Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 đến 19

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 đến 19

Tuần 12

Tiết 57 VĂN HỌC

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LÓN

 TRÊN LƯNG MẸ

 NGYỄN KHOA ĐI ỀM NS: 01.11.09

NG: 8.11.09

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

 - Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ

 - Tình cảm bà mẹ Tà Ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng

 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mạng tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến

 2. Kĩ năng:

 - Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh ,mang màu sắc dân gian trong bài thơ

 - Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà

mẹ, của tác giả

 - Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống mĩ cứu nước

B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Giáo viên:

 - Tìm hiểu kĩ văn bản, chuẩn kiến thức, soạn bài

 - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài

 - Tập thơ “Đất và khát vọng”.

 - Ảnh chân dung nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm .

 - Bản nhạc băng thu bài hát phổ

 2. Học sinh:

 - Soạn bài theo định hướng của SGK và sự hướng dẫn của GV

 - Đọc bài thơ.

 

doc 85 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 đến 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 57
VĂN HỌC 
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: 
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LÓN
 TRÊN LƯNG MẸ 
 NGYỄN KHOA ĐI ỀM 
NS: 01.11.09
NG: 8.11.09
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức: 
	- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ 
	- Tình cảm bà mẹ Tà Ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng 
	- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mạng tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến
 2. Kĩ năng: 
	- Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh ,mang màu sắc dân gian trong bài thơ 	
	- Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà 
mẹ, của tác giả 
	- Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống mĩ cứu nước 
B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: 
	- Tìm hiểu kĩ văn bản, chuẩn kiến thức, soạn bài 
	- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 
 - Tập thơ “Đất và khát vọng”. 
 - Ảnh chân dung nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm . 
 - Bản nhạc băng thu bài hát phổ
	2. Học sinh: 
	- Soạn bài theo định hướng của SGK và sự hướng dẫn của GV 
 - Đọc bài thơ. 
 C.PHƯƠNG PHÁP: 
- Đàm thoại 
- Thảo luận nhóm 
- Bình giảng 
- Nêu vấn đề 
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1.Ổn định lớp: 
2.KTBC: 
2.1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt . Phân tích hình ảnh “Bếp lửa’ trong bài thơ. 
2.2.Với mọi người Việt Nam, hình ảnh bếp lửa thật quá quen thuộc nhưng với nhà thơ, lại là kì diệu, thiêng liêng. Vì sao? 
3.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS 
Phương pháp: Thuyết trình 
 Dân ca dân tộc nào cũng có những khúc hát ru, những khúc ca êm ái, tâm tình của người mẹ, người bà, người chị. Trong những năm tháng chống Mĩ ác liệt, ở chiến trường miền Nam, NKĐ cũng sáng tạo một khúc hát ru mới, có cái tên độc đáo, khó quên: “KHRNEBLTLM”. Để hiểu rõ tình yêu con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Đế Quốc Mĩ . các em cùng cô đi vào THVB. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản 
Mục tiêu: HS nắm được xuất xứ, bố cục và phương thức biểu đạt 
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ 
 - GV gọi HS đọc CT (*). (SGK -153,154). 
 - Em hãy nêu những hiểu biết về tác gi giả. 
- Bài thơ ra đời năm mấy? Tại đâu? 
- GV gọi HS đọc VB. 
HD đọc: giọng tha thiết ngọt ngào, lưu ý các đoạn điệp khúc, các câu thơ có đối xứng. 
GV cùng 4,5 HS đọc nối nhau 1 lần toàn đoạn. 
Nhận xét cách đọc. 
- GV gọi HS đọc các CT. 
- Nêu đại ý bài thơ. 
-Tìm bố cục bài thơ. 
- Đọc CT (*) 
- Trả lời 
- Đọc VB 
- Đọc các CT 
- Nêu đại ý 
- Nêu bố cục 
I.Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: 
- Thừa Thiên Huế. 
- Thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
- Uỷ Viên bộ chính trị, Trưởng ban TTVHTƯ. 
- Chất chính luận lam fcho thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa dạt dào cảm xúc, vừa lắng đọng suy nghĩ 
2.Tác phẩm: 
- 1971 – tại chiến khu miền Tây Thừa Thiên 
3.Đọc VB và THCCT: 
a.Đọc VB:
b.THCCT:
4 Đại ý: Tình thương con và ước vọng của người mẹ 
Dân tộc Tà –Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
5.Bố cục: 
Mỗi đoạn gồm 2 lời ru: 
a.Lời ru của nhà thơ. 
(7 câu). 
b.Lời ru của mẹ (4 câu). 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản 
Mục tiêu: HS năm được giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản 
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu 
1.Qua từng đoạn thơ, người mẹ được miêu tả trong những công việc gì, trong hoàn cảnh nào? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ ở chiến khu.
(Từ 3 đoạn thơ, lần lượt hiện lên những công việc cùng tấm lòng của người mẹ trên chiến khu kháng chiến gian khổ. Người mẹ ấy bền bỉ, quyết tâm trong công việc lao động , kháng chiến thường ngày. Người mẹ ấy thắm thiết yêu con và cũng nặng tình thương buôn làng, quê hương, bộ đội, khát khao đất nướcđược độc lập tự do). 
2. Em hiểu như thế nào về 2 câu thơ: 
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. 
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. 
(Mặt trời ấy nằm ngay trên lưng, vô cùng gần gũi như là một phần cơ thể của mẹ, cùng mẹ sống và làm mọi việc). 
- Qua các khúc hát ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mẹ đang làm.
(Mẹ mong con mình ngủ ngoan, và có những giấc mơ đẹp. Cũng với cụm từ này,giọng điệu của lời ru càng them thiết tha, tin tưởng. Câu cuối của các khúc ru là nỗi ước mong vừa là niềm tin tưởng, tự hào của người mẹ ). 
- Tác giả chọn cách nói: Con mơ cho mẹ mà không viết: mẹ mơ cho con? 
( Ấy là bởi vì ông muốn nhấn mạnh sự thống nhất gắn bó máu thịt giữa hai mẹ con) 
- Qua các khúc hát ru, em thấy tình yêu thương con của người mẹ gắn với những tình cảm gì?
(Mẹ ước mong có nhiều hạt gạo trắng ngần, hạt bắp lên đều, ước mong con mau chóng lớn khôn để trở thành chàng trai cường tráng, mạnh mẽ trong lao động, sản xuất. 
Mẹ mong ước con trở thành người lính chiến đấu vì nền độc lập tự do thiêng liêng, mong ước con được làm người dân của một đất nước hoà bình. 
Qua ba khúc ru, tình cảm, khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, ngày càng hoà cùng công cuộc kháng chiến gian khổ, anh dũng của quê hưong, đất nước. .
Từ hình ảnh, tấm lòng ngời mẹ Tà – Ôi, NKĐ đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ).
- Suy nghĩ, thỏa luận và trả lời 
- Trả lời 
- Thảo luận nhóm 
- Phân tich, thảo luận 
II. Phân tích: 
1.Hình ảnh người mẹ Tà Ôi: 
* Mẹ giã gạo nuôi bộ đội 
“Nhịp chày nghiêng”
Mồ hôi mẹ rơi.
Vai mẹ gầy...
Giã gạo: công việc vất vả.
* Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
“Mẹ đang tỉa bắp...”. 
“Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”.
 Tỉa bắp: Sự chịu đựng gian khổ. 
* Mẹ chuyển lán đạp rừng, địu em đi giành trận cuối 
 “Mẹ đang chuyển lán
 Mẹ địu em đi”. 
* Tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ- tinh thần quyết tâm bảo vệ căn cứ. 
*Sự bền bỉ quyết tâm kháng chiến trong đời thường chứng tỏ tình yêu con người, thương con, yêu thương bộ đội, nhân dân, đất nước. 
2.Mối liên hệ giữa công việc người mẹ đang làm với tình cảm, ước mong của người mẹ qua các lời ru: 
-Mặt trời: (câu 1): Nghĩa đen.
 Mặt trời (câu 2): Ẩn dụ. 
So sánh ngầm đứa con với mặt trời là muốn nói với mẹ, đứa con thành thiêng liêng cao quí nhất , thành lẽ sống, quyền sống của mẹ. 
-Ở lời ru thứ nhất và thứ hai, bà mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường 
- Ở lời ru thứ ba, bà mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc: 
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ 
Mai sau con lớn làm Người Tự do
* Cụm từ “Con mơ cho mẹ”: Người mẹ đã gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của đứa con. 
* Tình thương con của người mẹ gắn với: 
- Tình thương bộ đội.
- Tình thương buôn làng, quê hương gian khổ. 
- Tình yêu đất nước. 
Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học
Mục tiêu: HS khái quát kiến thức 
Phương pháp: Khái quát hoá 
 - Tình cảm của ngưòi mẹ phát triển trong những khúc ru như thế nào? 
Hãy chứng minh. 
(Qua bài “Khúc hát ru” tác giả muốn thể hiện và ngợi ca ai và tình cảm gì? 
(*Gợi ý: Người mẹ Tà –Ôi, người mẹ Việt Nam đảm đang, anh hùng chống Mĩ xâm lược: Càng trong gian khổ càng thương yêu con, càng mơ ước con nên người lớn khôn, khoẻ mạnh, lao động giỏi, công dân của đất nước tự do, gắn liền tình yêu con với lòng yêu nước). 
-Nêu nghệ thuật của bài thơ 
- Ý nghĩa văn bản 
- GV gọi HS đọc GN 
- Nêu nội dung 
- Nêu nghệ thuật 
- Nêu ý nghĩa văn bản 
- HS đọc GN
III. Tổng kết: 
1. Nội dung: 
2. Nghệ thuật:
- Sáng tạo trong nghệ thuật, tạo nên sự lặp lại giống như những giai diệu của lời ru, âm hưởng của lời ru 
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại 
-Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng 
3.Ý nghĩa văn bản:“KHRNEBLTLM”ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà – Ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 
* Ghi nhớ: (SGK - 155 ) 
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập 
1. Qua bài “Khúc hát ru” tác giả muốn thể hiện và ngợi ca ai và tình cảm gì? 
2.Khúc hát ru có gì kế thừa và đổi mới so với những khúc hát ru truyền thống? 
Trả lời 
- Trả lời 
IV.Luyện tập:
1. Người mẹ Ta Ôi – Người mẹ Việt Nam đảm đang, anh hùng chống mĩ xâm lược: càng trong gian khổ càng thương yêu con, càng mơ ước con nên người lớn khôn, khỏe mạnh, lao động giỏi, công dân của đất nước tự do, gắn liền tình yêu con với lòng yêu nước... 
2. a. Điểm chung, kế thừa: Tình yêu thương con vô bờ, mơ ước con cái nên người, vượt mọi gian khó, hi sinh vì con, giọng điệu ngọt ngào thắm thiết 
b. Điểm riêng, mới: Đây là khúc hát ru ân tình cách mạng. Thống nhất hài hòa giữa tình yêu con và lòng yêu nước, bà mẹ và người chiến sĩ, thể thơ mới tám tiếng, vần, nhịp đều có những đổi mới, hiện đại 
Hoạt động 6: Củng cố 
 - Đọc diễn cảm bài thơ. 
Hoạt động 7: .Hoạt động tiếp nối 
- Học thuộc lòng bài thơ. 
- BT (SGK): Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố tự sự trong hai bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ 
- Trình bày nhận xét về giọng điệu của bài thơ 
- Soạn bài chuẩn bị tiết sau: “Ánh trăng”.
Tuần 12
Tiết 58
VĂN HỌC 
ÁNH TRĂNG 
 NGUYỄN DUY 
NS: 2.11.10
NG:10.11.10
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức: 
	- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính
	- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại 
	- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng 
 2. Kĩ năng: 
	- Đọc – hiểu VB thơ được sáng tác thơ sau năm 1975
	- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác 
phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại 
B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 
 1. Giáo viên: 
	- Tìm hiểu kĩ văn bản, chuẩn kiến thức, soạn bài 
	- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 
- Tập thơ “Ánh trăng”. 
- Ảnh chân dung nhà thơ Nguyễn Duy . 
 2. Học sinh: 
	- Soạn bài theo định hướng của SGK và sự hướng dẫn của GV 
 - Đọc bài thơ. 
C.PHƯƠNG PHÁP: 
- Đàm thoại 
- Thảo luận nhóm 
- Bình giảng 
- Nêu vấn đề 
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1.Ổn định lớp: 
2.KTBC: 
	2.1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “KHRNEBLTLM”. Em thích nhất những câu thơ nào? Tại sao? 
	2.2. So sánh hình ảnh mặt trời trong các câu thơ sau: 
	“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. 
	Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. 
	(Nguyễn Khoa Điềm)
	Và “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ’. 
	(Viễn Phương- Viếng lăng Bác)
	2.3. Phân tích ước mơ của mẹ qua 3 lời ru, từ đó khái quát về người mẹ Tà –Ôi thời chống Mĩ nói riêng, người mẹ Việt Nam nói chung. 
 3.BM: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng  ... g đang chảy.....
- Sao thời gian cũng chảy.......
b. Gợi ý: Có thể chọn 1 trong các câu gần đủ 8 chữ sau: 
- Chợt quen nhau chưa thể gọi.......
- Một cành hoa đâu đã gọi......
- Mùa đông ơi, sao đã vội....
c. Gợi ý: Có thể chọn 1 trong các câu gần đủ 8 chữ sau: 
- Sao bâng khuâng trước những cánh.....
- Cho một người thơ thẩn ngắm......
- Chợt giật mình nghe ai gọi.....
c. Gợi ý: Có thể chọn 1 trong các câu gần đủ 8 chữ sau: 
- Những trái chín có từ ngày...
- Ai hát tặng ai để nhớ 
- Tôi thẫn thơ nắm cành táo...
Hoạt động 3: Tập làm thơ tám chữ theo đề tài 
1. Thế Lữ: 
 	Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy 
Chí hăng hái ganh đua đời náo động 
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê 
	(Cây đàn muôn điệu) 
 2. Xuân Diệu: 
	...Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần
	Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái 
	Và giữa vườn in, hoa run sợ hãi 
	 Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rơi 
	(Tiếng gió)
 3.Vũ Hoàng Chương: 
...Đàn với bút, tài sơ không chép nổi 
Những cao sa để mộng chẳng nên hình 
Hãy còn Men, người vợ goá Lưu 
Đưa lối những chàng say về Lí Tưởng Linh 
	(Lí Tưởng) 
4. Hàn Mặc Tử: 
	...Cứ để ta ngất ngư trên vũng huyết 
	Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh 
	Đừng nằm lại, nguồn thơ ta đang siết 
	Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh 
2.Yêu cầu: 
- Câu mới viết phải đủ 8 chữ 
Phải đảm bảo sự lô-gích về ý nghĩa với những câu đã cho 
Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho 
	 (Trăng) 
Cảnh mùa thu đã mùa xuân nảy lộc 
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bên sông 
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước 
 (Đỗ Bạch Mai - Trước dòng sông) 
Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ 
Như người yêu khác hẳn với tình nhân 
Biển dù nhỏ không phải là ao rộng? 
.........? 
 (Phạm Công Trứ - Vô đề) 
Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ 
 Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng 
 Và mưa rơi thật dịu dàng, êm lặng 
 (Bế Kiến Quốc – Dâu da xoan) 
 d. Có lẽ nào để tuột khỏi tay em 
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ 
 (Hoàng Thế Sinh – Có một đêm như thế mùa xuân)
Các câu thơ trong nguyên tác: 
- Mà sông bình yên nước chảy theo dòng? 
- Một cành đào chưa tể gọi mùa xuân! 
- Cho một người nào đó ngạc nhiên hoa....
- Tôi nắm chặt hơn cành táo nhọn gai! 
3. 1. Nhớ trường: 
 Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế 
 Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông 
 Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
 Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng? 
2. Nhớ bạn: 
 Ta chia tay nhau, phượng đỏ đầy trời 
 Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui 
 Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời 
 Quây quânf bên nhau long lanh lệ rơi 
3. Con sông quê hương: 
 Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ 
 Giữa những hoàng hôn ngưòi lên ánh mắt 
 Gặp nau hồn nhiên, nụ cười rất thật 
 Để mai ngày thao thức viết thành thơ 
Tuần 19
Tiết 88,89
VĂN HỌC
Hướng dẫn đọc thêm: 
NHỮNG ĐỨA TRẺ 
 Mác-xim Go-rơ-ki 
NS: 
NG: 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1.Kiến thức:
	- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M. Go-rơ-ki và tác phẩm của ông 
	- Những đóng góp của M. Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại 
	- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích 
 2.Kĩ năng: 
	- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài 
	- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại 
	- Kể và tóm tắt được đoạn truyện 
B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 
1. Giáo viên: 
	- Tìm hiểu kĩ văn bản, chuẩn kiến thức, soạn bài 
	- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 
	- Tranh, ảnh chân dung M.Go-rơ-ki
- Tác phẩm “Thời thơ ấu” 
2. Học sinh: 
	- Soạn bài theo định hướng của SGK và sự hướng dẫn của GV 
C.PHƯƠNG PHÁP: 
- Đàm thoại 
- Thảo luận nhóm 
- Bình giảng 
- Nêu vấn đề 
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1.Ổn định lớp: 
2.KTBC: 
2.1. Lỗ Tấn rất tin tưởng ở thế hệ tương lai. Niềm tin ấy được gửi gắm vào 2 nhân vật Hoàng và Thuỷ Sinh như thế nào? 
2.2. Biện pháp nghệ thuật quan trọng nào đã được tác giả sử dụng thành công trong truyện? Phân tích nhân vật Nhuận Thổ để chứng minh 
2.3. Tâm trạng của nhân vật “tôi” diễn biến như thế nào trong chuyên svề thăm quê lần cuối cùng? Xét từ bản chất, tâm trạng ấy nói lên tình cảm gì của tác giả? 
3.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS 
Phương pháp: Thuyết trình 
M. Go-rơ-ki là đại văn hào Nga - người mở đầu cho văn học cách mạng Nga TK 20- là một trong những nhà văn Nga có ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. “Thời thơ ấu” gồm 13 chương kể lại quãng đời của A – li-ô-sa từ khi bố mất, cùng mẹ đên sở nhờ nhà ông bà ngoại trong 6-7 năm, mẹ đi lấy chồng rồi ốm và qua đời. Ông ngoại đuổi A – li-ô-sa vào đời kiếm sống. Đoạn trích thuộc chương 9, sau đoạn A-li-ô-sa cứu được thằng bé con ông đại tá rơi xuống giếng 
Những đứa trẻ tuy không cùng cảnh ngộ nhưng vẫn có thể thích chơi với nhau vì một lí do nào đấy, đơn giản vì đó là những đứa trẻ con hồn nhiên, trong trắng, và cũng có thể vì một lí do ngẫu nhiên, tình cờ khiến chúng dễ dàng thân nhau. Tình bạn giữa A –li-ô-sa và ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-côp là như thế. Các em cùng cô đi vào tìm hiểu văn bản “Những đứa trẻ” 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản 
Mục tiêu: HS nắm được xuất xứ, bố cục và phương thức biểu đạt 
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ 
- GV gọi HS đọc CT (*) 
- GV bổ sung những điều cần thiết về gia cảnh, bản thân và sự nghiệp sáng tác của M Go-rơ-ki như SGV giới thiệu 
- Em hiểu gì về xuất xứ đoạn trích và tác phẩm tự truyện của Go- rơ-ki 
- GV giới thiệu và tóm tắt tác phẩm (SGV) 
- GV gọi HS đọc VB 
HD đọc: Đoạn văn có nhiều đối thoại, chú ý đọc với giọng điệu phù hợp, phát âm chính xác từ Ôp-xi-an-ni-côp
- Tóm tắt đoạn trích “Những đứa trẻ”
- GV gọi HS đọc các CT 
- Nêu bố cục VB 
- HS đọc CT (*)
- HS đọc VB 
- Tóm tắt đoạn trích
- HS đọc các CT 
I.Tìm hiểu chung: 
 1. Tác giả: 
- Nhà văn Nga nỏi tiếng. Cuộc đời gặp nhiều gian truân, có tuổi thơ cay đắng, thiếu tình thương.
- Vừa lao động vừa sáng tác rất nhiều.
 2. Tác phẩm:
- Trích trong “Thời thơ ấu”à Cuốn đầu trong bộ ba tiểu thuyết tự nhiên
3. Đọc văn bản - Tóm tắt VB và THCCT: 
a. Đọc VB: 
b. Tóm tắt văn bản: 
c. THCCT: 
4. Bố cục: 
a. Tình bạn trong trắng 
b. Tình bạn bị cấm đoán 
c. Tình bạn tiêp diễn 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản 
Mục tiêu: HS năm được giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản 
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu 
1.- Xem xét hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ôp-xi-an-ni-côp và quan hệ giữa hai gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến hơn ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động 
- Tìm ra điểm giống và khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của chúng? 
- Quan hệ giữa hai gia đình như thế nào? Tại sao bọn trẻ lại chơi thân với nhau? 
(Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go- rơ-ki khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động)
2. Tìm trong bài văn rồi phân tích, bình luận một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa
- Phân tích những cảm nhận, nhận xét bằng những câu văn giàu hình ảnh so sánh của nhà văn? 
+ (Sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâuà sự cảm thông của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ)
+(So sánh chính xác thể hiện dáng dấp của bọn trẻ và thể hiện được thể hiện được thế giới nội tâm của chúng đồng thời cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn)
3.- Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki ntn qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này? 
- Những câu văn biểu cảm của Aliôsa khi liên tưởng về mẹ có tác dụng gì? 
- Vì sao trong câu chuyện Aliôsa (nhà văn) không nhắc đến tên của bọn trẻ nhà đại tá? 
(Câu chuyện thêm khái quát đậm đà màu sắc cổ tích) 
- Suy nghĩ, thảo luận và trả lời 
- HS phát hiện, phát biểu 
- Thảo luận nhóm 
(2 nhóm – mỗi nhóm 1 hình ảnh để so sánh) 
- Suy nghĩ, thảo luận và trả lời 
- 
II. Phân tích: 
 1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương: 
- A- li- ô- sa: Bố mất, ở với bà ngoại(người lao động bình thường)
- Ba đứa trẻ con đại tá: Mẹ mất, sống với bố và dì ghẻ(quý tộc)
- Bọn trẻ quen nhau tình cờ: A-li-ô- sa cứu thằng em bị ngã xuống giếngà Chúng chơi thân với nhau vì có cảnh ngộ giống nhau.
==> Tình bạn trong sáng hồn nhiên.
 2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của A-li-ô-sa:
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết “Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” 
- Khi đại tá bất chợt xuất hiện, “Chúng lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng” 
3. Chuyện đời thường và vườn cổ tích:
- Chi tiết bọn trẻ nhắc đến dì ghẻ à A-li-ô-sa liên tưởng đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích == > Trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng thương các bạn.
- Chi tiết người “Mẹ thật” A-li-ô-sa lạc ngay vào thế giới cổ tích ==> động viên các bạn và nỗi thất vọng trẻ thơà Khao khát tình yêu thương của mẹ.
- Hình ảnh người bà nhân hậu: Kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, khái quát “có lẽ tình cảm những người bà đều tốt” chúng kể về ngày trước, trước kia, có lúc= > nhớ nhung hoài niệm những ngày sống tươi đẹp.
== > Yếu tố cổ tích làm cho truyện đầy chất thơà Ước mơ hạnh phúc yêu thương của trẻ thơ hồn hậu đáng yêu
Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học
Mục tiêu: HS khái quát kiến thức 
Phương pháp: Khái quát hoá 
-Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
- Ý nghĩa văn bản 
- GV gọi HS đọc GN 
- Nêu nội dung 
- Nêu nghệ thuật 
- Nêu ý nghĩa văn bản 
- HS đọc GN
III. Tổng kết: 
1. Nội dung: 
2. Nghệ thuật:
3. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ 
* Ghi nhớ: (SGK - 229) 
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập 
1.Vì sao trong câu chuyện A-li-ô-sa (nhà văn) không nhắc đến tên của bọn trẻ nhà đại tá? 
2.GV đọc thêm đoạn trước và sau đoạn trích, có thể toàn bộ chương 9 tiểu thuyết “Thời thơ ấu” 
a.Vì sao tác giả hai lần so sánh những đứa trẻ với hình ảnh những chú ngỗng con?
b. Việc kết hợp những chuyện thật đời thường hàng ngày với những truyện cổ tích trong đoạn trích có tác dụng nghệ thuật gì? 
- Suy nghĩ, thảo luận và trả lời 
IV. Luyện tập: 
Hoạt động 6: Củng cố 
 - Tóm tắt đoạn trích “Những đứa trẻ” 
Hoạt động 7: .Hoạt động tiếp nối 
 - Đọc và nhớ lại một số chi tiết thể hiện kí ức bề vững của nhân vật “tôi” về tình bạn tuổi thơ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_12_den_19.doc