Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Tiết 61,62,63,64,65

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Tiết 61,62,63,64,65

TUẦN 13

Tiết 61 LÀNG

 (Kim lân)

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:

 1/ Kiến thức: Cảm nhận lòng yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai. Qua đó thấy biểu hiện về tình yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp. Thấy những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng tình huống, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật.

 2/ Kỹ năng: Đọc, phân tích, bình giảng tác phẩm.

 3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu làng xóm, quê hương, đất nước.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 - Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV, bài soạn, ảnh tác giả

 - Chuẩn bị của HS: - Trả lời phần câu hỏi SGK

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Tiết 61,62,63,64,65", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tuần 13
Tiết 61 Làng
 (Kim lân)
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	 1/ Kiến thức: Cảm nhận lòng yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai. Qua đó thấy biểu hiện về tình yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp. Thấy những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng tình huống, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật.
	 2/ Kỹ năng: Đọc, phân tích, bình giảng tác phẩm.
	 3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu làng xóm, quê hương, đất nước.
II/ Chuẩn bị của gv và hs:
 - Chuẩn bị của GV: - Sgk, sgv, bài soạn, ảnh tác giả 
 - Chuẩn bị của HS: - Trả lời phần câu hỏi sgk
III/ tiến trình bài dạy	
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
 	1/ Kiểm tra: (3')
- Đọc thuộc lòng bài “ánh trăng”. Nêu tình cảm của tác giả với vầng trăng.
 2/ Bài mới: 
Vào bài (1')
Hoạt động I: (6')
HDHS tìm hiểu TG, TP.
GV: Cho học sinh đọc chú thích dấu * sgk.
? Em hãy nêu những nét chính về tác giả?
HS: Tác giả chuyên viết truyện ngắn, được đăng báo trước cách mạng Tháng 8 – hầu như chỉ viết về sinh hoạt và cảnh ngộ của người nông dân.
HS: Quan sát ảnh tác giả.
GV: Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
HS: Tác phẩm viết thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu tiên trên Tạp chí Văn nghệ 1948.
Hoạt động II: (10')
 HDHS đọc, tìm hiểu chú thích.
GV: Đọc mẫu 1 đoạn
HS: Đọc tiếp đến hết
HS: Đọc chú thích, chú ý một số từ ngữ địa phương
Hoạt động III: (20')
HDHS tìm hiểu văn bản.
HS: Nêu bố cục của đoạn trích?
GV: Nhận xét, bổ sung, đưa kết luận (bảng phụ)
1- Từ đầu -> không nhúc nhích: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo Tây. 
2- Tiếp -> đôi phần: Tâm trạng đau khổ của ông ba bốn ngày sau đó.
3- Còn lại: Biết tin đồn nhảm, ông sung sướng, tự hào về làng mình hơn.
HS: Đọc đoạn cuối trang 164- đầu 165. (Ông lão náo nức -> Hà, nắng gớm, về nào ...)
GV: Để khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề của truyện, tác giả đã đưa nhân vật chính vào tình huống nào?
HS: Ông Hai tình cờ nghe được tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây, phản lại kháng chiến.
GV: Trước đây cũng như bây giờ, ông luôn có tình cảm với làng ra sao?
HS: Vô cùng yêu làng.
GV: Truyện hấp dẫn người đọc là do đâu?
HS: Sáng tạo ra một tình huống truyện đặc sắc.
GV: Em có nhận xét gì về chi tiết này?
HS: Chi tiết thực, hợp lý.
GV: Chi tiết thực đó có tác dụng ra sao?
HS: Tạo nút thắt của câu chuyện.
GV: Từ mâu thuẫn đó tạo nên điều kiện gì cho phần bộc lộ tính cách nhân vật?
HS: Tâm trạng, phẩm chất, tính cách của ông Hai.
GV: Qua đó tác giả muốn thể hiện điều gì?
HS: Phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước giản dị của người nông dân Việt Nam.
	3/ Củng cố luyện tập: (4’) 
- Hệ thống bài
 - Hãy nêu tình huống truyện? Nêu vai trò của việc xây dựng tình huống truyện đó? Tại sao tác giả không kể tình yêu làng mà lại nêu tình huống?
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: (1920) quê Bắc Ninh.
Tác giả chuyên viết truyện ngắn, được đăng báo trước cách mạng Tháng 8 – hầu như chỉ viết về sinh hoạt và cảnh ngộ của người nông dân.
2. Tác phẩm: 
Tác phẩm viết thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu tiên trên Tạp chí Văn nghệ 1948.
II. Đọc, tìm hiểu chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích
III. Tìm hiểu văn bản
A. Vài nét chung:
* Bố cục: 3 đoạn
B. Phân tích:
1. Tình huống truyện
- Ông Hai tình cờ nghe được tin đồn làng theo Tây, phản kháng chiến.
+ Tạo nút thắt câu chuyện
+ Gây mâu thuẫn giằng xé tâm lý ông Hai.
+ Thể hiện phẩm chất, tính cách nhân vật chân thực, sâu sắc.
àPhản ánh, ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân.
 4/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học bài. Soạn phần 2.
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 62 (tiếp)
Làng
 (Kim lân)
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	 1/ Kiến thức: Cảm nhận lòng yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai. Qua đó thấy biểu hiện về tình yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp. Thấy những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng tình huống, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật.
	 2/ Kỹ năng: Đọc, phân tích, bình giảng tác phẩm.
	 3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu làng xóm, quê hương, đất nước.
II/ Chuẩn bị của gv và hs:
 - Chuẩn bị của GV: - Sgk, sgv, bài soạn. 
 - Chuẩn bị của HS: - Soạn tiếp bài
III/ tiến trình bài dạy	
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
 	1/ Kiểm tra: (4')
- Hãy nêu hiểu biết của em về tác giả Kim Lân? Cách xây dựng tình huống truyện?
 2/ Bài mới: 
Vào bài (1’) 
Hoạt động I: (18')
HDHS tìm hiểu văn bản. (Tiếp)
GV: Hệ thống nội dung đã học ở tiết 1.
HS: Đọc văn bản đoạn cuối (165). Đọc từng đoạn nhỏ trang 166- 167.
GV: Khi nghe tin "cả làng chúng nó việt gian theo Tây", tâm trạng của ông Hai như thế nào? Tìm chi tiết?
HS: "Cổ ông lão nghẹn ắng cả lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ..."
GV: Qua những chi tiết đó em cảm nhận gì về tâm trạng của ông Hai?
HS: Sững sờ, ngạc nhiên cao độ. 
GV: Em có nhận xét gì về cái tin dữ đó?
HS: Tin động trời mà trước đó ông không thể tin, không ngờ lại có thể xảy ra.
GV: Tại sao ông lại có tâm trạng đó?
HS: Ông tự hào về làng quê mình cái gì cũng đẹp, cũng hay.
GV: Bằng những chứng cớ cụ thể ông đành phải tin, ông có những cử chỉ gì?
HS: Ông lảng chuyện, cười nhạt.
GV: Những câu nói mỉa móc, căm ghét của những người tản cư làm ông xấu hổ.
GV: Về đến nhà nằm vật ra giường, nhìn lũ con chơi với nhau, tâm trạng ông diễn biến ra sao?
HS: Nhìn lũ con khốn nạn bằng ấy tuổi đầu...
GV: Ông nghĩ tới điều gì?
HS: Sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người dành cho lũ trẻ.
GV: Ông gọi những người được dư luận cho là phản bội là gì?
HS: “Chúng bay” một cách khinh bỉ.
GV: Ông có tin đó là sự thật không?
HS: Khó tin chuyện ghê gớm ấy xảy ra.
GV: Ông hiểu từng người, họ toàn là những người có tinh thần cả quyết tâm sống chết với giặc.
GV: Sau sự giằng co trong lòng, cuối cùng ông phải chấp nhận điều gì?
HS: Đọc đoạn ông Hai trò chuyện với vợ/167
GV: Qua việc ông Hai trò chuyện với vợ, em hiểu điều gì về suy nghĩ của ông?
HS: Ông trằn trọc --> trống ngực đập thình thịch.
GV: Em có cảm nhận gì về tâm trạng của ông?
HS: Thể hiện thái độ bực bội và đau đớn kìm nén.
GV: Do quá dằn vặt, ông gắt với vợ con vô cớ, nằm im không nhúc nhích.
GV: Mấy ngày sau đó ông Hai có cử chỉ, thái độ gì?
HS: Đã mấy ngày nghe ngóng
GV: Qua câu chuyện với mụ chủ nhà, vợ chồng ông đã bị đẩy đến tình huống nào?
HS: Đi đâu bây giờ...
GV: Trong đầu ông chớm có ý định gì?
HS: Hay là về làng...
GV: Trong ông lại diễn ra sự tự đấu tranh quyết liệt về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, đầu hàng Tây-> Lòng yêu làng, yêu nước hoà quện trong ông.
HS: Đọc đoạn ông trò chuyện với con.
GV: Em hiểu đoạn văn có những nội dung, tình cảm gì?
HS: Tình cảm cha con, lòng trung thành với cách mạng.
GV: Những suy nghĩ, lời lẽ trung thành rất mộc mạc, rất mực nông dân của người nông dân nghèo Bắc Bộ.
GV: Khi biết sự thật làng ông chiến đấu anh dũng, nhà ông bị đốt phá, ông có tâm trạng ra sao?
HS: Vui mừng, hớn hở.
GV: Ông có tiếc ngôi nhà của mình không? Thậm chí ông còn làm gì? Tại sao?
HS: Thì ra nhà không quý bằng cái tiếng được trở lại trong sạch, vì là cái tiếng của cả làng ông.
GV: Em có nhận xét gì về tâm trạng của ông Hai lúc mừng?
HS: Vui tính, yêu làng, yêu nước.
GV: Câu chuyện kết thúc vui, có hậu với những người như ông Hai, cuộc kháng chiến giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, thắng lợi là tất nhiên.
GV: Qua bài học em rút ra kết luận gì?
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động ii: (4')
HDHS phần luyện tập.
GV: Em hãy nhận xét về thành công trong việc miêu tả nhân vật ông Hai?
HS: Trao đổi, phát biểu.
GV: Miêu tả tỉ mỉ, có diễn biến, có quá trình thể hiện qua từng thái độ, cử chỉ, lời nói, hành động như là tác giả là nhân vật chính vậy.
 3/ Củng cố luyện tập: (3’)
 - Hệ thống bài.
 - Tại sao nói ông Hai là người có lòng yêu làng, yêu nước sâu nặng?
* Đáp án: 
Tác giả sinh năm 1920 quê ở Bắc Ninh, chuyên viết truyện ngắn, được đăng báo trước cách mạng Tháng 8 – hầu như chỉ viết về sinh hoạt và cảnh ngộ của người nông dân.
	- Cách xây dựng tình huống truyện: Ông Hai tình cờ nghe được tin đồn làng theo Tây, phản kháng chiến.
+ Tạo nút thắt câu chuyện
+ Gây mâu thuẫn giằng xé tâm lý ông Hai.
+ Thể hiện phẩm chất, tính cách nhân vật chân thực, sâu sắc.
III. Tìm hiểu văn bản
1. Tình huống truyện
2. Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
* Tâm trạng ông Hai:
- Sững sờ, ngạc nhiên cao độ đến hốt hoảng.
+ Xấu hổ như là họ đang mắng chửi chính ông.
+ Sợ sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người dành cho lũ trẻ
+ Nguyền rủa họ làm nhục cho làng.
* Trò chuyện với vợ:
Ông trằn trọc --> trống ngực đập thình thịch.
-> Thể hiện thái độ bực bội và đau đớn kìm nén.
- Mấy ngày sau đó: sợ hãi thường xuyên.
3. Tâm trạng ông Hai mấy ngày sau đó:
- Ông có ý định về làng nhưng rồi lại thay đổi ý định.
* Trò chuyện với con:
- Diễn tả tình cảm cha con thể hiện lòng trung thành với cách mạng.
4. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính:
- Vui mừng, hoan hỉ khoe tin nhà mình bị đốt.
à Ông vui tính, yêu làng, yêu nước thiết tha.
* Ghi nhớ: sgk/174
IV. Luyện tập:
 4/ Hướng dẫn học ở nhà: (1') - Học bài. Soạn bài “Lặng lẽ Sa Pa”.
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 63
Chương trình địa phương
phần tiếng việt
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	 1/ Kiến thức: Qua bài cho học sinh hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền đất nước.
	 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải thích ý nghĩa của các từ địa phương và phân tích giá trị của nó trong văn bản.
	 3/ Thái độ: Tích hợp với phần Văn bản, phần Tập làm văn đã học để có ý thức trong dùng từ ngữ địa phương.
II/ Chuẩn bị của gv và hs:
 - Chuẩn bị của GV: - Sgk, sgv, Tìm một số từ địa phương và biệt ngữ xã hội 
 - Chuẩn bị của HS: - Trả lời phần câu hỏi sgk
III/ tiến trình bài dạy	
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
 	1/ Kiểm tra: (3’)
- Khi giao tiếp người giao tiếp cần chú ý những gì? Tại sao dùng từ phải đúng lúc, đúng chỗ?
 2/ Bài mới: 
Vào bài (1’)
Hoạt động I: (10')
HDHS tìm từ địa phương.
GV: Hãy tìm từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hiện tượng?
HS: Tìm từ
GV: Tổng hợp
HS: Tìm từ ngữ địa phương nam bộ.
GV: Nhận xét.
GV: Yêu cầu hãy tìm từ đồng nghĩa nhưng khác về âm với những phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
HS: Tìm
GV: Kết luận
GV: Yêu cầu hãy tìm từ đồng âm khác về nghĩa.
- HS tự tìm ví dụ, trình bày.
- Những HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS ghi nhanh vào vở
Hoạt động II: (6')
HDHS tìm hiểu vai trò của từ địa phương.
GV: Vì sao từ ngữ địa phương ở mục 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác, trong ngôn ngữ toàn dân?
HS: Có từ chỉ dùng ở một địa phương nhất định. Không có từ ngữ tương đương thể hịên điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng ở một số địa phương có nét khác biệt. 
* Lưu ý: Nét khác biệt không quá lớn vì số lượng từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều. Một số từ ngữ địa phương có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân vì vốn chỉ dùng ở một địa phương nhất định nhưng sau dần phổ biến trên cả nước như: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt...
GV: Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân?
HS: Quan sát trả lời
GV: Vì có từ ngữ tương đương.
Hoạt động III: (15')
HDHS tìm từ địa phương.
GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn trích trong bàI Mẹ Suốt của Tố Hữu (167) chỉ ra những từ ngữ địa phương trong đoạn trích
HS: Tìm
GV: Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng từ ngữ địa phương có tác dụng gì?
HS: Thuộc phương ngữ Trung, tăng sức sống động, gợi cảm cho tác phẩm.
GV: Viết về bà mẹ Quảng Bình anh hùng. Những từ ngữ địa phương trên giúp thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy.
GV: Đưa bài thơ:
Đi đi em (Tố Hữu)
“ Rứa là hết! chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!
Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôi 
Bởi khác cảnh, hai đứa mình nghẹn nói
Em len lét, cúi đầu, tay xách gói
áo quần dơ, cắp chiếc nón le te
à rứa (thế); ni (nay); dơ (bẩn).
Bà Bủ (Tố Hữu)
Bà Bủ nằm ổ chuối khô
Bà Bủ không ngủ bà lo bời bời.
	3/ Củng cố luyện tập: (3') 
- Hệ thống bài
- Nêu vai trò của từ ngữ địa phương với mối quan hệ từ ngữ toàn dân
1. Tìm từ địa phương:
a, Chỉ một sự vật hiện tượng
1a, Nghệ Tĩnh:
- Chẻo: một loại nước chấm
- Nốc: chiếc thuyền
- Nuộc lạt: mối dây
1b, Nam bộ:
- Mắc: đắt
- Reo: kích động
b, Tìm từ đồng nghĩa khác về âm:
- Miền Bắc: Bố, mẹ, giả vờ, nghiện, vào, cái bát, vừng, quả...
- Nam Bộ: Ba, má, giả bộ, ghiền, vô, cái chén, mè, trái...
c, Tìm từ đồng âm khác về nghĩa: 
- Miền Bắc: 
+ ốm -> bị bệnh
+ Nón -> Làm bằng lá, hình chóp nhọn, che mưa, nắng.
+ Hòm -> đồ dùng hình hộp, bằng gỗ hoặc kim loại mỏng, có nắp đậy.
- Miền Trung + Nam:
+ ốm -> gầy
+ Nón -> Gọi chung cả nón và mũ.
+ Hòm -> áo quan để khâm liệm người chết.
2. Vai trò của từ ngữ địa phương trong mối quan hệ với từ ngữ toàn dân:
- Không có từ ngữ tương đương thể hịên điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, đời sống xã hội ở một số địa phương có nét khác biệt.
3. Từ thuộc phương ngữ Bắc 
- trong mục b, c được coi là ngôn ngữ toàn dân -> Phương ngữ Bắc (Hà Nội) được lấy làm chuẩn của tiếng Việt.
4. Đọc đoạn trích:
- Các từ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ.
à thuộc phương ngữ Trung.
à Tăng sự sống động, gợi cảm cho tác phẩm.
 4/ Hướng dẫn học ở nhà: (1') 
- Học bài. Tìm từ ngữ địa phương.
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 64
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
trong văn bản tự sự
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	1/ Kiến thức: Hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự
	2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi viết văn tự sự.
	3/ Thái độ: Có ý thức trong việc vận dụng kiến thức để có văn bản tự sự đạt yêu cầu.
II/ Chuẩn bị của gv và hs:
 - Chuẩn bị của GV: - Sgk, sgv, bài soạn, bảng phụ, đoạn văn mẫu.
 - Chuẩn bị của HS: - Trả lời phần câu hỏi sgk
III/ tiến trình bài dạy	
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài học
 	1/ Kiểm tra: (4') - Hãy nêu vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
 2/ Bài mới: (37')
Vào bài (1')
Hoạt động I: HDHS tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
GV: Nhân vật là yếu tố trung tâm của văn bản tự sự. Nhân vật được miêu tả trên nhiều phương diện: ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ, trang phục.
(6,7,8) - Lớp 9 chú ý ngôn ngữ.
HS: Đọc đoạn trích 176- 177
GV: Trong ba câu đầu của đoạn trích, ai nói với ai?
HS: Có hai người phụ nữ đang nói chuyện.
GV: Có dấu hiệu nào cho ta biết đó là cuộc chuyện trò qua lại
HS: Có hai lượt lời qua lại
GV: Nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện, hình thức bằng hai gạch đầu dòng.
GV: Câu: "Hà, nắng gớm, về nào...": Ông Hai nói với ai? Đây có phải là đối thoại không?
HS: Ông lão nói bâng quơ đánh trống lảng.
GV: Trong đoạn trích còn câu nào kiểu này không? hãy chỉ ra câu đó?
HS: "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này."
GV: Những câu như “ Chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu" là những câu hỏi ai?
HS: Ông Hai hỏi chính mình.
GV: Những câu này có phát ra thành tiếng không?
HS: Những câu hỏi không phát ra thành tiếng diễn ra trong suy nghĩ của ông Hai.
GV: Thể hiện tâm trạng của ông Hai như thế nào?
HS: Tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây.
GV: Theo em không nói thành lời thì những câu đó thuộc dạng nào?
GV: Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí câu chuyện và thái độ của người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ?
HS: Như cuộc sống thật.
GV: Thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với dân làng chợ Dầu.
GV: Chúng đã góp phần xây dựng diễn biến tâm lý của ông Hai ra sao?
GV: Tâm trạng dằn vặt, đau đớn
Hoạt động II: HDHS tìm hiểu phần ghi nhớ
GV: Qua bài em rút ra kết luận gì?
HS: Đọc ghi nhớ:/178
Hoạt động III: HDHS tìm hiểu phần luyện tập.
HS: Đọc đoạn trích /178
GV: Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích sau?
HS: Tìm --> cuộc đối thoại không bình thường của vợ chông ông Hai.
+ Có ba lượt lời (bà Hai)
+ Hai lượt đáp (ông Hai)
- Lời thoại đầu của bà Hai, ông Hai không đáp “Nằm rũ ra ở trên giường không nói gì”
- Lời thoại thứ hai của bà Hai, ông Hai đáp bằng một câu gì?
- Lời thoại thứ 3 ông đáp bằng câu gắt gỏng “biết rồi”
GV: Tái hiện cuộc đối thoại này tác giả nhằm làm nổi bật điều gì?
HS: Tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai.
GV: Hướng dẫn làm bài 2/179
HS: Chú ý lắng nghe rồi làm nháp cá nhân.
GV: Gọi 2 -3 em đọc bài.
HS: Nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận.
	3/ Củng cố: (3’)
 - Hệ thống bài.
- Em hiểu thế nào là đối thoại và độc thoại? Có mấy kiểu độc thoại, đó là những kiểu nào?
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Đoạn trích /176-177	
* Nhận xét: Mấy câu đầu ít nhất có hai người phụ nữ đang nói chuyện.
- Có hai lượt nói qua lại
à Đối thoại
b, Câu "Hà, nắng gớm, về nào...": ông Hai nói với chính mình
"Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này."
à Độc thoại nội tâm.
d, Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật.
à Sự dằn vặt đau đớn khi nghe tin làng theo Tây.
* Ghi nhớ (178)
III. Luyện tập
Bài 1/178
- Cuộc đối thoại không bình thường của vợ chồng ông Hai
à Tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai.
Bài 2/179.
 4/ Hướng dẫn học ở nhà: (1') 
- Học bài. Chuẩn bị bài Luyện nói. Chuẩn bị bài 1 ở nhà/179.
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 65
Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận 
và miêu tả nội tâm
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	 1/ Kiến thức: Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôI thứ ba. Trong khi kể kết hợp với nội tâm, nghị luận, đối thoại- độc thoại.
	 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết văn bản tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
	 3/ Thái độ: Có ý thức trong việc vận dụng kiến thức để có văn bản tự sự đạt yêu cầu.
II/ Chuẩn bị của gv và hs:
 - Chuẩn bị của GV: - Sgk, sgv, bài soạn, Kiểm tra việc chuẩn bị của trò.
 - Chuẩn bị của HS: - Chuẩn bị bài ở nhà
III/ tiến trình bài dạy
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài học
 	2/ Kiểm tra: (3') 
- Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh.
 3/ Bài mới: 
Vào bài (1’)
Hoạt động I:(10')
 HDHS chuẩn bị nội dung nói theo nhóm. 
GV: Nhắc lại yêu cầu
- Không viết thành bài văn chỉ nêu những ý chính sẽ nói. Nên hình dung đang trình bày trước bạn.
- Nói tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc, tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.
Hoạt động II: (20')
HDHS nói trước lớp.
GV: Chia nhóm
- Yêu cầu: các nhóm chuẩn bị đề cương chung cho nhóm mình.
HS: Đưa bài đã chuẩn bị ở nhà ra dựa vào đó suy ngẫm, trao đổi, lựa chọn những nội dung đúng, thống nhất thành một đề cương hợp lý cho cả nhóm.
GV: Yêu cầu bốn thành viên của nhóm lần lượt lên bảng trình bày nội dung đã thống nhất trong nhóm.
HS: Quay về phía các bạn trình bày bài nói của mình.
- Cả lớp nghe, có nháp ghi nhận xét từng bạn.
Hoạt động II: (7')
 HDHS nhận xét.
GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét cho nhau ưu điểm, hạn chế, nội dung, hình thức đối chiếu các yêu cầu.
HS: Đại diện các nhóm nhận xét, góp ý cho các bạn.
GV: Tổng kết đánh giá kết quả của từng nhóm những ưu điểm và hạn chế.
(Lưu ý những lỗi cần tránh khi trình bày trước lớp như: tư thế, tác phong, lời nói, sự giao lưu với các bạn).
GV: Để bài nói được tốt cần lưu ý những gì?
HS: Trình bày.
GV: Đây là nhiệm vụ kép: luyện tập các kỹ năng chung về nói vừa củng cố kiến thức- kỹ năng đang học trong chương trình.
	3/ Củng cố luyện tập: (3') 
- Nhận xét quá trình thực hiện của học sinh và đưa ra các vấn đề cần lưu ý rút kinh nghiệm để bài sau làm tốt hơn.
I. Tổ chức chuẩn bị nội dung nói theo nhóm:
II. Tổ chức nói trước lớp:
III. Nhận xét:
 4/ Hướng dẫn học ở nhà: (1') 
	 - Ôn lại phương pháp làm bài tự sự kết hợp với miêu tả- nghị luận.
	 - Soạn bài : Lặng lẽ Sa Pa
	Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_13_tiet_6162636465.doc