Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - GV: Lê Thị Yến Trinh - Trường THCS Minh Thắng

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - GV: Lê Thị Yến Trinh - Trường THCS Minh Thắng

Làng - Kim Lân -

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng tám.

 Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và Nghệ thuật của truyện ngắn Làng.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Kiến thức:

 Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.

 Đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.

 Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

2. Kĩ năng:

 Đọc - hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

 Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.

III. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn bài, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài học.

- HS: học bài, soạn bài theo sự hướng dẫn của Gv.

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - GV: Lê Thị Yến Trinh - Trường THCS Minh Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 12
STT
TÊN BÀI
TIẾT PPCT
1
2
3
4
Làng
Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
61-62
63
64
65
 LÀNG
Tiết 61-62
 Ngày soạn: 10/11/2010
 Ngày dạy: 15/11/2010
	- Kim Lân -	 	
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng tám.
Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và Nghệ thuật của truyện ngắn Làng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
Kiến thức: 
Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
Đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 
Kĩ năng:
Đọc - hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 
Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài học.
- HS: học bài, soạn bài theo sự hướng dẫn của Gv.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ “ Ánh trăng”. Phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung chính của đoạn trích?
3.Bài mới: 
Mỗi người dân Việt Nam đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình nơi sinh ra và sống cả suốt cuộc đời cần lao giản dị. Sống ở làng, chết nhờ làng. Không khổ gì bằng phải bỏ làng tha hương cầu thực , lâm vào cảnh sống nơi đất khách, chết chôn quê người ... Tình cảm đặc biệt đó đã được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt: kháng chiến chống Pháp; để viết nên truyện ngắn đặc sắc Làng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Giới thiệu về tác phẩm
 ? Dựa vào chú thích, HS trình bày những hiểu biết của mình về về tác giả? 
? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
Nhận xét về cốt truyện?
- Tác phẩm có cốt truyện tâm lí không có biến cố và sự kiện chỉ xoay quanh diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai.
- Truyện bộc lộ tình yêu làng, yêu nước gắn bó với cuộc cách mạng của nhân vật ông Hai.
I. GIỚI THIỆU 
1. Tác giả: 
- Kim Lân(1920- 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn tài.
- Quê: Bắc Ninh.
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác từ trước Cách mạng tháng tám. 
- Những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê là đề tài sáng tác chủ yếu của ông.
2.Tác phẩm: 
- Xuất sắc viết đầu thời kì kháng chiến chống Pháp năm 1948, in trên báo văn nghệ.
v HĐ2: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
Gv HD HS đọc bài -> HS đọc bài
(?) Phương thức biểu đạt chính là gì?
II. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
1. Đọc
Giải thích các chú thích 
- ( chú ý: nhũng từ ngữ địa phương, lời ăn tiếng nói của người nông dân lao động, những lời đối thoại rất sinh động của các nhân vật ......)
- giải thích từ khó : Vạt: mảnh, vùng, khoảng đất; gồng: gánh một đầu có hàng, một đầu không có gì( dùng tay chặn lên đòn gánh); ghét thậm: ghét lắm; vưỡn: vẫn
2. Từ khó
? Kết cấu bài thơ gồm mấy phần? Nội dung của từng phần?
3. Bố cục: 3 phần.
P1: T. trạng của ông Hai trước khi nghe tin làng mình theo Tây.
P2: T. trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây.
P3: T.trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây được cải chính.
v HĐ3: Đọc-hiểu văn bản
- Để khắc họa nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật, Kim Lân đã đặt nhân vật chính vào một tình huống truyện như thế nào?
 Tình huống ấy có tác dụng gì ?
TIẾT 2
GV gọi HS đọc từ đầu->dật dờ
- Trước khi nghe tin xấu về làng tâm trạng của ông Hai được miêu tả như thế nào? Tìm các chi tiết, từ ngữ diễn tả điều đó?
-Những biểu hiện tâm ký đó là bằng chứng về tình yêu làng của ông , em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Tìm những câu văn diễn tả tâm lý của ông Hai khi mới nghe tin làng theo Tây?
Em cảm nhận được gì ở ông Hai trước những câu văn tả về ông khi ông mới biết tin xấu? 
Những cảm xúc của ông chất chứa trong lòng có thể gọi tên là những cảm xúc gì?
Em có nhận xết gì về cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tâm lý của nhà văn ? ( diễn tả cụ thể , tinh tế tâm lý nhân vật) 
Cuộc đối thoại nội tâm đã thể hiên tâm hồn, tình cảm rất rõ ở nhân vật này hãy phân tích điều đó trong đoạn văn ?
Có tình cảm với cách mạng có phải ông không yêu làng không?
Cảm xúc của em khi đọc đoạn văn này?( xúc động...)
GV gọi HS đọc đoạn văn ông Hai trò chuyện với con(169,170)
Qua những đoạn văn đó em hiểu như thế nào về tình cảm của ông Hai với làng quê với cách mạng?
Điều đó thống nhất trong đoạn miêu tả ông Hai đi cải chính tin xấu như thế nào?
Ân tượng của em về người nông dân này?
III. Đọc-hiểu văn bản
1.Tình huống truyện:
Ông hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo Tây. Đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng chợ Dầu .
=>Tạo ra một tâm lý , diễn biến gay gắt trong nhân vật tạo nên tính cách, bản chất của nhân vật.
2. Diễn biến tâm lý ông Hai:
a. Trước khi nghe tin xấu về làng:
- nhớ làng da diết 
+ Một em nhỏ........Tháp rùa
+ Một anh trung đội trưởng.....cuối cùng
+ Đội nữ du kích.......giữa chợ
=> Nhiều tin hay những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan ông như múa lên, vui quá.
* Niềm tự hào của người dân trước thành quả cách mạng của làng quê. => Đó chính là biểu hiện của tình yêu làng 
b. Khi nghe tin làng theo Tây:
- Tin đến đột ngột quá, bất ngờ quá, làm ông sững sờ bàng hoàng.
+ cổ nghẹn.......lạc hẳn đi 
=> cảm giác bị xúc phạm, đau đớn, tái tê.
- hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán diễn tả những cung bậc cảm xúc của ông Hai=> Trở thành nỗi ám ảnh day dứt ông 
+ nhục nhã ê chề
+ đau đớn, tái tê
+ ngờ vực 
+ sự bế tắc vào cuộc sống phía trước 
=> Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. 
Cuộc xung đột nội tâm đưa ông đến một sự lựa chọn dứt khoát:'' làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ".
=>Tình yêu nước rộng hơn, bao trùm lên tình cảm làng quê.Nhưng không vì thế mà bỏ tình cảm với làng=>Ông càng đau xót tủi hổ . 
- tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu 
- tấm lòng thủy chung với kháng chiến với cách mạng.
c. Khi tin xấu được cải chính:
- Vui sướng báo tin làng mình bị Tây đốt.
=> Chứng minh cho làng ông trong sạch.
* Yêu nước, yêu làng, chung thủy với kháng chiến
v HĐ5: Tổng kết
Tóm tắt ngắn gọn nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của văn bản Làng?
IV. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện gay cấn .
- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói(đối thoại,độc thoại) 
2 Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp
v HĐ5: Luyện tập 
? Hs đọc yêu cầu bài và viết đoạn văn ở Bt 1
HS trình bày – GV nhận xét bổ sung
Luyện tập
Viết đoạn văn
v HĐ6: Dặn dò
Tóm tắt ngắn gọn nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của văn bản Làng? 
Học kĩ ghi nhớ, nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện.
Chuẩn bị bài mới: Soạn “Chương trình địa phương phần Tiếng Việt ” cho tiết sau:
Đọc kĩ bài
Trả lời câu hỏi SGK
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tiếng Việt)
Tiết 63
 Ngày soạn: 11/11/2010
 Ngày dạy: 16/11/2010
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu được sự khác biệt giữa phương ngữ mà Học sinh đang sử dụng với phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua những từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất,...
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
Kiến thức: 
Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất,...
Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương
Kĩ năng:
Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.
Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản	
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài, bảng phụ
- HS: học bài, soạn bài theo sự hướng dẫn của Gv.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
Râu tôm nấu với ruột bù
 Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon. 
 Bài ca dao thể hiện điều gì? (3 đ ) Từ''bù'' là phương ngữ vùng miền nào? (3đ ) Hãy lấy thêm ví dụ về phương ngữ trong một bài văn, thơ đã học? ( 4đ) 
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: HDHS tìm những từ địa phương trong phương ngữ mà em đang sử dụng.
HS thảo luận nhóm (5 phút)
Đại diện nhóm lên trình bày
Nhóm khác nhận xét
Gv chốt, cho điểm.
Nhóm 1: a
Nhóm 2: b
Nhóm 3: c
Bài tập 1
a)- nhút: Món ăn làm bằng xơ mít, trộn với vài thứ khác.
 - bồn bồn: Một loại thân cây mềm, sống ở nước có thể làm dưa hoặc xào nấu.
+ Miền Nam: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt
+ Miền Trung: Mì Quãng, mè xững, bánh xèo
+ Miền Bắc: Qủa vải , quả sấu, quả đào
b.
TT
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
Toàn dân
1
Cá quả
Cá tràu
Cá lóc
Cá quả
2
Lợn
Lợn
heo
Lợn
3
ngã
Bổ
té
Ngã
4
Sắn
Sắn
mì
Sắn
5
Bắp
ngô
Bắp
ngô
6
Nghiện
Nghiện
Nghiền
Nghiện
7
Bố
Bọ
tía
Cha
8
xa
ngái
Xa
Xa
9
Vừng
Vừng
mè
Vừng
10
đâu
mô
đâu
đâu
c.
TT
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
1
ốm( bị bệnh)
ốm(gầy)
ốm(gầy)
2
Hòm(đựng đồ đạc)
Hòm( quan tài)
Hòm( quan tài)
3
Sương( hơi nước)
Sương( gánh)
Sương( hơi nước)
4
nón( khác với mũ)
Nón( khác với mũ)
Nón( dùng để chỉ cả mũ)
v HĐ2: Hd HS làm BT 2
? Cho HS đọc bài tập 2,3 trong SGK.
HS làm việc theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét.
Bài tập 2
- Có những từ ngữ chỉ sự vật hiệm tượng chỉ xuất hiện ở địa phương này nhưng mà không xuất hiện ở địa phương khác điều đó cho thấy Việt Nam là một đất nước có sự phân biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục , tập quán...Tuy nhiên sự khác biệt đó không quá lớn vì những từ này không nhiều .
- Một số từ ngữ địa phương có thể xuất hiện và trở thành từ ngữ toàn dân: Sầu riêng, Chôm chôm...
Bài tập 3
Cá quả ,Lợn ,Ngã, Sắn, ngô, Nghiện, Xa, Vừng, đâu
HS đọc đoạn trích bài “Mẹ Suốt”, tìm ra những từ địa phương và nêu tác dụng?
HDHS sưu tầm thơ văn và hướng dẫn sử dụng từ địa phương.
Răng:sao
Bây chừ: bây giờ
Nuộc chạc: nối dây
Mô: nào
Hạt bèo: hạt của cây bèo , có vị chát.
Ráo chèo: khô mái chèo, không được nhúng nước, hết việc (thất nghiệp)
Nốc: cái thuyền
Bài tập 4
- chi, rứa, nờ,tui, cớ, răng, ưng, mụ( Phương ngữ Trung: Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa...)
- Góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh một vùng quê và tình cảm ,suy nghĩ, tính cách của người mẹ trên vùng quê ấy làm tăng sự sống động gợi cảm của tác phẩm.
* Luyện tập:
 -Răng không cô gái trên sông
 Ngày mai cô sẻ từ trong ra ngoài
 - Bây chừ sông nước về ta
 Đi khơi đi lộng thuyền ra thuyền vào
 -Nước lên lắp xắp bờ đình
 Một trăm nuộc chạc em chung tình nuộc mô 
 - Cau khô ăn với hạt bèo
 Lấy chồng đò dọc ráo chèo hết ăn
 - Một trăm chiếc nốc chèo xuôi
Không có chiếc mô chèo ngược, để ta gửi lời viếng thăm.
v HĐ6: Dặn dò
Ôn lại thế nào là từ địa phương, từ toàn dân, tìm thêm một số từ, cách hiểu và lập thành bảng?
Chuẩn bị bài mới: Soạn “Đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ” cho tiết sau:
Đọc kĩ đoạn trích
Trả lời câu hỏi SGK/177
Viết đoạn văn theo chủ để tự chọn, trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ
ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Tiết 64
 Ngày soạn: 13/11/2010
 Ngày dạy: 18/11/2010
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 
Biết viết văn bản tự sự có đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức: 
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
2. Kĩ năng:
Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
 III. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài học.
- HS: học bài, soạn bài theo sự hướng dẫn của Gv.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong học sinh
2. Bài mới: 
Để khắc họa nhân vật nhà văn thường miêu tả ở những phương diện nào?(ngoại hình, hành động, lời nói...) . Vậy Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là như thế nào? ở tiết học hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
GV gọi HS đọc câu hỏi SGK suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
- Trong ba câu đầu đoạn trích , ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? 
Dấu hiệu nào nào cho ta thấy đó là một cuộc trao đổi trò chuyện qua lại? 
Câu"- Hà nắng gớm về nào...'' ông Hai nói với ai?
- Ông Hai nói với chính mình.
Đây có phải là một cuộc đối thoại không? Vì sao?
- Đây không phải là đối thoại vì nội dung ông nói không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào cả , câu nói của ông chẳng ai đáp lại. 
 ?Trong đoạn trích còn câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó?
- ông Hai đã nói thành lời chưa?
Những câu như:"Chúng nó cũng là trẻ con....tuổi đầu...".ông Hai hỏi chính mình, không phát thành lời chỉ trong suy nghĩ. 
? Những câu như:"Chúng nó cũng là trẻ con....tuổi đầu..."? Là những câu ai hỏi ai?Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu trên?
? Những câu trên thể hiện tâm trạng ông Hai như thế nào?
- Tâm trạng dằn vặt đau đớn khi nghe tin làng mình theo Tây. 
? Như vây đó là độc thoại gì?
Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?
GVhướng dẫn Học sinh thực hiện ghi nhớ
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
1. Bài tập
- Có ít nhất hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyệnvới nhau
- có hai lươt lời qua lại	
+ nội dung: mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện
+ hình thức: Thể hiện bằng hai gạch đầu dòng
=> Đối thoại
- Câu "- Hà nắng gớm về nào...'' ông Hai nói với chính mình.
- có gạch đầu dòng
+ ''ông lão ...rít lên"
+ "chúng bay....thế này"
=> Độc thoại thành lời 
Những câu như:"Chúng nó cũng là trẻ con....tuổi đầu...".ông Hai hỏi chính mình, không phát thành lời.
- Tâm trạng dằn vặt đau đớn khi nghe tin làng mình theo Tây. 
=> Độc thoại nội tâm.
* Tác dụng : + Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật 
+ Thể hện thái độ căm giận của những người tản cư với dân làng chợ dầu .
+ Giúp nhà văn khắc họa sâu sắc tâm trạng dằn vặt đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây. 
v HĐ2: HD HS luyện tập
Hướng dẫn HS phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích? 
 Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập số hai.
II. LUYỆN TẬP
1. - Có ba lượt lời ( lời bà Hai) nhưng chỉ có hai lời đáp 
+ Lời 1: ông Hai không đáp 
+ Lời 2: đáp bằng một câu hỏi "gì"
+ Lời 3: đáp lại bằng một câu cụt ngủn"biết rồi"
* Tác dụng: Làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo Tây. 
v HĐ3: Dặn dò
Học thuộc lòng, làm BT 2
Liên hệ thực tế sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm và rút ra bài học sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm một cách hiểu biết, hiệu quả. 
Chuẩn bị bài “ Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm”
ÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP
VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
Tiết 65
 Ngày soạn: 13/11/2010
 Ngày dạy: 18/11/2010
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các bp tu từ từ vựng.
Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng:
Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.
Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong vb.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, bảng phụ. 
- HS: Soạn bài, bảng phụ ghi các khái niệm về từ vựng. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong HS.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: KT sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ
v HĐ2: HD HS ôn tập
Kiểm tra sự chuẩn bị bài tập ở nhà của HS
Tổ chức cho HS chuẩn bị nội dung nói.
Chia nhóm chuẩn bị đề cương nói chung cho nhóm mình (đã chuẩn bị ở nhà nên chỉ trao đổi thêm trong vòng 10 phút)
Tổ chức cho HS nói trước lớp.Mỗi nhóm cử một đại diện lên nói theo sự phân công của GV.
Cả lớp theo dõi - nhận xét, đóng góp ý kiến.
Tổ chức cho HS nhận xét ưu điểm và phần tồn tại của các nhóm lên trình bày.
GV tổng kết nhắc nhở những lỗi cần tránh khi trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể lớp.
II. LUYỆN NÓI TRÊN LỚP
1 Đề bài:
Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt .
2. Dàn bài:
MB: thời gian, địa điểm, người điều khiển, nội dung buổi sinh hoạt.
TB: Diễn biến của buổi sinh hoạt.
+ Các tổ ban cán sự nhận xét.
+ Lớp trưởng nêu nội dung cần kiểm điểm bạn Nam vì một số lí do.
+ Em phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn tốt.
+ ýkiến của GVCN.
KB: Buổi sinh hoạt kết thúc như thế nào? Tâm trạng của mỗi người?
* Chú ý: sử dụng yếu tố nghị luận , miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại , độc thoại.
3. Thực hành luyện nói:
4. Nhận xét: - ưu điểm:
 - Tồn tại:
* BTVN: Đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện : “Chuyện người con gái Nam Xương” và bày tỏ niềm ân hận.
v HĐ3: Dặn dò
Học lại bài và làm hoàn thành các BT trong SGK, SBT
Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
Soạn bài: “Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận”
Đọc kĩ các đoạn văn, bài văn trong SGK
Trả lời các câu hỏi SGK
Lập dàn ý chi tiết cho đề bài
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_12_gv_le_thi_yen_trinh_truong_thcs_mi.doc