần cù, chăm chỉ.
II/ Chuẩn bi của gv và hs: 
	- Chuẩn bị của GV: - ảnh tác giả.
	- Chuẩn bị của HS: Soạn bài theo câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản.
III/ Tiến trình bài dạy	
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
Hoạt động I:
 1 Kiểm tra: (3’) 
- Những người lính lái xe trong bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được tác giả khắc hoạ như thế nào?
 2/ Bài mới: 
Vào bài: (1') 
Hoạt động iI: 5'
 HDHS tìm hiểu TG, TP.
GV: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hiểu gì về nhà thơ Huy Cận?
HS: Trả lời
GV: Tham gia Việt Minh từ 1945, được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh 1996.
GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
HS: Sáng tác trong chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh 1958.
Hoạt động IiI: 7'
 HDHS đọc, tìm hiểu chú thích.
GV: Đọc rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu.
HS: Đọc chú thích: sgk.
Hoạt động Iv: 25'
 HDHS tìm hiểu bài thơ.
GV: Em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào?
 Cảnh lên đường ra biển
Ba phần /_ Cảnh đánh cá
 \ Thuyền đánh cá trở về
GV: Hai cảm hứng bao trùm bài thơ đó là những cảnh nào?
HS: Cảm hứng thiên nhiên- cảnh thuyền đánh cá.
GV: Bài thơ là bức tranh đẹp lộng lẫy, lung linh sắc màu xuất hiện theo không gian - thời gian gồm có mấy cảnh?
HS: Bốn cảnh: xuất phát, trên đường đi, cảnh đánh bắt cá, cảnh trở về.
GV: Gọi học sinh đọc 2 khổ thơ đầu? Tác giả tả cảnh hoàng hôn xuống biển như thế nào? Tìm chi tiết?
HS: Mặt trời xuống biển (như) hòn lửa
 Sóng (đã) cài then, đêm sập cửa
GV: Bình: TG phác hoạ bức tranh lộng lẫy và hoành tráng về cảnh thiên nhiên trên biển đang chìm dần vào đêm. Cách chọn mầu sắc, trạng thái cho cảnh vật thật độc đáo. Mặt trời xuống biển (như) hòn lửa khiến hoàng hôn trở nên rực rỡ và huy hoàng chứ không gợi cảm giác hắt hiu, ảm đạm. Độc đáo hơn, TG đã tả "Mặt trời xuống biển" (trong khi biển nước ta là biển Đông) -> cách cảm nhận mơ hồ, phải chăng TG mượn điểm nhìn của những người đi biển để chứng kiến cảnh mặt trời lặn "xuống biển". Điểm thêm vào bức tranh đó là tiếng sóng dịu êm và màn đêm lặng lẽ buông xuống được nhân hoá "Sóng (đã) cài then, đêm sập cửa" -> ngôi nhà vũ trụ chìm dần vào đêm.
GV: Từ “lại” trong câu thơ “đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” có hàm ý gì?
HS: Là công việc thường xuyên, hàng ngày.
GV: Chính lúc thiên nhiên đang trong trạng thái nghỉ ngơi khi một ngày khép lại thì con người bắt đầu công việc của mình: ra khơi.
GV: "Câu hát căng buồm cùng gió khơi" gợi cho em biểu tượng gì? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
HS: Nghệ thuật ẩn dụ, từ ngữ gợi tả, lãng mạn.
GV: Họ mang theo âm hưởng tiếng hát hào hứng, sôi nổi -> niềm vui và sự hăng say đối với công việc lao động dù rằng đánh cá đêm trên biển là vô cùng vất vả (có cả nguy hiểm). Cảm hứng lãng mạn đã bắt đầu xuất hiện.
HS: Đọc 4 khổ thơ tiếp theo
GV: Cảnh đoàn thuyền đi trên biển và chuẩn bị đánh bắt được miêu tả như thế nào?
HS: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 ...................vây giăng”
GV: Đoạn thơ tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?
HS: Phóng đại, liên tưởng.
GV: Đoàn thuyền ra khơi có gió làm lái, trăng là cánh buồm, bài hát trên đường vừa dứt thì bài hát gõ thuyền gọi cá lại vang lên trên biển.
GV: Sự giàu có, đẹp đẽ của biển được thể hiện trong khổ thơ nào?
HS: Cá nhụ, cá chim, cùng cá đé
 nước Hạ Long
GV: Những loại cá khác nhau được gọi tên muốn nói lên điều gì?
HS: Sự giàu có của biển.
GV: ý thơ thể hiện điều gì?
HS: Tình yêu và niềm tự hào của những người lao động dành cho biển cả.
GV: Em hãy đọc lại khổ thơ 5,6. Cảnh lao động đánh cá (kéo lưới) được tả như thế nào?
HS: Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
GV: Em hãy phân tích cụm từ kéo xoăn tay chùm cá nặng.
HS: Kéo hết sức, kéo liên tục để cá không thoát được.
GV: Những con cá như chùm quả nặng từ biển sâu đổ lên khoang thuyền.
GV: Cảnh hoàn thành công việc đánh cá, nhìn thành quả lao động sau một đêm cật lực được miêu tả bằng hình ảnh như thế nào?
HS: Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
 Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng nắng hồng.
GV: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
HS: ẩn dụ
GV: Qua hình ảnh ẩn dụ cho em liên tưởng điều gì?
HS: Bức tranh lao động trên biển mang một vẻ đẹp khoẻ khoắn, tươi sàng và tràn đầy chất thơ. Dường như con người và thiên nhiên đã hoà hợp với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành sức mạnh trong công cuộc chinh phục biển cả.
	3/ Củng cố, luyện tập: 3'
 - Hệ thống bài:
 	- Cảnh hoàng hôn trên biển, cảnh đoàn thuyền đánh khởi hành được miêu tả qua những chi tiết nào?
- Đáp án: Những chiến sỹ lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp khó khăn gian khổ.( Lấy dãn chứng trong bài để chứng minh )
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: (1919- 2005). Tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê Hà Tĩnh- nổi tiếng trong phong trào thơ mới.
2. Tác phẩm: Viết 1958 in trong tập thơ “ Trời mỗi ngày lại sáng”.
II. Đọc- chú thích:
1.Đọc: 
2. Chú thích: sgk
III. Tìm hiểu bài thơ:
A. Vài nét chung:
- Thể thơ: tự do
- Bố cục: 3 phần
B. Phân tích:
1. Cảnh biển vào đêm và đoàn thuyền ra khơi: (hai khổ đầu)
- Hình ảnh so sánh, nhân hoá, ẩn dụ à vũ trụ thiên nhiên như ngôi nhà vĩ đại đi vào nghỉ ngơi.
- Là công việc thường xuyên, hàng ngày.
- Cư dân làm việc vất vả, hăng say- lấp lánh niềm vui.
- Tiếng hát khoẻ, vang xa, hào hứng, phấn khởi, tin tưởng
_ NT ẩn dụ, từ ngữ gợi tả, lãng mạn.
2. Vẻ đẹp của biển cả và của những người lao động: (Khổ 3, 4, 5, 6).
- Nghệ thuật phóng đại, liên tưởng bất ngờ --> sáng tạo hình ảnh người lao động lớn lao đối mặt với vũ trụ.
- Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hoá --> Biển đêm đẹp huyền ảo, lung linh, kì diệu
- Công việc lao động vất vả, nặng nề trở thành lãng mạn qua động tác khoẻ khoắn với tiếng hát, tiếng gõ thuyền gọi cá.
- Hình ảnh ẩn dụ xuất phát từ thực tế - hàng vạn con cá lấp lánh "vẩy bạc đuôi vàng" dưới ánh mặt trời --> thành quả lao động.
 4/ Hướng dẫn HS học tập ở nhà: (1') - Học kĩ bài 
 - Soạn tiếp bài.
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 52 (Tiếp)
đoàn thuyền đánh cá
(Huy cận)
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	1. Kiến thức: Học sinh hiểu được sự thống nhất về cảm hứng, về thiên nhiên, về vũ trụ và về lao động của tác giả đã tạo nên bức tranh tráng lệ, giàu sức lãng mạn.
	2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích các yếu tố nghệ thuật vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ
	3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu thiên nhiên, yêu đất nước và tự hào về một dân tộc cần cù, chăm chỉ.
II/ Chuẩn bi của gv và hs: 
	- Chuẩn bị của GV: - ảnh tác giả.
	- Chuẩn bị của HS: Soạn bài theo câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản.
III/ Tiến trình bài dạyI 
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
 1/ Kiểm tra: 4'
- Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu bài “Đoàn thuyền đánh cá” và phân tích cảnh biển vào đêm và đoàn thuyền lại ra khơi?
 2 Bài mới: 
Vào bài 1'
Hoạt động iI: 22'
HDHS tìm hiểu bài thơ. (tiếp)
GV: Hệ thống lại nội dung đã học ở tiết 51
HS: Đọc 4 câu kết. 
GV: Bài thơ kết thúc bằng khung cảnh nào?
HS: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau một đêm lao động khẩn trương.
GV: Âm thanh nổi bật trong khung cảnh ấy là gì?
HS: Tiếng hát vang lên.
GV: Tiếng hát lúc này có gì khác với lúc ra khơi và lúc gọi cá?
HS: Khổ đầu: tiếng hát mang niềm vui đi chinh phục thiên nhiên; khổ 5: tiếng hát gọi cá hào hứng trong công việc; khổ kết: tiếng hát phấn khởi của người chiến thắng. Tiếng hát chứa niềm vui thắng lợi.
GV: Tốc độ đoàn thuyền khi về bến được miêu tả như thế nào?
HS: Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
GV: Điều đó có ý nghĩa gì?
HS: Chạy đua tốc độ với thời gian
GV: Hình ảnh "mặt trời đội biển nhô màu mới" cho em cảm nhận điều gì?
HS: Hình ảnh đẹp
GV: Mặt trời nhô lên trên sóng xanh lam thật đẹp, hùng vĩ, tráng lệ. Hình ảnh "mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi" bắt nguồn từ tưởng tượng sáng tạo của nhà thơ.
Hoạt động Iii: 12
HDHS luyện tập.
Hoạt động nhóm:
GV: Giao việc: Vì sao đây là khúc ca hoành tráng về những người lao động biển cả Việt Nam thế kỷ 20?
HS: Trao đổi, thảo luận.
GV: Gọi nhóm 1-3 trình bày
 Nhóm 2-4 nhận xét
GV: Nhận xét, bổ xung, kết luận
HS: Đọc kết quả
GV liên hệ với môi trường 
- Hiện nay sự ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc với xã hội nhất là trong lĩnh vực môi trường biển điều kiện sinh sống và phát triển của sinh vật biển cũng đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm ( Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm ) -> vì vậy môi trường biển rất cần được bảo vệ.
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk /142. 3'
HS: Đọc
GV: Nhấn mạnh ý chính
/ Củng cố, luuyện tập: 2'
- Hệ thống kiến thức qua hai tiết tìm hiểu văn bản.
ĐA: HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
- Hình ảnh so sánh, nhân hoá, ẩn dụ à vũ trụ thiên nhiên như ngôi nhà vĩ đại đi vào nghỉ ngơi.(d/c)
- Là công việc thường xuyên, hàng ngày.
- Cư dân làm việc vất vả, hăng say- lấp lánh niềm vui.(d/c)
- Tiếng hát khoẻ, vang xa, hào hứng, phấn khởi, tin tưởng
- NT ẩn dụ, từ ngữ gợi tả, lãng mạn. (d/c)
III. Tìm hiểu văn bản
3. Cảnh đoàn thuyền trở về:
- Tiếng hát chứa niềm vui thắng lợi sau 
một chuyến ra biển may mắn.
- Chạy đua tốc độ với thời gian, ngày mới bắt đầu.
--> Tương lai huy hoàng, đầy hứa hẹn đang chờ đón những người lao động.
IV. Luyện tập:
- Âm vang khỏe, bay bổng tràn đầy cảm hứng lãng mạn, màu sắc lung linh kỳ ảo.
- Ca ngợi lao động và con người lao động làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời.
* Ghi nhớ: sgk/142
 4/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học kĩ bài 
 - Chuẩn bị bài Tổng kết về từ vựng và Tập làm thơ 8 chữ.
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 53 
Tổng kết từ vựng (tiếp)
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	1. Kiến thức: Qua bài cho học sinh nắm vững hơn những kiến thức từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng hình, từ tượng thanh, một số phép tu từ từ vựng - so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).
	2. Kỹ năng: HS vận dụng thành thạo các kiến thức trên vào việc tạo lập văn bản.
	3. Thái độ: Nghiêm túc trong diễn đạt, giao tiếp, tạo lập văn bản.
II/ Chuẩn bị của GV và hs:
 - Chuẩn bị của GV: - Hệ thống kiến thức
 - Chuẩn bị của HS: - Ôn tập
III/ Tiến trình bài dạy.	
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài học
 1/ Kiểm tra: (4’) 
	Hãy nêu sự phát triển nghĩa của từ vựng? Tại sao phải phát triển nghĩa của từ?
 2/ Bài mới: 
Vào bài 1'
Hoạt động I: 15'
 HDHS ôn các phép tu từ từ vựng.
GV: Nhắc lại khái niệm so sán ... nh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ
- "Con nhện" với "sao mai" được gắn với thuộc tính tình cảm mong nhớ, đợi chờ
GV: Hãy nhắc lại khái niệm về hoán dụ
HS: Nhắc lại khái niệm
GV: Nêu ví dụ
HS: áo nâu hoà với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
- áo nâu: chỉ người nông dân
- áo xanh: chỉ người công nhân
- nông thôn: không gian cư trú của nông dân
- thị thành: không gian cư trú của dân thành thị
GV: Em hiểu nói quá là gì?
HS: Nêu lại khái niệm
GV: Em hãy cho ví dụ?
HS: Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
à nói toàn điều ngược đời “ngoa ngoắt” nhấn mạnh con đường đi tới hạnh phúc đâu chỉ có hoa thơm, cỏ lạ
GV: Em hiểu nói giảm, nói tránh là gì?
HS: Tránh ghê sợ, nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự
VD: Chàng ơi giận thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng
à Nhún nhường tự nhận là cơm nguội
GV: Nhắc lại khái niệm về điệp ngữ
HS: Trả lời
VD: tự tìm
GV: Em hiểu chơi chữ là gì?
HS: Trả lời
VD: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
- Từ “non” có thể trái nghĩa với từ già, đồng nghĩa với từ núi.
Hoạt động II: 10'
 HDHS ôn về từ tượng thanh, từ tượng hình. 
GV: Nhắc lại khái niệm từ tượng thanh và tượng hình?
HS: Trả lời
GV: ào ào, choang choang, lanh lảnh
GV: lắc lư, lảo đảo, ngật ngưỡng, gập ghềnh
GV: Yêu cầu học sinh xác định từ tượng hình trong ví dụ/147
HS: Xác định
GV: Đánh giá, đưa kết quả
Hoạt động III: 12'
HDHS phần luyện tập.
GV: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét độc đáo của các câu thơ sau
HS: Đọc các câu thơ/147- tìm 
GV: Tài và tử chỉ khác nhau dấu huyền 
- Nghĩa “tài” và “tai” chỉ khác nhau dấu huyền, “tài” là của hiếm, “tai” là cái mà lấy đấu đong chẳng hết
- Cái “tài” của Kiều mà cũng nên “tai” nên “tội” ư.
Hoạt động nhóm:
Giao việc: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn sau)?
HS: Trao đổi, thảo luận
GV: Gọi nhóm 2- 4 trình bày
 Nhóm 1- 3 nhận xét
GV: Đánh giá, đưa kết quả
 3/ Củng cố, luyêni tập: (2’) 
- Hệ thống bài
 - Nêu một số tác dụng của một số phép tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hoá.
*Yêu cầu trả lời:
	 - Nêu được các cách phát triển từ vựng + Phát triển ý nghĩa của từ.
- Phát triển số lượng từ ngữ
	+Tạo từ mới	 + Vay mượn
- Phát triển từ vựng để làm cho từ ngữ thêm phong phú.
I. Các phép tu từ từ vựng:
1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với một sự vật khác có một nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
2. ẩn dụ: Là goị tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó để tăng sức gợi hình, gợi cảm.
3. Nhân hoá: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng gọi hoặc tả người.
4. Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó ->
Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt
5. Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
6. Nói giảm, nói tránh: Là một biện pháp tu từ dùng để diễn đạt tế nhị tránh gây cảm giác đau khổ.
7. Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng lặp lại từ ngữ (cả câu) làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
8. Chơi chữ: Là lối dùng sự đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước.
II. Từ tượng thanh và từ tượng hình:
1. Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người.
2. Từ tượng hình: Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
* Xác định từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ à Miêu tả đám mây một cách cụ thể, sinh động.
III. Luyện tập:
a- ẩn dụ
Từ “hoa”, “cành” chỉ Kiều
“cây”, “lá” chỉ gia đình
b- So sánh tiếng đàn, so sánh với âm thanh tự nhiên
c- Nói quá cái đẹp tự nhiên thua cái đẹp con người.
d- Nói quá
Khoảng cách thân thể hai người.
e- Chơi chữ
Bài 3/141:
a, Biện pháp điệp từ “còn” với từ nhiều nghĩa “say sưa”
b, Biện pháp nói quá: dùng “đá núi cũng mòn”, “nước sông cũng phải cạn” nhấn mạnh sự trưởng thành- khí thế của quân Lam Sơn.
c- Biện pháp so sánh: dùng “như tiếng hát xa”, “như vẽ” miêu tả không gian thanh bình- tinh thần lạc quan cách mạng.
d- Nhân hoá sống động
e- Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ à em bé và mẹ gắn bó tình mẹ con.
 4/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học kĩ bài 
 - Ôn lại các kiến thức về từ vựng đã học.
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 54 
Tập làm thơ tám chữ
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
	2. Kỹ năng: Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ và phát huy tinh thần sáng tạo, rèn luyện khả năng cảm thụ thơ ca.
	3. Thái độ: Hứng thú học tập, yêu thích thể thơ tám chữ.
II/ Chuẩn bịcủa gv và hs:
 - Chuẩn bị của GV: - Bài thơ mẫu.
 - Chuẩn bị của HS: - Tập làm thơ.
III/ Tiến trình bài dạy
.	
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
 1/ Kiểm tra: không 
 2/ Bài mới: 
Vào bài (1')
Hoạt động I: 10'
 HDHS tìm hiểu thể thơ tám chữ.
HS: Đọc các đoạn thơ
GV: Cho biết số chữ ở mỗi dòng thơ
HS: Mỗi dòng có tám chữ
GV: Hãy xác định và gạch dưới những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn - Nhận xét cách gieo vần đó?
HS: Hai cặp vần
Tan - ngàn, mới - gợi, bừng - rừng, gắt - mặt.
GV: Em có nhận xét gì cách gieo vần?
HS: Vần chân theo từng cặp khuôn âm
HS: Đọc ví dụ b/149
GV: Tìm các cặp vần
HS: Về - nghe, học - nhọc, bà - xa
HS: Đọc ví dụ c/sgk/149
GV: Xác định các chữ có chức năng gieo vần
HS: Xác định
GV: Cách gieo vần ví dụ c có gì khác ví dụ a, và ví dụ b?
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét về cách ngắt nhịp trong mỗi đoạn thơ trên?
HS: Nhận xét
GV: Kết luận: cách ngắt nhịp linh hoạt không theo công thức nào.
GV: Trên thực tế, cách ngắt nhịp phụ thuộc vào những công thức nào?
HS: Trả lời: cách ngắt nhịp phụ thuộc vào ý và sự cảm nhận của mọi người, không nên máy móc.
GV: Qua đó em rút ra kết luận gì?
HS: Đọc ghi nhớ SGK/ 150.
Hoạt động II: 10'
 HDHS phần luyện tập.
GV: Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong những từ: ca hát, bát ngát, ngày qua, muôn hoa sao cho hợp lý.
GV: Đưa kênh chữ lên bảng phụ cho học sinh điền
HS: Lên điền, lớp nhận xét
GV: Kết luận, đưa kết quả
GV: Đoạn thơ trích trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu. Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ: cũng mất, đất trời, tuần hoàn sao cho đúng vần.
HS: Lên điền từ, lớp nhận xét
GV: Đánh giá, đưa kết quả.
GV: Đọc đoạn thơ.
HS: Đọc lại.
GV: Đoạn thơ trên trong bài “Tựu trường” của Huy Cận đã chép sai câu thứ ba. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lý do và tìm cách sửa cho đúng?
Hoạt động III: 20'
HDHS phần thực hành.
GV: Tìm từ thích hợp, đúng thanh, đúng vần, để điền vào chỗ trống trong khổ thơ sau:
HS: Điền từ (vườn, qua)
GV: Khổ thơ sau còn thiếu một câu, hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp nội dung cảm xúc từ ba câu trước.
HS: Thấp thoáng ai, ôi bóng nhỏ thân thương.
GV: Nhận xét, đánh giá.
HS: Làm bài thực hành.
HS làm thơ 8 chữ theo chủ đề môi trường - viết về môi trường xung quanh
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày bài thơ đã chuẩn bị theo chủ đề về môi trường trước lớp.
- Lớp nhận xét
GV: Bài thơ có đúng thể loại tám chữ không?
- Bài thơ có vần chưa? cách ngắt nhịp đúng hay sai?
- Bài thơ đã làm đúng chủ đề chưa?
- Kết cấu bài thơ?
	4/ Củng cố, luyện tập: 3'
 - Hệ thống
 - Nêu cách gieo vần thơ tám chữ.
I. Nhận xét thể thơ tám chữ:
1. Đọc các đoạn thơ (SGK/148,149)
a. Nhận xét: ví dụ a/148.
- Các cặp vần: tan - ngàn, mới - gợi, bừng - rừng, gắt - mặt.
à vần chân theo từng cặp.
b. Nhận xét: ví dụ b/148.
à vần chân theo từng cặp phiên âm.
c. Nhận xét: ví dụ c/149.
Vần: các cặp vần
Ngát - hát, non - non, đứng - dựng, tiên - nhiên,
à vần chân gián cách theo từng cặp
2. Cách ngắt nhịp:
- Rất linh hoạt không theo một công thức cứng nhắc nào.
à Cách ngắt nhịp không chỉ phụ thuộc vào ý và phụ thuộc vào cảm nhận của mọi người.
* Ghi nhớ: sgk/150
II. Luyện tập: Nhận diện thơ tám chữ:
1. Bài 1/150
Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát
Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua
Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát
Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa.
2. Bài 2:
Mà xuân đến nghĩa là tôi cũng mất
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
Bài 3/150
Câu thứ ba:
Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường...
III. Thực hành làm thơ tám chữ:
1. Bài 1: 
- Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
- Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua 
2. Bài 2: 
- Thấp thoáng ai, ôi bóng nhỏ thân thương.
* Làm bài thực hành:
	5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Về tập làm thơ tám chữ (Làm theo tổ, đóng quyển).
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 55 
Trả bàI kiểm tra văn
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	1. Kiến thức: Qua bài củng cố kiến thức về truyện trung đại đã học từ giá trị nội dung tư tưởng đến hình thức thể loại, bố cục, lối kể chuyện. Giúp học sinh nhận rõ ưu và nhược điểm khi làm bài để có hướng sửa chữa, khắc phục.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sửa chữa bài viết của bản thân và biết nhận xét bài viết của bạn khác trong lớp.
	3. Thái độ: Sữa những lỗi đã mắc phải rút kinh nghiệm cho bài sau
II/ Chuẩn bị của GV và hs:
 - CHuẩn bị của GV: - Chấm- chữa bài
 - Chuẩn bị của HS: - Ôn tập
III/ Tiến trình bài dạy.	
Hoạt động của gv và hs
tg
Nội dung chính
Hoạt động I: 20'
 GV Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Giúp học sinh suy ngẫm và cảm nhận được những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình làm bài, từ đó phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ và cảm nhận truyện trung đại.
- HS: chú ý lắng nghe
Hoạt động II: Trả bài để HS tự suy ngẫm.
GV: Trả bài viết tới tay từng học sinh.
HS: Đọc kỹ bài viết của mình trên cơ sở lời phê, sửa lỗi của giáo viên cho bài viết của mình, ưu điểm và hạn chế mắc phải trong quá trình làm bài.
- Xem lời phê của cô giáo.
- Điểm số giáo viên đã cho đối chiếu với đáp án.
GV: Qua bài, em nào còn không đồng ý hoặc còn thắc mắc?
HS: Có ý kiến.
GV: Giải đáp (nếu có), giải thích rõ ràng cho từng em.
GV: HDHS chữa bài theo đáp án.
HS: Chữa lỗi.
GV: Cùng học sinh xây dựng đáp án cho từng câu.
HS: Dựa vào đáp án sửa chữa từng câu.
Hoạt độngIII: 20'
GV: Chọn bài khá, tốt đọc mẫu.
HS: Nghe - sửa chữa
GV: Bình ngắn nội dung từng bài.
HS: Nhận xét bài của bạn.
GV: Yêu cầu học sinh chữa, hoàn thiện bài của mình, đáp ứng yêu cầu của đề.
HS: Chú ý lắng nghe
GV: Nhấn mạnh việc học bài và cách diễn đạt hành văn tự luận.
	4/ Củng cố luyện tập: 3'
- Hệ thống
 - Hướng dẫn học sinh tiếp tục ôn tập kiến thức đã học.
20’
20'
3'
I. Mục đích yêu cầu của tiết học:
II. Trả bài, tự suy ngẫm:
III. Chữa bài
V. Hướng dẫn tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện bài 
 5/ Hướng dẫn HS học ở nhà: (1')
 - Học bài, soạn “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” theo câu hỏi SGK.
	Xác nhận của tổ chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_11_tiet_5152535455.doc