ÁNH TRĂNG
Tuần 12 tiết 58
Soạn : 9/11/2010 NGUYỄN DUY
Dạy : 10/11/2010
I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.
II / Trọng tâm kiến thức :
1, Kiến thức:
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3. Chuẩn bị .
- Giáo viên : Soạn bài .Nắm chắc những điều cần lưu ý trong SGV .
+ Học sinh nắm chắc một số nét cơ bản về quá trình tham gia quân đội và sáng tác thơ ca của Nguyễn Duy .Cần nhấn mạnh thời điểm sáng tác ( 1978 -đất nước hoàn toàn giải phóng )
+ Ánh trăng là lời nhắc nhở con người về lẽ sống thuỷ chung với chính mình .
+ Những chữ dòng đầu không viết hoa là do người biên soạn tôn trọng cách trình bày có chủ ý của tác giả ( nhằm tạo sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh trong từng khổ thơ -cả bài thơ ) .
- Học sinh : Soạn bài theo yêu cầu SGK .
- PP : Vấn đáp + diễn giảng .
ÁNH TRĂNG Tuần 12 tiết 58 Soạn : 9/11/2010 NGUYỄN DUY Dạy : 10/11/2010 I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. - Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc. II / Trọng tâm kiến thức : 1, Kiến thức: Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. 2. Kĩ năng: Đọc- hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975.. Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại. 3. Chuẩn bị . Giáo viên : Soạn bài .Nắm chắc những điều cần lưu ý trong SGV . + Học sinh nắm chắc một số nét cơ bản về quá trình tham gia quân đội và sáng tác thơ ca của Nguyễn Duy .Cần nhấn mạnh thời điểm sáng tác ( 1978 -đất nước hoàn toàn giải phóng ) + Ánh trăng là lời nhắc nhở con người về lẽ sống thuỷ chung với chính mình . + Những chữ dòng đầu không viết hoa là do người biên soạn tôn trọng cách trình bày có chủ ý của tác giả ( nhằm tạo sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh trong từng khổ thơ -cả bài thơ ) . Học sinh : Soạn bài theo yêu cầu SGK . PP : Vấn đáp + diễn giảng . III / Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung 1 / Ổn định tổ chức( 1phút ) Kiểm tra SS học sinh . 2 / Kiểm tra bài cũ:Thông qua . Tổ trưởng báo cáo tình hình soạn bài của các bạn . 3 / Bài mới( 39 phút) * Giới thiệu bài: Trăng được không ít tác giả đưa vào trong thơ của mình . - Tản Đà với bài “ Muốn làm thằng cuội” → sự bất hòa với cuộc sống thực tại muốn thoát li khỏi trần thế bằng mộng tưởng . - Hồ chí Minh với bài : “ Cảnh khuya hay Rằm tháng giêng” → thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng ( Vầng trăng kháng chiến ) . - Còn Nguyễn Duy với bài “ Ánh trăng – Sáng tác trong thời đất nước được hòa bình”→ mang ý nghĩa gì ? Ta sẽ tìm hiểu . Giáo viên gọi học sinh đọc bài thơ. Nhắc nhở cần đọc đúng giọng điệu bài thơ . Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. Giáo viên gọi học sinh nêu đôi nét chính về tác giả Nguyện Duy. Gv nhận xét: - Quê : Làng Quảng Xá ,nay thuộc phường Đông Vệ , TP Thanh Hóa . - Năm 1966 , ông gia nhập quân đội và tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường . - Được trao giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1972-1973 - Là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ . ? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt và bố cục của bài thơ. Gv nhận xét. ? Em hãy cho biết mạch cảm xúc của bài thơ. Gv nhận xét: Bài thơ có sự kết hợp giữa hình thức tự sự và chiều sâu cảm xúc. Trong dòng diễn biến thời gian, sự việc ở các khổ 1, 2, 3 bình lặng trôi nhưng khổ thơ thứ tư “ đột ngột” một sự kiện tạo nên bước ngoặc để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm. Vầng trăng hiện ra soi sáng không chỉ không gian hiện tại mà còn gợi nhớ những kỉ niệm trong quá khứ chẳng thể nào quên. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. ?Quá khứ nghĩa tình với vầng trăng được thể hiện bằng những hình ảnh nào? Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt. ?Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là gì. Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt. GIÁO VIÊN CHUYỂN Ý : Vậy mà từ khi thay đổi hoàn cảnh sống , con người lại nỡ quên đi vầng trăng tri kỉ . GV gọi học sinh đọc khổ thơ thứ 3 và 4 . ? Hoàn cảnh sống hiện tại của nhân vật trữ tình ở đây như thế nào. Gv nhận xét và ghi bảng. ? Từ khi thay đổi hoàn cảnh sống ,tác giả đã có thái độ gì đối với vầng trăng. GV nói : Cuộc sống thay đổi đã khiến cho lòng người thay đổi, không còn nhớ đến quá khứ, lãng quên đi vầng trăng tình nghĩa . GV hỏi :Trong dòng diễn biến thời gian khổ thơ nào là bước ngoặc để tác giả từ đó bộc lộ cảm xúc ? GV hỏi Tình huống gặp lại vầng trăng ? GV nói : Sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ, đúng lúc của vầng trăng làm cho tác giả sửng sốt ngỡ ngàng . GIÁO VIÊN CHUYỂN Ý : Trăng – người bạn tri kỉ của tác giả . Vậy mà, khi thay đổi hoàn cảnh sống, tác giả lại xem trăng là “ Người dưng qua đường”, tức là tác giả đã quên đi quá khứ gian lao của mình. Sự xuất hiện của vầng trăng trong tình huống điện tắt đã khơi dậy trong tác giả bao suy ngẫm. Gv hỏi : Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng đã khơi dậy trong lòng tác giả điều gì ? GV nói thêm : Mặt đối mặt có nhiều nghĩa: Tác giả đối mặt với vầng trăng; Tác giả đối mặt với quá khứ; Tác giả đối mặt với lối sống vô tình của mình trong thực tại .... Nhóm A : Có ý kiến cho rằng : “ Khổ cuối bài thơ tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm ? ”. Theo em ý kiến ấy có đúng không ? Tại sao ? Gv nhận xét và ghi tóm tắt. Nhóm B : Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời ( 1978 ), theo em vì sao tác giả lại giật mình? Qua cái “giật mình” của nhân vật trữ tình , nhà thơ muốn nhắn nhủ mọi người điều gì ? Điều ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của con người Việt Nam ? Gv nhận xét và ghi tóm tắt. ? Nêu đôi nét về nghệ thuật. Giáo viên nhận xét, ghi tóm tắt. ? Em hãy nêu ý nghĩa văn bản. LIỆN HỆ THỰC TẾ ( Giáo dục thái độ tình cảm) - Đất nước : Chế độ chính sách , đền ơn đáp nghĩa cho liệt sĩ , thương binh , bà mẹ Việt Nam anh hùng ... - Học sinh : Lòng kính yêu đấng sinh thành ... Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học 4. Củng cố.( 4 phút) GV dùng tám câu trắc nghiệm để củng cố bài học . 5. Dặn dò. ( 1 phút ) - Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ . - Làm bài 2 trong SGK . - Soạn bài TT : Làng. - Nhận xét và xếp loại tiết học . O: Học sinh đọc bài thơ O: Học sinh nêu đôi net chính. O:Học sinh phát biểu . + 3 khổ đầu : Quan hệ giữa tác giả và vầng trăng từ hồi nhỏ đến khi tác giả sống ở thành phố . + khổ 4 : Tình huống gặp lại vầng trăng . + khổ 5,6 : Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả. O: Học sinh phát biểu. O: Học sinh đọc hai khổ thơ đầu. O:Học sinh dựa vào hai khổ thơ đầu phát biểu . O: Học sinh phát biểu . O: Học sinh đọc khổ thơ 3. O: Học sinh phát biểu. O: Học sinh phát biểu. O:Học sinh chỉ ra khổ 4 O: Học sinh trả lời . Đèn điện tắt. O: Học sinh đọc 2 khô thơ cuối. O:Học sinh trả lời . O:Học sinh chia nhóm thảo luận . O: Học sinh phát biểu. Học sinh đọc ghi nhớ. I.Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: Nguyễn Duy Nhuệ -1948. - Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ . 2. Tác phẩm. a. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Bài thơ sáng tác năm 1978, in trong tập thơ “ Ánh trăng” → tập thơ được tặng giải A của hội nhà văn Việt Nam . b. Phương thức biểu đạt : Tự sự + trữ tình ( trữ tình là phương thức chính ) c. Bố cục bài thơ. : 3 đoạn . Mạch cảm xúc: Bài thơ có sự kết hợp giữa hình thức tự sự và chiều sâu cảm xúc.Trong dòng diễn biến thời gian : - Sự việc ở các khổ 1, 2, 3 bình lặng trôi . - Khổ thơ thứ tư “ đột ngột” một sự kiện tạo nên bước ngoặc để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm. - Vầng trăng hiện ra soi sáng không chỉ không gian hiện tại mà còn gợi nhớ những kỉ niệm trong quá khứ chẳng thể nào quên. II. Đọc- hiểu văn bản. 1. Nội dung. a / Quá khứ được tái hiện với những kỉ niệm ( hai khổ thơ đầu ) . - Nghĩa tình với vầng trăng một thời tuổi nhỏ: với sông, đồng, bể . - Những năm tháng trận mạc sâu nặng: Thời chiến tranh ác liệt ở rừng, với thiên nhiên. →Nghệ thuật: phép nhân hóa (Trăng tri kỉ, trăng tình nghĩa ). =>Trăng thân thiết với con người đến mức “ Ngỡ chẳng bao........tình nghĩa”. 2 / Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại ( khổ thơ 3-4 ) . - Cuộc sống ở thành phố có “ ánh điện, cửa gương”→ cuộc sống đô thị phồn hoa, sung sướng. - Trăng trở thành người dưng qua đường . - Tình huống : Điện tắt, tối om → thấy lại vầng trăng tri kỉ xưa . - Từ : Thình lình, vội, đột ngột →sự bất ngờ, khẩn trương giọng điệu sửng sốt, gợi cảm giác bừng tỉnh . 3 / Suy ngẫm của nhà thơ về “ Ánh trăng ” ( 2 khổ thơ cuối ). - Hình ảnh thiên nhiến đất nước bình dị ( đồng, bể, sông rừng ) → ùa dậy trong tâm trí nhà thơ những năm tháng gian lao . - Mặt đối mặt , rưng rưng →tư thế im lặng có phần thành kính . - Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng . + Trăng cứ tròn vành vạnh → như không trách cứ nhà thơ→tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung . + Ánh trăng im phăng phắc→tự vấng lương tâm →nghiêm khắc nhắc nhở : con người có thể lãng quên quá khứ nhưng thiên nhiên thì vẫn luôn tròn đầy bất diệt . - Cái “giật mình” khi tác giả : + Chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo trong cách sống của mình . + Lời ăn năn tự trách . + Nhắc nhở bản thân đừng làm người phản bội quá khứ . => Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người đã nhận ra sự vô tình của mình. 2. Nghệ thuật. - Kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng. - Sáng tạo hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa . 3. Ý nghĩa văn bản. Bài thơ khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng, nghĩa tình, thuỷ chung sau trước. III. Hướng dẫn tự học Học thuộc lòng bài thơ.
Tài liệu đính kèm: